Tập đọc: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
Hiểu nội dung: Kim Đồng là một người liên lạc rất nhanh trí, dũng cãm khi làm liên lạc dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng.(TLCH 1, 2, 3, 4)
Kể chuyện: Kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
HS Khá – Giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.
KNS:
Tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (liên hệ): Chủ đề: Bác Hồ luôn chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ - Sự quan tâm và tình cảm của Bác Hồ đối với anh Kim Đồng.
TUẦN 14 Ngày soạn: 18/ 11/ 2012 Ngày dạy: Thứ Hai ngày 19 tháng 11 năm 2012 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN TIẾT 40 - 41 NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ I/ MỤC TIÊU: Tập đọc: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Hiểu nội dung: Kim Đồng là một người liên lạc rất nhanh trí, dũng cãm khi làm liên lạc dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng.(TLCH 1, 2, 3, 4) Kể chuyện: Kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. HS Khá – Giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện. KNS: Tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (liên hệ): Chủ đề: Bác Hồ luôn chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ - Sự quan tâm và tình cảm của Bác Hồ đối với anh Kim Đồng. II/ PHƯƠNG PHÁP: Đặt câu hỏi – Trình bày ý kiến cá nhân. III/ CHUẨN BỊ: Tranh SGK – Bảng phụ hướng dẫn đọc. IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định. 2/ KTBC: Gọi HS đọc thuộc lòng bài Cửa Tùng – TLCH. Nhận xét – cho điểm. 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: b/ Các hoạt động: Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc: - GV đọc mẫu. - Hướng dẫn HS luyện đọc từ khó. - Cho HS đọc nối tiếp từng câu. - Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn. - Hướng dẫn HS đọc: Đoạn 1: đọc với giọng kể chậm rãi, nhấn giọng các từ ngữ tả dáng đi nhanh nhẹn của Kim Đồng, phong thái ung dung của ông ké. (hiền hậu, nhanh nhẹn, lững thững, ) Lời ông ké thân mật, vui vẻ: Nào, bác cháu ta lên đường ! Đoạn 2: (hai bác cháu gặp địch) giọng hồi hộp. Đoạn 3: giọng bọn lính hống hách, giọng Kim Đồng tự nhiên, bình thản. Lời Kim Đồng trong đoạn đóng kịch để lừa lũ giặc: bình tĩnh, thản nhiên, không hề bối rối, sợ sệt khi trả lời bọn lính (Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm); tự nhiên, thân tình khi gọi ông ké (Già ơi ! Ta đi thôi ! Về nhà cháu còn xa lắm !) Đoạn 4: giọng vui, phấn khởi, nhấn giọng các từ ngữ thể hiện sự ngu ngốc của bọn lính (tráo trưng, thong manh) Đọc câu văn Mắt giặc tráo trưng mà hóa thong manh với giọng giễu cợt bọn giặc; đọc câu văn miêu tả Những tảng đá ven đường sáng hẳn lên như vui trong nắng sớm với giọng vui. - Giải nghĩa từ khó SGK. - Cho HS đọc từng đoạn theo nhóm. - Cho HS thi đua đọc theo nhóm. - 1 HS đọc cả bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Cho HS đọc đoạn 1 – TLCH. + Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì ? (Bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới)) - Nhận xét – tuyên dương. + Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng ? (Vì vùng này là vùng người Nùng ở. Đóng vai ông già Nùng để dễ dàng che mắt địch, làm chúng tưởng ông cụ là người địa phương) + CCách đi đường của hai bác cháu như thế nào ? (Đi rất cẩn thận. Kim Đồng đeo túi nhanh nhẹn đi trước một quãng. Ông ké lững thững đằng sau. Gặp đều gì đáng ngờ, Kim Đồng huýt sáo làm hiệu để ông ké kịp tránh vào ven đường.) - Nhận xét – tuyên dương. - Cho HS đọc đoạn 2, 3, 4 – TLCH. + Tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch ? (Kim Đồng nhanh trí: Gặp địch không hề tỏ ra bối rối, sợ sệt, bình tĩnh huýt sáo báo hiệu – Địch hỏi, Kim Đồng trả lời rất nhanh trí: Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm – Trả lời xong, thản nhiên gọi ông ké đi tiếp: Già ơi ! Ta đi thôi !; Sư nhanh trí, thông minh của Kim Đồng khiến bọn giặc không hề nghi ngờ nên đã để cho bác cháu đi qua; Kim Đồng dũng cảm vì còn rất nhỏ đã là một chiến sĩ liên lạc của cách mạng, dám làm những công việc quan trọng, nguy hiểm, khi gặp địch vẫn bình tĩnh tìm cách đối phó, bảo vệ cán bộ.) - Nhận xét – tuyên dương. + Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? (Kim Đồng là một người liên lạc rất nhanh trí, dũng cãm khi làm liên lạc dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng.) Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm: - GV đọc mẫu. - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm. - Cho HS thi đua đọc các đoạn 3. - Nhận xét – tuyên dương. Hoạt động 4: Kể chuyện: - GV nêu yêu cầu tiết kể chuyện. - Cho HS nêu yêu cầu. - Hướng dẫn HS kể từng đoạn theo tranh. - Cho HS thảo luận nhóm kể theo tranh. - Cho HS kể theo nhóm. - Các nhóm trình bảy. - Nhận xét – tuyên dương. 4/ Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn dò tiết sau. Rút kinh nghiệm: TOÁN TIẾT 66 LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU: - Biết so sánh các khối lượng. - Biết làm các phép tính với số đo khối lượng và vận dụng được vào giải toán. - Biết sử dụng cân đồng hồ để cân một vài đồ dùng học tập. - Làm BT 1, 2, 3, 4 (tổ cức dưới dạng trò chơi). II/ CHUẨN BỊ: Cân đồng hồ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1/ Ổn định. 2/ KTBC: - Gọi HS làm BT 3. - Nhận xét – cho điểm. 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: b/ Các hoạt động: Hoạt động 1: BT1: So sánh: - Gọi HS nêu yêu cầu BT. - Hướng dẫn HS làm BT. - Cho HS làm BT vào vở. - Nhận xét – sửa sai – cho điểm. Hoạt động 2: BT2: Bài toán: - GV gọi HS nêu yêu cầu BT. - Hướng dẫn HS làm BT. - Cho HS làm BT vào vở. - Nhận xét – sửa sai – cho điểm. Hoạt động 3: BT3: Bài toán: - GV gọi HS nêu yêu cầu BT. - Hướng dẫn HS làm BT. - Cho HS làm BT vào vở. - Nhận xét – sửa sai – cho điểm. Hoạt động 4: BT4: Trò chơi: - GV gọi HS nêu yêu cầu BT. - Cho HS thi đua cân và nêu kết quả. - Nhận xét – tuyên dương. 4/ Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn dò – chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 18/ 11/ 2012 Ngày dạy: Thứ Ba ngày 20 tháng 11 năm 2012 Dạy bù vào thứ Năm ngày 22 tháng 11 năm 2012 CHÍNH TẢ (Nghe – viết) TIẾT 27 NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ I/ MỤC TIÊU: - Nghe – viết đúng bài chính tả. Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ay / ây (BT2) - Làm đúng BT 3b. II/ CHUẨN BỊ: - Phiếu học tập ghi BT. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1/ Ổn định. 2/ KTBC: - Gọi HS viết lại những từ đã viết sai tiết trước. - Nhận xét. 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: b/ Các hoạt động: Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả: a) Ghi nhớ nội dung đoạn văn - Treo bảng phụ ghi đoạn văn. - GV đọc bài chính tả. - Cho HS đọc đoạn văn nhiều lần. + Tìm các tên riêng trong bài chính tả ? + Nhắc lại cách viết các tên riêng nói trên ? b) Hướng dẫn trình bày + Chữ đầu tiên của đoạn văn ta viết như thế nào? c) Hướng dẫn viết từ khó - Hướng dẫn HS luyện viết từ khó: d) Chép bài e) Soát lỗi g) Chấm bài Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả BT2: Điền vào chỗ trống vần ay hoặc ây. - Cho HS nêu yêu cầu BT. - Hướng dẫn HS làm BT. - Cho HS làm BT vào phiếu học tập. Cây sậy chày giã gạo dạy học ngủ dậy số bảy đòn bẩy - Nhận xét – sửa sai. BT3b: Điền vào chỗ trống: - Cho HS nêu yêu cầu BT. - Hướng dẫn HS thi đua nhóm điền vào chỗ trống. - Cho HS thi đua. Tìm nước uống dìm chết nó chim Gáy thoát hiểm. - Nhận xét – tuyên dương. 4/ Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn dò – chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: TOÁN TIẾT 67 BẢNG CHIA 9 I/ MỤC TIÊU: - Bước đầu thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong giải toán (có một phép chia 9). - Làm BT 1 (cột 1, 2, 3), 2 (cột 1, 2, 3), 3, 4. II/ CHUẨN BỊ: Bộ TH Toán. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1/ Ổn định. 2/ KTBC: Gọi HS làm BT 2. - Nhận xét – cho điểm. 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: b/ Các hoạt động: Hoạt động 1: Hướng dẫn lập bảng chia 9: - Cho HS lấy tấm bìa có 9 chấm tròn. + 9 lấy 1 lần được mấy ? (được 9) - GV viết bảng 9 x 1 = 9. - Lấy tấm bìa có 9 chấm tròn chia cho các nhóm, mỗi nhóm có 9 chấm tròn, vậy có mấy nhóm ? - Có 1 nhóm. - GV viết bảng 9 : 9 = 1 - Tương tự hướng dẫn HS lập bảng chia 9. - Cho HS đọc thuộc bảng chia 9. Hoạt động 2: Luyện tập: Bài 1: Tính nhẩm: - GV gọi HS nêu yêu cầu BT. - Cho HS nối tiếp nêu miệng kết quả. - Nhận xét – tuyên dương. Bài 2: Tính nhẩm: - GV gọi HS nêu yêu cầu BT. - Cho HS thi đua thực hiện tính bảng con. - Nhận xét – sửa sai – tuyên dương. Bài 3: Bài toán: - GV gọi HS nêu yêu cầu BT. - Hướng dẫn HS làm BT. - Cho HS làm BT vào vở. - Nhận xét – sửa sai – cho điểm.. Bài 4: Bài toán: - GV gọi HS nêu yêu cầu BT. - Hướng dẫn HS làm BT. - Cho HS làm BT vào vở. - Nhận xét – sửa sai – cho điểm.. 4/ Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI TIẾT 27 TỈNH (THÀNH PHỐ) NƠI BẠN SỐNG I/ MỤC TIÊU: - Kể tên được một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế, ở địa phương. - HS Khá giỏi: Nói về một danh lam, di tích lịch sử hay đặc sản của địa phương. KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, và tìm kiếm thông tin về nơi mình đang sống. - Sưu tầm, tổng hợp, sắp xếp các thông tin về nơi mình sống. II/ PHƯƠNG PHÁP: Quan sát thực tế - Đóng vai. III/ CHUẨN BỊ: Tranh SGK – Phiếu học tập. IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định. 2/ KTBC: Gọi học sinh TLCH: + Khi ở trường, bạn nên chơi và không nên chơi những trò chơi gì ? Tại sao ? + Bạn sẽ làm gì khi thấy bạn khác chơi những trò chơi nguy hiểm ? - Nhận xét – tuyên dương. 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: b/ Các hoạt động: Hoạt động 1: Làm việc với SGK: Mục tiêu: Nhận biết được một số cơ quan hành chính cấp tỉnh. - Cho HS thảo luận theo nhóm quan sát các hình trong SGK trang 52, 53, 54 – và nói về những gì các em quan sát được. + Kể tên những cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế cấp tỉnh có trong các hình ? - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Bệnh viện, công an tỉnh, siêu thị, Sở GD&ĐT, bưu điện, đài truyền hình, UBND tỉnh, trường THPT. Trụ sở UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam ở Hà Nội, Công viên Hồ Tây, trường CĐSP Nghệ An. + Bạn sống ở tỉnh (thanh phố) nào ? (tỉnh Tây Ninh) + Kể tên một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế ở tỉnh nơi bạn sống ? Kết luận: Ở mỗi tỉnh (thành phố) đếu có các cơ quan: hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế, để điều hành công việc, phục vụ đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe nhân dân. Hoạt động 2: Nói về tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống: Mục tiêu: HS có hiểu biết về các cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế ở tỉnh nơi đang sống. - Cho HS quan sát tranh, ảnh sưu tầm theo nhóm nói về các cơ sở văn hóa, giáo dục, hành chính, y tế. - Cho HS thảo luận nhóm: - Các nhóm trình bày về tranh, ảnh của nhóm mình. - Nhận xét – bổ sung – tuyên dương. 4/ Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn dò – Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 18/ 11/ 2012 Ngày dạy: Thứ Tư ngày 21 tháng 11 năm 2012 TẬP ĐỌC TIẾT 42 NHỚ VIỆT BẮC I/ MỤC TIÊU ... ng dụng, bảng con. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1/ Ổn định. 2/ KTBC: - Kiểm tra bài viết ở nhà của HS. - Cho HS nhắc lại từ và câu ứng dụng. - Nhận xét. 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: b/ Các hoạt động: Hoạt động 1: Hướng dẫn viết bảng con: Mục tiêu: Viết chữ hoa K, Kh, Y đúng mẫu. - GV đính chữ mẫu. - GV vừa nhắc lại cách viết vừa viết mẫu. - Cho HS nhắc lại cách viết. - Cho HS viết bảng con. - Quan sát hướng dẫn thêm cho HS. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ, câu ứng dụng: Mục tiêu: Viết từ, câu ứng dụng đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định. - Gọi HS đọc từ ứng dụng: Yết Kiêu - GV giới thiệu: Yết Kiêu là một danh tướng đời Trần. Ông có tài bơi lặn nên đã phá được nhiều thuyền chiến của giặc, lập nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thế kỉ XIII. - Hướng dẫn HS quan sát nhận xét. + Những con chữ nào cao 2,5 ly? + Những con chữ nào cao cao 1,5 ly? + Những con chữ nào cao cao 1 ly? + Khoảng cách giữa các con chữ là bao nhiêu? - Cho HS nhắc lại cách nối nét giữa các con chữ. - Cho HS viết bảng con từ ứng dụng. - Quan sát – nhận xét – sửa sai. - Gọi HS đọc câu ứng dụng: Khi đói cùng chung một dạ - Khi rét cùng chung một lòng. - Giải nghĩa câu tục ngữ của dân tộc Mường: Khuyên con người phải đoàn kết, giúp đỡ nhau trong gian khổ, khó khăn. Càng khó khăn, thiếu thốn thì càng phải đoàn kết, đùm bọc nhau. - Cho HS viết bảng con chữ Khi (đầu dòng câu tục ngữ). - Quan sát – nhận xét – sửa sai. Hoạt động 3: Thực hành: Mục tiêu: Viết chữ K, Kh, Y: 1 dòng – Yết Kiêu: 1 dòng – Câu tục ngữ: 1 lần cỡ chữ nhỏ. - Nhắc HS tư thế ngồi, cách cầm bút, chú ý độ cao, cách nối nét và khoảng cách các chữ, trình bày câu ứng dụng đúng mẫu. - Cho HS viết vào vở. - Quan sát hướng dẫn thêm cho HS. - Thu bài – chấm điểm. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: TOÁN TIẾT 69 CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I/ MỤC TIÊU: - Biết đặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư). - Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và giải bài toán có liên quan đến phép chia. - Làm BT 1 (cột 1, 2, 3), 2, 3. II/ CHUẨN BỊ: Bảng phụ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1/ Ổn định. 2/ KTBC: - Gọi HS nêu miệng làm BT 1. - Nhận xét – cho điểm. 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: b/ Các hoạt động: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số: - GV nêu phép chia: 72 : 3 = ? - Cho HS nêu cách thực hiện tính chia – GV ghi bảng. - Nhận xét – tuyên dương. - GV nêu phép chia: 65 : 2 = ? - Cho HS nêu cách thực hiện tính chia – GV ghi bảng. - Nhận xét – tuyên dương. Hoạt động 2: Luyện tập: Bài 1: Tính: - GV gọi HS nêu yêu cầu BT. - Hướng dẫn HS làm BT. - Cho HS làm BT vào bảng con. - Nhận xét – sửa sai – cho điểm. Bài 2: Bài toán: - GV gọi HS nêu yêu cầu BT. - Hướng dẫn HS làm BT. - Cho HS làm BT vào vở. - Nhận xét – sửa sai – cho điểm.. Bài 3: Bài toán: - GV gọi HS nêu yêu cầu BT. - Hướng dẫn HS làm BT. - Cho HS làm BT vào vở. - Nhận xét – sửa sai – cho điểm. 4/ Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: ÂM NHẠC TIẾT 14 NGÀY MÙA VUI I/ MỤC TIÊU: - Biết hát theo giai điệu và lời 1. - Biết hát kết hợp với gõ đệm theo bài hát. - Biết đây là bài dân ca của dân tộc Thái ở Tây Bắc – Biết gõ đệm theo phách, nhịp và tiết tấu lời ca. Tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (liên hệ): Chủ đề: Niềm vui của người dân trong cuộc sống ấm no. – Bồi dưỡng HS lòng yêu lao động và kính trọng người lao động theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ. II/ CHUẨN BỊ: Nhạc cụ - bộ gõ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động 1: Học hát: - GV hát mẫu. - Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu. - Hướng dẫn HS học hát từng câu đến hết bài. - Cho HS hát theo nhóm – cá nhân – cả lớp. - Nhận xét – sửa sai – tuyên dương. Hoạt động 2: Hát – gõ đệm: - GV hát – gõ đệm mẫu. - Hướng dẫn HS hát – gõ đệm. - Cho HS hát – gõ đệm theo nhóm – cá nhân – cả lớp. - Nhận xét – tuyên dương. 4/ Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 18/ 11/ 2012 Ngày dạy: Thứ Sáu ngày 23 tháng 11 năm 2012 TẬP LÀM VĂN TIẾT 14 NGHE – KỂ: TÔI CŨNG NHƯ BÁC GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG I/ MỤC TIÊU: - Nghe và kể lại được câu chuyện: Tôi cũng như bác (BT1) giảm tải. - Bước đầu biết giới thiệu một cách đơn giản (theo gợi ý) về các bạn trong tổ của mình với người khác (BT2). KNS: II/ PHƯƠNG PHÁP: Trình bày ý kiến cá nhân. III/ CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi gợi ý. IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1/ Ổn định. 2/ KTBC: Gọi HS đọc lại bức thư của mình. - Nhận xét – cho điểm. 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: b/ Các hoạt động: Hoạt động: Giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em: - Gọi HS nêu yêu cầu BT – phần gợi ý SGK. - GV hướng dẫn HS làm BT: + Các em phải tưởng tượng đang giới thiệu với một đoàn khách đến thăm về các bạn trong tổ mình. Khi giới thiệu về tổ mình, các em cần dựa vào các gợi ý a, b, c đã nêu trong SGK nhưng cũng có thể bổ sung. Ví dụ: Nhà các bạn trong tổ ở đâu, có xa trường không + Nói năng lễ phép với người lớn: lời mở đầu (thưa gửi); lời giới thiệc các bạn (lịch sự, lễ phép); co lời kết. Ví dụ: Cháu đã giới thiệu xong về tổ cháu ạ. + Em cần giới thiệu các bạn trong tổ theo đầy đủ các gợi ý a, b, c; giới thiệu một cách mạnh dạn, tự tin, nói được những điểm tốt và điểm riêng trong tính nết mỗi bạn; những việc tốt các bạn làm được trong tháng vừa qua. Rất đáng khen nếu lời giới thiệu của em gây ấn tượng và hấp dẫn được người nghe. - Gọi 1 HS giỏi làm mẫu. Ví dụ: Thưa các chú, các bác, cháu là Bảo, HS tổ 2 xin giới thiệu với các chú, các bác về các bạn trong tổ cháu. Tổ cháu có 4 bạn. Bạn ngồi đầu bàn thứ nhất kế bên cháu là bạn Thắm (Thắm đứng lên nói: Cháu chào các chú, các bác ! sau đó ngồi xuống.). Bạn ngồi sau lưng cháu là bạn Thân, kế bên bạn Thân là bạn Thanh. Các bạn trong tổ cháu đều có những điểm đáng quý. Bạn Thắm tháng vừa qua đã thực hiện được nhiều việc tốt và đã đạt được nhiều bông hoa điểm tốt để dâng tặng thầy cô. - Cho HS thảo luận nhóm, từng thanh viên dựa vào gợi ý giới thiệu về tổ mình. - Các nhóm thi đua giới thiệu về tổ mình trước lớp. - Nhận xét – tuyên dương. 4/ Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: TOÁN TIẾT 70 CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (tiếp theo) I/ MỤC TIÊU: - Biết đặt tính và tính chia số có hai chữ sdo61 cho số có một chữ số (có dư ở các lượt chia). - Biết giải toán có phép chia và biết xếp hình tạo thành hình vuông. - Làm BT 1, 2, 4. II/ CHUẨN BỊ: Bảng phụ - Trò chơi xếp hình. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1/ Ổn định. 2/ KTBC: Gọi HS làm BT4. - Nhận xét – cho điểm. 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài:. b/ Các hoạt động: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hiện phép chia 78 : 4 = ? - GV nêu phép chia: 78 : 4 = ? - Cho HS nêu cách thực hiện tính chia và nêu kết quả. - GV ghi bảng. - Nhận xét – tuyên dương. Hoạt động 2: Luyện tập: Bài 1: Tính: - GV gọi HS nêu yêu cầu BT. - Hướng dẫn HS làm BT. - Cho HS làm BT vào bảng con. - Nhận xét – sửa sai – tuyên dương. Bài 2: Bài toán: - GV gọi HS nêu yêu cầu BT. - Hướng dẫn HS làm BT. - Cho HS làm BT vào vở. - Nhận xét – sửa sai – cho điểm. Bài 4: Thi đua xếp hình: - GV gọi HS nêu yêu cầu BT. - Cho HS thi đua xếp hình. - HS thi đua. - Nhận xét – tuyên dương. 4/ Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn dò bài sau. Rút kinh nghiệm: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI TIẾT 28 TỈNH (THÀNH PHỐ) NƠI BẠN SỐNG (tiếp theo) I/ MỤC TIÊU: - Kể tên được một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế, ở địa phương. - HS Khá giỏi: Nói về một danh lam, di tích lịch sử hay đặc sản của địa phương. KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, và tìm kiếm thông tin về nơi mình đang sống. - Sưu tầm, tổng hợp, sắp xếp các thông tin về nơi mình sống. II/ PHƯƠNG PHÁP: Quan sát thực tế - Đóng vai. III/ CHUẨN BỊ: Giấy A4, bút chì, màu. IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định. 2/ KTBC: Gọi HS TLCH: + Nêu tên một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế, của tỉnh ? - Nhận xét – tuyên dương. 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: b/ Các hoạt động: Hoạt động 3: Vẽ tranh: Mục tiêu: Biết và mô tả sơ lược về bức tranh toàn cảnh có các cơ quan hành chính, văn hóa, y tế, của tỉnh nơi em đang sống. - GV nêu yêu cầu của hoạt động. - GV gợi ý cách thể hiện những nét chính về những cơ quan hành chính, văn hóa, khuyến khích trí tưởng tượng của HS. - Quan sát – hướng dẫn thêm. - Các nhóm trưng bày tranh. - Nhận xét – tuyên dương. 4/ Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn dò – Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: THỦ CÔNG TIẾT 14 CẮT, DÁN CHỮ H – U I/ MỤC TIÊU: - Biết cách kẻ, cắt, dán chữ H – U. - Kẻ, cắt, dán được chữ H – U. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng. - Không bắt buộc HS cắt lượn ở ngoài và trong chữ U. HS có thể cắt theo đường thẳng. HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ H – U. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng. II/ CHUẨN BỊ: - Vật mẫu – Quy trình kẻ, cắt – giấy màu – hồ dán – kéo. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1/ Ổn định. 2/ KTBC: - Kiểm tra dụng cụ học tập. 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: b/ Các hoạt động Hoạt động 1: Nhắc lại quy trình: - Cho HS nhắc lại quy trình kẻ, cắt chữ H – U. Bước 1: Kẻ chữ H – U: - Kẻ cắt 2 HCN 3 x 5 ô vuông. - Chấm đánh dấu hình chữ H – U. Sau đó kẻ chữ H – U theo các điểm đã đánh dấu. - Riêng đối với chư U, cần vẽ các đường lượn góc. Bước 2: Cắt chữ H - U: - Gấp đôi 2 HCN đã kẻ chữ H - U theo đường dấu giữa. Cắt theo đường kẻ nửa chữ H - U. Mở ra ta được chữ H - U. Bước 3: Dán chữ H – U: - Kẻ 1 đường chuẩn, sắp xếp chữ cho cân đối trên đường chuẩn. - Bôi hồ và dán chữ vào vị trí đã định. - Đặt tờ giấy nháp lên trên chữ vừa dán để miết cho phẳng. - Nhận xét – bổ sung – tuyên dương. Hoạt động 2: Thực hành:: - Cho HS thực hành kẻ, cắt chữ H – U. - Quan sát hướng dẫn thêm cho HS. - Trưng bày sản phẩm. - Nhận xét – đánh giá sản phẩm. 4/ Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: