Giáo án lớp 3 Tuần học số 22 - Năm học 2011

Giáo án lớp 3 Tuần học số 22 - Năm học 2011

Mục tiêu :

+ TĐ : Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Nắm được ý nghĩa của câu chuyện: Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em.

 + KC : Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

II/ Chuẩn bị :

SGK.

III/ Các hoạt động dạy học:

 

doc 36 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 606Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần học số 22 - Năm học 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
TUẦN 22 (Từ 08/ 02 đến 12 / 02/ 2011)
Thứ
Mơn học
Tiết
Tên bài dạy
2
Tập đọc
Kể chuyện
Tốn 
Đạo đức
1
2
3
4
Nhà ảo thuật
Nhà ảo thuật
Nhân số cĩ bốn chữ số với số cĩ một chữ số (TT)
Tơn trọng đám tang
3
Chính tả
Tốn
TN – XH
Thủ cơng
1
2
3
4
Nghe viết: Nghe nhạc
Luyện tập
Lá cây
Đan nong đơi
4
Tập đọc
Tốn
LTVC
1
2
3
Chương trình xiếc đặc sắc
Chia số cĩ bốn chữ số cho số cĩ một chữ số 
Nhân hĩa. Ơn cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào ?
5
Tập viết
Tốn
TN & XH
1
2
3
Ơn chữ hoa Q
Chia số cĩ bốn chữ số cho số cĩ một chữ số (TT) 
Khả năng kỳ diệu của lá cây
6
Chính tả
Tốn
Tập làm văn
HĐTT
1
2
3
4
Nghe – viết: Người sáng tác Quốc ca Việt Nam
Chia số cĩ bốn chữ số cho số cĩ một chữ số (TT)
Kề lại một buổi biểu diễn nghệ thuật
Sinh hoạt cuối tuần
TUẦN 23	Thứ ba ngày 08 tháng 2 năm 2011
Môn: Tập đọc 
NHÀ ẢO THUẬT 
I/ Mục tiêu : 
+ TĐ : Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
Nắm được ý nghĩa của câu chuyện: Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em.
 + KC : Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
II/ Chuẩn bị :
SGK.
III/ Các hoạt động dạy học: 
 Giáo viên
 HS
1: Ổn định:
2: Bài cũ : 
- Mời 3 hs đọc thuộc lòng bài “ Cái cầu” TLCH tương ứng.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3:Bài mới :
Giới thiệu bài : Giáo viên treo tranh minh hoạ chủ điểm và hỏi :
+ Tranh vẽ gì ?
 Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài: “Nhà ảo thuật”. 
Ghi bảng.
Luyện đọc
a/ GV đọc mẫu toàn bài.
b/ Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài. 
Giáo viên nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, tạo nhịp đọc thong thả, chậm rãi.
Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn : bài chia làm 4 đoạn.
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1.
Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn.
Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy. 
GV kết hợp giải nghĩa từ khó: ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại tài.
Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối: 1 em đọc, 1 em nghe.
Giáo viên gọi từng tổ đọc.
Cho cả lớp đọc đồng thanh. 
Tìm hiểu bài
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi:
+ Vì sao chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật? 
- Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi:
+ Hai chị em Xô-phi đã gặp và giúp đỡ nhà ảo thuật như thế nào?
+ Vì sao hai chị em không chờ chú Lí dẫn vào rạp?
- Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3, 4 và hỏi :
+ Vì sao chú Lí tìm đến nhà Xô-phi và Mác?
+ Những chuyện gì đã xảy ra khi mọi người uống trà?
+ Theo em, chị em Xô-phi đã được xem ảo thuật chưa ?
Giáo viên : Nhà ảo thuật Trung Quốc nổi tiếng đã tìm đến tận nhà hai bạn nhỏ để biểu diễn, bày tỏ sự cảm ơn đối với hai bạn. Sự ngoan ngoãn và lòng tốt của hai bạn đã được đền đáp.
+ Nội dung câu chuyện nói điều gì ?
Giáo viên chốt: Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em. 
* Luyện đọc lại
Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 3 trong bài và lưu ý học sinh đọc đoạn văn.
Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thi đọc bài tiếp nối, theo cách phân vai.
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
Kể chuyện
- Giáo viên : Trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, học sinh biết kể lại từng đoạn câu chuyện Nhà ảo thuật.
- Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài.
- Cho học sinh quan sát tranh và nêu nội dung truyện trong từng tranh:
- Giáo viên nhắc học sinh kể: 
- Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ.
Cho học sinh kể lại câu chuyện .
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm kể lại câu chuyện hấp dẫn, sinh động nhất với yêu cầu 
Về nội dung : Kể có đủ ý và đúng trình tự không ?
Về diễn đạt : Nói đã thành câu chưa ? Dùng từ có hợp không ?
Về cách thể hiện : Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không ? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa ?
Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo.
Giáo viên cho 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện .
 Củng cố 
Giáo viên hỏi:
+ Các em học được ở Xô-phi và Mác những phẩm chất tốt đẹp nào?
+ Truyện khen ngợi hai chị em Xô-phi, truyện còn ca ngợi ai nữa ?
 Dặn dò:
- Chuẩn bị: Chương trình xiếc đặc biệt.
 Nhận xét tiết học.
Hát
- 3 học sinh đọcvà trả lời câu hỏi.
- Học sinh quan sát và trả lời
+ Các bạn thiếu nhi đang biểu diễn các tiết mục văn nghệ: hát chèo, thổi kèn, đánh đàn, đóng vai hề, có bạn đang vẽ 
- Học sinh nhắc tên bài.
- HS lắng nghe.
- Cá nhân 
-Học sinh đọc tiếp nối 2 lượt bài.
- Cá nhân.
- Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp.
- HS giải nghĩa từ trong SGK.
- Học sinh đọc theo nhóm đôi.
- Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối.
- Đồng thanh.
-Học sinh đọc thầm.
+ Vì bố của các em đang nằm viện, mẹ rất cần tiền chữa bệnh cho bố, các em không dám xin tiền mẹ mua vé.
+ Tình cờ gặp chú Lí ở ga, hai chị em đã giúp chú mang những đồ đạc lỉnh kỉnh đến rạp xiếc.
+ Hai chị em nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác nên không muốn chờ chú trả ơn.
+ Chú muốn cảm ơn hai bạn nhỏ rất ngoan, đã giúp đỡ chú.
+ Đã xảy ra hết bất ngờ này đến bất ngờ khác: một cái bánh bỗng biến thành hai; các dải băng đủ sắc màu từ lọ đường bắn ra; một chú thỏ trắng mắt hồng nằm trên chân Mác.
+ Chị em Xô-phi đã được xem ảo thuật ngay tại nhà.
- Học sinh suy nghĩ và tự do phát biểu.
-Học sinh các nhóm thi đọc, truyện phân vai.
- Bạn nhận xét. 
- Hs nêu yêu cầu.
- Nêu: 
Tranh 1: hai chị em Xô-phi và Mác xem quảng cáo về buổi biễu diễn của nhà ảo thuật Trung Quốc
Tranh 2: chị em Xô-phi giúp nhà ảo thuật mang đồ đạc đến nhà hát
Tranh 3: nhà ảo thuật tìm đến tận nhà để cảm ơn hai em
Tranh 4: Những chuyện bất ngờ xảy ra khi mọi người uống trà.
- Học sinh hình thành nhóm.
- Học sinh kể lại .
- Cá nhân 
+ Yêu thương cha mẹ; Ngoan ngoãn, sẵn sàng giúp mọi người.
+ Chú Lí – nghệ sĩ ảo thuật tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em.
Môn: Toán
Bài: NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ ( tt)
I/ Mục tiêu : 
 - Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( có nhớ hai lần không liền nhau ).
 - Vận dụng trong giải toán có lời văn. 
 - Học sinh làm bài: 1, 2, 3, 4.
II/ Các hoạt động dạy học :
GV
 HS
1. Ổn định:
2.Bài cũ : Luyện tập 
* Viết thành phép nhân và ghi kết quả.
1234 +1234 + 1234 =
3218 + 3218 =
* Tìm x biết:
x : 3 = 1205 x : 5 = 1456
- Nhận xét và ghi điểm.
3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: 
 Bài học hôm nay sẽ tiếp tục giúp các em biết cách thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số.
- Ghi tựa.
Hướng dẫn
- GV viết lên bảng phép tính : 1427 x 3 = ?
Giáo viên gọi HS lên bảng đặt tính theo cột dọc.
- Giáo viên gọi học sinh nêu cách đặt tính.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tính :
* 3 nhân 7 bằng 21, viết 1 nhớ 2
* 3 nhân 2 bằng 6, thêm 2 bằng 8, viết 8
* 3 nhân 4 bằng 12, viết 2 nhớ 1
* 3 nhân 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4
 Vậy 1427 nhân 3 bằng 4281
 1427
x
 3
 4281
GV gọi HS nêu lại cách tính.
Giáo viên nhắc lại:
Thực hành
Bài 1 
GV gọi HS đọc yêu cầu và cho HS làm bài. 
 - Lớp Nhận xét về cách trình bày và cách tính của bạn.
GV gọi HS nêu lại cách tính.
GV Nhận xét .
Bài 2
- Gọi hs đọc y/c bài.
- Nhận xét cùng hs chốt lại.
Bài 3
- Gọi 1hs đọc đề bài toán.
- Y/ c hs tự làm bài.
- Nhận xét chốt lại.
Bài 4:
- Gọi 1hs đọc đề bài toán.
+ Muốn tính chu vi hình vuông ta làm như thế nào?
4. Củng cố – Dặn dò : 
- Cho 3 hs thi làm bài toán:
* Dặt tính rồi tính.
1435 x 3
- Nhận xét khen ngọi hs hiểu bài và làm bài tốt.
- Chuẩn bị: Luyện tập. 
 Nhận xét tiết học.
Hát
- 4 hs giải trên bảng, mỗi em 1 phần. Cả lớp giải vở nháp.
HS đọc.
1 HS lên bảng đặt tính, cả lớp làm vào bảng con. 
Học sinh nêu :
Đầu tiên viết thừa số 1427 trước, sau đó viết thừa số 3 sao cho 3 thẳng cột với 7.
Viết dấu nhân.
Kẻ vạch ngang.
-HS nêu
-HS theo dõi.
- HS nêu và làm bài.
- 4hs lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
 1107 2319 1106 1218
x x x x
 6 4 7 5
 6642 9276 7742 6090
- 1hs lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở.
Giải
Cả 3 xe chở được số ki lô gam gạo là:
1425 x 3 = 4275 (kg)
 Đáp số: 4275 kg gạo.
+ Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy cạnh của hình vuông nhân với 4.
Giải
Chu vi khu đất đó là:
1508 x 4 = 6032 (m)
 Đáp số: 6032 m
- 3hs thi trên bảng.
Môn: Đạo đức 
Bài: TÔN TRỌNG ĐÁM TANG ( T1)
I/ Mục tiêu:
- Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang.
- Bước đầu biết cảm thông với những đau thương, mất mát người thân của người khác.
*KNS :
- Kỹ năng thể hiện sự cảm thông trước sự đau buồn của người khác.
- Kỹ năng ứng xử phù hợp khi gặp đám tang.
II/ Chuẩn bị:
- Vở bài tập đạo đức.
III/ Các hoạt động dạy học :
Giáo viên
 HS
Bài cũ : Giao tiếp khách nước ngoà ... 
- Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
- Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Thứ bảy 12 tháng 02 năm 2011
Môn: Chính tả
Bài: NGƯỜI SÁNG TÁC QUỐC CA VIỆT NAM 
I/ Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập 2b, 3b.
II/ Chuẩn bị: 
 - VBT.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. KTBC:
- GV gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ chứa tiếng ut/uc:
- Giáo viên nhận xét lỗi chính tả.
Nhận xét phần bài cũ.
3.Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
 Người sáng tác Quốc ca Việt Nam. 
- Ghi tựa: 
a/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị: 
- Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần.
- Gọi học sinh đọc lại bài.
- Giáo viên giải nghĩa từ:
Quốc hội: cơ quan do nhân dân cả nước bầu ra, có quyền cao nhất.
Quốc ca: bài hát chính thức của một nước, dùng khi có nghi lễ trọng thể.
- Giáo viên cho học sinh xem ảnh nhạc sĩ Văn Cao – người sáng tác Quốc ca Việt Nam.
b/ Nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả. 
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
+ Đoạn văn có mấy câu ?
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa ?
- Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu.
c/ Hướng dẫn viết từ khó.
- Ghi bảng và phân tích tiếng khó viết. Sau đó xoá và đọc lại cho hs viết.
* HD thêm 1số từ nếu thấy khĩ.
d/ Đọc cho học sinh viết.
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Giáo viên đọc thong thả từng câu, từng cụm từ, mỗi câu đọc 3 lần cho học sinh viết vào vở.
e/ Chấm, chữa bài
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. 
GV đọc chậm rãi, để HS dò lại. 
GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. 
GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép. Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết. HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
Bài tập 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b
- Cho HS làm bài vào vở bài tập.
- GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
- Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
Con chim chiền chiện
Bay vút vút cao
Lòng đầy yêu mến
Khúc hát ngọt ngào.
Bài tập 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu:
- Cho HS làm bài vào vở bài tập.
- GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
- Gọi học sinh đọc bài làm của mình:
Bài giải
b/ Trút: Ba thở phào vì trút được gánh nặng.
Trúc: Cây trúc này rất đẹp
Lụt: Các tỉnh miền Trung đang lụt rất nặng.
Lục: Bé lục tung đồ đạc lên.
4.Củng cố – Dặn dò: 
- Cho hs viết lại từ đã sai ở bài chấm.
- chuẩn bị bài: Đối đáp với vua.
Nhận xét tiết học.
- Hát
- Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
trút nước, chúc mừng, hút thuốc, húc nhau.
- Học sinh nghe Giáo viên đọc.
- 2học sinh đọc. 
- Học sinh quan sát
+ Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
+ Đoạn văn có 5 câu. 
+ Những chữ đầu mỗi câu, tên riêng Văn Cao, Tiến quân ca.
- Học sinh đọc.
- Tự tìm và nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- 3 hs lên bảng viết, cả lớp viết vào nháp.
HS chép bài chính tả vào vở.
- Điền ut hoặc uc vào chỗ trống:
1 hs làm bài trên bảng.
- Đặt câu để phân biệt hai từ trong từng cặp từ sau:
- 2hs lên bảng làm bài, cả lớp làm vào VBT.
- 2hs thi viết trên bảng.
Môn: Toán
Bài: CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (tt) 
I/ Mục tiêu: 
- Biết chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương).
- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán. 
- Học sinh làm bài: 1, 2, 3.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2.KT bài cũ: 
* Dặt tinh rồi tính: 
 9436 : 3 5478 : 4 1272 : 5
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
 Chia số có bốn chữ số với số có một chữ số ( tiếp theo )
Hướng dẫn
a/ Phép chia 4218 : 6
- GV viết lên bảng phép tính: 4218 : 6 và yêu cầu HS suy nghĩ để tìm kết quả của phép tính này.
- Giáo viên gọi HS lên bảng đặt tính theo cột dọc
- Giáo viên gọi học sinh nêu cách đặt tính
- Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và tự thực hiện phép tính
 -GV hướng dẫn HS tính từng bước như phần bài học của SGK.
- Giáo viên hướng dẫn: chúng ta bắt đầu chia từ trái sang phải, từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất.
- Giáo viên: trong lượt chia thứ tư, số dư là 0. Vậy ta nói phép chia 4218 : 6 = 703 là phép chia hết.
- Giáo viên gọi một số học sinh nhắc lại cách thực hiện phép chia.
b/ Phép chia 2407 : 4
- GV viết lên bảng phép tính: 2407 : 4 = ? và yêu cầu HS suy nghĩ để tìm kết quả của phép tính này
- Giáo viên gọi HS lên bảng đặt tính theo cột dọc
- Giáo viên gọi học sinh nêu cách đặt tính
- Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và tự thực hiện phép tính
 -GV hướng dẫn HS tính từng bước như phần bài học của SGK.
- Giáo viên hướng dẫn: chúng ta bắt đầu chia từ trái sang phải, từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất.
- Giáo viên: trong lượt chia thứ tư, số dư là 3. Vậy ta nói phép chia 2407 : 4 = 601 là phép chia có dư.
- Giáo viên gọi một số học sinh nhắc lại cách thực hiện phép chia.
Thực hành
Bài 1
GV cho HS tự làm bài:
- Y/c hs vừa lên bảng lần lượt nêu rõ từng bước chia của mình.
Bài 2
- GV hướng dẫn HS giải theo hai bước.
+ Đã sửa bao nhiêu mét đường?
+ Còn phải sửa bao nhiêu mét đường?
Bài 3
- GV phân tích cái sai.
a. Điền vào ô trống chữ Đ
b và c. điền chữ S
- Hs khá, giỏi GV có thể gợi ý: nhẩm tính "số lần chia"
4. Củng cố, dặn dò:
- Luyện tập thêm về phép chia có chữ số 0 ở thương.
-Nhận xét tiết học
Hát
- 3hs giải trên bảng, cả lớp giải và vở nháp.
- HS suy nghĩ để tìm kết quả.
4218
 01
 18
 0
6
703
42 chia 6 được 7, viết 7. 7 nhân 6 bằng 42; 42 trừ 42 bằng 0.
Hạ 1; 1 chia 6 được 0, viết 0. 0 nhân 6 bằng 0; 1 trừ 0 bằng 1
Hạ 8 được 18; 18 chia 6 được 3, viết 3. 3 nhân 6 bằng 18; 18 trừ 18 bằng 0
- HS suy nghĩ để tìm kết quả
 240 7
 00
 0 7
3
4
601
- HS tự làm bài.
- 4hs làm bài trên bảng, cả lớp làm vào vở.
- HS lần lượt nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
Bài giải
Số mét đường đã sửa là:
1215 : 3 = 405 (m)
Số meat đường còn phải sửa là:
1215 - 405 = 810(m)
 Đáp số: 810 m.
HS nhận xét để tìm đúng sai.
- Ở mỗi phép tính đó cho phải là 3 lần chín nên thường phải có ba chữ số. Do đó hai phép chia sau:
1608 : 4 = 42 và 2526 : 5 = 51
dư 1 là sai
- Sau đó vẫn thực hiện cả ba phép chia để tìm thương đúng.
Môn: Tập làm văn
Bài: KỂ LẠI MỘT BUỔI BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT
I/ Mục tiêu: 
- Kể được một vài nét nổi bật của buổi biểu diễn nghệ thuật theo gợi ý trong SGK.
- Viết được những điều đã kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu).
II/ Chuẩn bị:
- Vở bài tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. KTBC: 
- Giáo viên cho 3 học sinh lần lượt kể trước lớp, mỗi học sinh kể về một người lao động trí óc mà em biết.
- Nhận xét ghi điểm..
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
 Nói, viết về một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.
Ghi tựa:
Hướng dẫn
Bài tập 1.
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài 
- Giáo viên cho học sinh đọc các câu hỏi gợi ý.
- Giáo viên nhắc học sinh: những gợi ý này chỉ là chỗ dựa. Các em có thể kể theo cách trả lời lần lượt từng câu hỏi gợi ý hoặc kể tự do không hoàn toàn phụ thuộc vào các gợi ý.
- Giáo viên cho học sinh tập kể theo nhóm đôi.
- Giáo viên nhận xét 
- Cho học sinh thi kể trước lớp.
- Giáo viên gọi 1 học sinh khá kể mẫu cho cả lớp nghe.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung vào từng bài kể cho học sinh
Bài tập 2
- Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu: 
- Giáo viên chú ý nhắc học sinh viết bài tự nhiên, chân thật những điều vừa kể.
- Cho học sinh làm bài
- Gọi một số học sinh đọc bài trước lớp.
- Giáo viên cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những bạn có bài viết hay.
4.Củng cố – Dặn dò: 
Tuyên dương những hs tích cực tham gia xây dựng bài, khuyến khích hs chưa chú ý.
- Chuẩn bị: Nghe – kể người bán quạt may mắn. 
Nhận xét tiết học
Hát
- Học sinh kể 
- Học sinh nêu. 
- Học sinh đọc
Đó là buổi biểu diễn nghệ thuật gì : kịch, ca nhạc, múa, xiếc,?
Buổi diễn được tổ chức ở đâu? Khi nào?
Em cùng xem với những ai?
Buổi diễn có những tiết mục nào?
Em thích tiết mục nào nhất? Hãy viết cụ thể về tiết mục ấy.
- Học sinh tập kể theo nhóm đôi.
VD: 
 a/ Đó là buổi biểu diễn nghệ thuật xiếc. 
 b/ Buổi diễn được tổ chức ở rạp xiếc thành phố, vào tối chủ nhật tuần trước. 
 c/ Em cùng đi với cả nhà: bố, mẹ và em trai của em.
 d/ Buổi diễn có nhiều tiết mục: đu quay, người đi trên dây, xiếc hổ nhảy qua vòng lửa, đua ngựa, khỉ đi xe đạp, voi đá bóng
 e/ Em thích nhất tiết mục khỉ đua xe đạp. Tiết mục này làm khán giả cười nghiêng ngả. Trên sân khấu có 8 chú khỉ, quần áo com-lê, ca-vát rất lịch sự, mỗi chú cưỡi một chiếc xe đạp mi-ni tham dự cuộc đua 
- Cả lớp lắng nghe bạn kể và nhận xét xem bạn kể có tự nhiên không, nói đã thành câu chưa.
- Viết lại những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn.
- Học sinh làm bài.
- Cá nhân.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan 23 chuan.doc