. MỤC TIÊU
- Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương, đất nước.
- Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ do nhà trường tổ chức.
- Giáo dục HS biết kính trọng và biết ơn các gia đình thương binh, liệt sĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Vở BT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
TUẦN 17 THỨ NGÀY MÔN TIẾT PPCT BÀI Hai (ngày 13/12/2010) Đạo đức 17 Biết ơn thương binh, liệt sĩ (T2) Toán 81 Tính giá trị của biểu thức (TT) TN - XH 33 An toàn khi đi xe đạp Ba (ngày 14/12/2010) Tập đọc 33 Mồ côi xử kiện Kể chuyện 17 Mồ côi xử kiện Toán 82 Luyện tập Thủ công 17 Cắt, dán chữ :Vui vẻ Tư (ngày 15/12/2010) Tâp đọc 34 Anh Đom Đóm Chính tả 33 Nghe – viết: Vầng trăng quê em Toán 83 Luyện tập chung Năm (ngày 16/12/2010) LT & Câu 17 Ôn về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào ? Dấu phẩy Toán 84 Hình chữ nhật Tập viết 17 Ôn chữ hoa N TN – XH 34 Ôn tập học kỳ I Sáu (ngày 17/12/2010) Chính tả 34 Nghe – viết: Âm thanh thành phố Tập làm văn 17 Viết về thành thị, nông thôn Toán 85 Hình vuông Sinh hoạt 17 Sinh hoạt lớp Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2010 Môn: ĐẠO ĐỨC Tiết: 17 Bài: BIẾT ƠN THƯƠNG BINH LIỆT SĨ (T2) I. MỤC TIÊU Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương, đất nước. Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng. Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ do nhà trường tổ chức. Giáo dục HS biết kính trọng và biết ơn các gia đình thương binh, liệt sĩ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vở BT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của gv Hoạt động của hs A/ Ổn định B/ KTBC : Biết ơn thương binh liệt sĩ. Nhận xét – ghi điểm C/ Bài mới : Giới thiệu : Tiếp tục tìm hiểu về thương binh liệt sĩ . Hoạt động 1: Xem tranh và kể những anh hùng . GV chia nhóm và phát cho mỗi nhóm một tranh của Trần Quốc Toản , Lý Tự Trọng , Võ Thị Sáu , Kim Đồng. + Người trong tranh là ai ? + Em biết gì về gương chiến đấu hi sinh của người anh hùng, liệt sĩ đó ? GV tóm tắt lại gương chiến đấu hi sinh của các anh hùng liệt sĩ trên và nhắc nhở HS học tập theo các tấm gương đó . Hoạt động 2: Báo cáo kết quả điều tra tìm hiểu về các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các thương binh , liệt sĩ ở địa phương . GV nhận xét bổ sung và nhắc nhở HS tích cực ủng hộ ,tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương. Hoạt động 3: HS múa hát , đọc thơ , kể chuyện . . . về chủ đề biết ơn thương binh ,liệt sĩ. Kết luận : Thương binh liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì tổ quốc . Chúng ta cần ghi nhớ và đền đáp công lao to lớn đó bằng những việc làm thiết thực của mình . D/ Củng cố – Dặn dò: Mỗi nhóm HS sưu tầm, tìm hiểu về nền văn hoá , về cuộc sống cvà học tập , về nguyện vọng . . .của thiếu nhi một số nước để tiết sau giới thiệu trước lớp. HS đọc bài và TLCH Em hiểu thương bingh liệt sĩ là người như thế nào ? Chúng ta cần phải có thái độ như thế nàođối với các thương binh liệt sĩ ? Các nhóm thảo luận HS hát hoặc đọc 1 bài thơ về người anh hùng , liệt sĩ đó . Các nhóm thảo luận Đại diện từng nhóm lên trình bày Các nhóm khác nhận xét – bổ sung . Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả điếu tra tìm hiểu Sau phần trình bày của mỗi nhóm , cả lớp nhận xét bổ sung. - Cá nhân thực hiện Môn: TOÁN Tiết: 81 Bài: TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC (TT). I / MỤC TIÊU : Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc () và ghi nhớ quy tắc tính giá trịcủa biểu thức dạng này. Giáo dục HS tính chính xác. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ viết bài tập 1. Bảng con. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A/ Kiểm tra bài cũ : - Làm lại bài 2.Ba em lên làm. - Nhận xét ghi điểm, nhận xét chung. B/ Bài mới : - Giới thiệu bài –ghi tựa. 1) Quy tắc tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc : - Từ bài cũ biểu thức 375 – 10 x3 , trong biểu thức không có dấu ngoặc ta thực hiện như thế nào ? - GV ghi ví dụ thứ hai : 30 +5 :5= 30 +1 = 31. Đối vơi biểu thức này ta muốn thực hiện : 30 +5 trước thì ta phải kí hiệu thế nào ? - Muốn thực hiện phép tính 30 +5 trước rồi mới chia sau, người ta viết thêm và kí hiệu là dấu ngoặc ( ) vào như sau : (30 + 5) : 5. Nếu biểu thức có dấu ngoặc thì ta phải thực hiện phép tính trong ngoặc trước. - GV ghi bảng : (30 +5) : 5 = 35 : 5 = 7 - Nêu lại cách thực hiện ? * Viết ví dụ 2 : 3 x (20 – 10) = GV ghi bảng : 3 x (20 – 10)= 3 x 10 = 30 -Từ hai ví dụ em nào cho biết nếu khi thực hiện biểu thức mà trong biểu thức có dấu ngoặc thì ta thực hiện như thế nào ? - Ghi bảng quy tắc. 2) Thực hành : Bài 1 : bài yêu cầu làm gì ? GV treo bảng phụ, HD học sinh nêu cách làm. Yêu cầu làm vào vở, chấm chữa bài. Qua bài này ta củng cố cách thực hiện biểu thức có dấu ngoặc. Bài 2 : Cách làm tương tự bài 1, yêu cầu làm cá nhân vào vở. Chấm bài, sửa. - GV lấy một vài biểu thức làm ví dụ bỏ ngoặc ra : 65 +15 x2= 65 + 30 = 95 Bài 3 : bài toán cho biết gì ? yêu cầu tìm gì? - Có nhiều cách làm : D) Củng cố : - Hôm nay học toán bài gì ? - Nhắc lại quy tắc thực hiện biểu thức nhiều lần. - Về nhà xem lại bài, xem bài mới : “Luyện tập”. - HS lên bảng làm, mỗi em một cột. - Nhận xét bạn. - HS nêu cách thực hiện : thuực hiện tính nhân trước (10x3=30), phép trừ sau (375- 30 = 345). - Tương tự trên ta làm phép tính chia trước, cộïng sau. - Ta có thể khoanh tròn, đóng khung, gạch chân, - Theo dõi nêu miệng phép tính : 30 cộïng với 5 bằng 35, 35 chia 5 bằng 7. - Ta thực hiện trong ngoặc trước. (cho nhiều em nhắc lại cách làm). - Một em nêu miệng cách làm. - Nhắc lại quy tắc trong SGK , nhiều lần. Mở sách giáo khoa: - Đọc đề bài 1: Tính giá trị của biểu thức. - Nêu cách làm với từng biểu thức. - Ba em lên bảng làm, lớp làm vào vở. - Nhận xét bạn, theo dõi sửa bài làm sai. 2 HS lên bảng, còn lại làm vào vở a) (65 +15) x2 = 80 x2 ; = 160 48 : (6 :3) = 48 : 2 = 24 b) (74 – 14): 2 = 60 : 2 = 30 81: (3 x 3) = 81 : 9 = 9 - Một em lên bảng giải, lớp làm vào vở. -Nhận xét. Cách 1 : Số sách xếp trong mỗi tủ là : 240 : 2 = 120 (quyển) Số sách xếp trong mỗi ngăn là : 120 : 4 = 30 (quyển). Đáp số : 30 quyển. Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI Tiết: 33 Bài: AN TOÀN KHI ĐI XE ĐẠP I/ MỤC TIÊU Nêu được 1 số qui định đảm bảo an toàn khi đi xe đạp. HS khá, giỏi nêu được hậu quả nếu đi xe đạp không đúng qui định. Giáo dục HS thực hiện an toàn khi đi xe đạp. II/ ĐỒ DÙNG DAỴ HỌC: - Tranh áp phích về an toàn về an toàn giao thông. -Các hình trong SGK trang 64, 65. III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1/ Mở đầu : Lớp hát khởi động 2 / Bài mới * Giới thiệu bài: Khi đến trường chúng ta đi bằng phương tiện nào ? vậy những em nào đi xe đạp ? Để đảm bảo an tòan chúng ta sẽ đi ntn ? –ghi tựa. * Hoạt động 1: Quan sát tranh theo nhóm. Mục tiêu : -Thông qua quan sát tranh, HS hiểu được ai đúng, ai đi sai luật giao thông. Cách tiến hành : Bước 1: Làm theo nhóm - Chia lớp thành 4 nhóm quan sát các hình ở trang 64, 65 SGK . Quan sát và nói người nào đi sai, người nào đi đúng. Bước 2 : Làm việc cả lớp Yêu cầu HS trình bày trước lớp về đánh giá của nhóm mình, nói vì sao sai, sai chỗ nào ? GV tóm lại : Tranh 1 : Có một người cố vượt qua đường khi đèn đỏ đã sáng. Tranh 2 : Đi vào đường cấm đi ngược chiều. Tranh 3 : Đi xe đạp không đúng. Tranh 4 : Đi xe đạp trên vỉa hè. Tranh 5 : Chạy xe đạp một tay, mang vật dài trên đường dễ ngây nguy hiểm. Tranh 7 : Đi xe đạp buông tay, chở ba người. Vậy theo chúng ta đi xe đạp ntn là đúng. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm Mục tiêu :HS thảo luận để biết được luật giao thông đối với người đi xe đạp. Cách tiến hành : Bước 1 : Chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận câu hỏi : GV Hỏi : Theo em đi xe đạp như thế nào là đúng luật giao thông ? Bước 2 : Gọi một số nhóm lên trình bày. Nhận xét ý kiến phát biểu của HS nhận xét việc chấp hành luật giao thông –TD nhóm tốt. GVKL :Khi đi xe đạp cần đi bên phải, đúng phần đường dành cho người đi xe đạp. Không đi vào đường ngược chiều. H oạt đông 3: Chơi trò chơi : đèn xanh, đèn đỏ. Mục tiêu : thông qua trò chơi nhắc nhở HS có ý thức chấp hành luật giao thông. Cách tiến hành : Lớp trưởng chỉ huy lớp chơi hô : đèn xanh (cả lớp quay tròn hai tay. Hô : đèn đỏ (cả lớp dừng lại và để tay ở vị trí chuẩn bị). D/ Củng cố dặn dò : - GV gọi một vài HS đọc mục bạn cần biết Dặn dò : Về nhà học bài, làm lại các bài tập vào vở . Xem trước bài sau “bài 34 Ôn tập và kiểm tra”. - Nhận xét tiết học. Cả lớp hát khởi động : Ngày mùa vui. - HS nhắc tựa bài. * Thảo luận theo nhóm. - HS quay mặt lại với nhau, thảo luận và nói với nhau về tranh nào đúng, tranh nào sai ? (tranh 1, tranh 2, tranh 3, tranh 5, tranh7 là sai; còn tranh 4, tranh 6 là đúng. - Các nhóm thảo luận ghi ra giấy, sau đó cho đại diện đọc lên. - HS trình bày trước lớp - Lớp nhận xét và bổ sung * HS lắng nghe - HS làm theo nhóm - Các nhóm thảo luận trao đổi với nhau về câu hỏi. -Đại diện các nhóm lên trình bày trên bảng lớp - Lớp theo dõi nhận xét bổ sung. * Cả lớp cùng đứng dậy tham gia trò chơi, theo sự hướng dẫn của lớp trưởng. - Các em cùng làm, em nào làm sai sẽ phạt hát một bài. Thứ ba ngày 14 tháng 12 năm 2010 Môn: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN Tiết: 33 Bài: MỒ CÔI XỬ KIỆN I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : A/ Tập Đọc : Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ dài. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Hiểu ND: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi. (trả lời được các CH trong SGK). B . Kể chuyện Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện. II . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể trong SGK (tranh phóng to). Bảng viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : TẬP ĐỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ Kiểm tra bài cũ : Về quê ngoại -Nhận xét ghi điểm. B/ Dạy bài mới: 1/ GTB – Ghi tựa: Truyện cổ tích của người dân tộc Nùng. Qua câu chuyện này, các em sẽ thấy chàng nông dân có tên là Mồ Côi xử kiện rất thông minh, làm cho mọi người có mặt trong phiên xử phải ngạc nhiên, bất ngờ như thế nào ? – ghi tựa. -Giới thiệu nội dung tranh. 3 HS đọc bài về quê ngoại và trả lời CH gắn với ND. - Nhắc lại tựa bài. - Quan sát nói nội dung tranh. 2/ Luyện đọc: a/ GV đọc toàn bài (lưu ý giọng phận biệt lời các nhân vật, ... tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh (sơ đồ câm) và các thẻ ghi tên các cơ quan. Bước 2: - Cho các nhóm chơi trò chơi Tiếp sức lên gắn tên các cơ quan vào hình. - Nhận xét bổ sung, chốt lại những đội gắn đúng và sửa những đội sai. *Hoạt động 2: quan sát hình theo nhóm . Mục tiêu : HS kể được một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc. Cách tiến hành : Bước 1: Chia lớp thành nhóm đôi. Nói cho bạn nghe về nội dung các tranh 1, 2, 3, 4, trang 67: Cho biết các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc có trong hình ? Em hãy kể lại cho bạn nghe những hoạt động nông nghiệp nơi em đang sinh sống. Bước 2 : Gọi một số cặp trình bày trước lớp. - Nhận xét nhắc nhở. - Triển lãm góc hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc. - Chấm nhận xét TD. * Hoạt động 3 : làm việc cá nhân. Yêu cầu làm cá nhân : Hãy vẽ lại sơ đồ gia đình em ? Sau đó giới thiệu về gia đình của mình theo sơ đồ ? GV quan sát nhận xét xem HS nói có đúng theo sơ đồ. –ghi điểm. * Củng cố dặn dò: - Chốt lại bài học. - Chuẩn bị kiểm tra. - Các nhóm quan sát tranh. Thảo luận cử ra các bạn tham gia trò chơi. - Đại diện các nhóm tham gia trò chơi. Các nhóm khác theo dõi nhận xét. * Quan sát và đọc câu hỏi gợi ý SGK . - Thảo