I- MỤC TIÊU:
+ KT: HS bước đầu có biểu tượng về góc, góc vuông, góc không vuông.
+ KN: Biết sử dụng ê-ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông theo mẫu.
- Bài tập cần làm: Bài 1,2( 3 hình dòng 1),3,4.KKHS làm cả 3 hình dòng 2 bài 2.
+ TĐ: Giáo dục HS yêu thích môn toán, tự tìm tòi và phát hiện.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Ê ke, thước dài, phấn mầu.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A- Kiểm tra bài cũ: Nêu cách tìm số chia.
B- Bài mới:
Tuần 9 Sáng Thứ hai ngày 22 tháng 10 năm 2012 Toán Tiết 41: Góc vuông, góc không vuông I- Mục tiêu: + KT: HS bước đầu có biểu tượng về góc, góc vuông, góc không vuông. + KN: Biết sử dụng ê-ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông theo mẫu. - Bài tập cần làm: Bài 1,2( 3 hình dòng 1),3,4.KKHS làm cả 3 hình dòng 2 bài 2. + TĐ: Giáo dục HS yêu thích môn toán, tự tìm tòi và phát hiện. II- Đồ dùng dạy học. - Ê ke, thước dài, phấn mầu. III- Hoạt động dạy học. A- Kiểm tra bài cũ: Nêu cách tìm số chia. B- Bài mới: Hđ1- Giới thiệu bài. Hđ2- Làm quen với góc. - GV cho HS quan sát đồng hồ phần bài học. - GV: 2 kim đồng hồ có chung điểm gốc, nên 2 kim đồng hồ tạo thành góc. - GV cho HS vẽ các góc giống như 2 kim đồng hồ trong SGK. - GV cùng HS nhận xét: HS vẽ đúng thành góc chưa. * Vậy theo em góc là gì ? - GV giới thiệu điểm chung của 2 cạnh gốc gọi là đỉnh của góc. Chốt: + Góc được tạo bởi 2 cạnh có chung 1 điểm. + Điểm chung của hai cạnh tạo thành gọi là đỉnh của góc. -Gv vẽ các góc tương ứng lên bảng .Giới thiệu các góc ,đỉnh, cạnh của góc. - HD đọc tên góc: GV cho HS ghi tên đỉnh, cạnh vào góc vừa vẽ và gọi tên góc: Góc đỉnh O, cạnh OA, OB. A M C O B P N E D Hđ3- Giới thiệu góc vuông và góc không vuông. - GV dùng thước, phấn màu vẽ góc vuông AOB như SGK lên bảng và giới thiệu cho HS biết đây là góc vuông. - Yêu cầu HS nêu tên đỉnh, các cạnh. - Tương tự GV vẽ 2 góc MPN, CED và nói đây là góc không vuông. - Yêu cầu HS nêu tên đỉnh, cạnh. Hđ4- Giới thiệu Ê ke. - GV cho HS quan sát ê ke và giới thiệu để HS biết tên, tác dụng của ê ke. - Thước ê ke có hình gì ? Giới thiệu cạnh, góc. - Yêu cầu HS tìm góc vuông ở ê ke. - 2 góc còn lại thế nào ? Hđ5- Hướng dẫn dùng ê ke kiểm tra góc vuông, góc không vuông. - GV giảng và thực hiện đo trên hình vẽ. Đặt 1 cạnh góc vuông của ê-ke trùng với 1 cạnh của góc:+ nếu cạnh kia của ê-ke trùng với cạnh còn lại của góc : đó là góc vuông. +nếu cạnh kia của ê-ke không trùng với cạnh còn lại của góc: đó là góc không vuông. Hđ6- Luyện tập, thực hành. Bài tập 1 (42): - HD mẫu 1 góc. - Yêu cầu HS dùng ê ke để kiểm tra góc vuông. - GV làm mẫu. - Yêu cầu tự làm vở nháp. Bài tập 2 (42): (3 hình dòng 1). KKHS làm cả các hình. - Yêu cầu HS dùng ê ke kiểm tra góc vuông, góc không vuông, đánh dấu theo quy ước 3 hình dòng 1. - GV cùng HS nhận xét. Bài tập 3 (42): - Yêu cầu HS dùng ê ke để kiểm tra. - GV cùng HS chữa bài, nhận xét. Bài tập 4 (42): - GV cho HS tìm số góc. - HD dùng ê ke để kiểm tra góc nào vuông, đánh dấu vào góc đó. - GV