Giáo án Lớp 3 Tuần 9 - Trường Tiểu học Thanh Bình

Giáo án Lớp 3 Tuần 9 - Trường Tiểu học Thanh Bình

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN ÔN TẬP – KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I

TẬP ĐỌC & HỌC THUỘC LÒNG

TIẾT 1

I. Mục tiêu:

1.Kiểm tra lấy điểm tập đọc:

- Chủ yếu kiểm tra kỹ năng đọc thành tiếng: HS đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học ( phát âm rõ, tốc độ khoảng 55 chữ / phút, biết ngừng nghỉ sau dấu câu, giữa các cụm từ). HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ tốc độ khoảng 55 chữ / phút).

- Kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc hiểu: HS trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài.

2. Ôn tập phép so sánh.

- Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho.

- Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh.

3. GD HS tính nghiêm túc.

 

docx 16 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 547Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 9 - Trường Tiểu học Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
Thứ hai, ngày 15 tháng 10 năm 2012
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
ÔN TẬP – KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
TẬP ĐỌC & HỌC THUỘC LÒNG
TIẾT 1
I. Mục tiêu:
1.Kiểm tra lấy điểm tập đọc:
- Chủ yếu kiểm tra kỹ năng đọc thành tiếng: HS đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học ( phát âm rõ, tốc độ khoảng 55 chữ / phút, biết ngừng nghỉ sau dấu câu, giữa các cụm từ). HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ tốc độ khoảng 55 chữ / phút).
- Kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc hiểu: HS trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài.
2. Ôn tập phép so sánh. 
- Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho.
- Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh.
3. GD HS tính nghiêm túc.
II. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra tập đọc ( số HS lớp ) 
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
- HS đọc bài theo yêu cầu của phiếu. HS trả lời câu hỏi.
- GV chấm điểm.
HĐ2: Bài tập 2. HS đọc yêu cầu bài.
- Mở bảng phụ viết sẵn bài tập 2.
- 1 HS phân tích câu 1.
- Tìm hình ảnh so sánh ( miệng ) 
- GV gạch dưới tên 2 sự vật đựơc so sánh với nhau: hồ _ gương.
- HS làm bài vào vở.
- 4, 5 HS phát biểu ý kiến.
- Nhận xét chọn lời giải đúng. Sửa bài.
BT3: 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu bài.
- HS làm bài vào vở. 2 HS thi viết. Đọc kết quả.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng. Tuyên dương. Sửa bài. 
HĐ3: Chấm bài.
TIẾT 2
I. Mục tiêu:
1.Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc ( yêu cầu như tiết 1).
2.Ôn cách đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu trong kiểu câu trong kiểu câu Ai là gì ?
3. Nhớ và kể lại lưu loát, trôi chảy, đúng diễn biến câu chuyện đã học trong 8 tuần đầu.
II.Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra tập đọc ( số học sinh ) như tiết 1.
HĐ2: BT2: 1 HS đọc yêu cầu bài.
HS làm bài vào vở.
Nhiều HS tiếp nối nhau nêu câu hỏi mình đặt ra. Nhận xét.
GV viết nhanh câu hỏi đúng. 2, 3 HS đọc lại 2 câu hỏi đúng.
BT3: 1HS đọc yêu cầu bài.
HS nói nhanh tên truyện đã đọc, nghe trong tiết tập đọc – tập làm văn. HS suy nghĩ, tự chọn nội dung, hình thức.
HS thi kể. Nhận xét 
Bình chọn những bạn kể hấp dẫn nhất. Tuyên dương.
Rút kinh nghiệm: 	
Thứ hai, ngày 15 tháng 10 năm 2012
TOÁN
GÓC VUÔNG – GÓC KHÔNG VUÔNG
I. Mục tiêu:
- Bước đầu có biểu tượng về góc, góc vuông, góc không vuông. 
- Biết sử dụng ê-ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông (theo mẫu).
- GD tính chính xác.
II. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Làm quen với góc 
- GV cho HS quan sát H2: kim đồng hồ tạo thành góc vuông.
- “ Mô tả” HS quan sát để có biểu tượng về góc gồm có hai cạnh xuất phát từ một điểm. H. SGK ( 80).
HĐ2: Giới thiệu góc vuông và góc không vuông. 
- GV vẽ một góc vuông ( như SGK) lên bảng và giới thiệu góc vuông, đỉnh, cạnh của góc vuông ( SGK) 
HĐ3: Giới thiệu êke 
- HS quan sát êke 
 - GV giới thiệu êke. Công dụng của êke l nhận biết góc vuông. 
HĐ4: Thực hành 
BT1: Nêu 2 tác dụng của êke
Dùng êke để kiểm tra góc vuông: 4 góc của hình chữ nhật l góc vuông hay góc không vuông. Sau đó đánh dấu góc vuông (theo mẫu )
Dùng êke để vẽ góc vuông. 
- Hướng dẫn HS vẽ góc vuông có đỉnh O, cạnh OA & OB.
- HS tự vẽ góc vuôngđỉnh M, cạnh MC, MD vào vở.
- Nhận xét, đánh giá.
BT2: Treo bảng phụ có vẽ hình SGK lên bảng, rồi thực hiện chung cả lớp.
- HS nêu tên đỉnh & cạnh của mỗi góc. Nhận xét. Sửa bài.
BT3: Làm tương tự như BT2. HS làm bài. Sửa bài.
BT4: HS nêu yêu cầu bài. 
- HS quan sát để khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng ( có thể dùng êke). Nhận xét. Sửa bài.
HĐ5: Chấm điểm.
Rút kinh nghiệm: 	
Thứ hai, ngày 15 tháng 10 năm 2012
ĐẠO ĐỨC
CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN
I. Mục tiêu:
1. HS Biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui, buồn.
- HS khá giỏi hiểu y nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn.
- Trẻ em có quyền được kết giao bạn bè tự do, có quyền được đối xử bình đẳng, có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ khi khó khăn.
2. Nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn. Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hằng ngày.
3. Quý trọng các bạn biết quan tâm chia sẻ vui buồn với bạn bè.
II. Các hoạt động dạy học:
 TIẾT 1
HĐ1: Thảo luận phân tích tình huống 
HS quan sát tranh tình huống và cho biết nội dung tranh.
GV giới thiệu tình huống.
HS thảo luận N2 về cách ứng xử trong tình huống và phân tích kết quả của mỗi cách ứng xử.
GV kết luận ( SGK) 
HĐ2: Đóng vai 
GV chia N4, yêu cầu các N xây dựng kịch bản và chuẩn bị đóng vai.
HS thảo luận, xây dựng kịch bản và chuẩn bị đóng vai.
Các N lên đóng vai. Nhận xét , rút kinh nghiệm.
GV kết luận:
Khi bạn có chuyện vui cần chúc mừng, chung vui với bạn.
Khi bạn có chuyện buồn, cần an ủi động viên và giúp đỡ bạn bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
HĐ3: Bày tỏ thái độ 
GV lần lượt đọc từng ý kiến, HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ ( Ý kiến VBT).
Thảo luận về lý do HS có thái độ tán thành, không tán thành, lưỡng lự với từng ý kiến.
GV kết luận: Các ý kiến a, c, d, đ, e là đúng, b là sai.
Thứ ba, ngày 16 tháng 10 năm 2012
TOÁN
THỰC HÀNH NHẬN BIẾT VÀ VẼ 
GÓC VUÔNG BẰNG Ê-KE
I. Mục tiêu:
- Biết sử dụng êke để kiểm tra, nhận biết góc vuông, góc không vuông.
- Biết dùng êke để vẽ góc vuông trong trường hợp đơn giản.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1: Hướng dẫn thực hành.
BT1: HS vẽ góc vuông đỉnh O:
 - Đặt đỉnh góc vuông của êke trùng với O và 1 cạnh của êke trùng với cạnh đã cho. 
 - Vẽ cạnh còn lại của góc theo cạnh còn lại của êke.
 - Ta được góc vuông đỉnh O. HS kiểm tra lẫn nhau.
BT2: 1 HS đọc đề bài.
HS tự dùng êke để kiểm tra trong mỗi hình.Nêu kết quả. Sửa bài.
BT3: HS quan sát hình vẽ và tưởng tượng xem mỗi hình A, B được ghép từ hình nào.
Sau đó, dùng các miếng ghép để kiểm tra lại. Sửa bài.
BT4: HS đọc đề, thực hành gấp như hướng dẫn SGK.
GV kiểm tra HS.
HĐ2 : Chấm điểm.
Rút kinh nghiệm: 	
Thứ ba, ngày 16 tháng 10 năm 2012
CHÍNH TẢ
ÔN TẬP – KIỂM TRA 
TẬP ĐỌC & HỌC THUỘC LÒNG
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra đọc: Đọc đúng, rành mạch đoạn văn đ học ( tốc độ đọc khoảng 55tiếng / phút ) ; trả lời được một câu hỏi về nội dung đoạn, bài. HS khá giỏi đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ ( tốc độ đọc trên 55 tiếng/ phút). Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đ cho. 
- Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh.
- Viết đúng đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi phường ( x, quận, huyện ) theo mẫu cu đ học.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1: Kiểm tra tập đọc:
HS kên bảng bốc thăm bài đọc, về chuẩn bị 2 phút.
HS lần lượt lên bảng đọc & trả lời câu hỏi nội dung bài.
Nhận xét cho điểm.
HĐ2: Ôn luyện cách đặt câu theo mẫu câu Ai là gì? 
HS đọc yêu cầu. Y/c HS tự làm bài theo N 2.
Đại diện N lên đọc những câu mà mình đặt được.
 Nhận xét từng câu.
Tuyên dương N đặt được nhiều câu đúng theo mẫu và có nội dung hay.
 Viết đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc thiếu nhi phường.
Phát phiếu cho HS.
Đọc mẫu đơn. Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa từ.
Ban chủ nhiệm: Tập thể chịu trách nhiệm chính của một tổ chức.
Câu lạc bộ: Tổ chức lập ra cho nhiều người tham gia sinh hoạt như vui chơi, giải trí, văn hóa, thể thao.
HS tự điền vào mẫu.
5 HS đọc lá đơn của mình. Nhận xét, sửa chữa.
HĐ 4: Chấm điểm. 
Rút kinh nghiệm: 	
Thứ ba, ngày 16 tháng 10 năm 2012
TNXH
ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
Mục tiêu: Giúp HS củng cố & hệ thống lại kiến thức về: 
Cấu tạo ngoài và các chức năng của cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và cơ quan thần kinh.
Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ và giữ gìn các cơ quan trên.
Hoạt động đóng vai nói với người thân trong gia đình không nên sử dụng thuốc lá, rượu, bia. 
GD HS ý thức giữ gìn sức khỏe.
II. Các hoạt động dạy học: 
HĐ1: Chơi trò chơi: Ai nhanh, ai đúng ? 
Bước 1: Tổ chức: Chia lớp thành 4 Nhóm
Cử 5 HS làm ban giám khảo, ghi câu hỏi & câu trả lời của các đội.
Bước 2: Phổ biến luật chơi, cách chơi.
HS nghe câu hỏi, đội nào có câu trả lời trước sẽ reo chuông, trả lời.
Tính điểm.
Bước 3: Chuẩn bị 
Các đội hội ý trước cách chơi, trao đổi thông tin các bài đã học.
GV hội ý ban giám khảo thống nhất câu hỏi và đáp án để theo dõi nhận xét các đội trả lời ; thống nhất cách đánh giá, ghi chép.
Bước 4: Tiến hnh 
 GV lần lượt đọc các câu hỏi & điều khiển cuộc chơi ( quy định thời gian tối đa cho mỗi câu trả lời ). 
Bước 5: Đánh giá tổng kết. 
Ban giám khảo hội ý thống nhất & tuyên bố với các đội.
Tuyên dương đội thắng cuộc.
HĐ2: Đóng vai. 
-Các Nhóm thảo luận đóng vai: Nói với người thân trong gia đình không nên sử dụng thuốc lá, rượu bia.
- HS đóng vai. Nhận xét, đánh giá. Tuyên dương Nhóm đóng hay.
Rút kinh nghiệm: 	
Thứ tư, ngày 17 tháng 10 năm 2012
TẬP ĐỌC
ÔN TẬP – KIỂM TRA 
TẬP ĐỌC & HỌC THUỘC LÒNG
I. Muc tiêu: 
1. Kiểm tra lấy điểm HTL các bài thơ, văn có yêu cầu HTL ( từ tuần 1 tuần 8 ) SGK tập 1 mức độ,yêu cầu về kỹ năng đọc như tiết 1.
2. Luyện tập củng cố vốn từ: lựa chọn từ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho các từ chỉ sự vật. Đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu.
3. Đặt theo mẫu câu Ai là gì?
II.Các hoạt động dạy học:
HĐ 1: Kiểm tra học thuộc lòng.
- HS lần lượt bốc thăm, xem lại bài.( 1 2 ’ )
- HS đọc thuộc lòng bài thơ, đoạn văn theo yêu cầu phiếu.
- Cho điểm. HS không thuộc về học lại, kiểm tra lại.
HĐ2: HS làm bài tập.
BT2: HS đọc kỹ đoạn văn chép sẵn và suy nghĩ để chọn từ bổ sung ý nghĩa thích hợp cho từ gạch chân.
Đọc thầm trao đổi cặp. HS làm bài vào vở.
3 HS lên bảng làm bài 
Đọc kết quả. ( có thể giải thích vì sao chọn từ này ) 
Nhận xét. Chốt lại lời giải đúng.
GV xóa những từ không thích hợp, giữ lại những từ thích hợp và giải thích lý do.
2 HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh trên bảng. Cả lớp sửa bài.
BT3: HS nêu yêu cầu bài 
HS làm bài cá nhân vào vở nháp. 1 HS làm bảng phụ.
Treo bảng, đọc kết quả. Nhận xét, giúp hoàn thiện câu đã đặt.
HĐ3: Chấm bài.
Rút kinh nghiệm: 	
Thứ tư, ngày 17 tháng 10 năm 2012
TOÁN
ĐỀ-CA-MÉT & HÉC-TÔ-MÉT
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết tên gọi, ký hiệu của đề- ca -mét và héc - tô - mét.
- Biết quan hệ giữa đề- ca - mét và héc- tô - mét. Biết đổi từ đề- ca-mét, héc- tô- mét ra mét.
- GD tính chính xác.
II. Các hoạt động dạy học: 
HĐ1: GV giúp HS nêu lại tên gọi các đơn vị đo độ dài đã học: mét, đề – xi –mét, xăng- ti- mét, ... .
II. Các hoạt động dạy học: 
HĐ1: Kiểm tra học thuộc lòng ( như tiết 5) 
HĐ2: HS làm bài tập 
BT2: 1 HS đọc yêu cầu bài tập 
GV chỉ bảng lớp viết câu văn, giải thích cách làm.
HS lm bài cá nhân vào vở.
2 HS thi làm bài. Nhận xét. Tuyên dương.
2 HS đọc lại đoạn văn đã điền hoàn chỉnh 5 từ. Cả lớp sửa bài.
BT3: 1HS đọc yêu cầu bài.
HS làm bài vào vở. 1HS làm bài trên bảng, nhận xét, sửa bài.
HĐ3: Chấm điểm. 
Rút kinh nghiệm: 	
Thứ tư, ngày 17 tháng 10 năm 2012
THỦ CÔNG
ÔN TẬP CHƯƠNG I :
PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN HÌNH
I .Mục tiêu :
- Ôn tập củng cố được kiến thức , kỹ năng phối hợp gấp , cắt , dán một để làm đồ chơi.
- HS làm được ít nhất hai đồ chơi đã học. Với những HS khéo tay : Làm được ít nhất ba đồ chơi đã học. Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo.
- GD HS yêu thích môn học .
II. Các hoạt động dạy học : 
HĐ1: Gấp tàu thủy hai ống khói 
Bước 1: 
1 HS lên bảng thao tác lại các bước gấp tàu thủy hai ống khói .
Lớp quan sát .
GV sửa chữa , uốn nắn những thao tác HS thực hiện chưa đúng .
Nhận xét .
Bước 2: HS thực hành gấp tàu thủy hai ống khói : 
HS quan sát & nhắc lại quy trình gấp tàu thủy hai ống khói theo 3 bước .
HS nhận xét , bổ sung .
HS thực hành .
Tổ chức trưng bày sản phẩm .
Nhận xét , đánh giá .
HĐ2: Gấp con ếch 
Bước 1: 
1HS lên thao tác lại các bước gấp con ếch .
Quan sát và nhận xét .
Bước 2: HS thực hành gấp con ếch .
Treo tranh quy trình .
Quan sát và nhắc lại các bước gấp .
Bước 3: HS thực hành gấp 
Tổ chức cho HS gấp con ếch .
Tổ chức cho HS thi xem ếch của ai nhảy xa hơn , nhanh hơn .
HĐ3: Chọn sản phẩm đẹp trưng bày , đánh giá.
Rút kinh nghiệm: 	
Thứ năm, ngày 18 tháng 10 năm 2012
TOÁN
 BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
Mục tiêu: Giúp HS:
Nắm được bảng đơn vị đo độ dài, bước đầu thuộc bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, từ lớn đến nhỏ. Biết mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ di thông dụng ( km,v m; m v mm).
Biết làm các phép tính với các số đo độ dài.
GD tính chính xác.
Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1: Giới thiệu bảng đơn vị đo độ dài.
GV giúp HS nắm được bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ nhỏ đến lớn và ngược lại.
HS nhìn bảng lớp cùng thành lập bảng đơn vị đo độ dài.
Cho HS nhận xét: có những đơn vị đo nhỏ hơn mét, ta ghi bên phải của cột mét.
Có các đơn vị đo lớn hơn mét, ta ghi các đơn vị đo lớn hơn mét ở bên trái của cột mét.
HS nêu lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo để lần lượt điền các đơn vị đo đã kể ở bảng riêng vào đúng vị trí bảng kẻ sẵn để được bảng đơn vị đo độ dài hoàn chỉnh.
HS đọc bảng và nêu lên lần lượt mối quan hệ giữa hai đơn vị liền nhau.
GV giới thiệu thêm 1 km = 10 hm.
Nhận xét: Hai đơn vị đo độ dài liên tiếp gấp kém nhau 10 lần.
HS đọc nhiều lần để ghi nhớ.
HĐ2: Thực hành 
BT1: HS đọc yêu cầu. Tự làm bài. Sửa bài.
BT2: HS lần lượt làm từng câu theo thứ tự của bài. Sửa bài 
BT3: HS nêu mẫu. HS tự tính nhẩm. Sửa bài.
HĐ3: Chấm điểm.
Rút kinh nghiệm: 	
Thứ năm, ngày 18 tháng 10 năm 2012
TẬP LÀM VĂN
KIỂM TRA VIẾT
( CHÍNH TẢ & TẬP LÀM VĂN)
( ĐỀ TRƯỜNG RA)
Rút kinh nghiệm: 	
Thứ năm, ngày 18 tháng 10 năm 2012
TẬP VIẾT
ÔN TẬP_ KIỂM TRA
TẬP ĐỌC & HTL
I.Mục tiêu: 
Kiểm tra đọc yêu cầu như tiết 1.
Đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu Ai làm gì?
Nghe viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài chính tả Gió heo may; tốc độ viết khoảng 55 chữ / 15 phút. HS khá giỏi viét đúng, tương đối đẹp bài chính tả ( tốc độ trên 55 chữ /15 phút ) không mắc 5 lỗi trong bài.
GD tính cẩn thận.
II.Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra bài tập đọc ( số còn lại ). 
Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc ( được xem 2 phút ) 
HS đọc theo yêu cầu của phiếu. GV cho diểm.
HĐ2: HS làm bài tập. 
BT2: HS đọc yêu cầu bài.
Hai câu này được cấu tạo theo mẫu câu nào? HS làm nhẩm. 
Nhiều HS tiếp nối nhau nêu câu hỏi mình đặt được.
Nhận xét, viết nhanh câu hỏi đúng lên bảng.
2, 3 HS đọc lại 2 câu hỏi đúng.
BT3: GV đọc đoạn văn.
HS đọc lại, cả lớp theo di SGK.
HS tự viết ra giấy nháp những từ ngữ các em dễ viết sai.
HS gấp sách, GV thong thả đọc từng cụm từ, từng câu cho HS viết bài.
GV chấm, chữa 5 bài.
HĐ4: Thu vở chấm bài.
Rút kinh nghiệm: 	
Thứ năm, ngày 18 tháng 10 năm 2012
MĨ THUẬT
VẼ TRANG TRÍ :
VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN
Mục tiêu : 
HS hiểu biết hơn về cách sử dụng màu .
Biết cách vẽ màu vào hình có sẵn. HS khá giỏi : Tô màu đều , gọn trong hình , màu sắc phù hợp , làm rõ hình ảnh. Hoàn thành được bài tập theo yêu.
HS yêu thích môn học.
Các hoạt động dạy học :
HĐ1: Hướng dẫn quan sát nhận xét
- Cho học sinh quan sát bức tranh đấu vật.
- Bức tranh có những hình ảnh gì?
- Màu sắc cảnh vật ngày hay đêm?
- Màu sắc ban ngày rõ ràng, tươi sáng.
- Cho học sinh quan sát tranh màu rồng của bạn Quang Trung.
- Bức tranh gồm những hình ảnh nào?
- Hình ảnh nào là chính?
- Hình ảnh nào là phụ?
- Cảnh múa rồng diễn ra vào ban ngày hay ban đêm.
- Màu sắc cảnh vật ban ngày, ban đêm có giống nhau không? Vì sao?
- Hãy nêu đặc điểm của con rồng.
- Quần áo trong ngày lễ như thế nào?
- Màu sắc có rất nhiều màu khác nhau.
HĐ 2: Cách vẽ màu
- Tìm màu, vẽ màu vào hình con rồng, người, cây.
- Vẽ màu vào hình rồi vẽ nền.
- Các màu vẽ đặt cạnh nhau cần chọn hài hòa, tạo nên vẻ đẹp của toàn bức tranh.
- Vẽ màu có đậm, có nhạt.
HĐ3 : Thực hành 
- Quan sát từng học sinh làm bài và gợi ý khuyến khích học sinh sử dụng màu theo cảm nhận của học sinh để bài vẽ có màu sắc đẹp.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá
- Lấy một số bài nhận xét. 
- Bài bạn vẽ có màu như thế nào ?
- Nhận xét xếp loại khen ngợi học sinh có bài màu đẹp.
Củng cố, dặn dò
- Quan sát màu sắc của cảnh vật xung quanh.
- Sưu tầm tranh tĩnh vật của các họa sĩ và thiếu nhi.
- Chuẩn bị bài 10.
- Mang đầy đủ đồ dùng học tập, vở tập vẽ. 
Thứ sáu, ngày 19 tháng 10 năm 2012
CHÍNH TẢ
KIỂM TRA ĐỌC - HIỂU
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
( ĐỀ DO TRƯỜNG RA )
Thứ sáu, ngày 19 tháng 10 năm 2012
TOÁN
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: Giúp HS:
 1. Bước đầu biết đọc, viết số đo độ dài có hai tên đơn vị đo.
- Biết cách đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có tên một đơn vị đo ( nhỏ hơn đơn vị đo kia. ) 
- Củng cố phép cộng, phép trừ các số đo độ dài.
- Củng cố cách so sánh các độ dài dựa vào số đo của chúng.
2. Vận dụng tốt các kiến thức đã học để làm bài.
3. GD tính chính xác.
II. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Giới thiệu về số đo độ dài có hai đơn vị đo. 
BT1: GV giúp HS hiểu kỹ bài mẫu rồi tự làm bài.
GV nêu vấn đề như khung ở bài 1a). HS nêu lại.
GV nêu lại mẫu viết ở dạng thứ nhất trong khung của bài 1b) 
- GV nêu tiếp mẫu. HS tự làm các câu cột bên phải. Sửa bài.
 BT2: GVcho một vi HS lên bảng làm. Cả lớp làm bài. Sửa bài.
BT3: HS suy nghĩ để tìm ra cách giải câu thứ nhất của bài.
HS nêu nhiều cách làm khác nhau.
GV nhận định về từng cách làm, giúp HS tự tin để làm các câu khác nhau. Sửa bài.
HĐ2: Chấm điểm.
Rút kinh nghiệm: 	
Thứ sáu, ngày 19 tháng 10 năm 2012
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
ÔN TẬP KIỂM TRA:
CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
Mục tiêu: 
Giúp HS khắc sâu kiến thức đã học về cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và cơ quan thần kinh: Cấu tạo ngoài & chức năng giữ vệ sinh.
Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ các cơ quan nêu trên ?
HS đóng vai nói với người thân trong gia đình không nên sử dụng thuốc lá, rượu bia.
GD yêu thích môn học.
Hoạt động dạy học: 
HĐ1: Trò chơi Ai nhanh ai đúng ?
- Chơi theo cá nhân
- GV sử dụng các phiếu câu hỏi đựng trong hộp, từng HS lên bốc thăm trả lời.
- Nhận xét bổ sung câu trả lời của bạn. Đánh giá.
HĐ2: HS đóng vai nói với người thân trong gia đình không sử dụng thuốc lá, rượu 
Bước 1: Chia N 2, thảo luận đóng vai 
Bước 2: HS đóng vai.
Bước 3: Nhận xét, nêu ý kiến 
Tuyên dương N đóng đạt nhất.
Rút kinh nghiệm: 	
Thứ sáu, ngày 19 tháng 10 năm 2012
SINH HOẠT TẬP THỂ
TỔNG KẾT TUẦN 9
I. Mục tiêu
1) Kiến thức:
- Học sinh nắm được kết quả hoạtđộng thi đua của tổ và của mình trong tuần.
- Học sinh nhận ưu điểm và tồn tại của bản thân nêu phương hướng phấn đấu phù hợp bản thân.
- Học sinh nắm được nội dung thi đua tuần sau.
2) Kĩ năng:
- Học sinh mạnh dạn, tự tin, nói lưu loát trước tập thể.
- Học sinh biết phê và tự phê.
3) Thái độ:
- Học sinh có tính tự quản, biết đoàn kết và giúp đỡ bạn.
II. Chuẩn bị
+ Giáo viên: - Ghi nhận các mặt hoạt động, nội dung thi đua tuần sau, các bài hát cho học sinh tham gia.
+ Học sinh: - Ý kiến cần phát biểu.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1) Khởi động:
2) Giới thiệu:
3) các hoạt động:
Hoạt động 1: Nhận xét tuần qua về các mặt:
+ Chuyên cần: 
- Bạn Hà vẫn thường xuyên đi học trễ mặc dù GV đã trao đổi trực tiếp với mẹ của em nhưng thái độ của mẹ em vẫn bình thường.
- Các bạn còn nói chuyện nhiều trong giờ học nhất là khi GV đi dự giờ.
+ Học tập:
- Một số em chưa chuẩn bị bài tốt khi đến lớp: Anh Khoa, Trúc Hà, Trực, Nam, 
+ Kỉ luật:
- Vẫn còn hiện tượng chạy giởn, xô đẩy nhau trong giờ chơi.
- Tân, Phú, và một vài em khác cùng nhau uống bia trong giờ học.( em Tân mang vô)
+ Vệ sinh:
- Thùng rác quá đầy, hôi thối.
- Vệ sinh lớp chưa tốt nhất là giấy thủ công. Các em trực nhật chưa tốt: Tín, Khải, Hà
+ Phong trào:
- Đã tham gia đóng góp 1000đ/em để gây quỹ cho Đội TNTP Hồ Chí Minh.
(1000đ x 28 = 28000 đồng)
- Các em mua tăm ủng hộ Hội người mù 2000đ/em.
Hoạt động 2: Bình bầu tổ, học sinh xuất sắc, học sinh tiến bộ.
+ Cá nhân xuất sắc:
Kim Anh
Vân Anh
+ Cá nhân tiến bộ:
Phong Phú
Hoạt động 3: Giáo viên nhận xét chung về các mặt và nêu nội dung thi đua tuần sau.
 Các em chấp hành nội quy nhà trường chưa tốt, vệ sinh trường lớp chưa sạch đẹp, Truy bài đầu giờ và hát đầu giờ chưa thực hiện đều. Nhất là Trúc Hà cần phải cố gắng đi học đúng giờ và chuẩn bị đầy đủ trước khi đến lớp. Tuần sau các em cố gắng khắc phục những gì mình vừa nhận xét. Cố gắng chuẩn bị tốt những gì cần thiết trước khi đến lớp.
Hoạt động 4: Kết thúc
- Một vài em nhắc lại những việc cần thực hiện trong tuần sau.
- Hát
- Tổ trưởng chuẩn bị các báo cáo
- Tổ trưởng báo cáo.
+ Tổ 1:	
+ Tổ 2:	
+ Tổ 3: 	 
+ Tổ 4:	
- Học sinh cả lớp tham gia nhận xét, nêu ý kiến.
- Học sinh bình bầu cá nhân xuất sắc.
- Học sinh bình bầu cá nhân tiến bộ.
- Học sinh nêu phương hướng phấn đấu.
- Hát.
Rút kinh nghiệm: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an Lop 3 tuan 9.docx