luận theo nhóm đôi, nói cho nhau nghe về các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc có trong hình SGK . - Một số cặp đứng lên trình bày trước lớp. * Các nhóm mang tranh ảnh sưu tầm, dán lên giấy sau đó dán lên bảng. - Chia lớp thành bốn nhóm, phát giấy khổ lớn cho các nhóm dán tranh ảnh sưu tầm vào đó. - Các nhóm quan sát bình chọn chéo về tranh của từng nhóm. * Cả lớp cùng vẽ sơ đồ vào giấy nháp, sau đó giới thiệu theo giấy vẽ. Lớp cùng theo dõi xem bạn giới thiệu có đúng không. Thứ sáu ngày 17 tháng 12 năm 2010 MÔN: CHÍNH TẢ ( Nghe – Viết) Tiết: 34 Bài: ÂM THANH THÀNH PHỐ I/ MỤC TIÊU: Nghe – viết đúng bài CT; trình bài đúng hình thức bài văn xuôi; không mắc quá 5 lỗi trong bài. Tìm được từ có vần ui/ uôi (BT2). Làm đúng BT 3 b . Giáo dục HS tính cẩn thận, thẩm mĩ. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Bảng phụ viết nội dung bài tập bài 2, ba lần. -Bốn hoặc năm tờ giấy khổ A 4 để HS viết lời giải BT3a . II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A/ Ổn định: B/ Kiểm tra bài cũ : GV gọi 1 HS khá giỏi đọc cho cả lớp viết lại các từ có vần ắc/ ắt. - Nhận xét tuyên dương C/ Bài mới: 1/ GTB-ghi tựa: GV nêu mục đích, y/c bài học. - Cả lớp viết vào bảng con, hai HS lên bảng viết. (bắt bớ, đặc điểm, ngắt, ). - Nhắc lại tựa bài 2/ HD nghe viết: a/ HDHS chuẩn bị: - GV đọc đoạn cần viết. - Đoạn văn gồm có những chữ nào viết hoa ? - Những chữ nào trong bài văn dễ viết sai chính tả ? - HD HS tìm từ khó : pi-a-nô, Bét-thô-ven, - GV nhận xét sửa sai. b/ Đọc cho HS viết : Đọc mỗi cụm từ hoặc câu 2-3 lần. Theo dõi uốn nắn ngồi, cách cầm viết c/ Chấm chữa bài: - GV đọc HS dò bài. - Thu chấm 7 bài, nhận xét nội dung, chữ viết, cách trình bày. 3/ HD làm bài tập: Bài tập 2 : - GV treo bảng phụ viết sẵm nội dung bài tập 2, chia lớp thành ba nhóm, cho HS chơi tiếp sức. - Khi có hiệu lệnh các nhóm tham gia chơi, một em viết xong về chỗ, em khác lên chơi. - Nhận xét sửa, chốt lại lời giải đúng : + ui : củi, cặm cụi, dùi cui, bụi, húi tóc, + uôi : chuối, chuội đi, cuối cùng, đuối sức, nuôi, .. Bài 3b : Cho HS làm vào vở BT - Nhận xét chốt lại ý đúng : bắc, ngắt, đặc. D/ Củng cố dặn dò: - Chốt lại bài học và giáo dục. - Về nhà làm bài tập 3a. - Nhận xét tiết học, nhắc nhở những em thiếu đồ dùng. - Dặn dò xem lại bài, những em viết lại, chuẩn bị bài mới đọc bài Thư gửi bà. - Lớp đọc thầm, hai em đọc lại đoạn. - Có các chữ đầu đoạn, đầu câu (Hải, Mỗi, Anh) ; Các địa danh (Cẩm Phả, Hà Nội) ; tên người Việt Nam, tên người nước ngoài (Bét-thô-ven, viết hoa chữ đầu tên, có dấu nối giữa các chữ) ; tên tác phẩm (Aùnh trăng). - Đọc lại đoạn văn viết ra giấy nháp những chữ khó –đọc lên - Viết vào bảng con những chữ khó hay sai. - HS viết bài vào vở - Dùng bút chì tự sửa lỗi ra lề * Đọc Y/c của bài, thảo luận theo nhóm cử đại diện ra chơi. - Các nhóm thảo luận cử đại diện ra tham gia trò chơi. - Các nhóm chơi, lớp cổ động, nhận xét chéo. - Sửa lại vào vở bài tập. 3 HS lên bảng điền đúng. - Nhận xét làm lại vào vở. Môn: TẬP LÀM VĂN Tiết: 17 Bài:VIẾT VỀ THÀNH THỊ,NÔNG THÔN I/ MỤC TIÊU: Viết được 1 bức thư ngắn cho bạn (khoảng 10 câu) để kể những điều đã biết về thành thị, nông thôn. Giáo dục HS biết vận dụng viết thư vào cuộc sống. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vở BT. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A / KTBC : - GV kiểm tra miệng ba em - Nhận xét ghi điểm. B/ Bài mới: 1/ GTB I : Trong tiết tập làm văn trước, các em đã kể miệng những điều mình biết về nông thôn (hoặc thành phố). Tiết hôm nay, các em sẽ viết lại những điều mình đã kể dưới hình thức một lá thư ngắn gửi bạn. Bài viết có yêu cầu khác khó hơn bài nói. Chúng ta sẽ xem bạn nào viết đúng thể thức một lá thư, viết được lá thư có nội dung hấp dẫn– ghi tựa. 2/ HD HS làm bài tập: * Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp. - HD làm bài. - GV yêu cầu một em đọc mẫu. - GV nhắc HS làm khoảng 10 câu hoặc dài hơn; trình bày đúng theo mẫu lá thư, nội dung hợp lí. - GV theo dõi HD học sinh yếu. -Gọi HS đọc bài viết. Nhận xét ghi điểm. C/ Củng cố dặn dò : - GV nhận xét tuyên dương những em viết hay. - Nhắc những em có bạn thật về nhà viết lại. - Nhận xét tiết học. Dặn dò xem trước bài mới ôn bài tập đọc và HTL để tiết sau kiểm tra. - Hai em đọc lại nội dung câu chuyện vui : Kéo cây lúa lên. - Một em kể những điều mình biết về nông thôn (hoặc thành thị). * Nhắc lại tựa bài. * Cả lớp mở SGK quan sát đọc lại câu hỏi và mẫu của lá thư trang 83 SGK . - Một em đọc mẫu lại phần đầu của lá thư. Lớp theo dõi nhận xét về thể thức viết lá thư. - Cả lớp viết bài. - Một số em đọc bài viết của mình. MÔN : TOÁN Tiết: 85 Bài: HÌNH VUÔNG I/ MỤC TIÊU: Nhận biết một số yếu tố (đỉnh, cạnh, góc) của hình vuông. Vẽ được hình vuông đơn giản (trên giấy kẻ ô vuông). Giáo dục HS tính chính xác. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Mô hình về hình vuông, ê ke, thước kẻ (GV và HS). Vở BT , bảng con III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 2 / Bài cũ : Nêu cách nhận biết hình chữ nhật. Nhận xét ghi điểm. 3/ Bài mới : GTB- ghi tựa * Giới thiệu về hình vuông : GV vẽ lên bảng hình vuông : đây là hình vuông ABCD. - Có bao nhiêu góc vuông ? độ dài các cạnh ntn ? - GV dùng ê ke kiểm tra lại góc vuông, và dùng thước kẻ đo kiểm tra lại độ dài các cạnh. * Ghi nhận xét : hình vuông ABCD có 4 góc đỉnh A, B, C, D đều là các góc vuông ; Có 4 cạnh có độ dài bằng nhau (AB = BC = CD =DA). Vậy hình vuông góc 4 góc và 4 cạnh bằng nhau. Đưa một số mô hình (viết sẵn) cho quan sát và phân biệt hình vuông và hình khác không phải hình vuông. Bài 1 : Mở SGK quan sát hình vẽ nêu miệng. - Gọi HS lên làm nêu miệng. . - Nhận xét TD, giải thích thêm là hình vuông vì có 4 cạnh bằng nhau, vá 4 góc vuông ; còn các hình còn lại không vuông vì : hình ABCD là hình chữ nhật, cò hình MNPQ có bốn cạnh