1. TẬP ĐỌC:
- Đọc đúng giọng các câu cảm, câu cầu khiến.
- Hiểu nôi dung bài: Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một học sinh bị tật nguyền. (trả lời được các hỏi trong sách giáo khoa)
- Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích, say mê môn học.
- Thể hiện sự cảm thông.
2. KỂ CHUYỆN:
- Bước đầu biết kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của một nhân vật.
* Học sinh khá, giỏi biết kể toàn bộ câu chuyện.
- Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích, say mê môn học.
II/Chuẩn bị:
Tranh minh họa bài tập đọc. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
TUẦN 29 Thứ hai ngày..... tháng...... năm 2011 Tiết 2 - 3 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN: BUỔI HỌC THỂ DỤC I/. Yêu cầu: 1. TẬP ĐỌC: - Đọc đúng giọng các câu cảm, câu cầu khiến. - Hiểu nôi dung bài: Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một học sinh bị tật nguyền. (trả lời được các hỏi trong sách giáo khoa) - Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích, say mê môn học. - Thể hiện sự cảm thông. 2. KỂ CHUYỆN: - Bước đầu biết kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của một nhân vật. * Học sinh khá, giỏi biết kể toàn bộ câu chuyện. - Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích, say mê môn học. II/Chuẩn bị: Tranh minh họa bài tập đọc. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. III/. Lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Ổn định: 2/ Kiểm tra bài cũ: -YC HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc: Cùng vui chơi. -Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung. 3/ Bài mới: a.Giới thiệu: GV đưa tranh minh hoạ bài đọc phóng to lên bảng. Hỏi:Em hãy cho biết tranh vẽ gì? -Các em nói đúng rồi. Tranh vẽ các HS và thầy giáo trong một buổi tập thể dục của lớp. Bạn HS đang leo lên cây cột tên là gì? Bạn có leo được tới đích hay không? Các em hãy cúng tìm hiểu bài tập đọc Buổi tập thể dục để biết được điều đó. Ghi tựa. b. Hướng dẫn luyện đọc: -Giáo viên đọc mẫu một lần. Giọng đọc sôi nổi (Đ1), chậm rãi (Đ2), hân hoan cảm động (Đ3). Cần nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. *Giáo viên hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. -Đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, từ dễ lẫn. -Hướng dẫn phát âm từ khó: -Đọc từng đọan và giải nghĩa từ khó. -Chia đoạn.(nếu cần) -YC 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS. -HD HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài. -YC HS đặt câu với từ mới. (nếu cần) -YC 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn. - Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. -YC lớp đồng thanh. c. Hướng dẫn tìm hiểu bài: (Thể hiện sự cảm thông) -Gọi HS đọc lại toàn bài trước lớp. -YC HS đọc đoạn 1. -Nhiệm vụ của bài tập thể dục là gì? -Các bạn trong lớp thực hiện bài thể dục như thế nào? -YC HS đọc đoạn 2. -Vì sao Nen-li được miễn tập thể dục? -Vì sao Nen-li cố xin thầy cho được tập như mọi người? -YC HS đọc đoạn 2, 3. -Tìm những chi tiết nói lên quyết tâm của Nen-li. -Em hãy đặt cho câu chuyện bằng một tên khác? * Luyện đọc lại: -GV chọn 1 đoạn trong bài và đọc trước lớp. -Gọi HS đọc các đoạn còn lại. -Tổ chức cho HS thi đọc theo đoạn. -Cho HS luyện đọc theo vai. -Nhận xét chọn bạn đọc hay nhất. * NGHỈNGIẢI LAO 1 PHÚT. * Kể chuyện: a.Xác định yêu cầu: -Gọi 1 HS đọc YC SGK. -Các em kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của một nhân vật. b. Kể mẫu: -GV cho HS kể lại câu chuyện theo lời một nhân vật. Các em có thể theo lời Nen-li, lời Đê-rốt-ti, Cô-rét-ti, Ga-rô-nê, hoặc kể theo lời thầy giáo. -GV nhận xét nhanh phần kể của HS. c. Kể theo nhóm: -YC HS chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe. d. Kể trước lớp: -Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện. Sau đó gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. -Nhận xét và cho điểm HS. 4.Củng cố-Dặn dò: -Hỏi: Câu chuyện ca ngợi điều gì? -Khen HS đọc bài tốt, kể chuyện hay, khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân cùng nghe. Về nhà học bài. - Hát. -HS quan sát. -Tranh vẽ một cậu bé gù cố leo lên cây cột. Thầy giáo vẽ mặt chăm chú theo dõi. Các bạn đứng dưới khích lệ. -HS lắng nghe và nhắc tựa. -Học sinh theo dõi giáo viên đọc mẫu. -Mỗi học sinh đọc một câu từ đầu đến hết bài.(2 vòng) -HS đọc theo HD của GV: Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti, Xtác-đi, Nen-li, khuyến khích, khuỷu tay. -3 HD đọc, mỗi em đọc một đọan trong bài theo hướng dẫn của giáo viên. -Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu câu. VD: Nen-li rướn người lên / và chỉ còn cách xà ngang hai ngón tay. // “Hoan hô! // Cố tí nữa thôi!” / -Mọi người reo lên, //Lát sau, / Nen-li đã nắm chặt được cái xà. // -HS trả lời theo phần chú giải SGK. -HS đặt câu với từ: Chật vật. -Mỗi học sinh đọc 1 đọan thực hiện đúng theo yêu cầu của giáo viên: -Mỗi nhóm 3 học sinh, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm. - 3 nhóm thi đọc nối tiếp. -HS đồng thanh đoạn 1. (giọng vừa phải). -1 HS đọc, lớp theo dọi SGK. -1 HS đọc đoạn 1. -Mỗi HS phải leo lên đến trên cùng một cái cột cao rồi đứng thẳng người trên xà ngang. -Đê-rốt-xi và Cô-rét-ti .con bò mọng non. -1 HS đọc đoạn 2. -Vì bị tật từ nhỏ. Nen-li bị gù. -Vì Nen-li muốn vượt qua chính mình, muốn làm được những việc như các bạn đã làm. -1 HS đọc đoạn 2, 3. -Nen-li bắt đầu leo lên một cách chật vật, mặt đỏ như lửa, mồ hôi ướt đẫm trán, cậu cố sức leo, Nen-li rướn người lên, Nen-li nắm chặt được cái xà. -Cậu bé can đảm. -Nen-li dũng cảm. -Một tấm gương sáng. - -HS theo dõi GV đọc. -2 HS đọc. -HS xung phong thi đọc. -5 HS tạo thành 1 nhóm đọc theo vai. -1 HS đọc YC SGK. -2 HS khá giỏi kể mẫu đoạn 1. (chọn một nhân vật để mình sắp vai kể). -HS kể theo YC. Từng cặp HS kể. -HS nhận xét cách kể của bạn. -3 HS thi kể trước lớp. -Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể đúng, kể hay nhất. - 2 – 3 HS trả lời theo suy nghĩ của mình. -Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một học sinh bị tật nguyền. -Lắng nghe. RÚT KINH NGHIỆM ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... _______________________________________ Tiết 4 TOÁN : DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT I/ Mục tiêu: - Biết quy tắc tính diện tích hình chữ nhật khi biết hai cạnh của nó. - Vận dụng tính diện tích một số hình chữ nhật đơn giản theo đơn vị đo là Xăng – ti – mét vuông. - Làm các bài tập: 1, 2, 3. - Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích, say mê môn học. II/ Chuẩn bị: - Hình minh hoạ trong phần bài học SGK đủ cho mỗi HS. - Phấn màu. - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1. III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: -GV kiểm tra bài tiết trước. -GV hỏi thêm: +Những hình nào có diện tích bằng nhau? +Hình nào có diện tích nhỏ nhất? +Diện tích hình A lớn hơn diện tích hình C bao nhiêu xăng-ti-mét vuông? - Nhận xét-ghi điểm: 3. Bài mới: a.Giới thiệu bài: -Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách tính diện tích của một hình chữ nhật. b.Xây dựng quy tắc tính diện tích hình chữ nhật. -GV phát cho mỗi HS một hình chữ nhật đã chuẩn bị như phần bài học của SGK. -Hình chữ nhật ABCD gồm bao nhiêu hình vuông? -GV hỏi: Em làm thế nào để tìm được 12 ô vuông? -GV hướng dẫn HS cách tìm số ô vuông trong hình chữ nhật ABCD: +Các ô vuông trong hình chữ nhật ABCD được chia làm mấy hàng? +Mỗi hàng có bao nhiêu ô vuông? +Có 3 hàng, mỗi hàng có 4 ô vuông, vậy có tất cả bao nhiêu ô vuông? -GV hỏi: Mỗi ô vuông có diện tích là bao nhiêu? -Vậy hình chữ nhật ABCD có diện tích là bao nhiêu xăng-ti-mét vuông? -GV yêu cầu HS đo chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật ABCD. -GV yêu cầu HS thực hiện phép tính nhân 4cm x 3cm. -GV giới thiệu: 4cm x 3cm= 12cm2, 12cm2 là diện tích của hình chữ nhật ABCD. Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta có thể lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo). -GV hỏi lại: Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào? b. Luyện tập: Bài 1: -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? -GV yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình chữ nhật. -Yêu cầu HS làm bài. -3 HS lên bảng tính diện tích của ba hình. +Hình A và C có diện tích bằng nhau và cùng bằng 16 cm2. +Hình C có diện tích nhỏ nhất vì 12 cm2 < 16 cm2. +Diện tích hình A lớn hơn diện tích hình C là: 16 – 12 = 4 (cm2) -Nghe giới thiệu. -HS nhận đồ dùng. -Gồm 12 hình vuông. -HS trả lời theo cách tìm của mình (có thể đếm, có thể thực hiện phép nhân 4 x 3, có thể thực hiện phép cộng 4 + 4 +4 hoặc 3 + 3 + 3) +Được chia làm 3 hàng. +Mỗi hàng có 4 ô vuông. +Hình chữ nhật ABCD có: 4 x 3 = 12 (ô vuông) -Mỗi ô vuông là 1cm2. -Hình chữ nhật ABCD có diện tích là 12cm2. -HS dùng thước đo và báo cáo kết quả: Chiều dài là 4cm, chiều rộng là 3cm. -HS thực hiện 4 x 3= 12. (HS có thể ghi đơn vị của kết quả là cm) -HS nhắc lại kết luận. -Bài tập cho chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật, yêu cầu chúng ta tính diện tích và chu vi của hình. -1 HS nhắc lại trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. Chiều dài 5cm 10cm 32cm Chiều rộng 3cm 4cm 8cm Diện tích hình chữ nhật 5 x 3 = 15(cm2) 10 x 4 = 40(cm2) 32 x 8 = 256(cm2) Chu vi hình chữ nhật (5+3) x 2 = 16 (cm) (10+4) x 2 = 28 (cm) (32+8) x 2 = 80(cm) -GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2: -GV gọi HS đọc đề toán. -GV yêu cầu HS tự làm bài. Tóm tắt Chiều rộng: 5cm Chiều dài: 14cm Diện tích:? -Gv nhận xét và cho điểm HS. Bài 3: -GV yêu cầu HS đọc đề bài. -GV hỏi: Em có nhận xét gì về số đo của chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật trong phần b? -Vậy, muốn tính được diện tích hình chữ nhật b, chúng ta phải làm gì trước? -GV yêu cầu HS làm bài. -GV nhận xét và cho điểm HS. 4 Củng cố – Dặn dò: -Yêu cầu HS nhắc lại qui tắc tính diện tích HCN. -Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt. -YC HS về nhà luyện tập thêm các bài tập ở VBT, học thuộc qui tắc và chuẩn bị bài sau. -Một miếng bìa hình chữ nhật có chiều rộng 5cm, chiều dài 14cm. Tính diện tích miếng bìa đó. -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. Bài giải Diện tích của miếng bìa hình chữ nhật là: 14 x 5= 70(cm2) Đáp số: 70 cm2 -1 HS đọc trước lớp. -Chiều dài và chiều rộng không cùng một đơn vị đo. -Phải đổi số đo chiều dài thành xăng-ti-mét vuông. -2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. Bài giải: a.Diện tích hình chữ nhật là: (5 x 3 = 15 (cm2) b.Đổi 2dm = 20cm Diện tích hình chữ nhật là: 20 x 9 = 180 (cm2) Đáp số: a. 15cm2; b. 180cm2 -5 HS nhắc lại qui tắc. RÚT KINH NGHIỆ ... ............. ..................................................................................................................................................................... _______________________________________ Tiết 3 TOÁN PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000 I/ Mục tiêu: - Biết cộng các số trong phạm vi 100000 (đặt tính và tính đúng). - Giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính. - Làm các bài tập: 1, 2 (a), 4. - Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích, say mê môn học. II/Chuẩn bị: Bảng phụ. II/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: -GV kiểm tra bài tiết trước đã giao về nhà. -HS nêu qui tắc tính diện tích và chu vi hình chữ nhật và hình vuông. -Nhận xét-ghi điểm. 3. Bài mới: a.Giới thiệu bài: -Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 100 000, sau đó áp dụng phép cộng để giải các bài toán có liên quan. Ghi tựa. b. Hướng dẫn cách thực hiện phép công 45732 + 36194 *Hình thành phép cộng 45732 + 36194 -GV nêu bài toán: Tìm tổng của hai số 45732 + 36194. -GV hỏi: Muốn tìm tổng của hai số 45732 + 36194, chúng ta làm như thế nào? -GV: Dựa vào cách thực hiện phép cộng các số có 4 chữ số, em hãy thực hiện phép cộng 45732 + 36194. *Đặt tính và tình 45732 + 36194 -GV: Hãy nêu cách đặt tính khi thực hiện 45732 + 36194 -Bắt đầu cộng từ đâu đến đâu? -GV: Hãy nêu từng bước tính cộng45732 + 36194. *Nêu qui tắc: -GV hỏi: Muốn thực hiện phép cộng các số có 5 chữ số với nhau ta làm như thế nào? c.Luyện tập: Bài 1 -Yêu cầu HS đọc đề bài. -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? -Yêu cầu HS tự làm bài. -Yêu cầu HS nêu cách tính của 2 trong 4 phép tính trên. -GV nhận xét và cho điểm HS Bài 2: -Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2. -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? -Yêu cầu HS nêu cách thực hiện tính cộng các số có đến 5 chữ số. -Yêu cầu HS tự làm bài. -Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, nhận xét cả cách đặt tính và kết quả. -Nhận xét bài làm của một số HS và cho điểm. Bài 4: -Yêu cầu HS đọc đề bài: -GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ, giảng lại vể những dữ kiện đề bài đã cho trên hình vẽ, sau đó yêu cầu HS làm bài. -GV cho HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sửa lại nếu bạn làm sai và cho HS nêu các cách giải khác với cách giải của bạn trên bảng. -Chữa bài và cho điển HS. 4 Củng cố – Dặn dò: -Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt. -YC HS về nhà luyện tập thêm các bài tập và chuẩn bị bài sau. -4 HS lên bảng làm BT. -4 HS nêu, lớp nghe và nhận xét. -Nghe giới thiệu. -HS nghe GV nêu yêu cầu. -Thực hiện phép cộng 45732 + 36194. -HS tính và báo cáo kết quả. -HS nêu: Viết 45732 rồi viết 36194 xuống dưới sao cho các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau: hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, hàng trăm thẳng hàng trăm, hàng nghìn thẳng hàng nghìn, hàng chục nghìn thẳng hàng chục nghìn. -Bắt đầu cộng từ phải sang trái (từ hàng thấp đến hàng cao). -HS lần lượt nêu các bước tính cộng từ hàng đơn vị, đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn của phép cộng 45732 + 36194 như SGK để có kết quả như sau: 45732 *2 công 4 bằng 6, viết 6. 36194 *3 cộng 9 bằng 12, viết 2 nhớ 1. 81926 *7 cộng 1 bằng 8, thêm 1 bằng 9, viết 9. *5 công 6 bằng 11, viết 1 nhớ 1. *4 cộng 3 bằng 7, thêm 1 bằng 8, viết 8. Vậy 45732 + 36194 = 81926 -Muốn cộng các số có 5 chữ số với nhau ta làm như sau: +Đặt tính: Viết các số hạng sao cho các chữ số ở cùng một hàng đơn vị thẳng cột với nhau, hàng chục nghìn thẳng hàng chục nghìn, hàng nghìn thẳng hàng nghìn, hàng trăm thẳng hàng trăm, hàng chục thẳng hàng chục, hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị. Viết dấu cộng và kẻ vạch ngang dưới các số. +Thực hiện tính từ phải sang trái (thực hiện tính từ hàng đơn vị) -1 HS đọc yêu cầu bài tập SGK. -Bài tập yêu cầu chúng ta thực hiện tính cộng các số. -4 HS làm bài trên bảng, HS lớp làm VBT. 64827 86149 37092 72468 21954 12735 35864 6829 86781 98884 72956 79297 -2 HS nêu cả lớp lắng nghe và nhận xét. -1 HS đọc yêu cầu BT SGK. -Bài tập yêu cầu chúng ta đặt tình và tính. -1 HS neu, cả lớp theo dõi và nhận xét. -4 HS lên bảng, lớp làm VBT. 18257 52819 35046 2475 64439 6546 26734 6820 82696 59365 61780 9295 -1 HS đọc yêu cầu BT. -1 HS lên bảng, lớp làm VBT. Ví dụ về lời giải: Bài giải: Đoạn đường AC dài là: 2350 – 350 = 2000 (m) Đổi 2000m = 2km Đoạn đường AD dài là: 2 + 3 = 5 (km) Đáp số: 5km -Đoạn đường AD có thể tính theo các cách: AD = AC + CD AD = AB + BD AD = AC + CB + BD RÚT KINH NGHIỆM ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... _______________________________________ Tiết 4 THỦ CÔNG LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (Tiết 1) I.Mục tiêu: - Biết cách làm đồng hồ để bàn. - Làm được đồng hồ để bàn. Đồng hồ tương đối cân đối. * Với học sinh khéo tay: Làm được đồng hồ để bàn cân đối. Đồng hồ trang trí đẹp. - Thái độ: HS yêu thích sản phẩm mình làm được. II. Chuẩn bị: - Mẫu đồng hồ để bàn làm bằng giấy thủ công (hoặc bìa màu). - Đồng hồ để bàn. - Tranh quy trình làm đồng hồ để bàn. - Giấy thủ công, tờ bìa màu, giấy trắng, hồ gián, ... III. Lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt độngcủa học sinh 1.Ổn định: 2.KTBC: KT đồ dùng của HS. - Nhận xét tuyên dương. 3. Bài mới: a.GTB: Nêu mục tiêu yêu cầu bài học. Ghi tựa. b. Thực hành: Hoạt động 1: GV HD HS Quan sát và nhận xét: -GV giới thiệu mẫu đồng hồ để bàn làm bằng giấy thủ và nêu các câu hỏi để HS quan sát nhận xét: -GV tạo điều kiện cho HS suy nghĩ, tìm ra cách làm đồng hồ để bàn bằng cách gợi ý cho HS mở dần đồng hồ để thấy được và trả lời. -Em hãy quan sát nhận xét về hình dạng, màu sắc, tác dụng của từng bộ phận trên đồng hồ như kim chỉ giờ, chỉ phút, chỉ giây, các số ghi trên mặt đồng hồ, (Hình 1). -Liên hệ và so sánh hình dạng, màu sắc các bộ phận của đồng hồ mẫu với đồng hồ để bàn được sử dụng trong thực tế. Nêu tác dụng của đồng hồ. -GV nhận xét và chốt lại qua HĐ2. Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu. Bước 1: Cắt giấy -Cắt 2 tờ bìa màu có chiều dài 24ô, rộng 16ô để làm đế và làm khung dán mặt đồng hồ. -Cắt một tờ giấy hình vuông có cạnh dài 10ô, rộng 5ô để làm chân đỡ đồng hồ. -Cắt một tờ giấy trắng có chiều dài 14ô, rộng 8 ô để làm mặt đồng hồ. Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ (khung, mặt, đế, và chân đỡ đồng hồ). *Làm khung đồng hồ: Lấy một tờ giấy thủ công dài 24ô, rộng 26ô, gấp đôi chiều dài, miết kĩ đường gấp. -Mở tờ giấy ra, bôi hồ vào đều 4 mép giấy và giữa tờ giấy. Sau đó gấp lại theo đường dấu gấp giữa, miết nhẹ cho hai nữa tờ giấy dính chặt vào nhau. (Hình 2). -Gấp hình 2 lên 2ô theo dấu gấp (gấp phía có 2 mép giấy để bước sau sẽ dán vào đế đồng hồ). Như vậy, kích thước của khung đồng hồ sẽ là: dài 16ô, rộng 19ô. (Hình 3) *Làm mặt đồng hồ: Lấy tờ giấy làm mặt đồng hồ gấp làm 4 phần bằng nhau để xác định điểm giữa mặt đồng hồ và 4 điểm đánh số trên mặt đồng hồ. -Dùng bút chì chấm đậm vào điểm giữa mặt đồng hồ và gạch vào điểm đầu các nếp gấp. Sau đó, viết các số 3, 6, 9, 12 vào 4 vạch xung quanh mặt ĐH. -Cắt dán hoặc vẽ kim chỉ giờ, kim chỉ phút và kim chỉ giây từ điểm giữa hình. (Hình 4) *Làm đế đồng hồ: Đặt tờ bìa dài 24ô, rộng 16ô, mặt kẻ ô ở phía trên, gấp lên 6ô theo đường dấu gấp. Gấp tiếp 2 lần nữa như vậy. Miết kĩ các nếp gấp, sau đó bôi hồ vào nếp gấp ngoài cùng và dán lại để được tờ bìa dày có chiều dài là 16ô, rộng 6ô để làm đồng hồ. (Hình 5) -Gấp hai cạnh dài của hình 5 theo đường dâu gấp, mỗi bên 1 ô rưỡi, miết cho thẳng và phẳng. Sau đó mở đường gấp ra, vuốt lại theo đường gấp để tạo chân đế ĐH. (Hình 6) *Làm chân đỡ đồng hồ: Đặt tờ giấy hình vuông có cạnh 10ô lên bàn, mặt kẻ ô ở phía trên. Gấp lên theo đường dấu gấp 2ô rưỡi. Gấp tiếp 2 lần nữa như vậy. Bôi hồ đều vào nếp gấp cuối và dán lại được mảnh bìa có chiều dài 10ô, rộng 2ô rưỡi. (Hình 7) +Gấp hình 7 lên 2ô theo chiều rộng và miết kĩ được hình 71. Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh *Dán mặt ĐH vào khung ĐH: -Đặt tờ giấy làm mặt ĐH vào khung ĐH sao cho các mép của tờ giấy làm mặt ĐH cách đều các mép của khung ĐH 1ô và đánh dấu. -Bôi hồ đều vào mặt sau tờ giấy làm mặt ĐH rồi dán đúng vào vị trí đã đánh dấu (Hình 8). *Dán khung ĐH vào phần đế: Bôi hồ vào mặt trước phần gấp lên 2ô của tờ bìa làm khung ĐH rồi dán vào phần đế sao cho mép ngoài cùng bằng vơi mép của chân đế (Hình 9). *Dán chân đỡ vào mặt sau khung ĐH: -Bôi hồ đều vào mặt trước phần gấp lên 2ô của chân đỡ, rồi dán vào giữa mặt đế ĐH. Sau đó bôi hồ tiếp vào phần con lại của chân đỡ và dán vào mặt sau khung ĐH (chú ý dán cách mép khung khoảng 1ô). -GV tóm tắt lại các bước làm đồng hồ để bàn và tổ chức cho HS tập làm mặt ĐH để bàn. 4. Củng cố – dặn dò: -GV nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập của HS. -HS nêu lại các bước làm đồng hồ để bàn. -Dặn dò HS giờ học sau chuẩn bị đầy đủ đồ dùng để thực hành tiếp. -HS mang đồ dùng cho GV KT. -HS lắng nghe. -HS quan sát trả lời theo quan sát được: VD: Đồng hồ để bàn có dạng hình vuông, hình tròn, , nhiều màu sắc. Trên đồng hồ có các bộ phận cơ bản như: đế, mặt, kim giờ, kim phút, kim giây, các số chỉ giờ, Đồng hồ có tác dụng giúp cho ta biết thời gian trong ngày để làm một số công việc có ích, đảm bào thời gian, RÚT KINH NGHIỆM ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... _______________________________________
Tài liệu đính kèm: