Giáo án lớp 3 Tuần học số 21 - Trường Tiểu học Tam Cường

Giáo án lớp 3 Tuần học số 21 - Trường Tiểu học Tam Cường

Mục đích, yêu cầu

A. Tập đọc

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật

- Hiểu nội dung truyện: Ca gợi tinh thần yêu nước không quản ngại khó khăn gian khổ của các chiến sỹ nhỏ tuổi trong kháng chiến chống thực dân pháp.(HS khá giỏi biết đọc với giọng biểu cảm một đoạn ; trả lời các câu hỏi trong SGK )

B. Kể chuyện:

- Kể tự nhiên phối hợp được lời kể với điệu bộ, động tác, thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện

- Biết nhận xét, đánh giá lưòi kể của bạn, kể tiếp được lời của bạn

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh ming hoạ chuyện SGK + Bảng phụ

 

doc 9 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 696Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần học số 21 - Trường Tiểu học Tam Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 16/01/2012	TUần 21
Giảng: 30/01/2012
Sĩ số: Thứ hai ngày 30 tháng 01 năm 2012
Luyện tập đọc
ở lại chiến khu
I. Mục đích, yêu cầu
A. Tập đọc
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật 
- Hiểu nội dung truyện: Ca gợi tinh thần yêu nước không quản ngại khó khăn gian khổ của các chiến sỹ nhỏ tuổi trong kháng chiến chống thực dân pháp.(HS khá giỏi biết đọc với giọng biểu cảm một đoạn ; trả lời các câu hỏi trong SGK )
B. Kể chuyện: 
- Kể tự nhiên phối hợp được lời kể với điệu bộ, động tác, thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện
- Biết nhận xét, đánh giá lưòi kể của bạn, kể tiếp được lời của bạn
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh ming hoạ chuyện SGK + Bảng phụ
III. Hoạt động dạy - học
Tập đọc
1. Kiểm tra
2 h/s đọc bài : Báo cáo thi đua
2. Bài mới
a. Giới thiệu: 
b. H/dẫn h/s luyện đọc và tìm hiểu bài
* GV đọc diễn cảm toàn bài
* H/dẫn h/s luyện đọc và tìm hiểu bài
- Y/cầu h/s đọc 
- GV phát hiện lỗi phát âm sai và sửa cho h/s.
- GVgiúp h/s hiểu từ mới trong đoạn
- Y/cầu h/s đọc từng đoạn trong nhóm
* H/s tìm hiểu bài
- Y/cầu h/s đọc thầm đoạn 1 hỏi:
? Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sỹ nhỏ tuổi để làm gì?
- Y/cầu h/s đọc lại đoạn 2 hỏi
? Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, vì sao các chiến sỹ nhỏ: "Ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại"?
=> GV chốt lại
? Thái độ của các bạn sau đó thế nào? 
? Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà?
? Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động?
- Y/cầu h/s đọc thầm đoạn 3 - Hỏi:
? Thái độ của trung đoàn trưởng thế nào khi nghe lời van xin của các bạn?
- Y/cầu h/s đọc đoạn 4 hỏi:
? Tìm hình ảnh so sánh ở câu cuối bài?
? Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì về các chiến sỹ vệ quốc đoàn nhỏ tuổi?
3. Luyện đọc lại
- GV đọc diễn cảm đoạn 2 của bài
- Mời h/s thi đọc lại bài văn.
- H/s theo dõi SGK
- H/s nghe
- H/s nối tiếp nhau đọc
- 2,3 h/s đọc cả đoạn trước lớp
- Từng cặp h/s luyện đọc đoạn 1
- Lớp đọc đồng thanh đ1
- Ông đến để thông báo: Các em khó lòng chịu nổi...
 1 h/s đọc - lớp theo dõi và trả lời
- H/s phát biểu
Xúc động vì sự quan tâm...
- Lượm, Mừng và tất cả ở lại
- Các bạn không sống chung với tụi Tây, Việt gian...
- Mừng rất ngây thơ 
- H/s đọc + Trả lời
- Cảm động rơi nước mắt 