bằng nhau nhưng 4 góc không vuông. Bài 2 : Yêu cầu HS đọc đề bài, cho làm cá nhân vào vở. Gọi một số em nêu kết quả. Nhận xét sửa. - Chúng ta vừa luyện tập gì ? Bài 3 : GV treo hình vẽ lên bảng. Yêu cầu HS lên kẻ, lớp làm vào vở. Nhận xét. Bài 4 : Chia lớp thành hia nhóm, cho các em chơi vẽ đúng, vẽ nhanh. Khi có hiệu lệnh hai nhóm lên chơi. Nhận xét chốt lại : hình tứ giác ở trong hình vuông cũng là hình vuông, dùng ê ke kiểm tra lại 4 góc vuông và đo độ dài của các đoạn. * Củng cố : Hôm nay học toán bài gì ? - Nêu đặc điểm nhận biết hình vuông? - Ta vừa luyện tập những dạng toán gì ? - Về nhà ôn lại, xem bài mới “ chu vi hình chữ nhật”. - Nhận xét tiết học. - Hai HS nêu miệng. - Nhắc lại tựa bài. - Quan sát hình vuông. - Có 4 góc vuông, độ dài các cạnh bằng nhau. - SH quan sát. - Đọc lại ghi nhớ nhiều lần. - Cho HS quan sát và nêu. * Đọc đề bài : Trong những hình dưới đây hình nào là hình vuông. - HS quan sát vào hình nêu miệng, các em khác nhận xét, bổ sung. (hình EGHI là hình vuông, hình ABCD, MNPQ không phải là hình vuông). * Một em đọc đề bài, dùng thước kẻ đo xem độ dài các cạnh của hình vuông là bao nhiêu? - Cả lớp làm vào vở, sau đó đọc lên. (Độ dài cạnh của hình vuông ABCD là 3cm; Hình vuông MNPQ cạnh là là 4 cm). - Chúng ta củng cố lại cách đo độ dài đoạn thẳng. * Đọc yêu cầu của bài. - Một em lên bảng làm, lớp làm vào vở. - Nhận xét, sửa bài. * Đọc yêu cầu của bài 4. - Các nhóm cử đại diện ra tham gia chơi. - Dưới lớp kẻ bằng bút chì vào vở. Nhận xét chéo. SINH HOẠT LỚP NHẬN XÉT CUỐI TUẦN Nội dung : 1. Học sinh: Từng HS tự đánh giá nhận xét bản thân về việc học tập trong tuần qua và hướng khắc phục. 2. Giáo viên : Nhận xét các HĐ của lớp trong tuần qua về các mặt : a . Học tập : Nhìn chung tinh thần học tập ở các em tương đối tốt, trong giờ học tích cực phát biểu xây dựng bài. Bên cạnh còn một số em chưa thuộc bảng nhân bảng chia dẫn đến tình trạng tính toán chậm đôi khi không chính xác. Chữ viết còn xấu. b. Vệ sinh : Vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ. Các em ăn mặc sạch sẽ gọn gàng. Còn một số em ăn quà bánh trong trường, vứt rác chưa đúng nơi qui định. c . Nề nếp : - Ra vào lớp đúng giờ. d . Các hoạt động khác : - Tuyên dương các tổ , nhóm , cả nhân tham gia tốt . - Nhắc nhở các tổ ,nhóm ,cả nhân thực hiện chưa tốt . 2 . Giáo viên : Nhận xét thêm TD khuyến khích và nhắc nhở . 3 .Kế hoạch tuần tới : - Thực hiện LBG tuần 18: - Thi đua học tôt ,thực hiện tốt nội qui của lớp của trường. - Thi đua nói lời hay làm việc tốt . - Nhắc nhở các em học sinh về nhà luyện viết , luyện đọc . - Nhắc nhở các em học thuộc bảng nhân, chia. - Chú ý : Viết chữ đúng mẫu ,trình bày bài viết sạch đẹp . - Nhắc nhở giữ gìn vệ sinh thân thể ,áo quần sạch sẽ .Giữ gìn sách vở ,đồ dùng học tập cẩn thận . - Thực hiện ATGT * Lưu ý : Trước khi đi học xem lại TKB để mang đúng ,đủ sách vở ,đồ dùng học tập các môn học.
Tài liệu đính kèm: