Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 22

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 22

Tiết 2, 3 Tập đọc - Kể chuyện

$64. Nhà bác học và bà cụ

I/ MĐYC:

A/ Tập đọc:

1, Rèn kĩ năng đọc hành tiếng:

Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: Ê-đi-xơn, nổi tiếng, khắp nơi, đấm lưng, loé lên, nảy ra. Biết đọc phân biệt lời kể và lời các nhân vật (Ê-đi-xơn và bà cụ)

2, Rèn kĩ năng đọc hiểu:

Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài: Nhà bác học, cười móm mém

Hiểu ND của câu chuyện: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ cho con người

 

doc 44 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1235Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 Thứ hai ngày tháng năm 200 
Tiết 1 Chào cờ
 Tập trung toàn trường
__________________________
Tiết 2, 3 Tập đọc - Kể chuyện
$64. Nhà bác học và bà cụ
I/ MĐYC:
A/ Tập đọc:
1, Rèn kĩ năng đọc hành tiếng: 
Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: Ê-đi-xơn, nổi tiếng, khắp nơi, đấm lưng, loé lên, nảy ra. Biết đọc phân biệt lời kể và lời các nhân vật (Ê-đi-xơn và bà cụ) 
2, Rèn kĩ năng đọc hiểu: 
Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài: Nhà bác học, cười móm mém
Hiểu ND của câu chuyện: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ cho con người 
B/Kể chuyện:
1, Rèn kĩ năng nói: Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai (người dẫn chuyện, Ê-đi-xơn, bà cụ) 
II/Đồ dùng: Tranh minh hoạ truyện trong sgk 
III/Các hoạt động dạy học:
Tập đọc
A/Kiểm tra: 2 HS đọc bài: "Người trí thức yêu nước"
B/Bài mới:
1, Giới thiệu: Nêu MĐYC
2, Luyện đọc
Giáo viên đọc mẫu
GV HD HS đọc từng câu kết hợp luyện đọc từ khó 
Đọc từng đoạn trước lớp 
Giải nghĩa từ 
Nhà bác học
Cười móm mém
Đọc từng đoạn trong nhóm 
Thi đọc giữa các nhóm 
Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1
3, Tìm hiểu bài
Câu 1: 
Hãy nói những điều em biết về Ê-đi-xơn ?
GV: Ông là nhà bác học nổi tiếng người Mĩ. Sinh năm 1874, mất năm 1931. Ông đã cống hiến cho loài người hơn 1 nghìn sáng chế. Tuổi thơ của ông rất vất vả. Ông phải đi bán báo kiếm sống và tự mày mò học tập. Nhờ tài năng lao động không mệt mỏi, ông đã trở thành một nhà bác học vĩ đại góp phần thay đổi bộ mặt thế giới
Câu 2: 
Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra lúc nào ?
Câu 3:
Bà mong muốn điều gì ?
Câu 4:
Vì sao cụ lại mong có chiếc xe không cần ngựa kéo ?
Câu 5:
Mong muốn của bà cụ gợi cho Ê-đi-xơn ý nghĩ gì ?
Câu 6:
Nhờ đâu mong ước của bà cụ được thực hiện ?
Câu 7:
Theo em khoa học mang lại lợi ích gì cho con người ?
GV: Khoa học cải tạo thế giới, cải tạo cuộc sống của con người tốt hơn, sung sướng hơn
Câu 8:
Nêu nội dung bài
4/Luyện đọc lại: 
GV đọc đoạn 3, HD hs đọc đứng lời nhân vật 
Chú ý những từ ngữ cần nhấn giọng
1 số HS thi đọc đoạn 3 
3 HS đọc toàn bộ chuyện theo vai 
Học sinh lắng nghe
Mỗi HS đọc tiếp nối 1 câu 
Đọc nối tiếp 4 đoạn trong bài 
Đọc nhóm 4
2 nhóm thi đọc trước lớp 
Ê-đi-xơn là nhà bác học nổi tiếng người Mĩ
Ông đỗ tiến sĩ, trở thành quan trong triều
Xảy ra vào lúc Ê-đi-xơn vừa chế ra chiếc đèn điện, mọi người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Bà cụ cũng là 1 người trong số đó
Bà mong ông Ê-đi-xơn làm được 1 thứ xe không cần ngựa kéo mà lại rất êm
Vì xe ngựa rất xóc. Đi xe ấy cụ sẽ bị ốm
Chế tạo 1 chiếc xe chạy bằng dòng điện
Nhờ óc sáng tạo kì diệu, sự quan tâm đến con người và lao động miệt mài của nhà bác học để thực hiện bằng được lời hứa
HS phát biểu
Bài ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ cho con người 
Giọng Ê-đi-xơn reo vui khi sáng kiến léo lên
Giọng bà cụ phấn chấn 
Giọng người dẫn chuyện khâm phục
3, 4 HS đọc đoạn 3
3 HS thi đọc phân vai
Kể chuyện
1/ Xác định yêu cầu: Tập kể câu chuyện theo vai
2/HD HS kể chuyện 
GV nhắc HS: nói lời nhân vật mình nhập vai theo trí nhớ kết hợp lời kể với động tác, cử chỉ điệu bộ 
Cả lớp và GV nhận xét bình chọn các nhóm dựng lại câu chuyện hấp dẫn, sinh động nhất 
HS tự hình thành nhóm, phân vai 
Từng tốp HS thi dựng lạI câu chuyện theo vai 
5/ Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học 
______________________________________________
Tiết 4 Toán
$106. Luyện tập
i/ Mục tiêu: Giúp HS
 Củng cố về tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng 
 Củng cố kĩ năng xem lịch 
II/ Đồ dùng: Tờ lịch tháng 1, 2, 3 năm 2004
III/Các hoạt động dạy học:
A/Kiểm tra: 2 HS lên bảng:
Một năm có bao nhiêu tháng ? Kể tên các tháng trong năm ?
Kể tên các tháng có 31 ngày ? Xem lịch và cho biết ngày 2 tháng 9 năm 2005 là vào ngày thứ mấy ?
B/ Bài mới:
1, Giới thiệu: 
2, Luyện tập:
Bài 1: 
HS quan sát tờ lịch tháng 1, 2, 3 năm 2004
Ngày 3 tháng 2 là thứ mấy ?
Ngày 8 tháng 3 là thứ mấy ?
Ngày đầu tiên của tháng 3 là thứ mấy ?
Ngày cuối cùng của tháng 1 là thứ mấy ?
Thứ hai đầu tiên của tháng 1 là ngày nào ?
Chủ nhật cuối cùng cùng của tháng 3 là ngày nào ?
Tháng 2 có mấy thứ 7 ?
Tháng 2 năm 2004 có bao nhiêu ngày ? 
Bài 2: 
Yêu cầu HS xem lịch 2005 và cho biết 
Ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 là thứ mấy ?
Ngày quốc khánh 2/9 là thứ mấy ?
Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 là thứ mấy ?
Ngày cuối cùng của năm 2005 là thứ mấy ?
Em sinh nhật ngày nào ?Tháng nào ? Hôm đó là thứ mấy ?
Thứ 2 đầu tiên năm 2005 là ngày nào ?
Thứ 2 cuối cùng năm 2005 là ngày nào ?
Các ngày chủ nhật trong tháng 10 là những ngày nào ?
Bài 3:
Trong 1 năm:
Những tháng nào có 30 ngày ?
Những tháng nào có 31 ngày ?
Bài 4:
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng 
Lớp quan sát và trả lời 
Là thứ ba
Là thứ hai
Là thứ hai 
Là thứ 7
Là ngày 5
Là ngày 28
Có 4 thứ 7
Có 29 ngày
HS xem lịch và trả lời 
Là thứ tư
Là thứ sáu 
Là chủ nhật 
Là thứ bảy
HS tự phát biểu 
Là ngày 3
Là ngày 26
Là các ngày 2, 9, 16, 23, 30
Là các tháng: 4, 6, 9, 11
Là các tháng: 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12
Ngày 30 tháng 8 là chủ nhật thì ngày 2 tháng 9 cùng năm đó là:
A/ Thứ 2 C/ Thứ tư
B/ Thứ ba D/ Thứ năm
3, Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học
______________________________________
Tiết 5 Đạo đức
$22. Tôn trọng khách nước ngoài (T2) 
I/ Mục tiêu: 
1, Kiến thức: HS biết
 Như thế nào là tôn trọng khách nước ngoài 
 Vì sao cần tôn trọng khách nước ngoài 
 Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt mầu da, quốc tịch ... quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc (ngôn ngữ, trang phục) 
2, HS biết cư xử lịch sự khi gặp gỡ với khách nước ngoài 
3, HS có thái độ tôn trọng khi gặp gỡ, tiếp súc với khách nước ngoài 
II/ Chuẩn bị: Vở bài tập đạo đức
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
A/ Kiểm tra: Thế nào là tôn trọng khách nước ngoài ?
B/ Bài mới:
1, Giới thiệu: 
HĐ 1: Nhận xét hành vi 
Cách tiến hành 
Y/cHS thảo luận đôi theo nội dung sau 
Hãy nhận xét hành vi của các HS sau là đúng hay sai ? Vì sao ? 
a,Khi khách nước ngoài hỏi thăm, Hải xấu hổ lúng túng không trả lời và chạy đi 
b, Mai biết một chút tiếng Anh đã rất nhiệt tính chỉ dẫn đường cho người nước ngoài 
c, Một tốp các bạn nhỏ chạy theo sau người nước ngoài yêu cầu họ mua đồ lưu niệm, đánh giày
d, Thấy một nhóm người nước ngoài bạn Tùng chỉ trỏ nói: "Trông họ lạ chưa kìa ! Người thì đen sì sì, tóc xoăn tít. Người thì mặc quần áo dài kín mít chẳng thấy gì " Các bạn nhìn vào nhóm khách là và cùng cười ầm lên 
Nhận xét ý kiến HS và kết luận chúng ta nên học tập các hành vi đúng như bạn Mai, phản đối các bạn nhỏ chưa đúng khi cười khách nước ngoài hoặc lôi kéo bắt ép mua hàng 
HS thảo luận với nhau nhận xét các hành vi 
Hành vi của các bạn nhỏ ở câu a, c, d là sai
Chúng ta không nên xấu hổ, ngại tiếp xúc với khách nước ngoài vì họ cũng là người bình thường. Họ muốn đến tìm hiểu thêm về văn hoá Việt Nam
Hành vi của bạn là đúng. Thể hiện sự nhiệt tình giúp đỡ của bạn. Điều đó thể hiện sự mến khách, tôn trọng khách. Chắc chắn sẽ để lại cho họ ấn tượng tốt đẹp về người Việt Nam 
Không nên lôi kéo, bắt ép người nước ngoài mua hàng vì như thế là không lịch sự
Không kì thị người nước ngoàI, mỗi nước có một văn hoá khác nhau. Làm như vậy là không tôn trọng họ. 
Sau thời gian thảo luận đại diện các cặp lần lượt báo cáo kết quả 
HĐ 2: Xử lí tình huống
Yêu cầu các nhóm thảo luận xử lí hai tình huống sau 
a, Hôm đó có đoàn khách nước ngoài đột xuất chọn lớp em là lớp duy nhất trong trường họ muốn tới thăm và nói chuyện
b, Em thấy một số bạn nhỏ tò mò vây quanh xe ô tô của khách nước ngoài. Một vài bạn lôi kéo người khách đòi mua kẹo, đánh giày. Em sẽ làm gì ?
GV nhận xét kết luận chung 
Tôn trọng khách nước ngoài và giúp đỡ họ là cần thiết để thể hiện lòng tự trọng và tự hào của dân tộc ta. Giúp người nước ngoài thêm hiểu và yêu mến con người Việt Nam 
Yêu cầu cả lớp chia thành 6 nhóm đóng vai thể hiện lại các tình huống ở HĐ 1, 2 theo cách ứng xử đúng 
Các nhóm thảo luận chọn phương án xử lí 
Em vui vẻ chào đón, bắt nhịp cả lớp hát một bài. Giới thiệu các bạn trong lớp và giới thiệu lớp em, trường em với khách
Em nhắc các bạn không vây quanh xe để người khách nước ngoài được nghỉ, không nên quấy rầy họ. Nếu vẫn không được, em sẽ nhờ người lớn can thiệp
Đại diện nhóm trình bày kết quả 
HS chia nhóm thực hành 
4, Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học 
___________________________________________________________________
Thứ 3 ngày tháng năm 2006
 Tiết 1 Thể dục
$43. Ôn nhảy dây-Trò chơi Lò cò tiếp sức 
 I/Mục tiêu:
 Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác 
 Chơi trò chơi: Lò cò tiếp sức. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức độ ban đầu 
II/ Địa điểm và phương tiện
Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập
Phương tiện: Còi, kẻ sân cho trò chơi
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
Định lượng
Pp và tổ chức
A/ Phần mở đầu
GV nhận lớp, phổ biến Nd y/c giờ học
Giậm chân tại chỗ, vỗ tay và hát 
Khởi động các khớp cổ chân, cổ tay, gối, vai, hông
Chạy chậm theo hàng dọc
Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ
B/ Phần cơ bản:
Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân
GV sửa những động tác sai cho hs
Làm quen với trò chơi: Lò cò tiếp sức
GV phổ biến cách chơi
Những trường hợp vi phạm trò chơi
Xuất phát trước hiệu lệnh của GV
Không nhảy lò cò qua cờ hay vật chuẩn, nhảy vào vòng tròn ... 
C/ Phần kết thúc
Đứng tại chỗ vỗ tay và hát
GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét 
Giao bài về nhà 
1 - 2 phút
1 phút
1 - 2 phút
3 phút
10- 12 phút
8 - 10 phút
1 phút
1 - 2 phút 
Đội hình tập trung 
+ + + + + +
+ + + + + +
+ + + + + +
@
Đội hình tập luyện
+ + +
+ + +
+ + +
+ + +
+ + +
Chia nhóm tập nhảy luân phiên
Lần 1 GV chỉ huy
Lần 2 cán sự điều khiển
GV bao quát và nhắc nhở những em tập luyện chưa tốt 
Thi tập giữa các tổ
GV làm mẫu
HS thực hành
GV quan sát, tìm HS phạm luật để xử phạt
 Đội hình tập trung
+ + + + + +
+ + + + + +
+ + + + + +
@
Tiết 2 Chính tả (Nghe-viết)
$43. Ê-đi-xơn
 i/MĐYC:
 Rèn kĩ năng viết chính tả
1, Nghe, viết chính xác, trình bày đúng 1 đoạn trong bài Ê-đi-xơn. Biết viết hoa đúng các tên riê ... ______________________________________
Tiết 4 Chính tả (nghe - viết)
$44. Một nhà thông thái
 i/MĐYC:
1, Rèn kĩ năng viết chính tả
 Nghe và viết đúng, trình bày đúng, đẹp đoạn văn: Một nhà thông thái
2, Tìm đúng các từ (theo nghĩa đã cho) chứa tiếng bắt đầu bằng âm đầu hoặc vần dễ lẫn: r/d/gi hoặc ươt/ươc. Tìm đúng các từ ngữ chỉ hoạt động có tiếng bắt đầu bằng r/s/gi hoặc có vần ươt/ươc 
II/ Đồ dùng: 4 tờ phiếu kẻ bảng để HS làm bài tập 3
III/ Các hoạt động dạy học:
A/Kiểm tra: 2 Hs lên bảng viết: trống, trường, đằng trước, trước mặt, chăn, chú, chọn, chim
B/ Bài mới:
1, Giới thiệu: Nêu MĐYC 
2, HD viết nghe, viết chính tả
GV đọc mẫu
Em biết gì về Trương Vĩnh Ký ?
Đoạn văn có mấy câu ?
Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa 
Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả 
HD viết từ khó 
GV đọc cho Hs viết chính tả 
Gv chấm từ 5 đến 7 bài 
3, HD bài tập:
Bài 2:
hs đọc yêu cầu
Tìm các từ 
a, chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi có nghĩa sau 
Bài 3:
Thi tìm nhanh các từ ngữ chỉ hoạt động
2 HS đọc lại đoạn văn
Lớp theo dõi sgk
Ông là người hiểu biết rộng, ông thành thạo 26 ngôn ngữ, tham gia nhiều hội nghiên cứu. Ông để lại cho chúng ta 100 bộ sách
Đoạn văn có 4 câu
Những chữ đầu câu, tên riêng Trương Vĩnh Ký
Trương Vĩnh Ký, sử dụng, ngôn ngữ
Lớp viết nháp
HS viết bài 
Đổi vở soát lỗi 
Máy thu thanh thường dùng để nghe tin tức: Ra - đi - ô 
Người chuyên nghiên cứu bào chế thuốc chữa bệnh: dược sĩ
Đơn vị thời gian nhỏ hơn đơn vị phút là: giây
a, Chứa tiếng bắt đầu bằng
r: reo hò, rộn rã, rang cơm
d: dạy học, giáo dục
gi: giáo dục, gióng giả, gieo hạt 
 4/ Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học
_____________________________________________________________
Thứ 6 ngày tháng năm 200
 Tiết 1 Âm nhạc
$22. Ôn tập bài hát: Cùng múa hát dưới trăng
Giới thiệu khuông nhạc và khoá son
 I/ Mục tiêu:
Hát đúng giai điệu, thuộc lời của bài hát, biết thể hiện các tiếng có luyến. 
Tập biểu diễn bài hát kết hợp với động tác phụ hoạ
Nhận biết khuông nhạc và khoá son
II/ Chuẩn bị:
GV: Băng nhạc và nhạc cụ quen dùng 
 Một vài động tác phụ hoạ cho bài hát
III/ Các hoạt động dạy học:
 A/ Kiểm tra: 2 hs hát lại bài:"Cùng múa hát dưới trăng"
 B/ Bài mới: 
1, Giới thiệu
HĐ 1: Ôn bài hát "Cùng múa hát dưới trăng"
Gv giúp HS hát đúng những tiếng có luyến trong bài 
Chia lớp thành 3 nhóm hát như sau
HĐ 2: Tập biểu diễn kết hợp động tác
Động tác 1: 2 tay đưa lên thành hình tròn, nhún chân vào phách mạnh rồi nghiêng sang trái, sang phải theo câu hát
Động tác 2: Tay phải (hoặc tay trái) chỉ vào khoảng không như giới thiệu từng con vật theo câu hát 
Động tác 3: Vẫy tay trái (hoặc 2 tay) như mời bạn đến nhảy múa để phụ hoạ câu hát
Động tác 4: Vỗ tay theo tiết tấu
Quay trở lại động tác 1 
HĐ 3: Giới thiệu khuông nhạc và khoá son
1, Khuông nhạc
Khuông nhạc gồm 5 dòng kẻ song song cách đều nhau. Các dòng kẻ và các khe giữa 2 dòng kẻ được tính từ dưới lên trên (gồm 5 dòng, 4 khe)
2, Khoá son
Khoá son đặt ở đầu khuông nhạc
3, Tập nhận biết các nốt nhạc trên khuông nhạc (chưa yêu cầu đọc cao độ)
Lớp hát ôn lại 2, 3 lần 
Nhóm 1: Mặt trăng tròn nhô lên. toá sáng xanh khu rừng
Nhóm 2: Thỏ mẹ và thỏ con. Nắm tay cùng vui múa 
Nhóm 3: Hươu, Nai, Sói đến xem. Xin mời vào nhảy cùng
Cả lớp: La la lá la lá la. Cùng múa hát dưới trăng. La la lá la lá la. Cùng múa hát dưới trăng
Mặt trăng tròn nhô lên toả sáng xanh khu rừng
Thỏ mẹ và thỏ con nắm tay cùng vui múa
Hươu, Nai, Sói đến xem. Xin mời vào nhảy cùng
La la lá la lá la 
Cùng múa hát dưới trăng
GV làm mẫu, HS quan sát thực hiện theo
Nốt son đặt trên dòng kẻ thứ hai
3/ Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học 
______________________________________
 Tiết 2 Tập làm văn 
$22. Nói về một người lao động trí óc
 i/ MĐYC:
1, Rèn kĩ năng nói:
 Kể được một vài điều về người lao động trí óc mà em biết (tên, nghề nghiệp, công việc hàng ngày, cách làm việc của người đó)
2, Rèn kĩ năng kể:
 Viết lại những điều em vừa kể thành 1 đoạn văn (từ 7 - 10 câu)
diễn đạt rõ ràng, rành mạch
II/ Đồ dùng: Tranh minh hoạ về 1 số trí thức
Bảng lớp viết gợi ý kể về 1 người lao động trí óc 
III/ Các hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra: 2 HS lên bảng kể lại câu chuyện:"Nâng niu từng hạt giống"
B/ Bài mới:
1, GT bài: Nêu MĐYC của tiết học
2, Hd HS làm bài tập: 
Bài 1:
1 HS đọc yêu cầu và gợi ý 
1, 2 HS kể tên 1 số nghề lao động trí óc
Gợi ý: Các em có thể kể về một người thân trong gia đình mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, chú ...) một người hàng xóm, cũng có thể là người em biết quan đọc truyện, sách báo xem phim
1 HS nói về một người lao động trí óc mà em chọn kể theo gợi ý trong sgk có thể mở rộng hơn VD
Từng cặp HS kể
4, 5 HS thi kể trước lớp. GV và cả lớp nhận xét, chấm điểm cho những HS kể tốt 
Bài 2: 
GV nêu yêu cầu bài nhắc HS viết bài vào vở rõ ràng từ 5 đến 10 câu những lời mình vừa kể (cũng có thể viết theo các câu hỏi gợi ý)
Cả lớp theo dõi trong sgk
VD: Bác sĩ, giáo viên, kĩ sư xây dựng, kiến trúc sư, kĩ sư hàng không, kĩ sư cầu đường, nhà nghiên cứu ...
Người ấy tên là gì ? Làm nghề gì ? ở đâu ? Quan hệ thế nào với em ?
Công việc hàng ngày của người ấy là gì ?
Người đó làm việc như thế nào ?
Công việc ấy quan trọng, cần thiết như thế nào với mọi người ?
Em có thích làm công việc như người ấy không 
VD: Người lao động trí óc mà em muốn kể chính là bố em. Bố em là 1 giảng viên trường đại học. Công việc hàng ngày của bố em là nghiên cứu và giảng bài cho anh chị em sinh viên. Bố rất yêu thích công việc của mình. Tối nào em cũng thấy bố say mê đọc sách, đọc báo, hoặc làm việc trên máy vi tính. Nếu hôm sau bố em lên lớp thì em biết ngày vì bố sẽ chuẩn bị bài dạy, đánh xi cho đôi giày đen bóng
HS làm bài vào vở
5, 7 HS đọc bài trước lớp
GV thu 1 số với để chấm
 3/ Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học
______________________________________
Tiết 3 Toán
$110. Luyện tập
i/ Mục tiêu: Giúp HS 
 Rèn luyện kĩ năng nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ 1 lần)
 Củng cố: ý nghĩa phép nhân, tìm số bị chia, kĩ năng giải toán có hai phép tính 
II/ Đồ dùng: 
III/Các hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra: 2 hs lên bảng đặt tính rồi tính: 1352 x 3; 1524 x 6
B/ Bài mới:
1, Giới thiệu:
2, Luyện tập:
Bài 1: 
Viết thành phép nhân rồi ghi kết quả 
Bài 2: 
Điền số 
GV củng cố tìm thương và số bị chia 
Bài 3: 
1, 2 HS đọc bài 
HS phân tích, tóm tắt và giải
B1: Tím số lít dầu cả hai thùng 
B2: Tìm số lít dầu còn lại trong thùng 
Bài 4: 
HS đọc yêu cầu bài
HS phân biệt "thêm" và "gấp" 
a, 4192 + 4192 = 4192 x 2 = 8384
b, 1052 + 1052 + 1502 = 1052 x 3 
 = 3156
c, 2007 + 2007 + 2007 + 2007 
 = 2007 x 4 = 8082
Số bị chia 423 423 9604 5355
Số chia 3 3 4 5
Thương 141 141 2401 1071
Tóm tắt
Có 2 thùng: mỗi thùng chứa 1025l
Lấy ra: 1305l
Còn lại: ... ? lít dầu
Giải
Hai thùng chứ số lít dầu là
1025 x 2 = 2050 (l)
Còn lại số lít dầu là
2050 - 1350 = 700 (l)
 Đáp số: 700 lít
1015 + 6 = 1021 1015 x 6 = 6090
1107 + 6 = 1113 1107 x 6 = 6642
1009 + 6 = 1015 1009 x 6 = 6054
4, Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học
_____________________________________________
Tiết 4 Tự nhiên & Xã hội 
$44. Rễ cây (T2)
 I/Mục tiêu : Sau bài học, học sinh biết
 Nêu được chức năng của rễ cây 
 Kể ra những ích lợi của một số rễ cây 
II/Đồ dùng dạy học: Tranh sgk trang 84, 85
III/ Hoạt động dạy học: 
A/ Kiểm tra: Kể tên các loại rễ cây và lấy ví dụ ? 
Nêu đặc điểm của rễ chùm rễ cọc ?
Kể tên 1 số cây được trồng để che bóng mát và cho biết cây đó thuộc loại rễ gì ?
B/ Bài mới:
1, Giới thiệu: Các loại cây nhờ có rễ cọc nên cây đứng vững ... Ngoài tác dụng giúp cây đứng vững rễ cây còn có nhiều tác dụng khác 
Hoạt động 1: Vai trò của rễ cây
Cách tiến hành 
GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm
Yêu cầu HS thảo luận với nhau để trả lời các câu hỏi 
Nếu nhổ cây lên khỏi mặt đất và để cây đó một thời gian, cây sẽ ra sao ?
Cắt 1 cây sát gốc, bỏ rễ đi rồi trồng lại vào đất, cây sẽ ra sao ?
Hãy cho biết tại sao trong các trường hợp đó cây lại héo khô dần và chết ?
GV tổ chức hoạt động cả lớp 
Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận 
Các em thấy rễ cây có vai trò gì với sự sống của cây ?
Thảo luận nhóm 4
Nếu nhổ cây lên khỏi mặt đất và để cây đó một thời gian, cây sẽ bị héo khô dần 
Cắt 1 cây sát gốc, bỏ rễ đi rồi trồng lại vào đất, cây không sống được sẽ héo dần và chết
Vì cây thiếu chất dinh dưỡng
Vì cây không có rễ
Mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi, các nhóm khác bổ xung
2, 3 HS nêu ý kiến
GV KL: Rễ có chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan có trong đất để nuôi cây
Hoạt động 2: ích lợi của cây đối với đời sống con người 
Cách tiến hành 
GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp 
GV nêu yêu cầu 
Hình chụp cây gì ?
Cây đó có loại rễ gì ?
Rễ đó có tác dụng gì ?
GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận 
Rễ của một số cây có thể dùng làm gì ?
Thảo luận theo cặp 
Hãy cùng quan sát các hình 2, 3, 4, 5 và cho biết
Hình chụp cây sẵn, nhân sâm, tam thất, củ cải đường
Tranh 2: Cây sắn có rễ củ dùng để làm thức ăn cho người và động vật, làm giải khát như bột sắn
Tranh 3, 4: Cây nhân sâm và tam thất có rễ củ, dùng để làm thuốc
Tranh 5: Củ cải đường có rễ củ dùng để làm thức ăn và làm thuốc
Đại diện nhóm báo, các nhóm khác nhận xét 
Rễ của 1 số cây có thể làm thức ăn cho người, cho động vật, làm thuốc chữa bệnh 
Hoạt động 3: Trò chơi: "Rễ cây này để làm gì ?"
Cho các cặp HS chơi, đến theo dõi 1 số cặp HS 
Tổ chức chơi trước lớp 
HS chơi
Lần lượt HS này hỏi, HS kia trả lời và đổi lại 
VD: HS A: Cây đa rễ cây để làm gì ?
HS B: Rễ cây này giúp cho cây đững vững
Cây cà rốt rễ cây để làm gì ?
HS A: Rễ cây để làm thức ăn
Vài cặp thi trả lời trước lớp 
Các nhóm khác nhận xét 
2/ Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học
_________________________________________
Tiết 5 Sinh hoạt lớp 
$22. Sơ kết tuần 
1, Ưu điểm:
 Thực hiện mọi nề nếp tương đối tốt: xếp hàng đầu giờ, giờ truy bài 
 Trong lớp chú ý nghe giảng hăng hái phát biểu xây dựng bài 
 Tham gia các buổi ngoại khoá đầy đủ 
2, Nhược điểm:
 Một số em ý thức chưa tốt: Xếp hàng chưa nhanh nhẹn, còn lười học, quên đồ dùng học tập
3, Biện pháp: 
 Cần khắc phục những nhược điểm trên
_________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docT22.doc