Giáo án lớp 3 Tuần học 28 năm 2011

Giáo án lớp 3 Tuần học 28 năm 2011

- Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.

 - Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm.

 - Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa iph]ơng.

HS khá, giỏi:

- Biết vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.

Không đồng tình với những hành vi sử dụng lãng phí hoặc làm ô nhiễm nguồn nước

 

doc 24 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 770Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần học 28 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
( Từ ngày 21 /3/2011 đến 25/3/2011)
THỨ NGÀY
MÔN
TIẾT PPCT
BÀI
Hai
(ngày 21/3/2011)
Đạo đức
28
Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (T1)
Toán
136
So sánh các số trong phạm vi 100 000
TN - XH
55
Thú (TT)
Ba
(ngày 22/3/2011)
Tập đọc
55
Cuộc chạy đua trong rừng 
Kể chuyện
28
Cuộc chạy đua trong rừng 
Toán 
137
Luyện tập
Thủ công
28
Làm đồng hồ để bàn
Tư
(ngày 23/3/2011)
Tâp đọc
56
Cùng vui chơi
Chính tả
55
Nghe – viết: Cuộc chạy đua trong rừng 
Toán
138
Luyện tập
Thể dục
55
Bài thể dục với hoa và cờ . Trò chơi “ HA - HY ”
Năm
(ngày 24/3/2011)
LT & Câu
28
Nhân hóa. Ôn cách đặt và trả lời CH Để làm gì? ...
Toán
139
Diện tích của một hình
Tập viết
28
Ôn chữ hoa T (TT). 
TN – XH
56
Mặt trời
Sáu
(ngày 25/3/2011)
Chính tả
56
Nhớ – viết: Cùng vui chơi 
Tập làm văn
28
Kể lại trận thi đấu thể thao 
Toán
140
Đơn vị đo diện tích. Xăng-ti-mét vuông
Thể dục 
56
Bài thể dục với hoa và cờ . Trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”
Sinh hoạt
28
Nhận xét cuối tuần
Thứ hai ngày 21 tháng 03 năm 2011
Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết: 28
Bài: TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC (T1)
I . MỤC TIÊU 
 - Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
 - Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm.
 - Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa iph]ơng.
HS khá, giỏi:
Biết vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
Không đồng tình với những hành vi sử dụng lãng phí hoặc làm ô nhiễm nguồn nước.
Giáo dục HS biết tiết kiệm và bảo vệ ô nhiễm nguồn nước.
II . CHUẨN BỊ 
Phiếu học tập cho hoạt động 3, tiết 1. 
Tranh ảnh tư liệu về việc sử dụng nước và tình hình ô nhiễm nước ở địa phương 
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
A . Ổn định 
B . Kiểm tra
C. Bài mới 
- GT : Ngày càng có nhiều khách từ các nước khác nhau đến làm việc hoặc du lịch, tìm hiểu về đất nước và con người Việt Nam. Vậy chúng ta phải tiếp đón và cư xử với họ như thế nào ? 
Hoạt đông 1 : Vẽ tranh hoặc xem ảnh 
Mục tiêu: HS hiểu nước là nhu cầu không thểmthiếu được trong cuộc sống . Được sử dụng nước sạch đầy đủ , trẻ em có sức khoẻ và phát triển tốt .
Cách tiến hành : 
Yêu cầu HS 
-Vẽ những gì cần thiết nhất cho cuộc sống hằngngày 
 -HD HS chọn lọc từ tranh vẽ các đồ vật hoặc các thức ăn,nhà ở, xe đạp, ti vi sách ,đồ chơi Những thứ cần thiết cho cuộc sống hằng ngày 
-Hoặc xem ảnh
Aûnh1 : Nước sạch đã về với bản làng 
Aûnh 2 : Tưới cây xanh trên đường Trần Khát Chân 
Aûnh 3 : rau muống trên mặt hồ 
Yêu cầu các nhóm chọn 4 thứ cần thiết nhất không thể thiếu và trình bày lí do lựa chọn 
+ Nếu không có nước cuộc sống sẽ NTN? . 