cùng HS nhận xét - HS quan sát trong SGK. - 1 số HS nhắc lại. - HS vẽ nháp, 1 HS lên bảng vẽ lại. - Tạo bởi 2 cạnh có chung 1 góc. - HS đọc tên các góc còn lại. - HS quan sát GV làm. - 1 HS: Đỉnh O, cạnh OA, OB. - HS gọi tên đỉnh, cạnh, nhận xét. - HS quan sát và lấy ê ke của mình ra. - Hình tam giác. - HS nghe và quan sát. -Hs thực hành k.tra góc trên bảng. - 1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi SGK. - HS quan sát. - HS làm trong SGK, 1 HS lên bảng. - HS quan sát. - 1 HS lên bảng, dưới làm vở nháp. - 1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi SGK. - HS thực hành trong SGK. - HS trả lời miệng. - HS nhận xét. - 1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi SGK. - 1 HS lên bảng, dưới đo trong SGK. - 1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi SGK. - 6 góc. - HS dùng ê ke kiểm tra SGK. KQ: D . 4 - Nêu số góc vuông IV- Củng cố dặn dò: - Có mấy loại góc? Góc có đặc điểm gì? - GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS về tự tìm và vẽ góc vuông. Tiếng Việt Ôn tập : Tập đọc - HTL giữa học kỳ 1 . I Mục đích, yêu cầu.- + KT: Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học(tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/phút ). KKHS đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ ( tốc độ đọc trên 55 tiếng/phút ). - Trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài. + KN: Rèn kỹ năng phát âm, đọc đúng tốc độ, ngừng, nghỉ ở dấu câu, hiểu nội dung bài. + TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập. II- Đồ dùng dạy học. - Phiếu viết tên các bài tập đọc đã học. III- Hoạt động dạy học. A- Kiểm tra bài cũ: Kể tên các bài tập đọc đã học. B- Bài mới: HĐ1- Giới thiệu bài: HĐ2- Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. - GV cho HS bốc phiếu có ghi tên các bài tập đọc. - GV gọi HS đọc đầu bài. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi. - GV nhận xét cho điểm. - Từng hS lên bốc thăm vào bài nào đọc bài đó. - HS nhẩm bài trong 2 phút. - HS đọc đoạn, nêu nội dung bài. - 1 số HS đọc lại bài. HĐ3- Dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Nhắc nhở HS về nhà ôn bài, đọc kĩ 24 bài trong SGK Tập viết Ôn tập I- Mục tiêu: + KT: Củng cố lại cách viết chữ hoa tên các dân tộc vùng Tây Nguyên. Viết đúng tên riêng, câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ thông qua bài tập ứng dụng. + KN: Viết đúng mẫu, đúng quy định, viết sạch đẹp. + TĐ: Giáo dục ý thức học tập và làm theo lời Bác.GD tình đoàn kết trong cộng đồng. II- Đồ dùng dạy học :- Mẫu chữ viết hoa. - Vở tập viết lớp 3. III- Hoạt động dạy học: A- Kiểm tra bài cũ: HS viết chữ hoa G, từ ứng dụng vào bảng con. B- Bài mới: 1- Giới thiệu bài. 2- HS viết bài:. HĐ 1: Hướng dẫn viết bảng con: - GV viết mẫu. HĐ 2: HS viết vở: - Gv yêu cầu HS mở vở Tập viết ra viết bài. - GV nêu yêu cầu, nhắc nhở HS cách viết. Gv đi hướng dẫn những HS viết chưa đẹp, tư thế ngồi không đúng, cầm bút chưa chính xác. - Thu vở chấm bài và chữa cho HS, tuyên dương những HS viết đẹp, nhắc nhở những HS chưa viết đẹp. - HS nhắc lại cách viết từng chữ. - HS quan sát, thực hành viết bảng con. - HS viết bài vào vở tập viết theo yêu cầu của GV: + Viết mỗi tên riêng 1 dòng: Ba - na , Ê - đê , Xơ - đăng , Gia - rai + Viết 1 lần lời căn dặn của chủ tịch Hồ Chí Minh IV- Củng cố dặn dò: - Nêu cách viết tên riêng các dân tộc ? - GV nhận xét tiết học. Toán+ Luyện tập: Giải toán I . Mục tiêu : - Củng cố các dạng toán đã học : Gấp một số lên nhiều nhiều lần, giảm đi một số lần, tìm một trong các phần bằng nhau . - Rèn kĩ năng trình bày . - Giáo dục HS yêu thích và say mê học Toán. II . Các hoạt động dạy học: GV tổ chức , hướng dẫn HS làm các bài tập HĐ1: Ôn lại phần lý thuyết - Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm như thế nào ? - Muốn giảm đi một số lần ta làm như thế nào ? - Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm như thế nào ? HĐ2 : Thực hành làm bài tập : Bài 1 : Viết số thích hợp vào chỗ trống : Số đã cho 4 2 6 5 7 0 Nhiều hơn 7 Gấp 7 lần Bài 2 : Năm nay em 5 tuổi . Tuổi chị gấp 2 lần tuổi em . Hỏi chị bao nhiêu tuổi ? Bài 3 : Một cửa hàng nhập về 42 cái xe đạp . Sau khi bán một tuần số xe đó giảm đi 6 lần . Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu xe đạp ? Bài 4: Túi kẹo thứ nhất nặng 148 gam, túi kẹo thứ hai nặng gấp 4 lần túi kẹo thứ nhất. Hỏi : a, Túi kẹo thứ hai nặng bao nhiêu gam? b, Cả hai túi kẹo nặng bao nhiêu gam ? Bài 5*: a, Vẽ đoạn thẳng AB dài 12 cm . b, Vẽ đoạn thẳng MN dài là độ dài đoạn thẳng AB giảm đi 3 lần . c, Vẽ đoạn thẳngPQ dài là độ dài đoạn thẳng AB giảm đi 3 cm . Bài6* : Con hái được 7 quả cam . Mẹ hái được số cam bằng 4 lần số cam của con bớt đi 6 quả . Hỏi mẹ hái được bao nhiêu quả cam ? HĐ3: Chấm – chữa bài: - HS thảo luận nêu số cần điền . - HS phân tích đề , xác định dạng toán . - Trình bày bài giải , chữa bài . - HS tự làm ,chữa bài . - HS phân tích đề , xác định dạng toán . - Trình bày bài giải , chữa bài . - HS tự làm ,chữa bài . - HS thực hiện tính , vẽ . - Lưu ý : phân biệt giảm đi 3 lần và giảm đi 3 cm . - các bước : +Tính 4 lần số cam của con + Tính số cam mẹ hái. - GV thu chấm - chữa bài - Chốt kiến thức với từng đối tượng HS. * Củng cố ,dặn dò : - Nêu cách tìm : Gấp một số lên nhiều lần ? Giảm đi một số lần? - Nhận xét học .Nhắc HS xem lại bài. Tự nhiên xã hội Ôn tập :Cơ quan thần kinh I.MụC TIÊU:-HS tự học ,tự hoàn thành các bài tập Tự nhiên xã hội từ bài 12 đến bài 16. -HS củng cố kiến thức cho mình về cơ quan thần kinh, hoạt động thần kinh và vệ sinh thần kinh. -Giáo dục HS ý thức tự giác say mê học tập. II.đồ dùng : - HS: Vở bài tập Tự nhiên – xã hội. III.Các hoạt động dạy học: HĐ1:HS tự hoàn thành kiến thức trong vở bài tập Tự nhiên xã hội - GV theo dõi giúp đỡ những HS còn chậm - GV nhận xét ,chốt ý đúng. HĐ2: Thảo luận - Kể tên các bộ phận của cơ quan thần kinh? - Nêu vai trò của từng bộ phận đó? - Điều gì sẽ sảy ra nếu não hoặc tuỷ sống, các dây thần kinh hay một trong các giác quan bị hỏng? - Điều gì sẽ sảy ra khi tay ta chạm vào vật nóng? - Hiện tượng tay vừa chạm