Giáo án Lớp 3 Tuần học 19 - Trường Tiểu học Đức Tín 3

Giáo án Lớp 3 Tuần học 19 - Trường Tiểu học Đức Tín 3

Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

- Làm đúng BT (2) a/b hoặc bài tập (3) a/b hoặc bài tập CT phương ngữ do GV soạn.

II/ Chuẩn bị:

Bảng phụ viết bài tập 2a, bảng lớp có chia cột để học sinh thi làm bài tập 3a.

III/ Các hoạt động dạy học:

1. Bài cũ:

- Gọi 3 học sinh lên viết từ viết sai bài trước, kiềm tra vở ở nhà của học sinh.

- Nhận xét đánh giá.

- Nhận xét bài cũ.

2. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nghe - viết.

- Giáo viên đọc một lần đoạn 4 bài Hai Bà Trưng.

- Hai học sinh đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét chính tả:

 

doc 35 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 529Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần học 19 - Trường Tiểu học Đức Tín 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Thứ 
ngày
Lớp
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Năm
10/01
Sáng
3B
Chính tả
37
Nghe – viết: Hai Bà Trưng
Toán
94
Các số có bốn chữ số ( tt )
Thứ năm, ngày 10 tháng 01 năm 2013
Chính tả (Nghe – viết)
Tiết 37: HAI BÀ TRƯNG
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết chính tả:
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT (2) a/b hoặc bài tập (3) a/b hoặc bài tập CT phương ngữ do GV soạn.
II/ Chuẩn bị: 
Bảng phụ viết bài tập 2a, bảng lớp có chia cột để học sinh thi làm bài tập 3a.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Gọi 3 học sinh lên viết từ viết sai bài trước, kiềm tra vở ở nhà của học sinh.
- Nhận xét đánh giá.
- Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nghe - viết.
- Giáo viên đọc một lần đoạn 4 bài Hai Bà Trưng.
- Hai học sinh đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét chính tả: 
+ Các chữ Hai Bà Trưng được viết như thế nào? ( Viết hoa cả chữ Hai và chữ Bà ).
+ Tìm các tên riêng có trong bài chính tả. Các tên riêng đó viết như thế nào? ( Tô Định, Hai Bà Trưng – là các tên riêng chỉ người. Viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng ).
- HS tự nêu các từ dễ viết sai, GV hướng dẫn học sinh viết vào bảng con các từ các em dễ viết sai.
- Đọc cho học sinh viết vào vở. Giáo viên đọc thong thả để học sinh viết, mỗi câu đọc 3 lần kết hợp với theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi viết, chữ viết của học sinh..
- Chấm, chữa bài.
+ Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì.
+ Giáo viên chấm 10 - 12 bài, nhận xét bài viết.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài chính tả
Bài 1a: Điền vào chỗ trống l hay n?
- Học sinh đcọ yêu cầu bài tập.
- Làm vbt, một học sinh làm bảng phụ, nhận xét.
- lành lặn; nao núng; lanh lảnh.
Bài 2a: Thi tìm nhanh các từ ngữ
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Làm vbt, gọi học sinh đọc bài làm, nhận xét sửa sai.
+ Chứa tiếng bắt đầu bằng l ( lạ, lao động,... )
+ Chứa các tiếng bắt đầu bằng n ( nón, nông thôn, ... )
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về tập viết lại các tiếng - từ viết sai. 
- Xem bài sau.
------------—&–------------
Toán
Tiết 94: CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ (tt)
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu: Giúp Hs:
- Biết cấu tạo thập phân của số có bốn chữ số.
- Biết viết số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại.
II/ Chuẩn bị: 
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Gọi 3 học sinh lên làm bài tập, kiềm tra vở làm ở nhà của học sinh.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: giới thiệu bài
