Giáo án lớp 3 Tuần học số 20 - Năm 2011

Giáo án lớp 3 Tuần học số 20 - Năm 2011

A. Tập đọc

* Rèn đọc đúng các từ , tiếng khó : lán , lượt , yên lặng , khó lòng , lặng đi , van lơn , không lui , rừng lạnh , trung đoàn trưởng , rực rỡ , triều mến . Ngắt nghĩ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ . Đọc trôi chảy toàn bài , bước đầu biết phân biệt giọng kể và giọng của các nhân vật khi đọc bài .

* Rèn kĩ năng đọc – hiểu

+ Hiểu nghĩa các từ : Trung đoàn trưởng , lán , Tây , Việt gian , thống thiết , vệ quốc quân , bảo tồn .

+ Hiểu được nội dung : Câu chuyện cho ta thấy tinh thần yêu nước , không quản ngại khó khăn , gian khổ , sẵn sàng hi sinh vì Tổ Quốc của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta .

B. Kể chuyện

 

doc 31 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 746Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần học số 20 - Năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20 : Thứ hai ngày 17 tháng 1 năm 2011
Tập đọc kể chuyện
Bài 39 :Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU
I. Mục tiêu 
A. Tập đọc 
* Rèn đọc đúng các từ , tiếng khó : lán , lượt , yên lặng , khó lòng , lặng đi , van lơn , không lui , rừng lạnh , trung đoàn trưởng , rực rỡ , triều mến . Ngắt nghĩ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ . Đọc trôi chảy toàn bài , bước đầu biết phân biệt giọng kể và giọng của các nhân vật khi đọc bài .
* Rèn kĩ năng đọc – hiểu 
+ Hiểu nghĩa các từ : Trung đoàn trưởng , lán , Tây , Việt gian , thống thiết , vệ quốc quân , bảo tồn .
+ Hiểu được nội dung : Câu chuyện cho ta thấy tinh thần yêu nước , không quản ngại khó khăn , gian khổ , sẵn sàng hi sinh vì Tổ Quốc của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta . 
B. Kể chuyện 
+ Dựa theo các câu hỏi gợi ý kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện .
+ Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn .
II. Chuẩn bị 
+ Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần HD luyện đọc 
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Ổn định : Hát 
2. Bài cũ : Gọi 3 em đọc bài “ Báo cáo tổng kết tháng thi đua, Noi gương chú bộ đội ” và trả lời câu hỏi theo nội dung của bài . 
3. Bài mới : gt bài , ghi đề , 1 em nhắc lại 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : Luyện đọc 
+ GV đọc mẫu 
+ YC đọc bài 
+ YC đọc từng câu . HD phát âm lại các từ đọc sai 
+ HD đọc đoạn trong bài 
Đoạn 1 : 
+ GV YC 8 HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong đoạn 1 . GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS . 
+ YC 1 em đọc lại đoạn 1 .
+ GV giải nghĩa từ Trung đoàn trưởng , lán .
+ YC HS luyện ngắt giọng câu nói của trung đoàn trưởng .
+ Gọi 1 em khác đọc lại đoạn 1 
+ HD HS đọc các đoạn tiếp theo tương tự như đoạn 1 . Các từ ngữ cần giải nghĩa và các câu cần chú ý luyện ngắt giọng ở mỗi đoạn : 
Đoạn 2 :
+ GV giải nghĩa từ Việt gian 
+ HD ngắt giọng câu nói của Lượm và Mừng 
Đoạn 3 , 4 
+ GV giải nghĩa các từ thống thiết , Vệ quốc quân , bảo tồn . 
+ HD ngắt giọng câu văn cuối bài 
+ Đọc cả bài trước lớp 
+ YC 3 em tiếp nối nhau đọc cả bài trước lớp , mỗi HS đọc 1 đoạn , đọc từ đầu đến hết bài .
+ Luyện đọc theo nhóm 
+ Chia HS thành nhóm nhỏ , mỗi nhóm 4 HS , YC luyện đọc theo nhóm .
+ YC 1 nhóm bất kì đọc bài trước lớp 
+ Đọc đồng thanh 
+ YC HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 4 
* HĐ2 : Tìm hiểu bài 
+ Gọi HS đọc lại toàn bài 
+ YC HS đọc thầm đoạn 1 
H : Ai bước vào lán của các chiến sĩ nhỏ tuổi ? Người đó có thái độ , cử chỉ như thế nào ? 
H : Trung đoàn trưởng đến gặp các bạn nhỏ tuổi để làm gì ? 
H : Theo em , vì sao trung đoàn trưởng lại ngồi yên lặng một lúc lâu rồi mới thông báo điều đó với các chiến sĩ ? 
* Ý1 : Đề nghị của trung đoàn trưởng đối với các chiến sĩ nhỏ 
H : Nghe trung đoàn tưởng thông báo như vậy , các chiến sĩ nhỏ đã làm gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2 . 
H : Vì sao khi nghe trung đoàn trưởng nói , các chiến sĩ nhỏ “ ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại ” ?
H : Sau đó các chiến sĩ đã quyết định như thế nào ? 
H : Vì sao Lượm và các bạn không muốn về ? 
H : Lời nới của Mừng có gì đáng cảm động ? 
* Ý2 : Các chiến sĩ xin ở lại để giết Tây và tụi Việt gian . 
H : Trước sự quết tâm của các chiến sĩ nhỏ , trung đoàn trưởng có thái độ như thế nào ? Hãy đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi .
* Ý3 : Lời hứa của các bạn nhỏ .
H : Giữa lúc đó , bỗng một chiến sĩ nhỏ cất cao tiếng hát bài Bài ca Vệ quốc quân , cả đội cùng đồng thanh hát theo . Em hãy cho biết tiếng hát của các chiến sĩ nhỏ được so sánh với gì ? 
H : Các chiến sĩ Vệ quốc quân đáng quý , đáng trân trọng như thế nào ? 
* Ý4 : Tiếng hát giữa rùng đêm 
* NDC : 
+ HS nghe 
+ 1 em đọc + đọc chú giải 
+ HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài , phát âm lại từ đọc sai . 
+ Đọc bài tiếp nối theo tổ , dãy bàn hoặc nhóm . Mỗi HS đọc 1 câu 
+ 1 em đọc bài theo YC 
+ HS đọc chú giải 
+ 3 đến 4 HS đọc cá nhân , sau đó nhóm hoặc tổ đồng thanh đọc lại câu văn : 
+ Các em ạ / hoàn cảnh chiến khu lúc này rất gian khổ .// Mai đây / chắc còn gian khổ ,/ thiếu thốn nhiều hơn .// Các em sẽ khó lòng chiệu nổi .// Nếu em nào muốn trở về sống với gia đình / thì trung đoàn cho các em về .// Các em thấy thế nào ? //
+ Việt gian chỉ người Việt Nam làm tay sai cho giặc .
+ Em xin được ở lại .// Em thà chết trên chiến khu / còn hơn về ở chung , / ở lộn / với tụi Tây ,/ tụi Việt gian . . . //
+ Chúng em còn nhỏ ,/ chưa làm được chi nhiều / thì trung đoàn cho chúng em ăn ít cũng được .// Đừng bắt chúng em phải về ,/ tội chúng em lắm ,/ anh nờ . . . //
+ Đọc chú giải trong SGK .
+ Tiếng hát bay lượn trên mặt suối ,/ tràn qua lớp lớp cây rừng ,/ bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối ,/ làm cho lòng người chỉ huy ấm hẳn lên .// 
+ 3 em đọc bài , cả lớp theo dõi và nhận xét phần đọc bài của từng bạn . 
+ Mỗi em chọn đọc một đoạn trước nhóm , các bạn theo dõi và chỉnh sữa lỗi cho nhau 
+ 1 nhóm đọc , cả lớp theo dõi và nhận xét . 
+ Cả lớp đồng thanh đọc bài 
+ 1 em đọc trước lớp , cả lớp đọc thầm 
+ Đọc thầm đoạn 1 trả lời : Trung đoàn trưởng bước vào lán của các chiến sĩ nhỏ tuổi , ông nhìn cả đội một lượt với cặp mắt triều mến , dịu dàng . 
+ Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để thông báo tình hình chiến khu rất khó khăn , gian khổ , các em khó lòng mà chiệu nổi nên trung đoàn cho các em sống với gia đình .
+ 2 đến 3 em phát biểu : Vì trung đoàn trưởng rất yêu mến các chiến sĩ nhỏ và không muốn xa các bạn ./ Vì trung đoàn trưởng lo lắng cho tình hình của chiến khu ./ . . .
+ 1 em đọc đoạn 2 trước lớp , cà lớp đọc thầm 
+ Vì các chiến sĩ nhỏ xúc động khi nghĩ rằng mình phải xa chiến khu , xa trung đoàn trưởng và không được tham gia kháng chiến .
+ Các chiến sĩ quyết tâm xin ở lại với chiến khu 
+ Các bạn sẵn sàng chiệu đượng gian khổ , sẵn sàng chiệu ăn đói , thà chết ở chiến khu còn hơn về ở cung với bạn Tây và Việt gian . 
+ Mừng rất chân thật , bạn nghĩ rằng vẫn còn bé , làm được ít việc nên xin ăn ít đi , miễn là được ở lại với chiến khu 
+ 1 em đọc đoạn 3 trước lớp , cả lớp đọc thầm , sau đó HS trả lời : Trung đoàn trưởng mừng rơi nước mắt , ông ôm Mừng vào lòng và nói sẽ về báo cáo Ban chỉ huy
+ Tiếng hát của các chiến sĩ nhỏ được so sánh với ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối , làm lòng người chỉ huy ấm hẳn lên .
+ Các chiến sĩ Vệ quốc quân nhỏ tuổi nhưng vô cùng yêu nước , căm thù giặc , sẵn sàng chiệu d8ựng gian khổ , hi sinh vì Tổ quốc . 
Kể chuyện
1. Xác định yêu cầu 
+ YC HS đọc YC của phần kể chuyện trang 15 , SGK . 
+ GV hướng dẫn : Những câu hỏi gợi ý trong bài giúp các em nhớ lại từng phần và những chi tiết chính của chuyện , khi kể chuyện em không được kể theo hình thức trả lời câu hỏi .
2. Kể mẫu + GV treo bảng phụ có ghi các câu hởi gợi ý , YC 2 em lần lượt kể mẫu đoạn 1 , 2 
3. Kể theo nhóm 
+ GV chia lớp thành các nhóm nhỏ , mỗi nhóm 4 HS YC HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện theo từng đoạn .
+ Gọi 4 em ở 4 nhóm khác nhau YC tiếp nối nhau kể lại câu chuyện trước lớp , mỗi em kể một đoạn .
+ Nhận xét và cho điểm HS . 
+ 1 em đọc YC , 1 em đọc gợi ý 
+ Nghe GV hướng dẫn 
+ 2 em kể trước lớp , cả lớp theo dõi và nhận xét .
+ Lần lượt từng em kể trước nhóm , các HS cùng nhóm theo dõi và nhận xét .
+ 4 em lần lượt kể trước lớp , cả lớp theo dõi và nhận xét . 
4. Củng cố - dặn dò 
+ GV tổ chức cho các HS thi hát một đoạn trong bài Bài ca Vệ quốc quân .
+ Tuyên dương tổ hát hay , đều 
Đạo đức
Bài 9 :ĐOÀN KẾT VỚI VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ ( T2 )
I. Mục tiêu : như tiết 1
II. Chuẩn bị : Như tiết 1 
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Ổn định : Hát 
2. Bài cũ : Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi sau 
H : Trẻ em có quyền gì đối với thiếu nhi Quốc tế ? 
H : Nêu các hoạt động thể hiện tình hữu nghị , đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế? 
3. Bài mới : gt bài , ghi đề , 1 em nhắc lại 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : Giói thiệu những sáng tác hoặc tư liệu đã sưu tầm . . . 
* Cách tiến hành 
+ YC trưng bày tranh ảnh , tư liệu đã sưu tầm .
+ YC HS đi xem và nghe các nhóm trình bày nội dung tranh .
+ GV nhận xét , khen các em sưu tầm nhiều tư liệu và tranh về chủ đề .
* HĐ2 : Viết thư bày tỏ tình đoàn kết , hữu nghị với thiếu nhi các nước .
* Cách tiến hành 
+ YC HS viết thư cho 1 bàn ở một nước vừa gặp thiên tai . 
+ HD thực hành viết thư 
+ YC đọc thư trước lớp 
+ GV nhận xét tuên dương 
* HĐ3 : Bày tỏ tình đoàn kết , hữu nghị đối với thiếu nhi Quốc tế .
* Mục tiêu : Củng cố lại bài học 
+ YC HS hát bài hát về tình đoàn kết thiếu nhi Quốc tế .
* GV kết luận chung : Thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da , ngôn ngữ , điều kiện sống . . .Song đều là anh em bè bạn , cùng là chủ nhân tương lai của Thế giới . Vì vậy , chúng ta cần phải đoàn kết , hữu nghị với thiếu nhi Quốc tế . 
+ Trưng bày theo bàn 
+ Lần lượt cả lớp đi xem nhóm bạn trình bày nội dung tranh . 
+ Mỗi em viết một lá thư cho bạn ở một nước đang gặp thiên tai như Thái Lan chẳng hạn . 
+ C ... iện phép cộng 3526 + 2759
- Viết lên bảng phép tính 3526 + 2759 = ? và yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc.
- Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và tự thực hiện phép tính trên. Nếu HS tính đúng, GV cho HS nêu cách tính, sau đó GV nhắc lại để cả lớp ghi nhớ. Nếu HS cả lớp không tính được, GV hướng dẫn HS tính từng bước như phần bài học ở SGK.
nhớ sang hàng chục.
+ Vậy 3526 cộng 2759 bằng bao nhiêu?
- Muốn cộng hai số có đến bốn chữ số ta làm thế nào?
Luyện tập:
Bài 1: Nêu yêu cầu của bài toán và yêu cầu HS tự là bài.
- Yêu cầu từng HS vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình. HS cả lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
- Chữa bài nhận xét và cho điểm HS.
Bài2: - Bài yêu cầu chúng ta làm gì?
- Cần chú ý điều gì khi đặt tính?
- Thực hiện tính từ đâu đến đâu?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn, nhận xét về cả đặt tính và kết quả tính.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
- 1 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào bảng con.
 3526 * 6 cộng 9 bằng 15, viết 5 nhớ 1.
 2759 * 2 cộng 5 bằng 7, thêm 1 bằng 8
 6285 viết 8. 
 * 5 cộng 7 bằng 12 viết 2, nhớ 1.
 * 3 cộng 2 bằng 5, thêm 1 bằng 6, viết 6.
+ 2 cộng 5 bằng 7.
+ 7 chục thêm một chục là8 chục.
- Muốn cộng hai số có đến bốn chữ số ta: Ta viết các số hạng sao cho các chữ số ở cùng một hàng điều thẳng cột với nhau: chữ số hàng đơn vị thẳng cột với chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng chục thẳng cột với chữ số hàng chục, . . . rồi viết dấu cộng, kẻ vạch ngang và cộng từ phải sang trái.
- 4 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở.
 5341 7915 4507 8425
 1488 1346 2568 618
 6829 9261 7075 9043
- HS nêu cách thực hiện của mình.
- Bài toán yêu cầu chúng ta đặt tính và tính.
- Cần chú ý đặt tính sao cho đơn vị thẳng hàng đơn vị, chục thẳng hàng chục, trăm thẳng hàng trăm, hàng nghìn thẳng với hàng nghìn.
- Thực hiện từ phải sang trái.
- 4 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
a) 2634 1825 b) 5716 707
 4848 455 1749 5857
 7482 2280 7465 6564
- Nhận xét bài làm của bạn.
- 1 em đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
Tóm tắt
Đội 1 : 3680 cây
Đội 2 : 4220 cây 
Cả hai đội : . . . cây?
 Bài giải
 Cả hai đội trồng được là:
 3680 + 4220 = 7900 (cây)
 Đáp số: 7900 cây
IV
CỦNG CỐ-DẶN DÒ
- Muốn cộng hai số có đến bốn chữ số ta làm thế nào?
- Về nhà luyện tập thêm về phép cộng số có bốn chữ số.
- Làm bài tập 4/102.
 Luyện từ và câu
 	 Tiết 20 : MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỔ QUỐC. DẤU PHẨY
I. MỤC TIÊU:
 1.Mở rộng vốn từ về Tổ quốc.
 2.Ôân tập về dấu phẩy.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Phiếu bài tập để HS làm bài tập 1
 III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 -Nhân hoá là gì? Nêu ví dụ về những con vật được nhân hoá trong bài Anh đom đóm?
B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Trong tiết LTVC hôm nay các em sẽ được mở rộng vốn từ về Tổ Quốc và biết thêm về một số vị anh hùng đã có công lao to lớn với đất nước. Bài học còn giúp các em luyện tậpcách đặt dấu phẩy trong câu văn.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hướng dẫn HS làm bài tập 
 Bài 1-GV yêu cầu HS đọc đề bài.
-Đề bài yêu cầu gì ?
-GV phát phiếu học tập cho HS
-GV theo dõi, nhận xét , tuyên dương 
khen ngợi những HS làm bài đúng.
Bài 2
-GV yêu cầu HS đọc đề bài
-Đề bài yêu cầu gì?
-GV theo dõi, tuyên dương những HS có câu trả lời đúng.
Bài 3
-GV yêu cầu HS đọc đề bài. 
-Đề bài yêu cầu gì ?
-GV theo dõi, thu một số bài chấm, nhận xét , khen ngợi những HS làm bài đúng.
-1 HS đọc yêu cầu , cả lớp đọc thầm
-Tìm từ cùng nghĩa.
-HS nhận phiếu học tập và điền vào phiếu theo yêu cầu. Một số em trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
Những từ cùng nghĩa với Tổ quốc
đất nước, nước nhà, non sông, giang sơn
Những từ cùng nghĩa với bảo vệ
giữ gìn, gìn giữ
Những từ cùng nghĩa với xây dựng
dựng xây, kiến thiết
-1 HS đọc đề, cả lớp đọc thầm.
 -Nói về một vị anh hùng mà em biết rõ trong 13 vị anh hùng đã cho.
 -HS suy nghĩ sau đó kể ngắn gọn những gì mình biết về một vị anh hùng, nói về công lao to lớn của các vị đó đối với sự nghiệp bảo vệ đất nước. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
 + Hai bà Trưng: Ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi tên là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc biết vậy, bèn lập mưu giết chết Thi Sách. HaiBà Trưng liền kéo quân về thành Luy Lâu để hỏi tội kẻ thù. Quân giặc thua, tướng giặc bỏ chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. Hai bà Trưng trở thành hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.
 +Hồ chí Minh: Lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt nam. Người đã lãnh đạo nhân dân ta làm cuộc cách mạng tháng tám, lập nên nước Việt nam Dân chủ cộng hoà. Tiếp đó lại lãnh đạo hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống Mĩ và chống Pháp giành thắng lợi. 
 -1 HS đọc đề, cả lớp đọc thầm
 -Thêm dấu phẩy vào những chỗ trong các câu in nghiêng.
 -HS làm bài vào vở, 1 em làm trên bảng lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
 VD: Lê Lai cứu chúa
 Giặc Minh xâm chiếm nước ta. Chúng làm nhiều điều bạo ngược khiến lòng dân vô cùng căm giận. Bấy giờ, ở lam Sơn có ông Lê Lợi phất ccờ khởi nghĩa. Trong những năm đầu, nghĩa quân còn yếu, thường bị giặc vây. Có lần, giặc vây rất ngặt, quyết bắt bằng được chủ tướng Lê Lợi. Ôâng Lê lai liền đóng giả làm Lê Lợi, đem một toán quân phá vòng vây. Giặc bắt được ông , nhờ vậy mà Lê Lợi và số quân còn lại được cứu thoát.
 IV.
 CỦNG CỐ –DẶN DÒ Các em vừa học những nội dung gì ?
 - Kể một số từ ngữ thuộc chủ đề Tổ quốc?
- Dấu phẩy có tác dụng gì trong câu?
 -GV nhận xét tiết học :nhắc HS về nhà tìm hiểu thêm về 13 vị anh hùng để biết thêmvề công lao to lớn của họ trong sự nghiệp bảo vệ đất nước.
 Tập làm văn 
 Tiết 20: BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG
 I.MỤC TIÊU:
 1. Rèn kĩ năng nói : Biết báo cáo trước các bạn về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua: lời lẽ rõ ràng, thái độ đàng hoàng, tự tin.
 2. Rèn kĩ năng viết: Biết viếtbá các ngắn gọn, rõ ràng gửi thầy cô giáo theo mẫu đã cho.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Mẫu báo cáo
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 -2 HS kể lại truyện Chàng trai Phù Ủûng , sau đó một em trả lời câu hỏi b, một em trả lời câu hỏi c
 -GV nhận xét, cho điểm.
B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Trong tiết học này các em sẽ làm bài tập thực hành : Báo cáo trước các bạn trong tổ hoạt động của tổ trong tháng vừa qua dựa theo mẫu của bài “Báo cáo kết quả tháng thi đua Noi gương chú bộ đội”
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 Hướng dẫn HS làm bài tập 
-Bài 1 :GV yêu HS đọc đề bài
-Đề bài yêu cầu gì 
-GV nhắc HS :
+Báo cáo hoạt động của tổ chỉ theo 2 mục :học tập và lao động. Trước khi đi vào nộ dung cụ thể cần nói lời mở đầu: “ Thưa các bạn”
+Báo cáo cần chân thực, đúng thực tế hoạt động của tổ mình
+Mỗi bạn đóng vai tổ trưởng cần báo cáo với lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng, tự tin.
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề
- GV phát bản phô tô mẫu báo cáo cho từng HS và giải thích :
+Báo cáo này có phần quốc hiệu ( CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA) và tiêu ngữ ĐỘC LẬP –TỰ DO –HẠNH PHÚC)
+Có địa điểm thời gian viết( Hợp Thanh , ngày 6 tháng 2 năm 2009)
+Tên báo cáo ; báo cáo của tổ, lớp, trường nào.
+Người nhận báo cáo( kính gửi cô giáo, thầy giáo)
+Dòng quốc hiệu viết lùi vào 3 ô, dòng tiêu ngữ viết lùi vào 4 ô sau đó để trống 1 dòng.
+Dòng ghi địa điểm : viết 1 dòng , sau đó để trống 1 dòng.
+Dòng tên báo cáo hoạt động viết lùi vào 2 ô. Chữ đầu dòng tiếp theo cũng lùi vào 2 ô, sau đó để trống 1 dòng
+Dòng kính gửi viết lùi vào 2 ô, sau đó để trống 1 dòng.
- GV nhắc HS điền vào mẫu báo cáo nội dung thật ngắn gọn, rõ ràng.
-GV theo dõi, cho điểm khuyến khích HS.
-1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
-Dựa theo mẫu của bài “Báo cáo kết quả tháng thi đua Noi gương chú bộ đội” hãy báo cáo lại kết quả học tập, lao động của tổ em trong tháng qua.
-Cả lớp đọc thầm lại bài báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”
-Các tổ làm việc theo các bước sau: 
+ Các thành vên trao đổi thống nhất kết quả học tập và lao động của tổ trong tháng, mỗi HS ghi nhanh ý chính của cuộc trao đổi.
+ Lần lượt từng HS đóng vai tổ trưởng báo cáo trước các bạn kết quả học tập và lao động của nhóm mình. Cả tổ nhận xét , góp ý nhanh cho từng bạn , chọn người tham gia cuộc thi trình bày báo cáo.
- Một vài HS đóng vai tổ trưởng thi trình bày báo cáo trước lớp . Cả lớp bình chọn các bạn có bản báo cáo tốt nhất, báo cáo rõ ràng, tự tin.
-1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
-HS nhận mẫu báo cáo và nghe hướng dẫn để điền đúng mẫu báo cáo.
-Một số HS đọc báo cáo, cả lớp theo dõi, nhận xét.
I IV 
CỦNG CỐ –DẶN DÒ
-Ti - Tiết TLV hôm nay các em được học nội dung gì?
-1 - 2 HS đọc báo cáo.
-GV nhận xét tiết học; nhắc HS về nhà hoàn thành bài viết nếu ở lớp viết chưa xong. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan20 - vuong.doc