Giáo án lớp 3 Tuần học số 19 - Năm học 2012

Giáo án lớp 3 Tuần học số 19 - Năm học 2012

Tập đọc: Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với diễn biến của truyện.

 Hiểu nội dung: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta (TLCH 1, 2, 3, 4, 5)

 Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

 KNS: Đặt mục tiêu – Đảm nhận trách nhiệm – Kiên định – Giải quyết vấn đề. Lắng nghe tích cực – Tư duy sáng tạo.

II/ PHƯƠNG PHÁP:

 Thảo luận nhóm – Đặt câu hỏi – Trình bày 1 phút. Đóng vai – Trình bày 1 phút – Làm việc nhóm.

III/ CHUẨN BỊ:

 Tranh SGK – Bảng phụ hướng dẫn đọc.

 

doc 22 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 602Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần học số 19 - Năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Ngày soạn: 30/ 12/ 2012
Ngày dạy: Thứ Hai ngày 31 tháng 12 năm 2012
Dạy bù vào ngày thứ bảy 05/ 01/ 2013
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
TIẾT 55 – 56
HAI BÀ TRƯNG
I/ MỤC TIÊU:
	Tập đọc: Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với diễn biến của truyện.
	Hiểu nội dung: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta (TLCH 1, 2, 3, 4, 5)
	Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
KNS: Đặt mục tiêu – Đảm nhận trách nhiệm – Kiên định – Giải quyết vấn đề. Lắng nghe tích cực – Tư duy sáng tạo.
II/ PHƯƠNG PHÁP:
	Thảo luận nhóm – Đặt câu hỏi – Trình bày 1 phút. Đóng vai – Trình bày 1 phút – Làm việc nhóm.
III/ CHUẨN BỊ:
	Tranh SGK – Bảng phụ hướng dẫn đọc.
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: 
Nhận xét bài thi CKI của HS.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: 
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc:
- GV đọc mẫu.
	- Hướng dẫn HS luyện đọc từ khó.
	- Cho HS đọc nối tiếp từng câu.
	- Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn.
	- Hướng dẫn HS đọc: Đọc với giọng chậm rãi, căn hờn; nhấn giọng những từ ngữ nói lên tội ác của giặc, sự căn hờn của nhân dân.
Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luống  Lòng dân oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đáng đuổi quân xâm lược.
	Đọc với giọng kể thong thả, đầy cảm phục; nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, các cụm từ; nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài trí của hai chị em.
	Bấy giờ, / ở huyện Mê Linh có hai người con giá tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. // Cha mất sớm, / nhờ mẹ dạy dỗ, / hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. //
	- Giải nghĩa từ khó SGK.
	- Cho HS đọc từng đoạn theo nhóm.
	- Cho HS thi đua đọc theo nhóm.
	- 1 HS đọc cả bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc đoạn 1 – TLCH.
+ Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với dân ta ? (Chúng thẳng tay chém giết dân lành,  oán hận ngút trời.)
	- Nhận xét – tuyên dương.
	- Cho HS đọc đoạn 2 – TLCH.
	+ Hai Bà Trưng có tài và chí lớn như thế nào ? (Hai Bà Trưng rất giỏi võ nghệ, nuôi chí giành lại non sông.)
	- Nhận xét – tuyên dương.
	- Cho HS đọc đoạn 3 – TLCH.
	+ Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa ? (Vì Hai Bà yêu nước, thương dân, căm thù quân giặc tàn bạo đạ giết hại ông Thi Sách và gây bao tội ác với nhân dân.)
	+ Hãy tìm những chi tiết nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa ? (Hai Bà mặc giáp phục thật đẹp, bước lên bành voi rất oai phong. Đoàn quân rùng rùng lên đường, giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà, tiếng trống đồng dội lên vòm cây, dập vào sườn đồi, theo suốt đường hành quân.)
	- Nhận xét – tuyên dương.
	- Cho HS đọc đoạn 4 – TLCH.
	+ Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng ? (Vì Hai Bà là người lãnh đạo nhân dân ta giải phóng đất nước, là hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.)
Nhận xét – tuyên dương.
	+ Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? (Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.)
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm:
- GV đọc mẫu.
	- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
	- Cho HS thi đua đọc các đoạn 3.
	- Nhận xét – tuyên dương.
Hoạt động 4: Kể chuyện:
- Cho HS nêu yêu cầu tiết kể chuyện
	- Hướng dẫn HS kể từng đoạn theo tranh.
	- Cho HS thảo luận nhóm kể theo tranh.
	- Cho HS kể theo nhóm.
	- Các nhóm trình bày.
	- Cho HS khá, giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện.
	- Nhận xét – tuyên dương – cho điểm.
4/ Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò tiết sau.
Rút kinh nghiệm:
TOÁN
TIẾT 91
CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ
I/ MỤC TIÊU:
- Nhận biết các số có bốn chữ số (trường hợp các chữ đều khác 0).
	- Bước đầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng.
	- Bước đầu biết nhận ra thứ tự cả các số trong nhóm các số có bốn chữ số (trường hợp đơn giản).
	- Làm BT 1, 2, 3 (a, b).
II/ CHUẨN BỊ:
	Bộ thực hành Toán 3.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: 
Nhận xét bài thi HKI của HS.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Giới thiệu số có bốn chữ số:
- Giới thiệu số 1423.
- Cho HS lấy ra 1 tấm bìa (như SGK) rồi quan sát, nhận xét để biết mỗi tấm bìa có 10 cột, mỗi cột có 10 ô vuông, mỗi tấm bìa có 100 ô vuông.
- Cho HS lấy xếp các tấm bìa như trong SGK rồi nhận xét để biết: mỗi tấm bìa có 100 ô vuông, nhóm thứ nhất có 10 tấm bìa, vậy nhóm thứ nhất có 1000 ô vuông, nhóm thứ hai có 4 tấm bìa như thế, vậy nhóm thứ hai có 400 ô vuông, nhóm thứ ba chỉ có 2 cột, mỗi cột có 10 ô vuông, vậy nhóm thứ ba có 20 ô vuông, nhóm thứ tư có 3 ô vuông. Như vậy ta có 1000 ô vuông, 400 ô vuông, 20 ô vuông và 3 ô vuông.
	- GV cho HS quan sát bảng các hàng, từ hàng đơn vị đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn.
	- GV hướng dẫn cho HS nhận biết ra ở hàng đơn vị có 3 đơn vị ta viết số 3 ở hàng đơn vị, hàng chục có 20 đơn vị ta viết số 2 ở hàng chục, hàng trăm có 400 đơn vị ta viết số 4 ở hàng trăm và hàng nghìn có 1000 đơn vị ta viết số 1 ờ hàng nghìn.
	- Hướng dẫn HS nhận biết: số gồm 1 nghìn, 4 trăm, 2 chục và 3 đơn vị. Được viết là 1423 – đọc là: Một nghìn bốn trăm hai mươi ba.
	- Cho HS nêu lại cách đọc số 1423.
	- GV hướng dẫn HS quan sát và nêu: Số 1423 là số có bốn chữ số, kể từ trái sang phải: chữ số 1 chỉ một nghìn, chữ số 4 chỉ bốn trăm, chữ số 2 chỉ hai chục và chữ số 3 chỉ ba đơn vị.
	- Cho HS chỉ vào từng số rồi nêu lại thứ tự các số ở các hàng.
Hoạt động 2: Luyện tập:
Bài 1: Viết (theo mẫu):
- Cho HS nêu yêu cầu BT.
- Hướng dẫn HS nêu bài mẫu.
	- Cho HS làm miệng.
	- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
Bài 2: Viết (theo mẫu):
- Cho HS nêu yêu cầu BT.
- Hướng dẫn HS nêu bài mẫu.
	- Cho HS làm BT vào vở.
	- Cho HS nêu kết quả bài làm.
	- Nhận xét – sửa sai – cho điểm.
Bài 3: Số ?
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS làm BT.
	- Cho HS nối tiếp nêu miệng kết quả BT.
	- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
4/ Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Dặn dò – chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 30/ 12/ 2012
Ngày dạy: Thứ Ba ngày 01 tháng 01 năm 2013
Dạy bù vào sáng ngày thứ hai 07/ 01/ 2013
CHÍNH TẢ (Nghe – viết)
TIẾT 37
HAI BÀ TRƯNG
I/ MỤC TIÊU:
	- Nghe – viết đúng bài chính tả.
- Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
	- Làm đúng BT 3 a/ b.
II/ CHUẨN BỊ:
	- Bảng phụ ghi đoạn văn – Phiếu học tập ghi BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC:
	Nhận xét bài thi của HS.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả:
	a) Ghi nhớ nội dung đoạn văn
- Treo bảng phụ ghi đoạn văn.
- GV đọc bài chính tả.
	- Cho HS đọc đoạn văn nhiều lần.
	+ Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng ? (Vì Hai Bà là người lãnh đạo nhân dân ta giải phóng đất nước, là hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.)
b) Hướng dẫn trình bày
	+ Chữ đầu đoạn được viết như thế nào ?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Hướng dẫn HS luyện viết từ khó: 
d) Chép bài
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
- Cho HS thia đua làm BT.
BT 3 a/ b: Thi tìm nhanh các từ ngữ: 
	- Chứa tiếng bắt đầu bằng l: lao động, lạ, lên lạc, long đong, lênh đênh, la hét, 
	- Chứa tiếng bắt đầu bằng n: nón, nông thôn, nóng nực, nong đôi, nôi, nồi, nương rẫy, nong tằm, nước, 
	- Chứa tiếng có vần iêc: việc, xanh biếc, mỏ thiếc, nhiếc móc, liếc mắt, tiếc của, 
- Chứa tiếng có vần iêt: viết, mải miết, thiết tha, da diết, diệt ruồ, tiết kiệm, 
- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
4/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò – chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
TOÁN
TIẾT 92
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
- Biết đọc, viết các số có bốn chữ số (trường hợp các chữ số đếu khác 0).
	- Biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong dãy số.
	- Bước đầu làm quen cới các số tròn nghìn (từ 1000 đến 9000).
- Làm BT 1, 2, 3 (a, b), 4.
II/ CHUẨN BỊ:
Bảng phụ ghi BT 1, 2. Thước kẻ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: Cho HS làm lại BT 2.
	- Nhận xét – cho điểm.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: BT1: Viết (theo mẫu):
- Cho HS nêu yêu cầu.
	- Cho HS nêu bài mẫu.
- Hướng dẫn HS làm BT.
- Cho HS làm BT vào vở.
- HS nêu kết quả bài làm.
- Nhận xét – sửa sai – cho điểm.
Hoạt động 2: BT2: Viết (theo mẫu):
- Cho HS nêu yêu cầu.
	- Cho HS nêu bài mẫu.
- Hướng dẫn HS làm BT.
- Cho HS làm BT vào vở.
- HS nêu kết quả bài làm.
- Nhận xét – sửa sai – cho điểm.
Hoạt động 3: BT3: Số ?
- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS làm BT.
	- Cho HS làm BT vào bảng con.
	- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
Hoạt động 4: BT4: Viết tiếp các số tròn nghìn trên tia số:
- GV gọi HS nêu yêu cầu.
	- Hướng dẫn HS làm BT.
	- Cho HS thi đua nhóm nối tiếp ghi kết quả BT.
	- Các nhóm thi đua.
	- Nhận xét – tuyên dương.
4/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT 37
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG (tiếp theo)
I/ MỤC TIÊU:
	- Nêu tác hại của việc người gia súc phóng uế bừa bãi. Thực hiện đại tiểu tiện đúng nơi quy định.
- Giáo dục BVMT xung quanh nhà ở và cộng đồng dân cư: Biết phân là nơi chứa các mầm bệnh là hại sức khoẻ con người và động vật. Biết phân nếu không xử lí hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Biết một vài biện pháp xử lí phân hợp vệ sinh. Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.
	- Lồng ghép SDNLTK&HQ: Giáo dục HS biết xử lí phân hợp vệ sinh chính là phòng chống ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước cũng góp phần tiết kiệm năng lượng nước.
KNS: KN quan sát, tìm kiếm và xử lí thông tin để biết tác hại của phân và nước tiểu ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
KN tư duy phê phán: Có tư duy phân tích, phê phán các hành vi, việc làm không đúng ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường.
	KN làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, cam kết thực hiện các hành vi đúng, phê phán và lên án các hành vi không đúng nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường.
	KN ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ môi trường.
	KN hợp tác: Hợp tác với mọi người xung  ... :
Bài 1: Viết các số (theo mẫu):
- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn BT mẫu cho HS.
	- Cho HS làm BT vào bảng con.
	- HS nêu kết quả.
	- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
Bài 2: Viết các tổng (theo mẫu):
- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng BT mẫu cho HS.
	- Cho HS làm BT vào bảng con.
	- HS nêu kết quả BT.
	- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
Bài 3: Viết số, biết số đó gồm:
- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS làm BT.
- HS làm BT vào vở.
	- Nhận xét – sửa sai – cho điểm.
4/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
ÂM NHẠC
TIẾT 17
EM YÊU TRƯỜNG EM
I/ MỤC TIÊU:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca lời 1.
- Biết hát kết hợp với gõ đệm theo bài hát.
- Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Hoàng Vân – Biết gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca.
	- Giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Giáo dục HS tình cảm gắn bó với mái trường, yêu quý bạn bè và biết ơn các thầy cô giáo, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
II/ CHUẨN BỊ:
	Nhạc cụ - bộ gõ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: Học hát:
- GV hát mẫu.
	- Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu.
	- Hướng dẫn HS học hát từng câu đến hết bài.
- Cho HS hát theo nhóm – cá nhân – cả lớp.
- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
Hoạt động 2: Hát – gõ đệm:
- GV hát – gõ đệm mẫu.
- Hướng dẫn HS hát – gõ đệm theo nhịp – tiết tấu.
- Cho HS hát – gõ đệm theo nhóm – cá nhân – cả lớp.
- Nhận xét – tuyên dương.
4/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 30/ 12/ 2012
Ngày dạy: Thứ Sáu ngày 04 tháng 01 năm 2013
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 19
NGHE – KỂ: CHÀNG TRAI LÀNG PHÙ ỦNG
I/ MỤC TIÊU:
	- Nghe – kể lại được câu chuyện: Chàng trai làng Phù Ủng.
	- Viết lại được câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c.
KNS: Lắng nghe tích cực – Thể hiện sự tự tin – Quản lí thời gian.
II/ PHƯƠNG PHÁP:
	Đóng vai – Trình bày 1 phút – Làm việc nhóm.
III/ CHUẨN BỊ:
	Bảng phụ ghi gợi ý.
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: 
	- Nhận xét bài thi HKI của học sinh.
3/ Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe – kể:
	- GV giới thiệu: Câu chuyện giới thiệu về Phạm Ngũ Lão: vị tướng giỏi thời nhà Trần, có nhiều công lao trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, sinh năm 1255, mất năm 1320, quê ở làng Phù Ủng (nay thuộc tình Hải Dương).
	- HS đọc yêu cầu của bài – quan sát tranh minh họa để ghi nhớ câu chuyện.
	- GV kể lại câu chuyện.
	+ Truyện có những nhân vật nào ? (Chàng trai làng Phù Ủng, Trần Hưng Đạo, những người lính.)
	- GV giới thiệu: Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn, được phong tước Hưng Đạo Vương nên còn được gọi là Trần Hưng Đạo. Ông thống lĩnh quân đội nhà Trần, hai lần đánh thắng quân Nguyên (1285, 1288)
	- GV kể lần 2.
	+ Chàng trai ngồi bên vệ đường làm gì ?(Ngồi đan sọt.)
	+ Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai ? (Chàng trai mải mê đan sọt không nhận thấy kiệu Trần Hưng Đạo đã đến. Quân mở đường giận dữ lấy giáo đâm vào đùi để chàng trai tỉnh ra, dời khỏi chỗ ngồi.)
	+ Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô ?(Vì Hưng Đạo Vương mến trọng chàng trai giàu lòng yêu nước và có tài: mãi nghĩ việc nước đến nỗi giáo đâm chảy máu vẫn chẳng biết đau, nói rất trôi chảy về phép dùng binh.)
	- GV kể lần 3.
	- Cho HS tập kể lại câu chuyện theo nhóm.
	- Các nhóm tập kể lại câu chuyện.
	- Các nhóm thi kể lại câu chuyện trước lớp theo hình thức phân vai.
	- Nhận xét – tuyên dương nhóm kể hay.
Hoạt động 2: Viết câu trả lời vào vở:
- Cho HS nêu yêu cầu BT.
	- Cho HS chọn câu trả lời b hoặc c để viết vào vở.
	- Nhắc HS trình bày câu trả lời cho đúng nội dung, đúng ý, thành câu.
	- HS nêu câu trả lời của mình đã viết trước lớp.
	- Nhận xét – sửa sai – cho điểm.
4/ Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
TOÁN
TIẾT 95
SỐ 10 000 – LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
	- Biết số 10 000 (mười nghìn hoặc một vạn).
	- Biết về các số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục và thứ tự các số có bốn chữ số.
	- Làm BT 1, 2, 3, 4, 5.
II/ CHUẨN BỊ:
	Bộ TH Toán 3.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: Gọi HS làm BT: Phân tích các số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị: 2340 ; 3707 ; 4223 ; 1569
	- Nhận xét – cho điểm.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:.
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Giới thiệu số 10 000
- Cho HS lấy các tấm bìa xếp như SGK và nêu kết quả.
	8000	9000	10 000
	- Giới thiệu cho HS: 10 000 đọc là mười nghìn hay còn gọi là một vạn.
	- Cho HS đọc số 10 000 theo hai cách.
	+ Số 10 000 là số có mấy chữ số ? (có 5 chữ số fo62m một chữ số 1 và bốn chữ số 0.)
	- Nhận xét – tuyên dương.
Hoạt động 2: Luyện tập:
Bài 1: Viết các số tròn nghìn từ 1000 đến 10 000:
- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Cho HS viết các số vào bảng con.
	- Nhận xét – tuyên dương.
Bài 2: Viết các số tròn trăm từ 9300 đến 9900:
- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS làm BT.
	- Cho HS làm BT vào bảng con.
	- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
Bài 3: Viết các số tròn chục từ 9940 đến 9990:
- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS làm BT.
- Cho HS làm BT vào bảng con.
	- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
Bài 4: Viết các số từ 9995 đến 10 000:
- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS làm BT.
- Cho HS làm BT vào vở.
	- Nhận xét – sửa sai – cho điểm.
Bài 5: Viết số liền trước, liền sau của mỗi số:
- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS thi đua làm BT.
- Cho HS thi đua tiếp sức làm BT theo nhóm.
	- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
4/ Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Dặn dò bài sau.
Rút kinh nghiệm:
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT 38
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG (tiếp theo)
I/ MỤC TIÊU:
	- Nêu được tầm quan trọng của việc xử lý nước thải hợp vệ sinh đối với đời sống con người và động vật, thực vật.
	- Giáo dục lồng ghép BVMT xung quanh nhà ở, nơi cộng đồng dân cư: Biết nước thải là nơi chứa các mầm bệnh là hại sức khoẻ con người và động vật. Biết một vài biện pháp xử lí nước thải hợp vệ sinh. Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.
	- Lồng ghép SDNLTK&HQ: Giáo dục HS biết xử lí nước thải hợp vệ sinh chính là bảo vệ nguồn nước sạch, góp phần tiết kiệm nguồn nước.
KNS: KN quan sát, tìm kiếm và xử lí thông tin để biết tác hại của nước bẩn, nước ô nhiểm ảnh hưởng tới sinh vật và sức khỏe con người.
KN tư duy phê phán: Có tư duy phân tích, phê phán các hành vi, việc làm không đúng ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường.
	KN làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, cam kết thực hiện các hành vi đúng, phê phán và lên án các hành vi không đúng nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường.
	KN ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ môi trường.
	KN hợp tác: Hợp tác với mọi người xung quanh để bảo vệ môi trường.
II/ PHƯƠNG PHÁP:
	Chuyên gia – Thảo luận nhóm – Tranh luận – Điều tra – Đóng vai.
III/ CHUẨN BỊ:
	Tranh SGK
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: Gọi HS TLCH:
	+ Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi ?
	+ Vì sao phải xử lí phân người và phân động vật một cách hợp lí ?
	- Nhận xét – tuyên dương.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Quan sát tranh:
Mục tiêu: Biết được những hành vi đúng và hành vi sai trong việc thải nước bẩn ra môi trường.
- GV cho HS thảo luận nhóm, quan sát tranh – TLCH:
+ Hãy nói và nhận xét những gì bạn nhìn thấy trong tranh ?
+ Theo bạn, hành vi nào đúng, hành vi nào sai ?
+ Hiện tượng trên có xảy ra ở nơi bạn sinh sống không ?
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung.
	- Nhận xét – tuyên dương.
- Cho HS thảo luận nhóm – TLCH:
+ Trong nước thải có gì gây hại cho sinh vật và sức khoẻ con người ?
+ Ở địa phương bạn, các gia đình, bệnh viện, nhà máy, ... thường cho nước thải chảy ra đâu ?
	- GV phân tích cho HS hiểu: Trong nước thải sinh hoạt có chứa nhiều chất bẩn, vi khuẩn gây bệnh cho con người, đặc biệt là nước thải từ các bệnh viện. Nước thải từ các nhà máy có thể gây nhiễm độc cho con người, làm chết cây cối và sinh vật trong nước.
Kết luận: Trong nước thải có nhiều chất bẩn, độc hại, các vi khuẩn gây bệnh. Nếu để nước thải chưa xử lí thường xuyên chảy vào ao, hồ, sông ngòi sẽ làm nguồn nước bị ô nhiễm, làm chết cây cối và các sinh vật trong nước.
Hoạt động 2: Thảo luận về cách xử lí nước thải hợp vệ sinh:
Mục tiêu: Giải thích được tại sao cần phải xử lí nước thải.
	- Cho HS TLCH:
+ Hãy cho biết ở gia đình hoặc địa phương em nước thải được chảy vào đâu ?
+ Theo em cách xử lí như vậy hợp lí chưa ?
+ Nên xử lí như thế nào thì hợp vệ sinh, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh ?
- Cho HS quan sát hình 3, 4 trang 73 SGK theo nhóm và TLCH:
+ Theo bạn, hệ thống cống nào hợp vệ sinh ? Tại sao ?
+ Theo bạn, nước thải có cần được xử lí không ?
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm còn lại bổ sung.
Kết luận: Việc xử lí các loại nước thải, nhất là nước thải công nghiệp trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung là cần thiết	.
4/ Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Dặn dò – Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
THỦ CÔNG
TIẾT 19
ÔN TẬP CHỦ ĐẾ CẮT, DÁN CHỮ CÁI ĐƠN GIẢN
I/ MỤC TIÊU:
	- Biết cách kẻ, cắt, dán một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng.
	- Kẻ, cắt, dán một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng đã học.
HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng. Các nét chữ cắt thẳng, đều, cân đối. Trình bày đẹp. Có thể sử dụng các chữ cái đã cắt được để ghép thành chữ đơn giản khác.
II/ CHUẨN BỊ:
	- Giấy màu – hồ dán – kéo.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC:
	- Kiểm tra dụng cụ học tập.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét:
- GV cho HS quan sát lại các mẫu chữ cái của các bài đã học.
- GV gọi vài HS lên bảng cắt chữ I, T, H, U, V, E cho cả lớp quan sát.
- Nhận xét – tuyên dương.
- GV nhận xét, uốn nắn các thao tác kẻ, cắt, dán các chữ cái đã học. Nhắc lại các thao tác kĩ thuật để cắt các chữ cái đúng quy trình kĩ thuật.
Hoạt động 3: Thực hành:
- GV cho HS thực hành kẻ, cắt, dán 2 hoặc 3 chữ đã học.
- GV quan sát – hướng dẫn thêm cho HS.
- Trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét – đánh giá sản phẩm.
4/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 3 TUAN 19.doc