* Kết luận : Nước là nhu cầu thiết yếu của con người, đảm bảo cho trẻ em sống và phát triển tốt 
Hoạt động 2 . Thảo luận nhóm 
Mục tiêu: HS biết NX và đánh giá hành vi khi sử dụng nước và bảo vệ nguồn nước .
Cách tiến hành :
GV chia nhóm phát phiếu thảo luận nêu ý kiến đúng sai?Tại sao? Nếu em có mặt ở đó em sẽ làm gì ? Vì sao?
a)Tắm cho trâu bò ở cạnh giếng nước ăn 
b) Đổ rác ở bờ ao, bờ hồ.
c) Vứt vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật vào thùng rác riêng 
d) Để vòi nước chảy tràn bể mà không khoá lại 
e) Không vứt rác trên sông, hồ, biển.
GV kết luận : 
A, b. d là những việc làm sai 
C, e là những việc làm đúng 
* Chúng ta nên sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước để nước không bị ô nhiễm . 
Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm 
Mục tiêu :HS biết quan tâm tìm hiểu thực tế sử dụng nước nơi mình ở . 
Cách tiến hành : GV chia nhóm phát phiếu học tập và yêu cầu các nhóm thảo luận, Các nội dung sau : 
a) Nước sinh hoạt nơi em ở thiếu, thừa, hay đủ dùng ?
b) Nước sinh hoạt nơi em ởlà sạch hay bị ô nhiểm 
c) Nước sinh hoạt nơi em ở được mọi người sử dụng như thế nào ?(Tiết kiệm hay lãng phí ? Giữ gìn sạch hay bị ô nhiễm ?
* Kết luận :+ TD nhưng HS đã biết quan tâm đến sử dụng nước nơi mình sống 
Hướng dẫn thực hành :
Về nhà tìm hiểu thực tế sử dụng nước ở gia đình , nhà trường và tìm cách sử dụng tiết kiệm , bảo vẹ nước sinh hoạt ở gia đình và nhà trường.
-THMT
Chuẩn bị tiết 2 Luyện tập thực hành .
- Các nhóm trình bày kết quả công việc. Các nhóm khác trao đổi và bổ sung ý kiến.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện mỗi nhóm lên trình bày.
- Thảo luận lớp : HS nêu .
.
- HS các nhóm thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm lên trình bày .
Lớp lắng nghe.
Môn: TOÁN
Tiết: 136
Bài: SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100.000
I/ MỤC TIÊU : 
Biết so sánh các số trong phạm vi 100 000.
Biết tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm 4 số mà các số là số có năm chữ số.
Giáo dục HS tính chính xác.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Sgk
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A . Ổn định 
B . Kiểm tra : Luyện tập 100.000
 Nhận xét 
C . Bài mới 
Giới thiệu : 
 Củng cố các quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100.000
 a/ GV viết bảng 999. .. 1012rồi yêu cầu HS so sánh ( điền dấu = )
HS nhận xét : 999 có có số chữ số ít hơn số chữ số của 1012 nên 999< 1012 b/ GV viết 9790. . .9786 và yêu cầu HS so sánh 2 số này 
c/GV cho HS làm tiếp 
 3772. . .3605 4597. . .5974
 8513. . .8502 655. . .1032
 + GV viết lên bảng số 100.000 và 99.999 hướng dẫn HS nhận xét 
 Thực hành 
Bài 1 : Điền dấu =
Bài 2 : Điền dấu =
Bài 3:
a/ Tìm số lớn nhất trong các số sau :83269, 92368, 68932
b/Tìm số bé nhất trong các số sau :74203, 100000, 54307, 90241
Bài 4(a) :/147
D/ Củng cố –Dặn dò:
- Chốt lại bài học và giáo dục. 