vào vật nóng đã rụt ngay lại được gọi là gì? - Phản xạ là gì? Nêu một vài ví dụ về phản xạ thường gặp trong đời sống? - Nêu cách giữ vệ sinh cơ quan thần kinh? *Chốt: + Não và tuỷ sống là trung ương thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể.Một số dây thần kinh dẫn luồng thần kinh nhận được từ các cơ quan của cơ thể về não hoặc tuỷ sống. Một số dây thần kinh khác lại dẫn luồng thần kinh từ não hoặc tuỷ sống đến các cơ quan. + Trong cuộc sống, khi gặp một kích thích bất ngờ từ bên ngoài cơ thể tự động phản ứng lại rất nhanh, những phản ứng như thế được gọi là phản xạ.Tuỷ sống là trung ương thần kinh điều khiển hoạt động phản xạ này. HĐ3: Trò chơi: “Ai phản ứng nhanh” - GV hướng dẫn cách chơi - GV nhận xét - khen những HS có phản xạ nhanh. – HS lần lượt làm các bài tập trong vở bài tập - HS đổi vở kiểm tra-báo cáo kết quả. - HS trả lời( Não, tuỷ sống, các dây thần kinh) - HS trả lời - HS khác nhận xét - bổ sung. - HS trả lời - HS khác nhận xét - bổ sung. - HS thảo luận theo nhóm đôi. - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. - Nhóm khác nhận xét - bổ sung. - HS lắng nghe - HS chơi thử rồi chơi thật vài lần HĐ4 . Củng cố – dặn dò : - Cơ quan thần kinh gồm những bộ phận nào? - Bộ phận nào của cơ quan thần kinh điều khiển hoạt động của phản xạ? - Nêu cách giữ vệ sinh cơ quan thần kinh? - Dặn về ôn bài và giữ cho cơ thể luôn khoẻ mạnh . Thứ ba ngày 23 tháng 10 năm 2012 Sáng: Tiếng việt Ôn tập (tiết 3 ) Phần Luyện từ và câu Ôn tập: So sánh Câu: Ai là gì? Ai làm gì? Dấu chấm i- Mục tiêu : - Củng cố, hệ thống hoá kiến thức về biện pháp so sánh; câu Ai là gì? Ai làm gì? ; Dấu chấm. - HS có kĩ năng đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu Ai là gì ? Ai làm gì ? ( Bài 3,4 ). Đặt được đúng câu theo mẫu Ai là gì ? Ai ... trả lời: Vì hoa cỏ may giản dị không lộng lẫy. - Hs nhận dạng mẫu câu. - Hs làm bài cá nhân vào vở bài tập. - Hs nối tiếp đọc câu của mình. VD: - Đàn cò đang bay lượn trên cánh đồng. - Mẹ dẫn tôi đến trường. HĐ4: Củng cố - Dặn dò: - Nêu đặc điểm mẫu câu Ai làm gì? Nhận xét giờ học. Thứ sáu ngày 19 tháng 10 năm 2012 Sáng: Tiếng Việt Bài luyện tập ( tiết 9 ) I- Mục tiêu: -HS nghe -viết bài chính tả : nhớ bé ngoan, đúng đủ, đảm bảo tốc độ ( 55 chữ / 15 phút) -Viết được 1 đoạn văn ngắn 5-7 câu kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân đối với em . KKHS viết được khoảng 10 câu. Em Minh viết bài chính tả; làm được bài 2 ( ý 1) -Qua đó GD hs tích cực tự giác học tập II_Các hoạt động dạy học GTB Nội dung: HĐ1: Viết bài chính tả : Nhớ bé ngoan -Vì sao bạn nhỏ được bố gọi là bé ngoan? -Em đã làm được những việc nào như bạn nhỏ? -Những chữ nào viết hay sai? -Hãy viết bảng con: tay xinh, việc nào, bao giờ - Bài thơ viết theo thể thơ nào? *Cách trình bày bài viết? -Đọc lại bài -Đọc cho HS viết bài -Chấm 1 số bài - nhận xét HĐ2: Tập làm văn -Hãy đọc yêu cầu? Hãy dựa vào các gợi ý sau để kể ( với mỗi gợi ý các em có thể trả lời bằng 1 hoặc vài câu hỏi: ) +ở nhà em yêu ai nhất? +Người đó thường làm những việc gì để chăm sóc em? +Người đó thường làm những việc gì để cho em vui sướng? +Em có tình cảm gì đối với người đó? 3- Củng cố – dặn dò: -Nhận xét tiết học.Nhắc HS về ôn bài -1 HS đọc bài, lớp theo dõi -HSTL -HS so sánh đối chiếu- nêu tay xinh, việc nào, bao giờ -HS viết bảng con, 1 HS lên bảng -Lục bát -HS nêu -HS viết nhanh bài ra giấy nháp -Vài HS trình bày Toán Tiết 45:Luyện tập I- Mục tiêu: + KT: Bước đầu biết đọc, viết số đo độ dài có 2 tênđơn vị đo; biết cách đổi số đo độ dài có 2 tên đơn vị đo sang số đo độ dài có tên 1 đơn vị đo ( nhỏ hơn đơn vị đo kia ). + KN: Củng cố kỹ năng thực hành tính cộng, trừ, nhân chia các số đo độ dài, so sánh các số đo độ dài.Bài tập cần làm: bài1b( dòng1,2,3); bài2; bài3(cột1). KKHS làm cả 3 bài. + TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thích môn toán. II- Hoạt động dạy học: A- Kiểm tra bài cũ: Điền số thích hợp vào chỗ chấm. 1 hm = ...dm; 1 dm = ... m 3 hm = ... m; 7 dm = ... mm - 2 HS lên bảng, dưới làm bảng con. B- Bài mới: HĐ1- GV giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu. HĐ2- Giới thiệu về số đo có 2 đơn vị đo: - GV vẽ đoạn thẳng AB lên bảng dài 1m9 cm. - Yêu cầu HS lên đo bằng thước mét. - GV gọi HS đọc lại: 1 m9 cm. - GV giới thiệu đây là một số đo có 2 đơn vị đo. - GV viết 3 m 2 dm. - Yêu cầu đổi thành dm. + Hướng dẫn: 3 m = ? dm. Vậy 30 dm với 2 dm = ? dm. + GV kết luận: Đổi từng thành phần của số đo có 2 đơn vị ra đơn vị cần đổi và cộng các phần đã đổi được với nhau. - Yêu cầu HS làm tiếp. Bài1b(dòng1,2,3) - GV cùng HS chữa bài. HĐ3- Cộng, trừ, nhân, chia các số đo độ dài. - GV gọi HS lên làm bài 2. - GV cùng HS chữa bài. HĐ4- So sánh các số đo độ dài.Bài 3 cột1 - GV ghi bảng. 6 m 3 cm ... 7 m - HS tự làm tiếp bài. - GV cùng HS chữa bài. - 1 HS lên bảng đo và viết độ dài đoạn thẳng đó. - 1 HS đọc lại, nhận xét - 1 HS trả lời: 30 dm. - 32 dm. - HS làm nháp, nhận xét. - 2 HS lên bảng. - 1 HS đọc yêu cầu bài 3. - HS suy nghĩ, nháp, nêu kết quả. - 1 HS lên bảng. - HS làm nháp. IV- Dặn dò. - Kể tên các đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé và ngược lại? - Về xem lại bài, luyện tập thêm về các số đo độ dài. Tin học GV chuyên dạy Tự nhiên xã hội Ôn: Con người và sức khoẻ I- Mục tiêu: + KT: HS nắm chắc hơn về cấu tạo, chức năng và cách vệ sinh các cơ quan: Tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, hô hấp, thần kinh...Biết không dùng các chất độc hạiđối với sức khỏe như thuốc lá, ma túy, rượu. + KN: Chỉ được cơ quan đó trên sơ đồ, vẽ tranh cổ động cho việc giữ gìn các cơ quan đó. + TĐ: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ cơ thể. II- Đồ dùng dạy học. - Giấy và bút dạ để vẽ tranh. III- Hoạt động dạy học: A- Kiểm tra bài cũ: Nêu cấu tạo các cơ quan trong cơ thể người đã học ở lớp 3. B- Bài mới. 1- Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài. 2- Hoạt động tiếp theo. - GV chia lớp thành 4 nhóm. - GV cho đại diện các nhóm bốc thăm chủ đề để vẽ. - GV cho các đội vẽ 10 phút rồi lên trình bày trước lớp. - GV cho HS tự giơ thẻ để tính điểm cho mỗi bài thi. - GV tính điểm để tìm đội thắng. - GV củng cố kiến thức cho HS. - Chúng ta đã học được mấy cơ quan trong cơ thể người ? - Nêu chức năng chính của cơ quan đó ? - Để bảo vệ các cơ quan đó em nên làm gì và không nên làm gì ? - Nêu những chất độc hại đối với sức khỏe, không được dùng? - Các nhóm cử tổ trưởng. - Tổ trưởng bốc thăm, các tổ vẽ vào giấy. - Các nhóm làm việc, nhóm trưởng trình bày ý tưởng của bức tranh. - HS: 4 cơ quan. - 1 số HS trả lời. - 1 số HS trả lời, nhận xét. IV- Củng cố dặn dò. -- Để bảo vệ các cơ quan đó em nên làm gì và không nên làm gì ? - GV nhận xét tiết học. - Về chú ý giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Chiều : Toán + Luyện tập chung I.Mục tiêu: -Luyện tập, củng cố kiến thức cơ bản đã học giữa kì ( cộng trừ có nhớ số có 3 chữ số; nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số, phép chia hết, chia có dư, giải toán gấp/ giảm đi 1 số lần) -Nhớ kiến thức, làm đúng các bài tập. -Rèn tính cẩn thận, chính xác. II.Đồ dùng dạy học: vở toán. III.Hoạt động dạy học: HĐ1.GTB: HĐ2.Luyện tập: Bài 1: Đặt tính rồi tính: 234 + 567 960 - 666 45 x 7 55 : 5 Bài 2:Tìm x: a ) x x 4 = 48 c) 24 – x = 56 : 8 b) X : 6 = 7 ( dư 5) d) 63 : x = 7 Bài 3: Hộp thứ nhất có 1 tá bút chì , hộp thứ hai có số bút chì gấp 3 lần hộp thứ nhất. Hỏi hộp thứ hai có bao nhiêu bút chì? Bài 4: Chị Lan có 84 quả cam, số cam đó gấp 4 lần số cam của Chị Ly. Hỏi chị Ly có bao nhiêu quả cam? Bài 5*: Một phép chia cho 9 có thương là 12 dư 6 . Hỏi số đó chia cho 7 thì được thương là bao nhiêu ? số dư bằng bao nhiêu? (Bước 1: Tìm số chia cho 9 thương là 12 dư 6 là? Bước : Tìm số đó chia.) -HS làm bài cá nhân, Chữa bài Bài 1: Củng cố cắch đặt tính, thứ tự tính Bài2:-Củng cố cách tìm thừa số, số trừ; cách tìm số bị chia, số chia trong phép chia có dư, Bài 3: CC dạng toán gấp lên 1 số lần Bài 4: Giảm đi số lần Củng cố, dặn dò: - Tiết Toán luyện tập về những nội dung nào? - Về nhà xem lại bài Hoạt động ngoài giờ lên lớp Giao lưu học tập I. Mục tiêu : - Hệ thống hoá ôn lại các kiến thức của môn Toán + Tiếng Việt qua hình thức trò chơi học tập " Rung chuông vàng " -Rèn kĩ năng suy nghĩ, phản ứng nhanh trước các tình huống học tập, tái hiện nhanh các tri thức đã học - Tạo sân chơi thoải mái, bổ ích cho các em . - Giáo dục sự bình tĩnh, tự tin và ý chí học tập cho các em II. Chuẩn bị GV: Hệ thống câu hỏi HS: bảng con III. Nội dung Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) HS biểu diễn một số tiết mục văn nghệ chào mừng buổi giao lưu. HĐ2. Giao lưu học tập. GV nêu thể lệ buổi giao lưu: HS tham gia giao lưu sẽ trả lời tất cả 15 câu hỏi của cô giáo trên bảng con trong thời gian 30 giây. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được tính là 10 điểm. Tất cả HS được chơi đến hết cuộc giao lưu, cuối cùng cộng điểm tính nhất - nhì - ba; bạn nào có tổng điểm cao nhất sẽ là người chiến thắng. Hệ thống câu hỏi: Câu 1: Trong bài TĐ “ cô giáo tí hon” tên là gì? ( Bé ) Câu 2: Đặt tính rồi tính: 98 x6 Câu 3: Điền vào chỗ chấm r hay gi: Củ ...iềng ; láng ... iềng (Củ riềng; láng giềng) Trong bảng đơn vị đo độ dài hai đơn vị liền kề hơn kém bao nhiêu lần? ( 10 lần ) Câu 4: Điền chữ nghẹo - ngoẹo vào chỗ chấm. Chú mèo... đầu nhìn bóng nắng. ( ngoẹo) Câu 5: Mỗi vỉ thuốc có 10 viên thuốc. Hỏi có 70 viên thuốc thì đóng được bao nhiêu vỉ thuốc? ( 7 vỉ thuốc) Câu 6: Tìm sự vật được so sánh trong câu sau: “Mùa đông, lá bàng như tấm thiếp màu đỏ báo tin mùa xuân sắp đến”. ( lá bàng- tấm thiếp màu đỏ) Câu 7: 5 dam = ... m? ( 50) Câu 8: Đồng hồ chỉ 2 giờ 30 phút chiều là mấy giờ trong ngày? ( 14 giờ 30 phút ) Câu 9:Độ dài đoạn thẳng AB dài 20 cm. Đoạn thẳng MN bằng 1/4 đoạn thẳng AB. Hỏi đoạn thẳng MN dài bào nhiêu xăng - ti - mét? ( 5cm) Câu 10: Chẳng phải bò, chẳng phải trâu. Uống nước ao sâu lên cày ruộng cạn Là cái gì? (Là cái bút mực) Câu 11: đặt tính rồi tính : 48 : 4 Câu 12: Trong phép chia có dư với số chia bằng 9 thì số dư lớn nhất là mấy? Số đó là số chẵn hay số lẻ? ( 8- số chẵn) Câu13: Viết 5 từ dùng để so sánh trong câu có hình ảnh so sánh? Câu 14: Một sợi dây dài 2m 5dm,Tí muốn cắt ra làm 5 đoạn. Hỏi Tí phải cắt mấy nhát?(4 ) Câu 15: Kết quả sau đúng hay sai? Vì sao? *7 : a= 4 ( sai vì 4 x a không cho kết quả có chữ số hàng đơn vị là 7) HĐ3. Nhận xét - GV nhận xét đánh giá sau buổi giao lưu - Nhắc nhở HS củng cố lại các KT KN mà các em chưa ghi nhớ , chưa thực hiện được - Giải đáp các thắc mắc cho các em - Dặn dò: chuẩn bị cho lần sau Tiếng việt Ôn tập (tiết 5) Phần luyện từ và câu I- Mục tiêu - Kiểm tra lấy điểm HTL các bài thơ, bài văn có yêu cầu HTL (tuần 1=> tuần 8). - Luyện tập củng cố vốn từ: Lưạ chọn từ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho các từ chỉ sự vật. - Đặt câu theo mẫu Ai làm gì? - Rèn kĩ năng đọc, kĩ năng tìm từ thích hợp và đặt câu. - Trau dồi vốn Tiếng Việt. II- Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi nội dung bài 2 - Phiếu ghi tên các bài HTL. III- Các hoạt động dạy và học. HĐ1: Giới thiệu bài. - Gv nêu mục đích, yêu cầu giờ học. HĐ2: Kiểm tra lấy điểm HTL (Như tiết 1). HĐ3: Luyện tập Bài 2. - Giáo viên treo bảng phụ - Hướng dẫn và giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng. -* Vì sao chọn từ "xinh xắn"? - Tương tự với phần còn lại. - HSKG đặt câu có từ chỉ đặc điểm Bài 3: Đặt câu theo mẫu Ai làm gì? - Giáo viên nêu yêu cầu bài 3. - G v theo dõi, giúp đỡ HSY - Giáo viên hướng dẫn và nhận xét hoàn thiện câu đã đặt. - Học sinh đọc yêu cầu bài 2. - Học sinh đọc kĩ đoạn văn, bổ sung từ thích hợp vào phiếuhọc tập - Học sinh lên bảng làm, học sinh khác nhận xét. - Học sinh đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh VD: Mỗi bông hoa cỏ may như một cái tháp xinh xắn nhiều tầng . - KKHS trả lời: Vì hoa cỏ may giản dị không lộng lẫy. - Hs nhận dạng mẫu câu. - Hs làm bài cá nhân vào vở bài tập. - Hs nối tiếp đọc câu của mình. VD: - Đàn cò đang bay lượn trên cánh đồng. - Mẹ dẫn tôi đến trường. HĐ4: Củng cố - Dặn dò: - Nêu đặc điểm mẫu câu Ai làm gì? - Nhận xét giờ học.
Tài liệu đính kèm: