Giáo án lớp 3 Tuần học số 13

Giáo án lớp 3 Tuần học số 13

Tập đọc: Bước đầu biết thể hiện tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.

 Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4)

 Kể chuyện: Kể lại được một đoạn của câu chuyện.

 HS Khá – Giỏi kể lại được một đoạn của câu chuyện bằng lời của một nhân vật.

 KNS:

 Tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (liên hệ): Chủ đề: Bác Hồ luôn chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ. – Sự quan tâm và tình cảm của Bác Hồ đối với anh Núp – người con của Tây Nguyên, một anh hùng quân đội.

II/ PHƯƠNG PHÁP:

 Đặt câu hỏi – Trình bày ý kiến cá nhân.

 

doc 21 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 843Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần học số 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Ngày soạn: 11/ 11/ 2012
Ngày dạy: Thứ Hai ngày 12 tháng 11 năm 2012
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
TIẾT 37 - 38
NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN
I/ MỤC TIÊU:
	Tập đọc: Bước đầu biết thể hiện tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.
	Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4)
	Kể chuyện: Kể lại được một đoạn của câu chuyện.
	HS Khá – Giỏi kể lại được một đoạn của câu chuyện bằng lời của một nhân vật.
KNS: 
Tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (liên hệ): Chủ đề: Bác Hồ luôn chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ. – Sự quan tâm và tình cảm của Bác Hồ đối với anh Núp – người con của Tây Nguyên, một anh hùng quân đội.
II/ PHƯƠNG PHÁP:
	Đặt câu hỏi – Trình bày ý kiến cá nhân.
III/ CHUẨN BỊ:
	Tranh SGK – Bảng phụ hướng dẫn đọc.
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: Gọi HS đọc thuộc lòng bài Cảnh đẹp non sông – TLCH.
Nhận xét – cho điểm.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Nắng phương nam.
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc:
- GV đọc mẫu.
	- Hướng dẫn HS luyện đọc từ khó.
	- Cho HS đọc nối tiếp từng câu.
	- Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn.
	- Hướng dẫn HS đọc: ngắt nghỉ hơi rõ sau các dấu câu, cụm từ, thể hiện đúng cách nói của người dân tộc.
Người Kinh, / người Thượng, / con gái, / con trai, / người già, / người trẻ, / đoàn kết đánh giặc, / làm rẫy / giỏi lắm. // (Nghỉ hơi rõ, tạo nên sự nhịp nhàng trong câu nói)
	- Giải nghĩa từ khó SGK.
	- Cho HS đọc từng đoạn theo nhóm.
	- Cho HS thi đua đọc theo nhóm.
	- 1 HS đọc cả bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc đoạn 1 – TLCH.
	+ Anh Núp được tỉnh cử đi đâu ? (Anh Núp được tỉnh cử đi dự Đại hôi thi đua.)
	- Nhận xét – tuyên dương.
	- Cho HS đọc đoạn 2 – TLCH.
+ Ở Đại hội về, anh Núp kể cho dân làng biết những gì ? (Đất nước mình bây giờ rất mạnh, mọi người [Kinh, Thượng,gái, trai, già, trẻ] đều đoán kết đánh giặc, làm rẫy giỏi.)
	+ Chi tiết nào cho thấy Đại hội rất khâm phục thành tích của dân làng Kông Hoa ? (Núp được mời lên kể chuyện làng Kông Hoa. Sau khi nghe Núp kể về thành tích chiến đấu của dân làng, nhiều người chạy lên, đặt Núp trên vai, công kênh đi khắp nhà.)
	- Nhận xét – tuyên dương.
	- Cho HS đọc đoạn 3 – TLCH.
	+ Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì ? (Đại hội tặng dân làng một cái ảnh Bok Hồ vác cuốc đi làm rẫy, một bộ quần áo bằng lụa của Bok Hồ, một cây cờ có thêu chữ, một huân chương cho cả làng, một huân chương cho Núp.)
	+ Khi xem những vật đó, thái độ của mọi người ra sao ? (Mọi người xem những món quà ấy là những tặng vật thiêng liêng nên “rửa tay thật sạch” trước khi xem, “cầm lên từng thứ, coi đi, coi lại, coi đến mãi nửa đêm”)
	- Nhận xét – tuyên dương.
	+ Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? (Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp.)
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm:
- GV đọc mẫu.
	- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
	- Cho HS thi đua đọc các đoạn 1, 2, 3.
	- Nhận xét – tuyên dương.
Hoạt động 4: Kể chuyện:
- GV nêu yêu cầu tiết kể chuyện.
	- Cho HS nêu yêu cầu.
	- Hướng dẫn HS kể theo lời một nhân vật.
	- Cho HS thảo luận nhóm kể theo lời nhân vật.
	- Cho HS kể theo nhóm.
	- Các nhóm trình bảy.
	- Nhận xét – tuyên dương.
4/ Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò tiết sau.
Rút kinh nghiệm:
TOÁN
TIẾT 61
SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN
I/ MỤC TIÊU:
- Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
	- Làm BT 1, 2, 3 (cột a, b)
II/ CHUẨN BỊ:
	Bảng phụ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: 
	- Gọi HS làm BT 3.
	- Nhận xét – cho điểm.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Nên ví dụ:
- Cho HS quan sát 2 đoạn thẳng AB = 2cm và CD = 6cm.
+ Độ dài đoản thẳng CD gấp mấy lần độ dài đoạn thẳng AB ?
6 : 2 = 3 (lần)
- Độ dài đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB. Ta nói rằng: Độ dài đoạn thẳng AB bằng độ dài đoạn thẳng CD.
Kết luận: Muốn tìm độ dài đoạn thẳng AB bằng một phần mấy độ dài đoạn thẳng CD ta làm như sau:
- Thực hiện phép chia độ dài của CD cho độ dài của AB:
	6 : 2 = 3 (lần)
	Trả lời: Độ dài đoạn thẳng AB bằng độ dài đoạn thẳng CD.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài toán:
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS làm BT.
	+ Tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con ? (30 : 6 = 5 (lần))
	+ Tuổi con bằng một phần mấy tuổi mẹ ? ()
	- Trình bài bài giải như SGK.
Hoạt động 3: Luyện tập:
Bài 1: Viết vào ô trống (theo mẫu):
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS làm BT.
	- Cho HS nối tiếp nêu miệng kết quả.
	- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
Bài 2: Bài toán:
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS làm BT.
	- Cho HS làm BT vào vở.
	- Nhận xét – sửa sai – cho điểm.
Bài 3: TLCH: Số ô vuông màu xanh bằng một phần mấy số ô vuông màu trắng ?
- Cho HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS làm BT.
	- Cho HS thi đua nhóm.
	- Nhận xét – tuyên dương.
4/ Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Dặn dò – chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 11/ 11/ 2012
Ngày dạy: Thứ Ba ngày 13 tháng 11 năm 2012
CHÍNH TẢ (Nghe – viết)
TIẾT 25
ĐÊM TRĂNG TRÊN HỒ TÂY
I/ MỤC TIÊU:
	- Nghe – viết đúng bài chính tả. Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
	- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần iu / uyu (BT2)
	- Làm đúng BT 3b.
II/ CHUẨN BỊ:
	- Phiếu học tập ghi BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC:
	- Gọi HS viết lại những từ đã viết sai tiết trước.
	- Nhận xét.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả:
	a) Ghi nhớ nội dung đoạn văn
- Treo bảng phụ ghi đoạn văn.
- GV đọc bài chính tả.
	- Cho HS đọc đoạn văn nhiều lần.
	+ Bài chính tả có mấy câu ?
b) Hướng dẫn trình bày
+ Những chữ nào viết hoa? Vì sao?
+ Chữ đầu tiên của đoạn văn ta viết như thế nào?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Hướng dẫn HS luyện viết từ khó: 
d) Chép bài
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
BT2: Điền vào chỗ trống vần iu hoặc uyu.
	- Cho HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS làm BT.
	- Cho HS làm BT vào phiếu học tập.
	Đường đi khúc khuỷu	gầy khẳng khiu	khuỷu tay
- Nhận xét – sửa sai.
BT3b: Viết lời giải câu đố.
	- Cho HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS thi đua nhóm tìm, viết đúng và nhanh.
	- Cho HS thi đua.
	- Nhận xét – tuyên dương.
4/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò – chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
TOÁN
TIẾT 62
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
- Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
- Biết giải bài toán có lời văn (hai bước tính)
- Làm BT 1, 2, 3, 4.
II/ CHUẨN BỊ:
Thước kẻ, bảng phụ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: Gọi HS làm BT 2.
	- Nhận xét – cho điểm.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Bài 1:Viết vào ô trống (theo mẫu):
- Cho HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS làm BT.
	- Cho HS nối tiếp nêu miệng kết quả.
	- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
Hoạt động 2: Bài 2: Bài toán:
- Cho HS nêu yêu cầu BT.
- Hướng dẫn HS làm BT.
- Cho HS làm BT vào vở.
- Nhận xét – sửa sai – cho điểm.
Hoạt động 3: Bài 3: Bài toán:
- Cho HS nêu yêu cầu BT.
- Hướng dẫn HS làm BT.
- Cho HS làm BT vào vở.
- Nhận xét – sửa sai – cho điểm.
Hoạt động 4: Bài 4: Xếp hình:
- Cho HS nêu yêu cầu BT.
- Cho HS thi đua xếp hình.
- Nhận xét – tuyên dương.
4/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT 25
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG
I/ MỤC TIÊU:
	- Nêu được các hoạt động chủ yếu của học sinh khi ở trường như hoạt động học tập, vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động vệ sinh, tham quan ngoại khóa.
	- Nêu được trách nhiệm của học sinh khi tham gia các hoạt động đó.
	- Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức.
	- HS Khá giỏi: Biết tham gia tổ chức các hoạt động để đạt được kết quả tốt nhất.
KNS: Kĩ năng hợp tác: Hợp tác trong nhóm, lớp để chia sẻ, đưa ra các cách giúp đỡ các bạn học kém.
	- Kĩ năng giao tiếp: Bày tỏ suy nghĩ, cảm thông, chia sẻ với người khác.
II/ PHƯƠNG PHÁP:
	Làm việc theo cặp / nhóm – Quan sát.
III/ CHUẨN BỊ:
	Tranh SGK – Phiếu học tập.
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: Gọi học sinh TLCH:
	+ Kể tên các môn học bạn được học ở trường ?
	+ Bạn thích nhất môn học nào ? Vì sao ?
	+ Hoạt động chủ yêu của học sinh ở trường là gì ?
- Nhận xét – tuyên dương.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Quan sát theo cặp:
Mục tiêu: Biết một số hoạt động NGLL của HS tiểu học – Biết một điểm cần chú ý khi tham giá các hoạt động đó.
- Cho HS thảo luận theo cặp quan sát hình SGK – TLCH:
	+ Bạn cho biết các hình thể hiện hoạt động gì ?
	+ Hoạt động này diễn ra ở đâu ?
	+ Bạn có nhận xét gì về thái độ và ý thức kĩ luật của các bạn trong hình ?
	- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
	Kết luận: Hoạt động NGLL của HS tiểu học bao gồm: vui chơi giải trí, văn nghệ, thể thao; làm vệ sinh, trồng cây, tưới cây; giúp gia đình thương binh, liệt sĩ, 
Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm:
Mục tiêu: Giới thiệu được các hoạt động của mình NGLL ở trường.
	- Cho HS thảo luận và hoàn thành phiếu học tập.
STT
Tên hoạt động
Ích lợi của hoạt động
Em phải làm gì để hoạt động đó đạt kết quả tốt ?
1
2
3
4
- Cho HS thảo luận nhóm:
	- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
	- Nhận xét – bổ sung – tuyên dương.
	Kết luận: Hoạt động NGLL làm cho tinh thần các em vui vẻ, cơ thể khỏe mạnh; giúp các em nâng cao và mở rộng kiến thức, mở rộng phạm vi giao tiếp, tăng cường tinh thần đồng đội; biết quan tâm và giúp đỡ mọi người, 
4/ Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Dặn dò – Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 11/ 11/ 2012
Ngày dạy: Thứ Tư ngày 14 tháng 11 năm 2012
TẬP ĐỌC
TIẾT 39
CỬA TÙNG
I/ MỤC TIÊU:
	- Bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm, ngắt nghỉ hơi đúng các câu văn.
- Hiểu nội dung: Tả vẻ đẹp kì diệu của Cửa Tùng – một cửa biển thuộc miền Trung nước ta. (Trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4).
KNS: 
II/ PHƯƠNG PHÁP:
III/ CHUẨN BỊ:
	Tranh SGK – Bảng phụ hướng dẫn đọc.
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: Gọi HS đọc bài – TLCH bài Người con của Tây Nguyên
	- Nhận xét – cho đi ... ng dụng đúng mẫu.
- Cho HS viết vào vở.
- Quan sát hướng dẫn thêm cho HS.
- Thu bài – chấm điểm.
Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
TOÁN
TIẾT 64
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
	- Thuộc bảng nhân 9 và vận dụng được trong giải toán (có một phép nhân 9).
	- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân qua các ví dụ cụ thể.
- Làm BT 1, 2, 3, 4 (dòng 3, 4).
II/ CHUẨN BỊ:
Phiếu học tập BT4.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: 
	- Gọi HS đọc bảng nhân 9
	- Nhận xét – cho điểm.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Bài 1: Tính nhẩm:
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Cho HS nối tiếp nêu miệng kết quả.
	- Nhận xét – tuyên dương.
Hoạt động 2: Bài 2: Tính:
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT.
- Hướng dẫn HS làm BT.
	- Cho HS làm BT vào vở.
	- Nhận xét – sửa sai – cho điểm.
Hoạt động 3: Bài 3: Bài toán:
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS làm BT.
- Cho HS làm BT vào vở.
	- Nhận xét – sửa sai – cho điểm..
Hoạt động 4: Bài 4: Viết kết quả phép nhân (theo mẫu):
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS làm BT.
- Cho HS thi đua làm BT vào phiếu học tập.
- Các nhóm trình bày kết quả.
	- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
4/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
ÂM NHẠC
TIẾT 13
CON CHIM NON
I/ MỤC TIÊU:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp với vận động phụ họa.
- Biết hát theo đúng giai điệu và vận động theo nhịp .
Tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (liên hệ): Chủ đề: Niềm vui của người dân trong cuộc sống ấm no. – Bồi dưỡng HS lòng yêu lao động và kính trọng người lao động theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ.
II/ CHUẨN BỊ:
	Nhạc cụ - động tác vận động phụ họa.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: Hát – gõ đệm:
- Cho HS hát theo nhóm – cả lớp – cá nhân.
	- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
	- Cho HS hát – gõ đệm theo nhịp – phách – tiết tấu theo nhóm – cá nhân – cả lớp.
- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
Hoạt động 2: Hát – vận động phụ họa:
- GV hát – vận động phụ họa.
- Hướng dẫn HS hát – vận động phụ họa.
- Cho HS hát – vận động phụ họa theo nhóm – cá nhân – cả lớp.
- Nhận xét – tuyên dương.
4/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 11/ 11/ 2012
Ngày dạy: Thứ Sáu ngày 16 tháng 11 năm 2012
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 13
VIẾT THƯ
I/ MỤC TIÊU:
	- Biết viết một bức thư ngắn theo gợi ý.
KNS: Giao tiếp: ứng xử văn hóa – Thể hiện sự cảm thông – Tư duy sáng tạo.
II/ PHƯƠNG PHÁP:
	Trình bày ý kiến cá nhân – Hoàn tất một nhiệm vụ: thực hành viết thư để làm quen với bạn mới.
III/ CHUẨN BỊ:
	Bảng phụ ghi gợi ý.
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: Gọi HS đọc lại bài văn BT2.
	- Nhận xét – cho điểm.
3/ Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động: Hướng dẫn HS tập viết thư cho bạn:
	- Gọi HS nêu yêu cầu BT – phần gợi ý SGK.
	+ Bài tập yêu cầu các em viết thư cho ai ? (Cho 1 bạn HS ở miền khác với miền em đang ở.)
	- Hướng dẫn HS viết thư: Đầu tiên em phải xác định rõ:
	+ Em viết thư cho bạn tên là gì ? Ở tỉnh nào ? Ở miền nào ?
	Lưu ý: Nếu các em không có thật một người bạn ở khác của đất nước thì có thể viết thư cho một người bạn mình được biết qua đọc báo, nghe đài,  hoặc một bạn em tưởng tượng ra.
	+ Mục đích viế thư là gì ? (Làm quen và hẹn bạn cùng nhau học tốt.)
	+ Những nội dung cơ bản trong thư là gì ? (Nêu lí do viết thư – Tự giới thiệu – Hỏi thăm bạn – Hẹn bạn cùng thi đua học tốt.)
	+ Hình thức của lá thư như thế nào ? (như mẫu bài Thư gửi bà)
	- Cho HS nói tên bạn mình định viết thư.
Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu – nói về nội dung thư theo gợi ý:
- Cho HS nêu miệng phần nêu lí do viết thư – tự giới thiệu.
	- Ví dụ:
	Bạn Hoa thân mến !
	Chắc bạn rất ngạc nhiên khi nhận được thư này vì bạn không hề biết mình. Nhưng mình lại biết bạn đấy. Vừa qua, mình đọc báo Nhi đồng và được biết về tấm gương vượt khó của bạn. Mình rất khâm phục nên muốn viết thư làm quen với bạn 
	Mình tự giới thiệu nhé: Mình tên là Trần Hoài Bảo, học sinh lớp 3C, trường TH Hòa Đông A, 
	- Nhắc HS chú ý về nội dung, cách diễn đạt (dùng từ, đặt câu, chính tả, )
	- Quan sát, hướng dẫn thêm.
	- HS trình bày bài làm trước lớp.
	- Nhận xét – bổ sung – tuyên dương – cho điểm.
4/ Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
TOÁN
TIẾT 65
GAM
I/ MỤC TIÊU:
	- Biết gam là một đơn vị đo khối lượng và sự liên hệ giữa gam và ki-lô-gam.
	- Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân hai đĩa và cân đồng hồ.
	- Biết cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng là gam.
	- Làm BT 1, 2, 3, 4.
II/ CHUẨN BỊ:
	Cân đĩa, cân đồng hồ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: Gọi HS đọc bảng nhân 9.
	- Nhận xét – tuyên dương.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:.
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Giới thiệu gam:
- Cho HS nêu lại đơn vị đo khối lượng đã học là ki-lô-gam.
- Để đo khối lượng các vật nhẹ hơn 1kg ta còn có các đơn vị đo nhỏ hơn kg.
Gam là đơn vị đo khối lượng
Gam viết tắt là “g”
1kg = 1000g
- Cho HS nhắc lại để ghi nhớ.
	- Giới thiệu các quả cân thường dùng.
	- Giới thiệu cân đĩa, cân đồng hồ - Thực hành cân một vật bằng cả hai cân cho HS nhận thấy là như nhau.
Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1: Nêu kết quả:
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS làm BT.
	- Cho HS nối tiếp nêu miệng kết quả.
	- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
Bài 2: Nêu kết quả:
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS làm BT.
	- Cho HS thực hành cân và nêu kết quả.
	- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
Bài 3: Tính (theo mẫu):
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS làm BT.
	- Cho HS làm BT vào vở.
	- Nhận xét – sửa sai – cho điểm.
Bài 4: Bài toán:
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS làm BT.
	- Cho HS làm BT vào vở.
	- Nhận xét – sửa sai – cho điểm.
4/ Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Dặn dò bài sau.
Rút kinh nghiệm:
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT 26
KHÔNG CHƠI CÁC TRÒ CHƠI NGUY HIỂM
I/ MỤC TIÊU:
	- Nhận biết các trò chơi nguy hiểm như đánh quay, ném nhau, chạy đuổi nhau, 
	- Biết sử dụng thời gian nghỉ giữa giờ ra chơi vui vẻ, an toàn.
	- HS Khá giỏi: Biết cách xử lí khi xảy ra tai nạn: báo cho người lớn hoặc thầy cô giáo, đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất.
KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Biết phân tích, phán đoán hậu quả những trò chơi nguy hiểm đối với bản thân và người khác.
	- Kĩ năng làm chủ bản thân: Có trách nhiệm với bản thân và người khác trong việc phòng tránh các trò chơi nguy hiểm.
II/ PHƯƠNG PHÁP:
	Thảo luận nhóm – Tranh luận – Trò chơi.
III/ CHUẨN BỊ:
	Tranh SGK.
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: Gọi HS TLCH:
	+ Hoạt động NGLL của HS ở trường bao gồm những hoạt động nào ?
	- Nhận xét – tuyên dương.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Quan sát theo cặp:
Mục tiêu: Biết cách sử dụng thời gian nghỉ ở trường sao cho vui vẻ, khỏe mạnh và an toàn. Nhận biết một số trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác.
- Cho HS thảo luận nhóm – TLCH:
	+ Hãy cho biết tranh vẽ gì ?
	+ Chỉ và nói tên những trò chơi dễ gây nguy hiểm có trong tranh vẽ ?
	+ Điều gì có thể xảy ra nếu chơi trò chơi nguy hiểm đó ?
	+ Bạn sẽ khuyên các bạn trong tranh như thế nào ?
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
	Kết luận: Sau những giờ học mệt mỏi, các em cần đi lại, vận động và giải trí bằng cách chơi một số trò chơi, song không nên chơi quá sức để ảnh hưởng đến giờ học và cũng không nên chơi những trò chơi dễ gây nguy hiểm như: bắn súng cao su, đánh quay, ném nhau, 
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm:
Mục tiêu: Biết lựa chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh nguy hiểm khi ở trường:
	- Cho HS thảo luận nhóm.
	+ Hãy kể tên những trò chơi mà mình hay chơi trong giờ ra chơi ?
	+ Những trò chơi trên, trò chơi nào nguy hiểm và trò chơi nào không nguy hiểm ?
- Các nhóm trinh bày kết quả thảo luận.
	- GV phân tích mức độ nguy hiểm của một số trò chơi có hại:
	Chơi bắn súng cao su thì dễ bắn vào đầu, vào mắt người khác.
	Đá bóng trong giờ ra chơi dễ gây ra mệt mỏi, ra mồ hôi nhiều, quần áo bẩn sẽ ảnh hưởng đến việc học tập trong các tiết sau.
	Leo trèo có thể ngã, gãy chân tay, 
	- Nhận xét – Liên hệ GD thực tế.
4/ Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Dặn dò – Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
THỦ CÔNG
TIẾT 13
CẮT, DÁN CHỮ H – U
I/ MỤC TIÊU:
	- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ H – U.
	- Kẻ, cắt, dán được chữ H – U. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
	- Không bắt buộc HS cắt lượn ở ngoài và trong chữ U. HS có thể cắt theo đường thẳng.
HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ H – U. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng.
II/ CHUẨN BỊ:
	- Vật mẫu – Quy trình kẻ, cắt – giấy màu – hồ dán – kéo.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC:
	- Kiểm tra dụng cụ học tập.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét::
- Giới thiệu chữ H – U mẫu.
- Cho HS quan sát chữ H – U TLCH:
	+ Nét chữ rộng bao nhiêu ô ? (rộng 3 ô)
	+ Nét chữ cao bao nhiêu ô ? (cao 5 ô)
	- Cho HS so sánh 2 chữ H và U.
	Chữ H, chữ U có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau. Nếu gấp đôi chữ H và chữ U theo chiều dọc thì nửa bên trái và nửa bên phải của chữ trùng khít nhau.
	- Nhận xét – bổ sung – tuyên dương.
Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu:
Bước 1: Kẻ chữ H – U:
- Kẻ cắt 2 HCN 3 x 5 ô vuông.
- Chấm đánh dấu hình chữ H – U. Sau đó kẻ chữ H – U theo các điểm đã đánh dấu.
	- Riêng đối với chư U, cần vẽ các đường lượn góc.
Bước 2: Cắt chữ H - U:
	- Gấp đôi 2 HCN đã kẻ chữ H - U theo đường dấu giữa. Cắt theo đường kẻ nửa chữ H - U. Mở ra ta được chữ H - U.
Bước 3: Dán chữ H – U:
	- Kẻ 1 đường chuẩn, sắp xếp chữ cho cân đối trên đường chuẩn.
	- Bôi hồ và dán chữ vào vị trí đã định.
	- Đặt tờ giấy nháp lên trên chữ vừa dán để miết cho phẳng.
Hoạt động 3: Thực hành:
- Cho HS nhắc lại các thao tác kẻ, cắt chữ H – U.
	- Nhận xét – sổ sung – tuyên dương.
	- Cho HS thực hành nháp kẻ, cắt chữ H – U.
	- GV quan sát – hướng dẫn thêm.
4/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 3 TUAN 13.doc