- 1 h/s đọc lớp đọc thầm + TL
- Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa rừng 
- Rất yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ sẵn sàng hi sinh vì Tổ Quốc
- Theo dõi
- Vài h/s thi đọc
- 1 h/s đọc cả bài
4. Củng cố: 
 ? Qua bài học này em hiểu gì về các chiến sĩ nhỏ tuổi?
Về nhà học bài và luyện đọc lại.
Chính tả
Nghe viết: ở lại chiến khu
I. Mục đích, yêu cầu
1. Nghe viết chính xác, trình bày đúng đẹp 1 đoạn trong chuyện: "ở lại chiến khu"
2. Giải đố, viết đúng chính tả lời giải
- Giáo dục h/s ý thức tự giác rèn chữ, giữ vở sạch (làm BT2 a/b hoặc BT do GV soạn)
II. Đồ dùng dạy học
- Vở bài tập tiếng việt
III. Hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra
2. Bài mới
* Giới thiệu bài:
* H/dẫn h/s nghe - viết
- H/dẫn h/s chuẩn bị
- GV đọc diễn cảm đoạn chính tả
- H/dẫn nắm ND đoạn văn
? Lời bài hát trong đoạn văn nói lên điều gì?
? Lời bài hát trong đoạn văn viết như thế nào?
- Y/cầu h/s tự viết ra những tiếng các em dễ viết sai
+ Đọc bài cho h/s viết vào vở
- Thu bài chấm - chữa
* H/dẫn h/s làm bài tập 2a
- Y/cầu h/s đọc bài 2 -> nêu rõ y/cầu bài
- H/s làm bài cá nhân
- Y/cầu h/s trình bày lời giải
- GV nhận xét chốt lời giải đúng
- Mời 3, 4 h/s đọc câu đố và lời giải đúng
(GV kết hợp giải nghĩa các câu này)
- Sự chuẩn bị của h/s
- H/s theo dõi
1 h/s đọc lại - lớp theo dõi SGK
- Tinh thần đoàn kết quyết tâm chiến đấu không sợ hi sinh gian khổ của các chiến sĩ vệ quốc.
- Được đặt sau dấu hai chấm xuống dòng, trong dấu ngoặc kép
- Chữ đầu từng dòng thơ viết hoa
- H/s viết ra nháp
- H/s viết bài vào vở
3 h/s đọc và nêu y/cầu - lớp đọc thầm quan sát tranh và ghi lời giải
- 1 số h/s trình bày lời giải: Sấm, chớp; Sông
- Lớp nhận xét
3. Củng cố - Dặn dò: - GV nhận xét giờ
Soạn: 16/01/2012
Giảng: 01/02/2012
Sĩ số: 
Thứ tư ngày 01 tháng 02 năm 2012
Luyện toán
 Luyện Phép cộng các số trong phạm vi 10000
I. Mục tiêu:
	Giúp HS:
- Biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10.000 (bao gồm đặt tính đúng).
- Củng cố về ý nghĩa phép cộng qua giải bài toán có lời văn ( có phép cộng các số trong phạm vi 10000)
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ Bảng con , Vở bài tập 
III. Các hoạt động dạy học:
1 . KT :
2. Bài mới:
a . GT bài 
b . HDHS làm bài tập 
- Bài 1 : Tính (VBTtrang 14)
GV chốt kết quả đúng 
8185 , 6470,7724 ,8090
* Bài 2: Đặt tính rồi tính : 
6823 +2459 
4648 + 637 
9182 + 618 
 - BT yêu cầu mấy việc?
- Nêu cách đặt tính? Thứ tự thực hiện?
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 3:
Thôn Đông có 2573 người , thôn Đoài có 2719 người .Hỏi cả hai thôn có bao nhiêu người ?
- BT cho biết gì? hỏi gì?
- Muốn biết cả hai thôn có bao nhiêu người ta làm ntn?
- Gọi 1 HS tóm tắt và giải trên bảng.
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 4 
 A B
 D C
Xác định trung điểm M, N,P,P của mỗi cạnh hình chữ nhật ABCD , dùng thước nối trung điểm hai cạnh liên tiếp của hình chữ nhật ABCD để được hình tứ giác MNPQ 
- BT yêu cầu gì?
- Gọi HS nêu miệng
- Nhận xét, cho điểm.
HDHS làm vở bài tập 
 NX sửa sai 
- 4 HS lên bảng 
 Lớp làm bảng con 
- Làm phiếu HT
Kết quả: a . 9282
 b.5285
 c .9800
- HS nêu
2 HS đọc bài toán .
Tóm tắt 
 Bài giải 
Cả hai thôn có số người là :
2573+2719 = 5292 ( người )
 Đáp số : 5292 người 
HS quan sát hình và nêu 
- Tìm trung điểm của đoạn thẳng
+ Trung điểm của cạnhAB là điểm M.
( BC là điểm N.+ CD là điểm P Trung điểm của cạnh DA là điểm Q.)
- Hs nêu
HS làm vở bài tập
3 . Củng cố - Dặn dò 
- Nêu lại nội dung bài 
- Dặn dò: Ôn lại bài.
Luyện tiếng việt
Luyện Nhân hoá.
Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?
I. Mục đích yêu cầu :
- Nhận biết được hiện tượng nhân hoá, các cách nhân hoá
- Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?tìm được các bộ phận câu trả lời câu hỏi Khi nào?
- Vận dụng vào làm bài tập 
 II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ , vở bài tập 
III. Hoạt động dạy - học
1 Kiểm tra :
2 . Bài mới :
a. Giới thiệu
b. H/dẫn làm bài tập
* Bài tập 1: H/s đọc và nêu y/cầu của bài
đọc hai khổ thơ dưới đây và TLCH : 
Mặt trời gác núi 
 Bóng tối lan dần 
 Anh đóm chuyên cần 
 Lên đèn đi gác .
 Theo làn gió mát 
Đóm đi rất êm 
 Đi suốt một đêm 
 Lo cho người ngủ .
- H/s trao đổi theo cặp đôi
- GV phát riêng cho 3 h/s làm phiếu
- Lớp + GV nhận xét chốt lời giải đúng
- HDH/s chữa bài vào vở
* Bài tập 2: H/s đọc y/cầu của bài
- Trong bài thơ Anh Đom Đóm, còn những con vật nào khác ngoài Đom Đóm được gọi và tả như người?
Viết vào chỗ trống trong bảng sau :
têncác con vật 
Các con vật được gọi bằng 
Các con vật được tả bằng những từ ngữ .
- GV chốt lại kết quả đúng 
* Bài tập 3: Vở bài tập ( trang 3 )
- GV nhắc các em đọc kỹ từng câu văn, xác định đúng bộ phận nào trong câu thơ trả lời cho câu hỏi khi nào?
- HDH/s lên bảng chữa bài - lớp nhận xét
- GV chốt lại kết quả đúng 
 Câu a: ... khi trời đã tối
Câu b: Tối mai ...
Câu c: . .. trong học kỳ I
* Bài tập 4:
Trả lời câu hỏi :
a . Lớp em bắt đầu vào học kỳ II khi nào ? 
 b Khi nào học kỳ II kết thúc ? 
 c . Tháng mấy các em được nghỉ hè ? 
 d . Khi nào thì khai giảng năm học mới ? 
- Nhận xét -chốt lời giải đúng.
- HDH/s viết vào vở bt
GV NX sửa sai 
- H/s theo dõi
- 2 h/s đọc và nêu y/cầu bài
- Viết câu trả lời đúng ra nháp
- 3 h/s dẫn bài trình bày lên bảng
- Con đóm đóm trong bài được gọi bằng "Anh" 
- Tính nết của Đom Đóm: Chuyên cần
- Hoạt động của Đom Đóm: Lên đèn, đi gác, đi rất êm, đi suốt đêm, lo cho người .
- H/s làm bài
- H/s đọc y/cầu bài
- H/s làm bài cá nhân + lên điền vào bảng 
- Tên các con vật :Cò Bợ Vạc 
-Các con vật được gọi bằng: chị , thím 
Các con vật được tả bằng những từ ngữ :
+Cò Bợ ru con Ru hỡi ! Ru hời ! Hỡi bé tôi ơi / Ngủ cho ngon giấc . 
+ Vạc : Lặng lẽ mò tôm .
- H/s chữa bài vào vở
2 h/s đọc và nêu y/cầu bài
- 3 h/s lên bảng làm bài tập 
- H/s đọc y/cầu bài
- H/s nhẩm câu trả lời
- H/s trả lời trước lớp 
a. Lớp em bắt đầu học kỳ II từ ngày 11 tháng 1 năm 2010
b. Ngày 31 tháng 5 học kỳ 2 kết thúc .
c. Đầu tháng 6 chúng em được nghỉ hè.
d . Khai giảng năm học mới vào ngày 5 / 9 hàng năm . 
H/ S viết vào vở bt
3. Củng cố - Dặn dò:
- 2, 3 h/s nhắc lại những điều mới học về nhân hoá 
- GVnhận xét giờ học
Soạn: 16/01/2012
Giảng: 03/02/2012
Sĩ số: 
Thứ sáu ngày 03 tháng 02 năm 2012
Luyện tiếng việt
Luyện báo cáo hoạt động
I. Mục đích yêu cầu :
- Biết báo cáo trước các bạn về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua, lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng tự tin dựa theo bài tập đọc đã học ( BT1 ) .
- Biết viết báo cáo ngắn gọn, rõ ràng gửi cô giáo theo mẫu đã cho BT 2 .
II. Đồ dùng dạy học:
SGK, bảng phụ . 
III . Hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra
2. Bài mới
a. Giới thiệu:
b. H/dẫn h/s làm bài tập
Bài tập 1: 
 Em là tổ trưởng . Hãy ghi nội dung báo cáo kết quả học tập , lao động của tổ em trong tháng vừa qua dựa theo mẫu sau .
 Vở bài tập ( Trang 11 ) 
Y/cầu h/s đọc thầm lại bài: "Báo cáo hoạt động tháng ..."
- GV nhắc h/s
- Báo cáo hoạt động của tổ theo 2 mục
a. Học tập
b. Lao động
- Dựa theo mẫu báo cáo
- H/s đóng vai tổ trưởng để báo cáo
- Y/cầu các tổ làm bài
- Y/cầu các nhóm trình bày, chọn ra bài tốt nhất.
* Bài tập 2: 
GV giải thích sơ qua về cách viết báo cáo gồm các bước: 
- ND viết báo cáo thật ngắn gọn, rõ ràng
- Y/cầu h/s làm bài
- Y/cầu h/s trình bày - Lớp + GV nhận xét
- GV chấm điểm
- H/s nghe
- H/s theo dõi - h/s đọc y/cầu của bài
- H/s nghe - trả lời
- Các tổ thảo luận trao đổi thống nhất kết quả học tập + L/động của tổ trong tháng
- Các thành viên ghi lại tóm tắt để có cơ sở làm bài
- Đại diện tổ trình bày
- H/s theo dõi
- Từng h/s tưởng tượng mình là tổ trưởng, viết báo cáo của tổ về 2 mặt: học tập và lao động
 HS trình bày bài của mình .
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài -Về nhà học bài
Luyện Toán:
Luyện Phép trừ các số trong phạm vi 10000
I. Mục tiêu
- Củng cố phép trừ số có 4 chữ số và giải toán có lời văn.
- Rèn KN tính và giải toán cho HS
- GD HS chăm học.
II- Đồ dùng dạy học:
 GV : Bảng phụ 
 HS : Vở
III- Các hoạt động dạy học :
1/ Tổ chức:
2/ Luyện tập - Thực hành.
* Bài 1(10) VLT:
- Nêu cách đặt tính và thực hiện tính?
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 2: 
- Đọc đề?
- GV đánh giá cho điểm.
Bài 3 (12) VLT:
- Nêu yêu cầu
- BT cho biết gì?
- BT hỏi gì?
- Muốn tìm số gạo bán trong hai buổi ta làm ntn?
- Làm thế nào tìm đợc số gạo bán được buổi chiều?
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài1 (12): 
- Nêu cách đặt tính và tính.
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 3 (13) VLT:
 - Nêu yêu cầu
- BT cho biết gì?
- BT hỏi gì?
- Làm thế nào tìm được số gạo còn lại?
* Bài 3 (32) Em luyện giải toán (dành cho HS giỏi):
- HD HS thực hiện
- Hát
- Đọc đề?
- Đặt tính rồi tính
- 2 HS làm trên bảng
- lớp làm VTH
- Hãy ghi hai số rồi cộng hai số đó
- 1 HS lên bảng 
- Lớp làm bài vào VTH
- Nhận xét bài
- HS làm trên bảng
- Lớp làm VTH
Bài giải
Số gạo bán được buổi chiều là:
 425 3 = 1275 (kg)
Số gạo bán được trong hai buổi là:
 1275 + 425 = 1700 (kg)
 Đáp số: 1700 kg.
- Đọc đề?
- Đặt tính rồi tính
- Nêu
- 2 HS lên bảng
- Lớp làm VLT
- HS làm trên bảng
- Lớp làm VTH
Bài giải
Số gạo cửa hàng còn lại là:
5270 – (1525 + 738) = 3007 (kg)
 Đáp số: 3007 kg.
- Nêu yêu cầu
- Lớp làm vở
 Bài giải
Cách 1:
Số phải tìm bớt đi 3454 rồi gấp lên 3 lần thì được:
 1036 – 100 = 936
Số phải tìm bớt đi 3454 thì còn:
 936 : 3 = 312
Số phải tìm:
 312 + 3454 = 3766
Đáp số : 3766
Cách 2:
 Gọi số phải tìm là x (x khác 0)
Theo đề bài ra ta có:
(x – 3454) 3 + 100 = 1036
 (x – 3454) 3 = 1036 – 100
 (x – 3454) 3 = 936
 x – 3454 = 936 : 3
 x – 3454 = 312
 x = 3454 + 312
 x = 3766
4/ Củng cố, dặn dò:
- Đánh giá giờ học.
- Dặn dò: Ôn lại bài. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 21 buoi 1.doc