- Chuẩn bị bài sau Luyện tập 
HS lên bảng sửa Bài 4/146
Bài giải
Số chỗ chưa người ngồi là
7000 – 5000 = 2000 ( chỗ )
 Đáp số 2000 chỗ ngồi
HS nhận xét 
+ Hai số có cùng 4 chữ số
+ Ta so sánh từng cặp chữ số cùng hàng từ trái sang phải 
+ Chữ số hàng nghìn đều là 9
+ Chữ số hàng trăm đều là 7
+ Ở hàng chục có 9>8
Vậy 9790 > 9786
Hs nhận xét + 1 em lên bảng điền dấu =
HS làm miệng + nhận xét 
 Làm phiếu học tập 
89.156 < 98.516 67628 < 67728
69.731 > 69713 89999 > 90000
79650 = 79650 78659 >76860
92368
54307
Nhận xét 
 + HS đọc yêu cầu + giải vào vở
- Số thứ tự từ bé đến lớn là : 8258, 16999, 30620, 31855
Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết: 55
Bài: THÚ (TT)
I .MỤC TIÊU : 
- Nêu được lợi ích của thú đối với con người.
- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số loại thú.
HS khá, giỏi:
- Biết những động vật có lông mao, đẻ con, nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú.
- Nêu được 1 số ví dụ về thú nhà và thú rừng.
II . CHUẨN BỊ :
- Sưu tầm các loài tranh ảnh về thú nhà 
III . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A . Ổn định 
B . Kiểm tra : Chim 
 Nhận xét
C . Bài mới 
 Giớo hiệu + ghi tựa
Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận 
Bước 1 : GV yêu cầu HS quan sát hình các loài thú nhà trong SGKvà các hình đã sươu tầm được .
GV nhắc các nhóm trưởng yêu cầu các bạn khi mô tả con vật nào thì chỉ vào hình vẽ nói rõ tên từng bộ phận cơ thể của các con vật đó .
Bước 2 : Làm việc cả lớp 
*Kết luận : 
 Những động vật có các đặc điểm như có long mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú. 
Hoạt động 2 : Thảo luận cả lớp 
 *Cách tiến hành 
GV đặt vấn đề cho cả lớp thảo luận 
Kết luận :Lợn là loài vật chính của nước ta. Thịt lợn là thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho con người. Phân lợn được dùng để bón ruộng 
- Trâu bò được dùng để kéo cày, phân trâu bò được dùng đẻ bón ruộng. Bò còn nuôi để lấy thịt, lấy sữa. Các sản phẩm sữa bò như bơ, pho mát cùng với thịt bò là những thức ăn ngon và bổ, cung cấp các chất đạm, chất béo cho cơ thê con người.
Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân 
Bước 1 : GV yêu cầu HS lấy giấy và bút chì màu để vẽ môït con thú nhà mà em ưa thích 
Bước 2 : Trình bày 
 GV cùng HS nhận xét và đánh giá bức tranh 
D/ Củng cố – Dặn dò :
- Chốt lại bài học và giáo dục - THMT
- Sưu tầm tiếp tranh ảnh về thú để tiết sau học tiếp.
HS đọc nội dung bài và TLCH
HS nhắc lại 
HS quan sát tranh + nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận :
+ Kể tên các con thú nhà mà em biết 
+ Trong số các con thú nhà đó :
- Con nào có mõm dài, tai vểnh, mắt híp ?
- Con nào có thân hình vạm vỡ, sừng cong như lưỡi liềm ?
- Con nào có thân hình to lớn, có sừng, vai u, chân cao ?
- Con nào đẻ con 
- Thú mẹ nuôi thú con mới sinh bằng gì ?
Đại diện các nhóm lên trình bày, mỗi nhóm giới thiệu về 1 con,
Các nhóm khác nhận xét – bổ sung 
Nêu ích lợi của việc nuôi các loại thú nhà như : Lợn, trâu, bò, chó, mèo, 
HS thực hiện 
Từng cá nhân có thể dán bài của mình trớc lớp. Nhóm trưởng tập hợp các bức tranh của các bạn trong nhóm dán vào đó và trưng bày trước lớp .
- 1 HS lên tự giới thiệu về bức tranh của mình .
Thứ ba ngày 22 tháng 03 năm 2011
Môn: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
Tiết: 55 - 28
Bài: CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG
I . MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU 
 	A- Tập đọc
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu phẩy, dấu chấm và giữa các cụm từ dài; biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con.
- Hiểu ND: Làm việc gì cũng phải cẩn thận chu đáo. (trả lời được các CH trong SGK).
- Giáo dục HS tính cẩn thận.
B- Kể chuyện 
 	- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
	HS khá, giỏi biết kể lại từng đoạn câu chuyện bằng lời của Ngựa Con.
II . CHUẨN BỊ :
- Tranh minh họa câu chuyện trong SGK
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A . Ổn định
B . Bài cũ 
C . Bài mới
1/ Giới thiệu chủ điểm
Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa truyện, nói về tranh (Cuộc đua của muông thú trong rừng. Ngựa con đang dừng lạ, cúi nhìn bộ móng của mình sắp bị long ra, vẻ rất đau đớn .Các con thú khác : hươu, nai, tho,û cáo,... chạy vượt lên). Điều gì đã xảy ra với Ngựa Con ? Chú đã chiến thắng hay thất bại trong cuộc đua ? Lí do vì sao ? Đọc câu chuyện này các em sẽ biết rõ điều ấy.
 Ghi tựa
 2/ Luyện đọc
 a/GV đọc toàn bài 
 b/Hướng dẫn HS luyện đọc 
 - Đọc từng câu
 - Đọc từng đoạn
3/ Tìm hiểu bài 
+ Ngựa Con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào ?
+ Ngựa Cha khuyên nhủ con điều gì ?
+ Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi ?
+ Ngựa Con rút ra bài học gì ?
4/ Luyện đọc lại 
GV đọc mẫu và hướng dẫn Hs đọc đúng nội dung 
B/ Kể chuỵên
 1/ GV nêu nhiệm vụ : Dựa v ...  tìm các chữ viết hoa có trong bài 
GV viết mẫu 
b) Luyện viết từ ứng dụng 
Giới thiệu : Thăng Long là tên cũ của thủ đô Hà Nội do vua Lí Thái Tổ đặt. Theo sử sách thì khi đời kinh đô từ Hoa Lư ra thành Đại La. Lí Thái Tổ mơ thấy rồng vàng bay lên, vì vậy vua đổi tên Đại La Thành Thăng Long.
 c/ Luyện viết câu ứng dụng 
Câu ứng dụng khuyên ta năng tập thể dục cho con người khỏe mạnh như uốùng rất nhiều thuốc bổ .
+ Hướng dẫn viết vở bài tập 
D/ Củng cố dặn dò:
- Chốt lại bài học và giáo dục.
- Chuẩn bị bài sau
HS nhắc lại từ và câu ứng dụng (Tân Trào, Dù ai đi ngược về xuôi 
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba 
T , Th , L
HS viết bảng con 
Hs đọc từ Thăng Long 
HS viết bảng con 
HS đọc câu ứng dụng 
- Viết bảng con : Thể dục 
 Môn: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tiết: 56
Bài: MẶT TRỜI
I . MỤC TIÊU 
- Nêu được vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất: Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đất.
- HS khá, giỏi nêu được những việc gia đình đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời.
II . CHUẨN BỊ 
 - Các hình trong SGK
III . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A . Ổn định 
B . Kiểm tra Thực hành : Đi thăm thiên nhiên 
 + Nêu những đặc điểm chung của thực vật và động vật .
 Nhận xét 
C . Bài mới 
 Giới thiệu : + ghi tựa 
Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm 
Cách tiến hành 
Bước 1 :
HS thảo luận trong nhóm theo gợi ý sau 
+ Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật ?
+ Khi đi ra ngoài trời nắng, bạn thấy như thế nào ? tại sao ?
+ Nêu ví dụ chứng tỏ Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa tỏa nhiệt ?
Bước 2 :
HS quan sát quang cảnh xung quanh trường và thảo luận trong hóm theo gợi ý sau :
+ Nêu ví dụ về vai trò của Mặt Trời đối với con người, động vật và thực vật.
+ Nếu không có Mặt Trời thì thì điều gì xảy ra trên Trái Đất.
Kết luận : Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa tỏa nhiệt .
Hoạt động 2 : Quan sát ngoài trời 
Bước 1 : 
Bước 2 :
GV lưu ý Hs về 1 số tác hại của ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời đối với sức khỏe và đời sống con người như cảm nắng, cháy rừng tự nhiên vào mùa khô . . . .
Kết luận : Nhờ có Mặt Trời, cây cỏ xanh tươi, người và động vật khỏe mạnh .
 Hoạt động 3 : Làm việc với SGK
 Cách tiến hành 
Bước 1 :HD HS quan sát hình 2, 3, 4 kể với bạn về việc con ngươi sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời
Bước2: GV yêu cầu liên hệ với thực tế hằng ngày: Gia đình em đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời để làm gì ? 
Hoạt động 4 : Thi kể về Mặt Trời
Cách tiến hành 
Bước 1 :HS kể về Mặt Trời trong nhóm của mình. 
Bước 2: Đại diện nhóm kể trước lớp.
- Nhận xét nhóm nào kể hay, đúng nội dung + Tuyên dương 
D . Củng cố –Dặn dò 
- Chốt lại bài học và giáo dục - THMT
- Xem bài Trái Đất – Quả Địa Cầu.
 HS trả lời câu hỏi 
HS nhắc lại 
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình .
 Nhận xét 
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
 Nhận xét 
HS quan sát hình 2, 3, 4 trang 111 SGK và kể những ví dụ về việc con người đã sử dụng ánh sánh và nhiệt của Mặt trời.
-1 số HS trả lời trước lớp 
- Phơi quần áo, phơi 1 số đồ dùng, làm nóng nước .
Nhận xét 
Thứ sáu ngày 25 tháng 03 năm 2011
Môn: CHÍNH TẢ (nhớ – viết)
Tiết: 56
Bài : CÙNG VUI CHƠI
I/ Mục đích , yêu cầu:
Nhớ – viết đúng bài CT; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
Làm đúng BT 2b.
Giáo dục HS tính cẩn thận, thẩm mỹ.
II/ Chuẩn bị : Bài viết 
III/ Hoạt động dạy và học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định 
B. Kiểm tra Cuộc chạy đua trong rừng 
 Nhận xét
C. Bài mới 
 1/ Giới thiệu bài 
2/Hướng dẫn HS viết chính tả 
a. Hướng dẫn chuẩn bị
b/- HS gấp SGK, viết bài vào vở 
c/Thu – chấm chữa bài + nhận xét
 Bài tập 
Bài tập 2b
 GV phát giấy cho vài HS
D/ Củng cố – dặn dò:
- Chốt lại bài học và giáo dục- THMT
- BTVN 2a.
2 HS viết bảng lớp các từ ngữ+cả lớp ghi vào nháp (ngực nở, da đỏ,vẻ đẹp, hùng dũng. hiệp sĩ . . .
-1 HS đọc HTL bài thơ Cùng vui chơi 
- 2 HS đọc thuộc 3 khổ thơ cuối 
- HS đọc thầm 2-3 lượt các khổ thơ 2, 3, 4để thuộc các khổ thơ, tập viết những từ ngữ dễ viết sai 
- HS đọc yêu cầu 
 Số HS còn lại làm bài trên giáy + dán bài trên bảng lớp 
Cả lớp theo dõi + nhận xét
b/bóng rổ – nhảy cao- võ thuật
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tiết: 28
Bài: KỂ LẠI MỘT TRẬN THI ĐẤU THỂ THAO
 I . Mục đích yêu cầu :
 - Bước đầu kể được một số nét chính của một trận thi đấu thể thao đã được xem, được nghe tường thuật... dựa theo gợi ý(BT1).
- Viết lại được một tin thể thao (BT2).
- Giáo viên yêu cầu HS đọc bài Tin thể thao (SGK trang 86-87) trước khi học bài TLV.
 II . Chuẩn bị :
- Bảng lớp viết các gợi ý về 1 trận thi đấu thể thao 
 III . Hoạt động dạy và học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A . Ổn định 
B . Kiểm tra GV kiểm tra 2 HS đọc lại bài viết về những trò vui trong ngày hội 
 Nhận xét 
C . Bài mới 
1/Giới thiệu 
2/Hướng dẫn HS làm bài tập 
 a/ Bài 1 : 
GV nhắc HS 
+ Có thể kể về buổi thi đấu thể thao các em đã tận mắt nhìn thấy trên sân vận động, sân trường hoặc trên ti vi, cũng có thể kể 1 buổi thi đấu các em nghe tường thuật trên đài phát thanh nghe qua người khác hoặc nghe qua sách báo.
GV nhận xét
b/ Bài tập:
-GV nhắc HS chú ý : Tin cần thông báo phải là một tin thể thao chính xác .
Cả lớp và GV nhận xét 
D .Củng cố , dặn dò : 
GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục suy nghĩ , hoàn chỉnh lời kể về một trận thi đấu thể thao đễ có một bài viết hay trong tiết làm văn sau .
HS đọc yêu cầu của bài tập 
Cả lớp theo dõi 
1HS kể mẫu 
Từng cặp HS kể 
Một HS thi kể trước lớp 
Cả lớp bình chọn bạn kể hấp dẫn nhất , kể được khá đầy đủ , giúp người nghe hào hứng theo dõi và hình dung được trận đấu.
Từng cặp kể
Một số HS kể trước lớp
HS bình chọnbạn kể hấp dẫn nhất .
HS viết bài 
HS đọc mẫu tin đã viết 
Môn: TOÁN
Tiết: 140
Bài: ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH. XĂNG-TI-MÉT VUÔNG
I/Mục tiêu : 
Biết đơn vị đo diện tích: Xăng-ti-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1cm.
Biết đọc, viết số đo diện tích theo xăng-ti-mét vuông.
Giáo dục HS tính chính xác. 
II/ Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A . Ổn định 
B . Kiểm tra :gọi HS lên bảng
GV nhận xét – ghi điểml
C . Bài mới 
Giơí thiệu bài Ghi tựa 
Giới thiệu xăng-ti-mét vuông 
- Để đo diện tích ta dùng đơn vị diện tích : Xăng-ti-mét vuôngl
- Xăng –ti-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh 1 cm.
- Xăng –ti- mét vuông viết tắt là : cm2.
Bài 1 :HD HS đọc và viết số đo diện tích theo cm2
Bài 2:HD HS viết vào chỗ chấm
GV hướng dẫn HS so sánh : diện tích hình A bằng diện tích hình B.
Hướng dẫn HS tính diện tích hình vuông.
Bài 3 : Yêu cầu HS thực hiện phép tính với các số đo có đơn vị đo là cm2.
GV nhận xét 
D. Củng cố – dặn dò : 
- Chốt lại bài học và giáo dục. 
- Về nhà làm bài tập 4 SGK
2HS lên bảng sửa bài tập 3 SGK
so sánh diện tích hình A và hình B.
HS nhận xét 
HS nhắc lại 
1 vài HS nhắc lại .
HS đọc, viết:
-Luyện đọc , viết số đo diện tích theo xăng-ti-mét vuông. Yêu cầu đọc đúng, viết đúng kí hiệu cm2( chữ số 2 viết trên bên phải cm).
-HS hiểu được đo diện tích một hình theo xăng-ti-mét vuông chính là số ô vuông 1cm2 có trong hình đó ( bước đầu làm cách đo diện tích hình A là 6 cm2).
- Dựa vào hình mẫu HS tính được diện tích hình B ( vì củng bằng 6cm2)(gồm có 6 ô vuông diện tích 1cm2 )
18 cm2 + 26 cm2 = 44cm2
40 cm2 – 17 cm2 = 23 cm2
6 cm2 x 4 = 24 cm2
32 cm2 : 4 = 8 cm2
 Thể dục 
BÀI THỂ DỤC VỚI HOA HOẶC CỜ
TRÒ CHƠI “ NHẢY Ô TIẾP SỨC” 
I, MỤC TIÊU:
- Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ. Yêu cầu thuộc bài và thực hiện được động tác tương đối chính xác. 
- Chơi trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”. Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động.
II, CHUẨN BỊ:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị sân cho trò chơi và mỗi HS 2 bông hoa hoặc cờ.
III, HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- GV cho HS chạy, khởi động các khớp và chơi trò chơi “Kết bạn”
2-Phần cơ bản.
- Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ.
+ GV cho cả lớp tập, cán sự điều khiển, GV giúp đỡ, sửa sai.
+ GV chia tổ để tập luyện, các tổ trưởng điều khiển, GV bao quát chung.
- Chơi trò chơi “Nhảy ô tiếp sức” (đã học ở lớp 1).
 + GV chia HS trong lớp thành các đội đều nhau, nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, cho chơi thử 1 lần, sau đó chơi chính thức.
+ Cách chơi: Em số 1 bật nhảy lần lượt từ ô số 1 đến ô số 10 thì quay lại, tiếp tục bật nhảy lần lượt về đến ô số 1, chạm tay em số 2. Em số 2 nhanh chóng bật nhảy như số 1, cứ như vậy cho đến hết.
3-Phần kết thúc
- GV cho HS đi lại, vừa đi vừa hít thở sâu (dang tay: hít vào, buông tay: thở ra).
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học.
- GV giao bài tập về nhà: Ôn bài thể dục phát triển chung.
- Lớp trưởng tập hợp, điểm số, báo cáo GV.
- HS chạy chậm xung quanh sân tập, khởi động các khớp và tham gia trò chơi dưới sự chỉ dẫn của GV.
 - HS tập theo đội hình đồng diễn TD, tập liên hoàn 2x8 nhịp
 - HS triển khai tập luyện theo đội hình tổ, tổ trưởng điều khiển.
 - Các tổ biểu diễn thi đua xem tổ nào tập đều và đẹp nhất.
 - HS chú ý nhảy đúng ô và nhảy nhanh, nhảy lần lượt các ô quy định, không bỏ cách ô, không được xuất phát trước lệnh chơi
- HS đi chậm, hít thở sâu.
- HS chú ý lắng nghe GV hệ thống bài, nhận xét giờ học.
SINH HOẠT LỚP
NHẬN XÉT CUỐI TUẦN
 Nội dung :
1. Học sinh: Từng HS tự đánh giá nhận xét bản thân về việc học tập trong tuần qua và hướng khắc phục. 
2. Giáo viên : Nhận xét các HĐ của lớp trong tuần qua về các mặt :
Giáo viên : Nhận xét thêm TD khuyến khích và nhắc nhở .
3 .Kế hoạch tuần tới :
 - Thực hiện LBG tuần 29: 
 - Thi đua học tôt ,thực hiện tốt nội qui của lớp của trường.
 - Thi đua nói lời hay làm việc tốt .
 - Nhắc nhở các em HS về nhà luyện viết, tính toán , luyện đọc .
 - Nhắc nhở các em học thuộc bảng nhân, chia.
 - Chú ý : Viết chữ đúng mẫu ,trình bày bài viết sạch đẹp .
 - Nhắc nhở giữ gìn vệ sinh thân thể ,áo quần sạch sẽ .Giữ gìn sách vở ,đồ dùng học tập cẩn thận .
 - Thực hiện ATGT
 * Lưu ý : Trước khi đi học xem lại TKB để mang đúng ,đủ sách vở ,đồ dùng học tập các môn học.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA TUAN 28.doc