Giáo án Lớp 3 Tuần 9 - Trường tiểu học Hải Tân

Giáo án Lớp 3 Tuần 9 - Trường tiểu học Hải Tân

Tập đọc:

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I (Tiết 1)

 A/ Mục đích, yêu cầu:

- Đọc đúng rành mạch đoạn văn , bài văn đã học ( tốc độ đọc khoảng 55 tiếng / phút ) trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn bài .

- Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho ( BT2)

- Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh ( BT3)

 B / Chuẩn bị : - Phiếu viết tên từng bài tap đọc từ tuần 1 đến tuần 8 .

 - Bảng phụ viết sẵn các câu văn trong bài tập số 2 .

 - Bảng lớp viết (2 lần ) các câu văn bài tập 3 .

 

doc 29 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 959Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 9 - Trường tiểu học Hải Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
 Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2010
Tập đọc:
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I (Tiết 1)
 A/ Mục đích, yêu cầu: 
- Đọc đúng rành mạch đoạn văn , bài văn đã học ( tốc độ đọc khoảng 55 tiếng / phút ) trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn bài .
- Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho ( BT2) 
- Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh ( BT3) 
 B / Chuẩn bị : - Phiếu viết tên từng bài tap đọc từ tuần 1 đến tuần 8 . 
 - Bảng phụ viết sẵn các câu văn trong bài tập số 2 . 
 - Bảng lớp viết (2 lần ) các câu văn bài tập 3 .
 C/ Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1) Giới thiệu bài :
2) Kiểm tra tập đọc : 
- Giáo viên kiểm tra số học sinh cả lớp .
- Yêu cầu lần lượt từng học sinh lên bốc thăm để chọn bài đọc .
- Hướng dẫn luyện đọc lại bài trong phiếu khoảng 2 phút để chuẩn bị kiểm tra .
- Yêu cầu học sinh đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập .
- Nêu câu hỏi về một đoạn học sinh vừa đọc .
- Nhận xét ghi điểm
- Yêu cầu những học sinh đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại .
3) Bài tập 2: - Yêu cầu một HS đọc thành tiếng bài tập 2 , cả lớp theo dõi trong SGK..
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập 
- Gọi HS nêu tên hai sự vật được so sánh 
- Giáo viên gạch chân các từ này .
- Cùng với cả lớp nhận xét,chọn lời giải đúng 
- Yêu cầu học sinh chữa bài trong vở.
4) Bài tập 3: - Mời một học sinh đọc yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Yêu cầu cả lớp độc lập làm bài vào vở.
- Mời 2 HS lên thi viết hoặc gắn nhanh từ cần điền vào ô trống rồi đọc kết qua. 
- Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng .
-Yêu cầu cả lớp chữa bài trong vở .
 5) Củng cố dặn dò : 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học .
- Dặn học sinh về nhà học bài. 
- Lớp theo dõi lắng nghe giáo viên để nắm về yêu cầu của tiết học .
- Lần lượt từng HS khi nghe gọi tên lên bốc thăm chọn bài c/bị kiểm tra .
- Về chỗ mở SGK đọc lại bài trong vòng 2 phút và gấp SGK lại .
- Lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu .
- Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc .
- HS đọc chưa đạt yêu cầu VN luyện đọc nhiều lần tiết sau kiểm tra lại .
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2 
- Lớp đọc thầm trong sách giáo khoa 
- Cả lớp thực hiện làm bài vào vở.
- Sự vật được so sánh với nhau là :
 Hồ nước – chiếc gương bầu dục
 Cầu Thê Húc – con tôm 
 Đầu con rùa – trái bưởi. 
- Hai học sinh nêu miệng kết quả.
- Lớp nhận xét chọn lời giải đúng và chữa bài vào vở.
- 1em đọc thành tiếng yêu cầu BT 3
- Lớp đọc thầm theo trong SGK
- Cả lớp độc lập suy nghĩ và làm bài vào vở 
- Hai em lên thi điền nhanh từ so sánh vào chỗ trống rồi đọc kết quả 
-Từ cần điền theo thứ tự : cánh diều , tiếng sáo , những hạt ngọc.
- Lớp theo dõi bình chọn bạn làm bài đúng và nhanh nhất .
- Lớp chữa bài vào vở bài tập .
- VN tập đọc lại các bài TĐ nhiều lần 
- Học bài và xem trước bài mới .
******************************
Kể chuyện: 
 ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I (Tiết 2)
 A/ Mục đích, yêu cầu: 
- Mức độ đọc yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1 
- Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu Ai là gì ( BT2 ) 
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện đã học ( BT3) .
 B / Chuẩn bị : - Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8 .
 - Bảng phụ viết sẵn 2 câu văn trong bài tập số 2.
 - Bảng phụ ghi các câu chuyện đã học trong 8 tuần đầu .
 C/ Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1) Giới thiệu bài :
2) Kiểm tra tập đọc: 
- GV kiểm tra số học sinh trong lớp.
- Hình thức KT như tiết 1.
3) Bài tập 2: -Yêu cầu 1HS đọc thành tiếng bài tập 2, cả lớp theo dõi trong SGK
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập 
- Gọi nhiều học sinh tiếp nối nhau nêu lên câu hỏi mình đặt được.
- GV cùng lớp bình chọn lời giải đúng .
- Yêu cầu học sinh chữa bài trong vở.
4) Bài tập 3- Mời 1 HS đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu cả lớp suy nghĩ và nêu nhanh tên các câu chuyện đã học ở 8 tuần qua. 
- Mở bảng phụ yêu cầu học sinh đọc lại tên các câu chyện đã ghi sẵn .
- Yêu cầu học sinh tự chọn cho mình một câu chuyện và kể lại. 
- Giáo viên mời học sinh lên thi kể. 
- Nhận xét bình chọn học sinh kể hay .
 5) Củng cố dặn dò : 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học .
- Dặn dò học sinh về nhà học bài 
- Lớp theo dõi lắng nghe giáo viên để nắm về yêu cầu của tiết học .
- Lần lượt từng HS khi nghe gọi tên lên bốc thăm chọn bài chuẩn bị kiểm tra.
- Về chỗ mở SGK đọc lại bài trong vòng 2 phút và gấp sách giáo khoa lại.
- Học sinh lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu .
- Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc .
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2 
- Học sinh ở lớp đọc thầm trong SGK
- Cả lớp thực hiện làm bài vào vở BT
- Nhiều em nối tiếp phát biểu ý kiến .
- Lớp nhận xét chọn lời giải đúng và chữa bài vào vở .
+ Từ cần điền cho câu hỏi là :
 a/ Ai là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường ?.
 b/ Câu lạc bộ thiếu nhi là ai ?
- 1HS đọc thành tiếng yêu cầu bài tập 3
- Lớp đọc thầm theo trong SGK
- Cả lớp suy nghĩ và nêu nhanh tên các câu chuyện đã được học .
- 4,5 học sinh đọc lại tên các câu chuyện trên bảng phụ .
- Lần lượt HS thi kể có thể kể theo giọng nhân vật hay cùng bạn phân vai để kể lại câu chuyện mình chọn trước lớp .
- Lớp lắng nghe bình chọn lời kể hay nhất 
- Về nhà tập đọc lại các bài tập đọc nhiều lần và xem trước bài mới .
****************************
Toán
GÓC VUÔNG , GÓC KHÔNG VUÔNG
 A/ Mục tiêu : 
 - Bước đầu có biểu tượng về góc , góc vuông , góc không vuông .
- Biết sử dụng ê ke để nhận biết góc vuông , góc không vuông và vẽ được góc vuông ( theo mẫu )
 B/ Chuẩn bị : Mẫu góc vuông và góc không vuông - ê ke.
 C/ Hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.KT bài cũ :
- Gọi hai em lên bảng làm bài tập: Tìm x:
 54 : x = 6 48 : x = 2
- Chấm vở tổ 1.
- Nhận xét, ghi điểm.
 2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
 b) Khai thác:
* Giới thiệu về góc:
- GV đưa các đồng hồ về hình ảnh các kim đồng hồ lên và yêu cầu học sinh quan sát. 
- Hướng dẫn quan sát và đưa ra biểu tượng về góc .
- Đưa ra hình vẽ góc như SGK.
- Vẽ 2 tia OM, ON chung đỉnh gốc O. Ta có đỉnh gốc O, cạnh OM, ON.
 M
 O N
* Giới thiệu góc vuông và góc không vuông: 
- Giáo viên vẽ một góc vuông như SGK lên bảng rồi giới thiệu :
 Đây là góc vuông 
 A
 O B 
Ta có góc vuông: đỉnh O, cạnh AO và OB.
 - vẽ tiếp 2 góc như SGK rồi giới thiệu đó là góc không vuông.
 N D 
 P M E C
- Gọi HS đọc tên của mỗi góc.
* Giới thiệu ê ke :- Cho học sinh quan sát cái ê ke lớn và nêu cấu tạo của ê ke .
+ E ke dùng để làm gì ?
- GV thực hành mẫu KT góc vuông.
c) Luyện tập:
Bài 1: - Hướng dẫn gợi ý: 
+ Yêu cầu học sinh dùng ê ke để kiểm tra 4 góc của hình chữ nhật. 
+ Dùng ê ke để vẽ góc vuông.
+ Đặt tên đỉnh và các cạnh cho góc vuông vừa vẽ 
- Theo dõi, nhận xét đánh giá.
Bài 2 : - Treo bài tập có vẽ sẵn các góc lên bảng 
- Yêu cầu cả lớp cùng quan sát và tìm ra các góc vuông và góc không vuông có trong hình .
- Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện.
- Mời một học sinh lên giải .
+ Nhận xét chung về bài làm của học sinh 
Bài 3 -Treo bài tập có vẽ sẵn các góc lên bảng 
- Yêu cầu lớp quan sát và tìm ra các góc vuông và góc không vuông co trong hình.
- Mời 1HS lên bảng chỉ và nêu tên các góc vuông và góc không vuông.
 d) Củng cố - Dặn dò:
*Nhận xét đánh giá tiết học 
– Dặn về nhà học và làm bài tập .
-Hai học sinh lên bảng sửa bài .
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
*Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- HS quan sát và nhận xét về hình ảnh của các kim đồng hồ trong SGK
- Góc được tạo bởi hai cạnh xuất phát từ một điểm .
- Lớp quan sát góc vuông mà góc vuông vẽ trên bảng để nhận xét. 
- Nêu tên các cạnh , đỉnh của góc vuông.
- Dựa vào vào góc vuông này HS có thể vẽ và đặt tên cho các góc vuông khác nhau.
- Học sinh quan sát để nắm về góc không vuông.
- 2HS đọc tên góc, cả lớp nhận xét bổ sung.
+ Góc đỉnh P, cạnh PN, PM.
+ Góc đỉnh E, cạnh EC, ED.
- Lớp quan sát để nắm về cấu tạo của ê ke.
- Ê ke dùng để vẽ và để kiểm tra các góc vuông, góc không vuông. 
- 2HS lên bảng thực hành.
- Nêu yêu cầu BT1.
- HS tự vẽ góc vuông có đỉnh O, cạnh OA, OB (theo mẫu).
- Tự vẽ góc vuông đỉnh M, cạnh MC, MD trên bảng con.
 A C 
 O B M D
- Cả lớp quan sát và tự làm bài.
- 2 HS lên chỉ ra các góc vuông và góc không vuông, cả lớp nhận xét bổ sung.
a) Góc vuông đỉnh A, cạnh AD, AE; góc vuông đỉnh d, cạnh DM, DN.
b) Góc không vuông đỉnh B, cạnh BG, BH ...
- Cả lớp quan sát bài tập rồi trả lời miệng:
Trong hình tứ giác MNPQ có:
+ Các góc vuông là góc đỉnh M và góc đỉnh Q. 
+ Các góc không vuông là góc đỉnh N và góc đỉnh P .