Hoạt động 2: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị.
- Giáo viên cho học sinh viết số 5247, rồi đọc số.
- Giáo viên : Số 5247 có mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? ( Số 5247 có 5 nghìn, 2 trăm, 4 chục, 7 đơn vị ).
- Hướng dẫn học sinh tự viết 5247 thành tổng của 5 nghìn, 2 trăm, 4 chục, 7 đơn vị :
5247 = 5000 + 200 + 40 + 7
- Làm tương tự với các số tiếp sau.
- Lưu ý: nếu tổng có số hạng bằng 0 thì có thể bỏ số hạng đó đi. Chẳng hạn, khi mới học nên viết:
7070= 7000 + 0 + 70 + 0 = 7000 + 70
- Nhưng khi đã quen thì có thể viết ngay: 7070 = 7000 + 70
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: Viết (theo mẫu)
- Học sinh đọc yêu cầu và làm vào vở bài tập tương tự như mẫu.
- Học sinh nêu kết quả bài tập.
- Lớp và giáo viên nhận xét.
a) 	9217 = 9000 + 200 + 10 + 7	;	9696 = 9000 + 600 + 90 + 6
	4538 = 4000 + 500 + 30 + 8	;	5555 = 5000 + 500 + 50 + 5
	7789 = 7000 + 700 + 80 + 9	;	6574 = 6000 + 500 + 70 + 4
b)	2005 = 2000 + 5	;	1909 = 1000 + 900 + 9
	9400 = 9000 + 400	;	3670 = 3000 + 600 + 7
	2010 = 2000 + 10	;	2020 = 2000 + 20
Bài 2: Viết các tổng thành số có bốn chữ số ( theo mẫu )
- Học sinh đọc yêu cầu . Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- Học sinh làm vào VBT.
- Chấm, sửa bài tập.
a)	7000 + 600 + 50 + 4 = 7654	;	8000 + 400 + 20 + 7 = 8420
	2000 + 800 + 90 + 6 = 2896	;	9000 + 900 + 90 + 9 = 9999
b)	 3000 + 60 + 8 = 3068	;	5000 + 7 = 5007
	7000 + 200 + 5 = 7205	;	9000 + 9 = 9009
	9000 + 50 + 6 = 9056	;	3000 + 300 + 3 = 3303
	2000 + 100 + 3 = 2103	;	8000 + 700 + 5 = 8705
Bài 3: Viết số ( theo mẫu ), biết số đó gồm:
- Học sinh đọc yêu cầu . Giáo viên hướng dẫn học sinh ghi số.
- Học sinh làm vào vbt.3 học sinh viết bảng con .
- Nhận xét sửa sai.
- Chấm sửa bài.
a) 5492;	b) 1454;	c) 4205;	d) 7007;	e) 2005
Bài 4: Viết tiếp vào chỗ chấm ( theo mẫu )
- Học sinh đọc yêu cầu . Giáo viên hướng dẫn học sinh ghi số.
- Học sinh làm vào vbt. 1 học sinh làm bảng phụ, nhận xét đánh giá.
- Chấm sửa bài.
a) Chữ số 5 trong số 2567 chỉ 5 trăm	;	b) Chữ số 5 trong số 5982 chỉ 5 nghìn
c) Chữ số 5 trong số 4156 chỉ 5 chục	;	d) Chữ số 5 trong số 1945 chỉ 5 đơn vị
3. Củng cố, dặn dò:	 
- Học sinh nêu lại cách viết các số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị.
- Nhận xét tiết học
- Xem bài sau.
------------—&–------------
TUẦN 20
Thứ 
ngày
Lớp
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Năm
17/01
Sáng
3B
Chính tả
39
Nghe – viết: Ở lại với chiến khu
Toán
99
Luyện tập
Thứ năm, ngày 17 tháng 01 năm 2013
Chính tả (Nghe – viết)
Tiết 39: Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết chính tả:
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT (2) a/b hoặc bài tập CT phương ngữ do GV soạn.
II/ Chuẩn bị: 
Bảng phụ viết bài tập 2a.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ sai tiết trước.
- Cả lớp viết bảng con các từ có âm tr/ch.
- Nhận xét đánh giá sửa sai. Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nghe - viết.
- Giáo viên đọc một lần bài Ở lại với chiến khu
- Hai học sinh đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.
- Giáo viên hướng giúp học sinh hiểu nội dung bài chính tả: 
+ Bài viết nói lên nội dung gì?
+ Những chữ nào viết hoa?
- HS tự nêu các từ dễ viết sai, GV hướng dẫn HS viết vào bảng con các từ các em dễ viết sai.
- Nhận xét sửa sai chữ viết của học sinh.
- Đọc cho học sinh viết vào vở. 
- Giáo viên đọc thong thả để học sinh viết, mỗi câu đọc 3 lần kết hợp với theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi viết, chữ viết của học sinh..
- Chấm, sửa bài.
+ Học sinh tự sửa lỗi bằng bút chì.
+ Giáo viên chấm 10 - 12 bài, nhận xét bài viết.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài chính tả
Bài 1: 
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập, làm vbt, một học sinh làm bảng phụ.
- Nhận xét đánh giá bài làm của học sinh.
- Chầm nhận xét.
Sấm sét	;	b) Là sông
Bài 2: 
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập, làm vbt, một học sinh làm bảng phụ.
- Nhận xét đánh giá bài làm của học sinh.
- Chầm nhận xét.
Thuốc ; ruột ; đuốc ; ruột.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về tập viết lại các tiếng - từ viết sai. 
- Xem bài sau.
------------—&–------------
Toán
Tiết 99: LUYỆN TẬP
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết so sánh các số trong phạm vi 10000; viết bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
- Nhận biết được thứ tự các số tròn trăm (nghìn) trên tia số và cách xác định trung điểm của đoạn thẳng.
II/ Chuẩn bị: 
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Gọi 3 học sinh lên làm bài tập, kiềm tra vở làm ở nhà của học sinh.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: giới thiệu bài
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Điền dấu >, <, = vào chỗ trống
- Cho học sinh đọc yêu cầu .
- Giáo viên hướng dẫn cách làm.
- Học sinh làm vào bảng con.
- Nhận xét sửa sai
	a)	8998 < 9898	;	b)	1000m = 1km
	5674 > 6547	;	980g < 1kg
	4320 = 4320	;	1m > 80cm
	9009 > 900 + 9	;	1 giờ 15 phút < 80 phút
Bài 2:	Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng:
a) Bốn nào được viết theo thứ tự từ bé đến lớn ?
B:
A 6855, 6588, 6845, 6548 	; 6548, 6584, 6845, 6854
C 8654, 8564, 8546, 8645 ;	 D 5684, 5846, 5648, 5864
- Học sinh đọc yêu cầu, nêu cách làm và làm vào vở bài tập 
b) Trong các độ dài 200m, 200cm, 2000cm, 2km, độ dài lớn nhất là:
A 200m ;	 B 200cm
D:
C 2000cm 	;	 2km
- Học sinh đọc yêu cầu, nêu cách làm và làm vào vở bài tập 
Bài 3: Số? 
 - Học sinh đọc yêu cầu 
 - Giáo viên hướng dẫn cách giải.
- Học sinh làm vbt, một học sinh lảm bảng phụ.
- Nhận xét đánh giá sửa sai.
- Giáo viên chấm nhận xét.
Kết quả : a/ 100
	 b/ 1000
	 c/ 999
 d/ 9999
Bài 4: Nối trung điểm của đoạn thẳng AB với số thích hợp
- Học sinh đọc yêu cầu - Giáo viên hướng dẫn
- Học sinh làm váo VBT
- Chấm sửa bài
800
700
600
500
400
300
200 
100100 
	 A	 B
a) 
900
 0
 M	 N
3000
4500
6000
7500
 0
7500
1500
3. Củng cố, dặn dò:	 
- Học sinh nêu lại cách đọc, viết các số có bốn chữ số 
- Nhận xét tiết học
- Xem bài sau.
------------—&–------------
TUẦN 21
Thứ 
ngày
Lớp
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Năm
24/01
Sáng
3B
Chính tả
41
Nghe – viết: Ông tổ nghề thiêu 
Toán
104
Luyện tập chung
Thứ năm, ngày 20 tháng 12 năm 2012
Chính tả (Nghe – viết)
Tiết 41: ÔNG TỔ NGHỀ THIÊU
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết chính tả
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT (2) a/b (chọn 3 trong 4 từ) hoặc bài tập CT phương ngữ do GV soạn.
II/ Chuẩn bị: 
 Bảng phụ viết bài tập 2a,b .Viết lông để hs thi làm bài tập 3 
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Gọi học sinh lên đọc bài.
- Nhận xét đánh giá ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nghe - viết.
- Giáo viên đọc một lần đoạn 1 bài Ông tổ nghề thêu.
- Hai học sinh đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét chính tả: 
+ Trần Quốc Khái ham học như thế nào? 
+ Tìm các tên riêng có trong bài chính tả. Các tên riêng đó viết như thế nào? 
- Học sinh tự nêu các từ dễ viết sai, giáo viên hướng dẫn học sinh viết vào bảng con các từ các em dễ viết sai.
- Đọc cho học sinh viết vào vở. Giáo viên đọc thong thả để học sinh viết, mỗi câu đọc 3 lần kết hợp với theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi viết, chữ viết của học sinh..
- Chấm, sửa bài.
- Học sinh tự sửa lỗi bằng bút chì.
- Giáo viên chấm 10 - 12 bài, 
- Nhận xét bài viết của học sinh, sửa sai lỗi chí ... ồi viết, chữ viết của học sinh..
- Chấm, sửa bài.
+ Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì.
+ Giáo viên chấm 10 - 12 bài, nhận xét bài viết.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài chính tả
Bài 2b: Đặt trên những chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã
- Học sinh đọc yêu cầu
 - Giáo viên hướng dẫn 
- Học sinh làm VBT
- 2 học sinh lên bảng thi viết nhanh lời giải.
- Giáo viên và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
* Lời giải: 
	mười tám tuổi - ngực nở - da đỏ như lim - người đứng thẳng - vẻ đẹp của anh – hùng dũng như một chàng hiệp sĩ.
3. Củng cố, dặn dò:
- Đọc lại đoạn văn ở bài tập 2.
- Nhận xét tiết học.
- Về tập viết lại các tiếng - từ viết sai. 
- Xem bài sau.
------------—&–------------
Tiết 139: DIỆN TÍCH MỘT HÌNH
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu: Giúp Hs:
- Làm quen với khái niệm diện tích và bước đầu có biểu tượng về diện tích qua hoạt động so sánh diện tích các hình.
- Biết: Hình này nằm trọn trong hình kia thì diện tích hình này bé hơn diện tích hình kia; một hình được tách thành hai hình thì diện tích hình đó bằng tổng diện tích của hai hình đã tách.
II/ Chuẩn bị: 
Các miếng bìa, các ô vuông thích hợp có các màu khác nhau để minh hoạ các ví dụ 1, 2, 3.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Gọi 3 học sinh lên làm bài tập, kiềm tra vở làm ở nhà của học sinh.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: giới thiệu bài
Hoạt động 2: Giới thiệu các biểu tượng về diện tích
Ví dụ 1:Giáo viên nói: có một tấm bìa màu đỏ hình tròn, một hình chữ nhật màu trắng. Đặt hcn nằm trọn trong hình tron. Ta nói: diện tích hình chữ nhật bé hơn diện tích hình tròn.
Ví dụ 2: Giới thiệu hình A và B trong SGK, có hình dạng khác nhau nhung có cùng một số ô vuông như nhau. Ta nói : diện tích hình A bằng diện tích hình B.
Ví dụ 3: Giới thiệu tương tự như trên để học sinh thấy được: Hình P tách thành hình M và N thì diện tích hình P bằng tổng diện tích hình M và N.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: 
- Điền các từ “ lớn hơn” , “ bé hơn”, “ bằng thích hợp vào chỗ chấm:
- Học sinh đọc yêu cầu . Giáo viên cho học sinh nhận xét để diền các từ thích hợp.
- Học sinh làm vào vở bài tập.
- Chấm, sửa bài tập.
Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S
- Học sinh đọc yêu cầu, nêu cách làm. 
- Học sinh tự làm vào vở bài tập .
- Chấm, sửa bài tập.
Bài 3: 
- Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
- Học sinh đọc yêu cầu. 
- Giáo viên cho học sinh làm.
- Chấm, chữa bài tập.
3. Củng cố, dặn dò:	 
- Gv hệ thống lại bài.
- Nhận xét tiết học
- Xem bài sau.
------------—&–------------
TUẦN 29
Thứ 
ngày
Lớp
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Năm
04/04
Sáng
3B
Chính tả
57
Nghe – viết: Buổi học thể dục
Toán
144
Luyện tập
Thứ năm, ngày 14 tháng 01 năm 2013
Chính tả (Nghe – viết)
Tiết 57: BUỔI HỌC THỂ DỤC
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết chính tả:
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Viết đúng các tên riêng người nước ngoài trong câu chuyện Buổi học thể dục (BT2).
- Làm đúng BT (3) a/b hoặc bài tập CT phương ngữ do GV soạn.
II/ Chuẩn bị: 
Bảng lớp viết các từ ngữ trong bài tập 3b.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- GV kiểm tra 2 HS viết lại bài sai ở tiết bóng rổ, nhảy cao, đấu võ, thể dục thể hình., cả lớp viết bảng con.
- Nhận xét đánh giá sửa sai. Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Dạy bài mới
Hướng dẫn học sinh nghe - viết.
- Giáo viên đọc một lần đoạn tóm tắt truyện Buổi học thể dục.
- Hai học sinh đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.
 Học sinh tự nêu các từ dễ viết sai, giáo viên hướng dẫn học sinh viết vào bảng con các từ các em dễ viết sai.
- Đọc cho học sinh viết vào vở. Giáo viên đọc thong thả để học sinh viết, mỗi câu đọc 3 lần kết hợp với theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi viết, chữ viết của học sinh..
- Chấm, chữa bài.
+ Học sinh tự sửa lỗi bằng bút chì.
+ Giáo viên chấm 10 - 12 bài, nhận xét bài viết.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài chính tả
Bài 2 : 
- Viết tên các bạn học sinh trong câu chuyện Buổi học thể dục.
- Học sinh đọc yêu cầu
 - Giáo viên hướng dẫn - Học sinh làm VBT
- 3 học sinh lên bảng thi viết nhanh lời giải, giáo viên và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Lời giải: 
	Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti, Xtác-đi, Ga-rô-nê, Nen-li
Bài 3: Điền vào chỗ trống:
- Học sinh đọc yêu cầu, sau đó làm vào vở bài tập.
* Lời giải:
	nhảy xa, nhảy sào, sới vật
Bài 3: Tìm các từ:
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về tập viết lại các tiếng - từ viết sai. 
- Xem bài sau.
------------—&–------------
Toán
Tiết 144: LUYỆN TẬP
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
Biết tính diện tích hình vuông.
II/ Chuẩn bị: 
- Các mô hình có dạng hình chữ nhậtvà một số hình khác không phải là hình chữ nhật.
- Cái ê ke để kiểm tra góc vuông, thước đo độ dài.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Gọi 3 học sinh lên làm bài tập, kiềm tra vở làm ở nhà của học sinh.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: giới thiệu bài
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Tính diện tích hình vuông có cạnh:
- Học sinh đọc yêu cầu và nêu lại quy tắc tính diện tích hình vuông.
- Học sinh tính và làm vào vbt, 2 học sinh làm bảng phụ.
- Nhận xét sửa sai.
- Chấm sửa bài.
a/	 Bài giải: b/ Bài giải:
Diện tích hình vuông là: Diện tích hình vuông là: 
 8 x 8 = 64 ( cm2 )	 6 x 6 = 36 ( cm2 )
Đáp số: 64 cm2 Đáp số: 36 cm2 
Bài 2: Bài toán
- Học sinh đọc yêu cầu . 
- Học sinh tự làm vào vbt, một em làm ở bảng phụ.
- Nhận xét sửa sai.
- Chấm sửa bài.
Bài giải
Diện tích một viên gạch men là:
10 x 10 = 100 ( cm2 )
Diện tích 8 viên gạch men là:
100 x 8 = 800 ( cm2 )
Đáp số: 800 cm2
Bài 3: 
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm, bài yêu cầu tính chu vi và diện tích hình chữ nhật, chu vi và diện tích hình vuông rồi so sánh diện tích của hai hình.
- Học sinh tính và làm vào vbt, 2 học sinh làm bảng phụ.
- Nhận xét sửa sai.
- Chấm sửa bài.
Bài giải:
a/	Chu vi hình chữ nhật MNPQ là:
( 7 + 3 ) x 2 = 20 ( cm )
	Chu vi hình vuông CDEG là:
5 x 4 = 20 ( cm)
b/ 	Diện tích hình chữ nhật MNPQ là:
7 x 3 = 21 ( cm2 )
Diện tích hình vuông CDEG là:
5 x 5 = 25 ( cm2 )
Vì : 25 – 21 = 4 ( cm2 )
Nên: Diện tích hình vuông CDEG lớn hơn diện tích MNPQ là 4 cm2, hay diện tích hình chữ nhật MNPQ bé hơn diện tích hình vuông CDEG là 4 cm2.
Đáp số: a/ 20 cm, 20 cm
 b/ 25 cm2; 21 cm2
3. Củng cố, dặn dò:	 
- Muốn tính chu vi, diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào?
- Muốn tính chu vi, diện tích hình vuông ta làm như thế nào?
- Nhận xét tiết học
- Xem bài sau.
------------—&–------------
TUẦN 30
Thứ 
ngày
Lớp
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Năm
11/04
Sáng
3B
Chính tả
59
Liên hợp quốc 
Toán
149
Luyện tập 
Thứ năm, ngày 11 tháng 04 năm 2013
Chính tả 
Tiết 59: LIÊN HỢP QUỐC
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết chính tả:
- Nghe - viết đúng bài CT; viết đúng các chữ số; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT (2) a/b hoặc bài tập CT phương ngữ do GV soạn.
II/ Chuẩn bị: 
Bảng lớp viết các từ ngữ trong bài tập 3b.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- HS viết lại bài sai ở tiết trước, lớp viết bảng con.
- Nhận xét đánh giá ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nghe - viết.
- Giáo viên đọc một lần đoạn tóm tắt truyện Liên hợp quốc
- Hai học sinh đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.
- Học sinh tự nêu các từ dễ viết sai, giáo viên hướng dẫn học sinh viết vào bảng con các từ các em dễ viết sai vào bảng con
- Nhận xét sửa sai
- Đọc cho học sinh viết vào vở. 
- Giáo viên đọc thong thả để học sinh viết, mỗi câu đọc 3 lần kết hợp với theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi viết, chữ viết của học sinh..
- Học sinh tự sửa lỗi bằng bút chì.
- Giáo viên chấm 10 - 12 bài, nhận xét bài viết.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài chính tả
Bài 2 : 
- Viết tên các bạn học sinh trong câu chuyện Buổi học thể dục.
- Học sinh đọc yêu cầu 
- Giáo viên hướng dẫn 
- Học sinh làm VBT
- 3 học sinh lên bảng thi viết nhanh lời giải, giáo viên và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
* Lời giải: 
a) buổi chiều – thủy triều – triều đình
 chiều chuộng – ngược chiều – chiều cao
b) hết giờ - mũi hếch – hỏng hết – lệt bệt – chênh lệch 
Bài 3: Điền vào chỗ trống:
- Học sinh đọc yêu cầu, sau đó làm vào vở bài tập.
- Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
- Nhận xét đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về tập viết lại các tiếng - từ viết sai.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Xem bài sau.
------------—&–------------
Toán
Tiết 149: LUYỆN TẬP
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu: Giúp Hs:
- Biết trừ nhẩm các số tròn chục nghìn.
- Biết trừ các số có đến năm chữ số (có nhớ) và giải bài toán có phép trừ.
II/ Chuẩn bị: 
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Gọi 3 học sinh làm bài tập bảng lớp. Kiểm tra vở làm ở nhà của học sinh.
- Nhận xét đánh giá ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- Yêu cầu học sinh học thuộc bảng nhân, chia; tính nhẩm và nêu kết quả.
- Học sinh tính nhẩm.
- Học sinh làm vbt, 6 học sinh làm bảng con.Nhận xét đánh giá sửa sai.
Bài 2:	
- Học sinh đọc yêu cầu 
- Giáo viên hướng dẫn cách giải
- Học sinh làm vào vbt, 1 học sinh làm bảng phụ.
- Học sinh nhận xét bài làm. Giáo viên chấm, chữa bài
a) 	Chu vi hình chữ nhật là: ( 25 + 15 ) x 2 = 80 ( cm )
 	Chu vi hình vuông là: 21 x 4 = 84 ( cm )
b)	Chu vi hình vuông lớn hơn chu vi hình chữ nhật Lớn hơn là: 84 – 80 = 4 cm
Đáp số: 80 cm; 	84 cm	; 	4cm	 
Bài 3: 
- Học sinh đọc yêu cầu 
- Giáo viên hướng dẫn cách giải
- Học sinh làm vào vbt, 1 học sinh làm bảng phụ.
- Học sinh nhận xét bài làm. Giáo viên chấm, chữa bài
	 Số xe đạp đã bán là:
87 : 3 = 29 ( xe )
Số xe đạp còn lại là:
87 – 29 = 58 ( xe )
Đáp số: 59m
Bài 5: Tính giá trị của biểu thức
a/ 15 + 15 x 5 = 30 x 5 b/ 60 + 60 : 2 = 120 : 2 
 = 150 = 60
c/ ( 60 + 60 ) : 6 = 120 : 6
 = 20
3. Củng cố, dặn dò:	 
- Học sinh nêu lại cách tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông, cách tính giá trị của biểu thức.
- Nhận xét tiết học.
- Xem bài sau. 
------------—&–------------

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 3 Tuan 19 30.doc