Giáo án lớp 3 Tuần học 17 năm 2011

Giáo án lớp 3 Tuần học 17 năm 2011

A- KIỂM TRA BÀI CŨ

- Hỏi : Em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn thương binh liệt sĩ?

- Nhận xét , tuyên dương .

B- BÀI MỚI

1. Giới thiệu bài:

2. Hoạt động 1: Xem tranh và kể về những người anh hùng.

*Mục tiêu: Giúp HS hiểu rõ hơn về gương chiến đấu , hi sinh của các anh hùng liệt sĩ thiếu niên.

*Cách tiến hành:

- Yêu cầu các nhóm thảo luận bài tập 4.

- Các nhóm thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày , nhóm khác bổ sung.

- GV tóm tắc lại về gương chiến đấu , hi sinh của các anh hùng liệt sĩ trên và nhắc nhở hs học tập theo các tấm gương đó.

 

doc 27 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 684Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần học 17 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 12 tháng 12 năm 2011
Tiết 2 MÔN : ĐẠO ĐỨC
BÀI 8: BIẾT ƠN THƯƠNG BINH , LIỆT SĨ
( Tiết 2 )
MỤC TIÊU
- Như tiết 1.
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
HS : vở bài tập đạo đức.
Một số bài hát về chủ đề bài học.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
KIỂM TRA BÀI CŨ
Hỏi : Em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn thương binh liệt sĩ?
Nhận xét , tuyên dương .
BÀI MỚI
Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: Xem tranh và kể về những người anh hùng.
*Mục tiêu: Giúp HS hiểu rõ hơn về gương chiến đấu , hi sinh của các anh hùng liệt sĩ thiếu niên.
*Cách tiến hành: 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận bài tập 4.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày , nhóm khác bổ sung.
- GV tóm tắc lại về gương chiến đấu , hi sinh của các anh hùng liệt sĩ trên và nhắc nhở hs học tập theo các tấm gương đó.
Hoạt động 2: Báo cáo kết quả điều tra tìm hiểu về các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các thương binh , gia đình liệt sĩ ở địa phương.
*Mục tiêu: Giúp hs hiểu rõ về các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các gia đình thương binh , liệt sĩ ở địa phương và có ý thức tham gia , ủng hộ các hoạt động đó.
*Cách tiến hành:
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả điều tra tìm hiểu.
- Sau phần trình bày của mỗi nhóm , cả lớp nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét , nhắc nhở các em tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương.
Hoạt động 3: HS múa hát , đọc thơ , kể chuyện,... về chủ đề biết ơn thương binh liệt sĩ
Kết luận chung : Thương binh liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc. Chúng ta cần ghi nhớ và đền đáp công lao to lớn đó bằng những việc làm thiết thực của mình.
củng cố , dặn dò
Gọi hs đọc thuộc câu tục ngữ cuối bài.
Nhận xét tiết học.
Dặn hs về nhà sưu tầm , tìm hiểu về các nền văn hoá , về cuộc sống và jhọc tập , về nguyện vọng,...của thiếu nhi một số nước để chuẩn bị cho bài sau.
-2 ,3 hs xung phong phát biểu , cả lớp theo dõi nhẫn xét.
-Lắng nghe
-Các nhóm tiến hành thảo luận theo hướng dẫn.
-Đại diện trình bày trước lớp.
-Lắng nghe , ghi nhớ , thực hiện.
-Các nhóm xung phong trình bày trước lớp.
-Nhận xét , bổ sung cho nhóm bạn.
-Lắng nghe , ghi nhớ , thực hiện.
-Lắng nghe , ghi hhớ.
-3 ,4 hs đọc thuộc trước lớp.
-Lắng nghe , về nhà thực hiện sưu tầm.
Tiết 3 MÔN : TOÁN
TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC ( tiếp theo )
MỤC TIÊU
Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ) và ghi nhớ quy tắc tính giá trị của biểu thức dạng này.
Bt cần làm: 1,2,3.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi hs lên bảng tính giá trị biểu thức :
 81 : 9 + 10 ; 306 + 93 : 3, cả lớp làm vào nháp.
Nhận xét , ghi điểm.
BÀI MỚI
Giới thiệu bài: 
GV nêu quy tắc tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc.
GV Viết biểu thức ( 30 + 5 ) : 5 ;
x ( 20 – 10 ) lên bảng và giới thiệu như phần bài học trong SGK.
Gọi hs nêu lại quy tắc trước lớp.
Thực hành
*Bài 1: Tính giá trị của biểu thức:
Gọi hs nêu cách làm trước rồi mới tiến hành làm cụ thể từng phần.
Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
Gọi 4 hs lên bảng làm bài, mỗi em làm 1 bài.
Nhận xét , chữa bài , ghi điểm.
*Bài 2: Tính giá trị của biểu thức.
Gọi hs nêu cách làm bài.
Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
Gọi 4 hs lên bảng làm bài.
Nhận xét , chữa bài , ghi điểm.
*Bài 3: 
Yêu cầu hs đọc kĩ đề bài toán.
Gợi ý cho hs bài toán này các em có thể giải theo 2 cách.
+ Cách 1: Tím số sách trong mỗi tủ trước. Rồi tìm số sách trong mỗi ngăn. Trong lời giải ta thực hiện hai phép tính chia.
+ Cách 2: Tìm tổng số ngăn sách trong cả hai tủ. Rồi tìm số sách trong từng ngăn. Trong lời giải ta thực hiện một phép tính nhân và một phép tính chia.
Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
Gọi 2 hs lên bảng làm bài , mỗi em làm một cách.
Nhận xét , chữa bài , ghi điểm.
Củng cố , dặn dò
Gọi hs nêu lại quy tắc.
Nhận xét tiết học.
Dặn hs về nhà xem lại bài và chuẩn bị cho bài sau.
3 hs lên bảng làm bài , cả lớp làm vào nháp.
Nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
Lắng nghe
Quan sát , lắng nghe , theo dõi.
2 , 3 hs nhắc lại quy tắc.
2 , 3 hs nêu trước lớp cách làm , dựa vào quy tắc.
Cả lớp làm bài CN vào vở.
4 hs lêb ảng làm bài , mỗi em làm 1 bài.
25 – ( 20 – 10 ) = 25 – 10
 = 15
80 – ( 30 + 25 ) = 80 – 55
 = 25
125 + ( 13 + 7 ) = 125 + 20
 = 145
416 – ( 25 – 11 ) = 416 – 14
 = 402
1 ,2 hs nêu quy tắc 
cả lớp làm bài CN vào vở.
4 hs lên bảng làm bài 
( 65 + 15 ) x 2 = 80 x 2
 = 160
48 : ( 6 : 3 ) = 48 : 2
 = 24
( 74 – 14 ) : 2 = 60 : 2
 = 30
81 : ( 3 x 3 ) = 81 : 9
 = 9
1 hs đọc đề bài toán trước lớp , cả lớp đọc thầm SGK.
Lắng nghe , suy nghĩ tìm cách giải.
HS thực hiện phép chia 240 : 2 = 120 và 120 : 4 = 30 ( quyển )
HS thực hiện phép nhân 4 x 2 = 8 ( ngăn ) và thực hiện phép chia 240 : 8 = 30 ( quyển )
Cả lớp làm bài CN vào vở.
2 hs lên bảng làm bài
2 ,3 hs nêu lại quy tắc trước lớp.
Lắng nghe
Tiết 3 MÔN :TỰ NHIÊN - XÃ HỘI
BÀI 33 : AN TOÀN KHI ĐI XE ĐẠP
MỤC TIÊU
Nêu được một số quy định đảm bảo an toàn khi đi xe đạp.
Nêu được hậu quả nếu đi xe đạp không đúng quy định.
Có ý thức chấp hành luật giao thông.
*KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. Kĩ năng kiên định thực hiện đúng qui định khi tham gia giao thông. Kĩ năng làm chủ bản thân.
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Các hình trong SGK trang 64 , 65.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi hs nêu sự khác biệt giữa làng quê và đô thị về : phong cảnh nhà cửa , hoạt động sinh sống và đường xá , hoạt động giao thông.
Nhận xét , tuyen dương.
BÀI MỚI
Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: Quan sát tranh theo nhóm
*Mục tiêu:Thông qua quan sát tranh , hs hiểu được ai đi dúng , ai đi sai luật giao thông .
*Cacvhs tiến hành: 
+ Bước 1 : Làm việc theo nhóm
Yêu cầu các nhóm quan sát hình trong SGK và chỉ nói người nào đi đúng , người nào đi sai.
+ Bước 2:
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận , mỗi nhóm chỉ nêu 1 hình.
Nhận xét , tuyên dương , chốt lại ý đúng.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
*Mục tiêu: HS thảo luận để biết luận giao thông đối với người đi xe đạp.
*Cách tiến hành:
+ Bước 1: 
Yêu cầu các nhóm theo câu hỏi: Đi xe đạp như thế nào cho đúng luật giao thông?
+ Bước 2:
Gọi một số nhóm trình bày , các nhóm khác bổ sung.
*Kết luận: Khi đi xe đạp cần đi bên phải , đúng phần đường dàng cho người đi xe đạp , không đi vào đường ngược chiều.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi đèn xanh , đèn đỏ.
*Mục tiêu: Thông qua trò chơi nhắc nhở HS có ý thức chấp hành luật giao thông.
*Cách tiến hành:
+ Bước 1: Cả lớp đứng tại chỗ vòng tay trước ngực , bàn tay nắm hờ , táy trái quay dưới tay phải.
+ Bước 2: Trưởng trò hô:
Đèn xanh: Cả lớp quay tròn hai tay.
Đèn đỏ: Cả lớp dừng quay và để tay ở vị trí chuẩn bị.
- Trò chơi được lặp đi lặp lại nhiều lầ , ai làm sai sẽ hát một bài.
Củng cố , dặn dò
Gọi hs đọc mục bạn cần biết.
Nhận xét tiết học.
Dặn hs về nhà học thuộc bài và thực hiện đúng luật giao thông khi tham gia giao thông.
-2 hs tiếp nối nhau nêu mục bạn cần biết , cả lớp theo dõi nhận xét.
-Lắng nghe
-2 hs ngồi cùng bài chỉ và nói cho nhau nghe theo hướng dẫn.
-Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp , nhóm khác bổ sung nhận xét.
-Lắng nghe 
-Tiến hành thảo luận nhóm 4.
-Một số nhóm trình bày , nhóm khác bổ sung.
-Lắng nghe , ghi nhớ.
-Cả lớp tiến hành chơi trò chơi theo hướng dẫn.
-Kết thúc trò chơi.
-2 ,3 hs đọc trước lớp , cả lớp đọc thầm.
-Lắng nghe , rút kinh nghiệm, về nhà thực hiện.
Tiết 4 MÔN : THỂ DỤC
 - TẬP HỢP HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG.
 - ĐI THEO 1-3 HÀNG DỌC
 - ĐI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT THẤP
 - ĐI CHUYỂN HƯỚNG PHẢI, TRÁI
 - TRÒ CHƠI: CHIM VỀ TỔ
MỤC TIÊU
Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang.
Biết cách đi 1-4 hàng dọc theo nhịp ( nhịp 1 bước chân trái, nhịp 2 bước chân phải).
Biết cách đi vượt chướng ngại vật thấp.
Biết cách đi chuyển hướng phải , trái, thân người tự nhiên.
Biết cách chơi và tham gia trò chơi: Chim về tổ.
ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN
Địa điểm : Trên sân trương vệ sinh sạch sẽ , bảo đảm an toàn tập luyện.
Phương tiện : Chuẩn bị còi , dụng cụ , kẻ sẵn các vạch cho trò chơi.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
NỘI DUNG
GT
PHƯƠNG PHÁP
PHẦN MỞ ĐẦU:
Tập hợp lớp , phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
Cả lớp chạy 1 hàng quanh sân tập.
Chơi trò chơi “ làm theo lệnh”
Oân bài thể dục phát triển chung 1 ,2 lần.
PHẦN CƠ BẢN
Tiếp tục ôn các động tác ĐHĐN và RLTTCB đã học.
*Tập phối hợp các động tác: Tập hợp hàng ngang , dóng hàng, đi đều , đi chuyển hường phải , trái; đi vượt chướng ngại vật thấp.
Chơi trò chơi “ Chim về tổ “
Tổ chức cho hs chơi trò chơi như các tiết trước.
PHẦN KẾT THÚC
Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
GV + HS hệ thống bài học.
Nhận xét tiết học , tuyên dương , khen ngợi , nhắc nhở.
Dặn hs về nhà tiếp tục ôn luyện các động tác đã học và chuẩn bị cho bài sau.
2’
2’
2’
4-6’
15’
6’
1’
2’
1’
1’
lớp trưởng tập hợp , điểm số báo cáo.
Cả lớp thực hiện chạy.
Cả lớp ôn 1 , 2 lần x 8 nhịp.
Các tổ tiến hành tập luyện theo hướng dẫn.
Các tổ thực hiện.
Ch ... a sổ , tờ lịch , mặt bàn ,... thường là hình chữ nhận và chuẩn bị cho bài sau.
Trình bày đồ dùng chuẩn bị trước mặt để GV kiểm tra.
Lắng nghe , nhắc lại tựa bài.
Quan sát , lắng nghe , ghi nhớ.
Cả lớp thực hiện thao tác theo GV , lấy ê-ke kiểm tra và thước đo các cạnh hình trong SGK.
Lắng nghe , ghi nhớ.
2 ,3 hs nhắc lại khái niệm trong SGK.
Cả lớp tự nhận biết
1 hs nêu trước lớp hs khác nhận xét.
*Hình NMPQ và RSUT là hình chữ nhật.
*Hình ABCD và hình EGIH không là hình chữ nhật.
Cả lớp thực hiện theo yêu cầu.
1 hs nêu trước lớp , cả lớp nhận xét , bổ sung.
AB = CD = 4 cm và AD = BC = 3cm.
MN = PQ = 5CM và MQ = MP = 2CM
Cả lớp tự làm bài vào vở.
1 hs nêu kết quả trước lớp , cả lớp nhận xét bổ sung.
AD = BC = 1cm + 2cm = 3cm
AM = BN = 1cm
MD = NC = 2cm
AB = MN = DC = 4cm.
Cả lớp thực hiện vào vở.
1 hs nêu lại trước lớp.
Lắng nghe , về nhà áp dụng để nhận biết.
Tiết 5 MÔN : THỂ DỤC
 - TẬP HỢP HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG.
 - ĐI THEO 1-4 HÀNG DỌC
 - ĐI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT THẤP
 - ĐI CHUYỂN HƯỚNG PHẢI, TRÁI
 - TRÒ CHƠI: MÈO ĐUỔI CHUỘT
MỤC TIÊU
Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang.
Biết cách đi 1-4 hàng dọc theo nhịp ( nhịp 1 bước chân trái, nhịp 2 bước chân phải).
Biết cách đi vượt chướng ngại vật thấp.
Biết cách đi chuyển hướng phải , trái, thân người tự nhiên.
Biết cách chơi và tham gia trò chơi: Chim về tổ.
ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN
Địa điểm : Trên sân trương vệ sinh sạch sẽ , bảo đảm an toàn tập luyện.
Phương tiện : Chuẩn bị còi , dụng cụ , kẻ sẵn các vạch cho trò chơi.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
NỘI DUNG
GT
PHƯƠNG PHÁP
PHẦN MỞ ĐẦU:
Tập hợp lớp , phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
Cả lớp chạy 1 hàng quanh sân tập.
Chơi trò chơi “ làm theo lệnh”
Oân bài thể dục phát triển chung 1 ,2 lần.
PHẦN CƠ BẢN
Tiếp tục ôn các động tác ĐHĐN và RLTTCB đã học.
*Tập phối hợp các động tác: Tập hợp hàng ngang , đi theo 1-4 hàng dọc., dóng hàng, đi đều , đi chuyển hường phải , trái; đi vượt chướng ngại vật thấp.
Chơi trò chơi “ Mèo đuổi chuột “
Tổ chức cho hs chơi trò chơi như các tiết trước.
PHẦN KẾT THÚC
Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
GV + HS hệ thống bài học.
Nhận xét tiết học , tuyên dương , khen ngợi , nhắc nhở.
Dặn hs về nhà tiếp tục ôn luyện các động tác đã học và chuẩn bị cho bài sau.
2’
2’
2’
4-6’
15’
6’
1’
2’
1’
1’
lớp trưởng tập hợp , điểm số báo cáo.
Cả lớp thực hiện chạy.
Cả lớp ôn 1 , 2 lần x 8 nhịp.
Các tổ tiến hành tập luyện theo hướng dẫn.
Các tổ thực hiện.
Chơi trò chơi như tiết trước.
Kết thúc trò chơi.
Cả lớp thực hiện.
1 ,2 hs nêu lại nội dung tiết học.
Lắng nghe , về nhà thực hiện.
Thứ sáu ngày 16 tháng 12 năm 2011
Tiết 1 CHÍNH TẢ
Nghe – viết ÂM THANH THÀNH PHỐ ( từ Hải đã ra Cẩm Phả ... đến hết )
MỤC TIÊU
Nge – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức văn xuôi; bài viết không mắc quá 5 lối chính tả.
Tìm được tiếng có vần ui/ uôi ( BT2).
Làm đúng BT 3b.
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Bảng lớp kẻ sẵn nội dung BT2.
3 tờ giấy A4 để hs viết BT3b.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi 1 hs đọc , 3 hs viết bảng lớp , cả lớp viết vào nháp các từ : dối trá , giã giò , dì làm gì đó.
Nhận xét , chữa bài , nhắc nhở.
BÀI MỚI
Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn nghe – viết chính tả.
Hướng dẫn hs chuẩn bị
GV đọc đoạn chính tả.
Gọi hs đọc lại
Hướng dẫn nhận xét chính tả.
Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa?
Yêu cầu hs đọc thầm đoạn văn, ghi nhớ các từ mình mắc lỗi khi viết bài.
GV đọc cho HS viết bài.
Chấm , chữa bài.
GV thu một số vở chấm , chữa bài.
Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 2.
Gọi hs đọc yêu cầu của bài . 
Yêu cầu cả lớp tìm từ vào nháp.
Gọi hs đọc các từ mình tìm được.
GV ghi nhanh lên bảng và nhận xét chốt lại ý đúng.
Bài tập 3b.
Yêu cầu hs đọc đề bài.
Phát giấy cho các tổ.
Yêu cầu 3 tổ thảo luận viết lời giải vào giấy.
Gọi các tổ dán giấy lên bảng và đọc kết quả.
Nhận xét , chốt lại ý đúng.
Củng cố , dặn dò
Nhắc hs về nhà viết lại những từ viết sai vào vở 10 lần.
Nhận xét tiết học.
Dặn hs về nhà chuẩn bị cho bài sau.
4 hs lên bảng thực hiện , cả lớp viết vào nháp.
Nhận xét bạn viết trên bảng.
Lắng nghe
Lắng nghe GV đọc mẫu.
1 hs đọc trước lớp , cả lớp đọc thầm SGK.
Các chữ đầu đoạn , đầu câu , tên địa danh , tên người Việt và người nước ngoài , tên tác phẩm.
Cả lớp thực hiện theo yêu cầu.
Lắng nghe GV đọc – viết chính tả.
Lắng nghe , rút kinh nghiệm.
1 hs đọc trước lớp , cả lớp đọc thầm.
Cả lớp thực hiện.
3, 4 hs đọc trước lớp , cả lớp bổ sung:
Cả lớp đọc thầm đề bài.
3 tổ nhận giấy.
Các tổ tiến hành làm bài.
Đại diện tổ đọc kết quả trước lớp.
bắc - ngắt – đặc.
Lắng nghe , về nhà thực hiện.
Tiết 2 TẬP LÀM VĂN
VIẾT VỀ THÀNH THỊ , NÔNG THÔN
MỤC TIÊU
-Viết được một bức thư ngắn cho bạn ( khoảng 10 câu) để kể nhuwnhs điều bạn biết về thành thị, nông thôn.
- GD ý thức tự hào về cảnh quan môi trường trên các vùng quê hương.
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Bảng lớp viết trình tự mẫu của lá thư ( tr.83 , SGK ) Dòng đầu thư ...; Lời xưng hô với người nhận thư...; Nội dung thư... Cuối thư : Lời chào , chữ kí họ và tên.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi 2 hs kiểm tra làm miệng BT1 , 2 tiết TLV tuần 16.
Gọi 1 hs kể chuyện Kéo cây lúa lên.
Gọi 1 hs kể những điều mà em biết về thành thị.
Nhận xét , tuyên dương .
BÀI MỚI
Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn hs làm bài tập
Gọi hs đọc yêu cầu đề bài ( nhìn trên bảng lớp trình tự mẫu của một lá thư ).
Gọi hs nói đoạn đầu lá thư của mình.
Nhắc hs có thể viết lá thư khoảng 10 câu hoặc dài hơn , trình bày thư cần đúng thể thức , nội dung hợp lí.
Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở BT.
Gọi hs đọc bài của mình trước lớp.
Nhận xét , chấm điểm một số bài viết tốt.
Củng cố , dặn dò
Nhắc những hs chưa hoàn thành bài viết về nhà viết tiếp.
Nhận xét tiết học
Dặn hs về nhà đọc trước các bài TĐ và HTL để tiết sau kiểm tra lấy điểm.
2 hs thực hiện trước lớp.
1 hs kể trước lớp.
1 hs thực hiện nói trước lớp , cả lớp theo dõi nhận xét.
Lắng nghe , nhắc lại tựa bài.
1 hs đọc yêu cầu trước lớp , cả lớp đọc thầm.
1 hs khá , giỏi nói trước lớp.VD : Tam Giang Tây , ngày 29 tháng 12 năm 2006.
 Trúc Linh thân mến !
Tuần trước mình được mẹ cho về thăm Dì ba ở Cà Mau , từ nhỏ đến giờ mình mới được đi lên thành phố chuyện đi thật thú vị,...
Lắng nghe , suy nghĩ để thực hiện.
Cả lớp làm bài CN vào VBT.
4 ,5 hs đọc bài của mình trước lớp , cả lớp nhận xét.
Lắng nghe , về nhà thực hiện.
Tiết 3 MÔN : TOÁN
HÌNH VUÔNG
MỤC TIÊU
Nhận biết một số yếu tố ( đỉnh, cạnh, góc) của hình vuông
Vẽ hình vuông đơn giản ( trên giấy kẻ ô vuông).
BT cần làm: 1,2,3,4.
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Một số mô hình về hình vuông.
GV + HS , Ê-ke , thước kẻ.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi hs nêu quy tắc hình chữ nhật.
1 hs lên bảng vẽ 1 hình chữ nhật , cả lớp vẽ vào bảng con.
Nhận xét , tuyên dương.
BÀI MỚI
Giới thiệu bài: 
Giới thiệu hình vuông
GV vẽ lên bảng hình vuông ABCD và giới thiệu như trong SGK.
 A B
 D C
Gọi hs nhắc lại khái niệm.
GV đưa ra một số mô hình tứ giác và hình vuông , yêu cầu hs nhận biết hình vuông và hình không vuông.
Liên hệ một số đồ vật thực tế VD: viên gạch lót nền , gạch bông,...
Thực hành
*Bài 1: 
Yêu cầu hs nhận biết và giải thích được hình nào là hình vuông , hình nào là hình không vuông.
Gọi hs nêu trước lớp.
Nhận xét , chốt lại ý đúng.
*Bài 2: 
Yêu cầu cả lớp dùng thước đo và thực hiện theo yêu cầu.
*Bài 3: 
Yêu cầu cả lớp áp dụng khái niệm để kẻ thành hình vuông theo yêu cầu.
GV kiểm tra và nhận xét.
*Bài 4: 
Yêu cầu cả lớp vẽ đúng hình như mẫu trong SGK.
GV kiểm tra nhận xét , tuyên dương , nhắc nhở.
Củng cố , dặn dò
Gọi hs nêu lại khái niệm hình vuông.
Nhận xét tiết học.
Dặn hs về nhà tìm đồ vật có dạng hình vuông trong thực tế và chuẩn bị cho bài sau.
1 hs nêu trước lớp.
1 hs lên bảng thực hiện , cả lớp vẽ vào bảng con.
Lắng nghe
Quan sát , lắng nghe GV hướng dẫn.
2 ,3 hs nhắc lại trước lớp , cả lớp đọc thầm SGK.
Quan sát , nhận biết.
Liên hệ thực tế.
Cả lớp thực hiện vẽ vào vở và nhận biết hình vuông và không vuông.
1 hs nêu trước lớp , cả lớp nhận xét , bổ sung.
*Hình EGHI là hình vuông vì có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau: EG = GH = HI = IE
*Hình ABCD không là hình vuông vì có 4 góc vuông nhưng 4 cạnh không bằng nhau.
*Hình NPQM không là hình vuông vì có 4 cạnh bằng nhau nhưng 4 góc không bằng nhau.
Cả lớp thực hiện theo yêu cầu.
*Hình ABCD có cạnh là 3cm.
*Hình MNPQ có cạnh là 4cm.
Cả lớp áp dụng để thực hiện bài tập.
HS có thể đếm ô vuông nhỏ của cạnh và thực hiện chấm điểm sau đó vẽ cho đúng.
Cả lớp thực hiện đúng theo mẫu trong SGK.
Lắng nghe , rút kinh nghiệm.
1 hs nêu trước lớp .
lắng nghe về nhà thực hiện.
Duyệt của Tổ trưởng chuyên môn
Ngày..tháng..năm 2011
Duyệt của BGH
Ngày..tháng..năm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 17.doc