-Vài học sinh nhắc lại nội dung bài 
******************************
Buổi chiều:
Rèn chữ:
Bài viết: NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM,
MÙA THU CỦA EM
I- Mục tiêu:
- HS đọc đúng đoạn bài viết trong bài "Người lính dũng cảm" và bài" Mùa thu của em
- Rèn HS viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn viết trong bài "Người lính dũng cảm" và bài" Mùa thu của em" 
- Gdục HS luyện chữ viết đẹp và trình bày sạch đẹp
II- Đồ dùng dạy học: Vở mẫu chữ
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Hoạt động 1:
- GV đọc mẫu 2 đoạn chép
- Gv chép sẵn 2 đoạn chép ở bảng
- GV nêu câu hỏi củng cố phần nội dung
+ Câu nói của chú lính nhỏ được đặt trong dấu câu gì?
+ Chứ đầu câu phải viết như thế nào?
+Bài thơ tả những màu sắc nào của mùa thu?
+ Cách trình bày bài thơ như thế nào?
b) GV hướng dẫn HS cách trình bày
c) GV yêu cầu HS luyện viết từ khó vào bảng con.
- GV theo dõi, uốn nắn những HS còn chậm
- GV nhận xét
2. Hoạt động 2: HS thực hành viết vào vở
- GV yêu cầu HS viết vào vở
- GV theo di, uốn nắn những HS còn chậm 
3. Hoạt động 3: GV thu bài chấm
- GV thu bài chấm, nhận xét
4.Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS VN luyện viết lại những từ còn viết sai.
- HS lắng nghe
- HS đọc 2 đoạn chép
- HS lần lượt trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV
- HS lắng nghe
- HS viết bảng từ khó : khoát tay, quả quyết, dũng cảm, sững ,...nghìn con mắt, xanh cốm, rước đèn,...
- HS chép bài vào vở ( GV chú ý uốn nắn thêm cho các em viết chậm)
- HS lắng nghe
******************************
Luyện tập Toán:
LUYỆN TẬP 
 A/ Mục tiêu: - Củng cố, nâng cao ... - Cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Lớp theo dõi giới thiệu.
- 1 em đọc yêu cầu của bài.
- Theo dõi GV giải thích bài mẫu.
- Cả lớp tự làm bài vào vở.
- 2 em lên bảng trình bày bài làm, cả lớp nhận xét, bổ sung 
3m 2dm = 32 cm 3m 2cm = 302cm
4m 7 dm = 47 dm 9m 3cm = 903 cm
4m 7 cm = 407 cm 9m 3dm = 93 dm
- Đổi chéo vở để KT bài nhau. 
- Làm bài trên bảng con.
 8 dam + 5dam = 13dam 
 57hm – 28 hm = 29hm
 12km x 4 = 48km 
 27mm : 3 = 9mm
- 1HS nêu yêu cầu bài, lớp đọc thầm.
- Cả lớp tự làm bài vào vở.
- 2HS lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét bổ sung.
 6m 3cm 5m
 6m 3cm < 630cm 5m 6cm < 6m
 6m 3cm = 603cm 5m 6cm = 506cm
 6m 3cm > 6m 5m 6cm < 560cm.
- Vài HS đọc lại bảng đ[n vị đo độ dài.
*****************************
SINH HOẠT LỚP
A. Mục tiêu:
- Giúp HS thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần 9, từ đó có hướng khắc phục.Đề ra phương hướng tuần 10.
B. Lên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Lớp sinh hoạt văn nghệ
2. Đánh giá các hoạt động tuần 9 :
 a.Ưu điểm:
 -Nề nếp của lớp nghiêm túc.
 - Có ý thức tự giác làm vệ sinh lớp học.
 - Học tập khá nghiêm túc, một số em phát biểu xây dựng bài sôi nổi:
 b.Khuyết điểm:
- Một số bạn còn nói chuyện trong giờ học chưa chú ý nghe cô giáo giảng bài:Thương, K.Tân 
- 1 số em còn thiếu vở bài tập,quên sách vở: Lâm.
3. Kế hoạch tuần tới :
- Duy trì các nề nếp đã có.
- LĐVS sạch sẽ
-Tăng cường học nhóm ở nhà,giúp nhau cùng tiến bộ
-Thu nộp các khoản.
- 2 HS thâm dự đậi hội Liên đội: Tín, Trâm.
 -Tăng cường rèn chữ để thi vở sạch cấp trường vào cuối tháng: 
- Cả lớp cùng hát
-Cả lớp lắng nghe
-Cá nhân nêu ý kiến của mình
-Cả lớp lắng nghe
-Cá nhân nêu ý kiến của mình
-Cả lớp lắng nghe cá nhân nêu ý kiến của mình.
-Cả lớp lắng nghe, thực hiện 
Tiếng Việt
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
 A/ Mục tiêu: - HS luyện đọc các bài TĐ từ tuần 1 đến tuần 8.
 - Rèn đọc đúng, trôi chảy, diễn cảm.
 B/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Tổ chức cho HS luyện đọc:
- Yêu cầu HS luyện đọc kết hợp TLCH trong SGK theo nhóm.
- Theo dõi giúp đỡ những HS đọc yếu.
- Mời từng nhóm và cá nhân đọc thể hiện trước lớp.
- Gọi HS đọc cá nhân + TLCH cho ND vừa đọc
- Cùng cả lớp nhận xét, tuyên dương.
1/ Dặn dò:
Về nhà tiếp tục luyện đọc.
- Các nhóm tiến hành luyện đọc.
- Lần lượt các nhóm và cá nhân thi đọc trước lớp
- Cả lớp theo dõi nhận xét, bình chọn bạn và nhóm đọc hay nhất.
-------------------------------------------------
Toán 
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
 A/ Mục tiêu: - Củng cố về phép nhân, phép chia và giải toán.
 - Rèn cho HS tính kiên trì trong học tập.
 B/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Hướng dẫn HS làm BT:
- Yêu cầu HS làm các BT sau:
Bài 1: Viết một phép chia:
a) Có số chia bằng thương:
b) Có số bị chia bằng số chia:
c) Có số bị chia bằng thương:
Bài 2: Tìm x:
a) X x 4 = 32 b) 4 x X = 24
Bài 3: Tuổi Mẹ là 35. Tuổi con bằng tuổi của Mẹ. Hỏi Lan bao nhiêu tuổi?
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
2/ Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm.
- Cả lớp tự làm bài vào vở.
- HS xung phong chữa bài. Lớp nhận xét bổ sung.
 Bài 1:
a) 4 : 2 = 2 ; 9 : 3 = 3 ; 16 : 4 = 4 ...
b) 2 : 2 = 1 ; 7 : 7 = 1 ; 9 : 9 = 1 ...
c) 3 : 1 = 3 ; 5 : 1 = 5 ; 8 : 1 = 8 ...
Bài 2: 
a. X x 4 = 32 b. 4 x X = 24
 X = 32 : 4 X = 24 : 4
 X = 8 X = 6
.Bài 3: Giải:
 Tuổi của Lan có: 
 35 : 5 = 7 (tuổi)
 Đ/ S : 7 tuổi 
Tự nhiên xã hội:
ÔN TẬP : CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
 A/ Mục tiêu: SGV trang 56
 B/ Chuẩn bị : Các hình trong SGK trang 36, phiếu học tập ghi các câu hỏi ôn tập.
để học sinh rút thăm.
 C/ Các hoạt động dạy - học::
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
 1) Giới thiệu bài: Ôn tập kiểm tra 
 2) Khai thác:
 *Hoạt động 1 : Chơi trò chơi “ Ai nhanh , ai đúng “
* Bước 1 Làm việc cá nhân 
- Tổ chức cho học sinh lên bốc thăm đã chuẩn bị sẵn trong hộp .
- Yêu cầu cả lớp độc lập suy nghĩ và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.
Câu hỏi:
+ Hãy nêu tên các bộ phận của cơ quan hô hấp.
+ Cơ quan hô hấp có chức năng gì?
+ Lông mũi có chức năng gì?
+ Em cần làm gì để giữ VS cơ quan hô hấp?
+ Nêu tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn.
+ Cơ quan tuần hoàn có chức năng gì?
* Bước 2 : Làm việc cả lớp 
- Yêu cầu từng học sinh lên trả lời câu hỏi trong phiếu bốc được. 
- Giao viên theo dõi nhận xét , ghi điểm. 
 d) Củng cố - Dặn do:
- Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày 
- Xem trước bài mới .
- Lần lượt lên bốc thăm để chọn câu hỏi .
- lần lượt từng HS trả lời theo yêu cầu của phiếu.
- Cả lớp theo dõi nhận xét và bổ sung.
Tiếng Việt
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
 A/ Mục đích, yêu cầu: 
 - Củng cố kiến thức về phân biệt dấu hỏi/dấu ngã; về so sánh và mẫu câu Ai là gì?
 - Rèn cho HS tính kiên trì, tự giác trong học tập.
 B/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
- Yêu cầu HS làm các BT sau:
Bài 1: Điền dấu thanh thích hợp (? ~) vào các chữ in nghiêng dưới đây:
Ngõ hem, nga ba, tro bông, ngo lời, cho xôi, cây gô, cánh cưa, ướt đâm, nghi ngơi, 
Bài 2: Đọc các câu thơ sau:
- Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Hồ Chí Minh
- Trong như tiếng hạc bay qua,
Đục như tiếng suối mới sa nữa vời.
 Nguyễn Du
- Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa - đàn lợn con nằm rên cao.
Trần Đăng Khoa
+Tìm hình ảnh so sánh trong các câu thơ trên.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
2/ Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm.
- Cả lớp suy nghĩ làm bài.
- HS xung phong lên bảng chữa bài, Cả lớp nhận xét bổ sung:
Bài 1: 
Ngõ hẻm, nga ba, trổ bông, ngo lời, cho xôi, cây go, cánh cửa, ướt đẫm, nghỉ ngơi 
Bài 2:
+Những hình ảnh so sánh trong các câu thơ trên là:
- Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
- Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời
- Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao.
---------------------------------------------
Toán
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
 A/ Mục tiêu: - Giúp HS củng cố về nhận biết và vẽ góc vuông.
 - Giáo dục HS tính tự giác trong học tập.
 B/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Hướng dẫn HS làm BT:
- Yêu cầu HS tự làm các BT 1, 2, 3, 4 và 5 trang 49 - VBT.
- Theo dõi giúp đỡ những HS yếu kém.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
2) Dặn dò:
Về nhà xem lại các BT đã làm.
- Cả lớp tự làm bài.
- Chữa bài:
Bài 1: Hình bên có 3 góc Vuông.
Bài 2: Dùng ê ke để vẽ góc vuông:
 A P
 O	B M Q
Bài 3: 
a) Góc vuông đỉnh I, cạnh IH, IK.
b) Các góc không vuông: Đỉnh T, cạnh TE, TS; Đỉnh M, cạnh MN, MP; Đỉnh D, cạnh DE, DG.
Tự nhiên xã hội :
 KIỂM TRA : CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE 
 A/ Mục tiêu : 
 Vẽ tranh vận động mọi người sống lành mạnh không sử dụng các chất độc hại như ma túy ,
thuốc lá , rượu bia 
 B/ Chuẩn bị: Giấy vẽ, bút màu, bút chì. 
 C/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Giới thiệu bài:
2/ Tổ chức cho HS vẽ tranh theo nhóm:
Bước 1: Chia lớp thành 3 nhóm:
+ Nhóm 1: vẽ tranh không hút thuốc lá .
+ Nhóm 2 : Không uống rượu .
+ Nhóm 3 : Không dùng ma túy .
Bước 2 : - Yêu cầu nhóm trưởng các nhóm điều khiển thảo luận và phân công cho từng thành viên trong nhóm.
- Giáo viên đi đến các nhóm kiểm tra và giúp đỡ học sinh .
Bước 3: - Trình bày và đánh giá :
- Yêu cầu các nhóm treo sản phẩm lên cử một bạn lên nêu ý tưởng của bức tranh .
- Yêu cầu các nhóm quan sát nhận xét và bình chọn . 
d) Củng cố - Dặn do:
- Cho học sinh liên he với cuộc sống hàng ngày 
- Xem trước bài mới.
- Lớp chia thành các nhóm .
- Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên chịu trách nhiệm một mảng.
- Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình lên bảng lớp cử đại diện lên chỉ và thuyết trình về ý tưởng của bức tranh.
- Cả lớp quan sát và nhận xét.
Luyện tập Toán:
LUYỆN TẬP 
 A/ Mục tiêu: - Củng cố, nâng cao về phép nhân, phép chia và giải toán.
Rèn cho HS tính kiên trì trong học tập.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 B/ Hoạt động dạy - học:
/ Hướng dẫn HS làm BT:
- Yêu cầu HS làm các BT sau:
Bài 1: Viết một phép chia:
a) Có số chia bằng thương:
b) Có số bị chia bằng số chia:
c) Có số bị chia bằng thương:
Bài 2: Tìm x:
a) X x 4 = 4 x 8 b) 4 x X = 3 x 5 + 9
c) 2 x 4 < 2 x X < 2 x 7
Bài 3: Tuổi Mẹ là 40. Tuổi con bằng tuổi của Mẹ. Hỏi:
a) Lan bao nhiêu tuổi?
b) Mẹ hơn Lan bao nhiêu tuổi?
c) 5 năm nữa Mẹ hơn Lan bao nhiêu tuổi?
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
2/ Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm.
- Cả lớp tự làm bài vào vở.
- HS xung phong chữa bài. Lớp nhận xét bổ sung.
 Bài 1:
a) 4 : 2 = 2 ; 9 : 3 = 3 ; 16 : 4 = 4 ...
b) 2 : 2 = 1 ; 7 : 7 = 1 ; 9 : 9 = 1 ...
c) 3 : 1 = 3 ; 5 : 1 = 5 ; 8 : 1 = 8 ...
Bài 2: 
a) X x 4 = 4 x 8 b) 4 x X = 3 x 5 + 9
 X x 4 = 32 4 x X = 24
 X = 32 : 4 X = 24 : 4
 X = 8 X = 6
c) 2 x 4 < 2 x X < 2 x 7
 8 < 2 x X < 14
 4 < X < 7
 Vậy x = 5, 6.
- Cả lớp tự làm bài vào vở.
- HS xung phong chữa bài. Lớp nhận xét bổ sung.
 Giải:
Tuổi của Lan có: 40 : 5 = 8 (tuổi)
Số tuổi Mẹ hơn Lan là : 40 - 8 = 32 (tuổi)
5 năm nữa Mẹ cũng hơn Lan 32 tuổi vì hiệu số tuổi của Mẹ và Lan không đổi.
Đ/ S : a) 8 tuổi ; b) 32 tuổi ; c) 32 tuổi. 
Luyện tập Toán:
LUYỆN TẬP 
A.Mục đích, yêu cầu:
 - Củng cố về phép nhân và chia.
 - Luyện tập về tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
 - Rèn học sinh về kĩ năng nhận dạng hình tam giác và tứ giác.
 B/ Lên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm các bài tập.
*Bài 1 : Đặt tính rồi tính biết các thừa số lần lượt là :
37 và 2, 24 và 3, 36 và 8
- Học sinh làm bảng con.
* Bài 2 : Tìm y :
a) Y : 7 = 15 b) Y - 125 = 347
 c) Y x Y = Y
- Học sinh làm theo nhóm đôi.
* Bài 3 : 
a) Trong các phép chia có số chia là 5 thì số dư lớn nhất là số nào ?
b) Một phép chia có số dư là 2 và đây là số dư lớn nhất , vậy số chia của phép chia đó là mấy ?
* Bài 4 : Hình vẽ dưới đây có bao nhiêu tam giác ? Bao nhiêu tứ giác? 
Học sinh làm theo nhóm 4.
2/ Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò
Dặn dò nhận xét.
- Ôn tập để chuẩn bị thi giữa kì
- HS thực hành bảng con.
- Nhận xét chữa bài.
- HS thực hành nhóm đôi
- Từng nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
 Y x Y = Y
 Y = 0 hoặc Y = 1 
(vì 1x 1 = 1 ; và 0x 0 = 0 )
- Học sinh trả lời.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 3 TUAN 92BUOICKT.doc