Giáo án môn Âm nhạc Lớp 2 - Tiết 8: Ôn tập 3 bài hát: Thật là hay, xoè hoa, múa vui. Phân biệt âm thanh cao-thấp, dài-ngắn

Giáo án môn Âm nhạc Lớp 2 - Tiết 8: Ôn tập 3 bài hát: Thật là hay, xoè hoa, múa vui. Phân biệt âm thanh cao-thấp, dài-ngắn

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.

 Biết phân biệt âm thanh cao – thấp, dài – ngắn.

- Kỉ năng: Biết kết hợp vừa hát vừa kết hợp vận động phụ họa

- Thái độ: Học sinh yêu thích ca hát.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Hát chuẩn xác 3 bài hát: Thật là hay, Xoè hoa, Múa vui

- Nhạc cụ (các thanh gõ đệm) nếu có

- Máy cát-xét và băng tiếng (đĩa hát).

 

doc 4 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 14/01/2022 Lượt xem 528Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Âm nhạc Lớp 2 - Tiết 8: Ôn tập 3 bài hát: Thật là hay, xoè hoa, múa vui. Phân biệt âm thanh cao-thấp, dài-ngắn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: ÂM NHẠC
Khối lớp: HAI
TIẾT 8: ÔN 3 bài hát: THẬT LÀ HAY, XOÈ HOA, MÚA VUI
	 PHÂN BIỆT ÂM THANH CAO – THẤP, DÀI – NGẮN 
MỤC TIÊU: 	
Kiến thức: 	Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
	Biết phân biệt âm thanh cao – thấp, dài – ngắn.
Kỉ năng:	Biết kết hợp vừa hát vừa kết hợp vận động phụ họa	
Thái độ:	Học sinh yêu thích ca hát.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
Hát chuẩn xác 3 bài hát: Thật là hay, Xoè hoa, Múa vui
Nhạc cụ (các thanh gõ đệm) nếu có
Máy cát-xét và băng tiếng (đĩa hát).
Học sinh:
Tập bài hát lớp 1.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Ổn định (2’):
	Bắt cho học sinh hát bài “Vui đến trường”.
Giới thiệu bài (1’) :
Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại 3 bài hát: Thật là hay, Xoè hoa, Múa vui. 
	C. Các hoạt động dạy học (25’):
Hoạt động 1: Ôn bài hát quê hương tươi đẹp (20’):
Mục tiêu: 	Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
	Biết kết hợp vừa hát vừa kết hợp vận động phụ họa	
Phương pháp:	Trực quan, thực hành.
Đồ dùng:	Băng nhạc, máy hát băng và nhạc cụ gõ đệm.
Tập bài hát lớp 2.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a) Ôn tập bài “Thật là hay”:
	Giáo viên bắt nhịp cho cả lớp hát ôn bài hát 2 lần:
Lần đầu với tốc độ vừa phải
Lần hai với tốc độ nhanh hơn	 
	Yêu cầu cả lớp hát vàvận động phụ hoạ
Câu 1: Đưa tay lên miệng theo dáng điệu chim đang hát kết hờp quay trái, quay phải.
Câu 2: Vừa hát vừa vỗ tay theo phách.
Câu 3: Đưa ngón tay trỏ chỉ chỉ ngang vai kết hợp đổi ngón trái và ngón phải.
Câu 4: Vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu.
	Giáo viên kiểm tra một vài Cá nhân, cho điểm. 
b) Ôn tập bài “Xoè hoa”:
	Giáo viên bắt nhịp cho cả lớp hát ôn bài hát 2 lần: 1 lần vỗ tay theo phách, 1 lần vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
	Cả lớp hát kết hợp vận động phụ hoạ
Câu 1 và 2: Nhún chân bên trái, bên phải. Đầu nghiêng cùng bên với chân. Một tay giả như đang cầm cồng, chiêng, tay kia đang cầm dùi để đánh.
Câu 3: Hai tay đưa lên trước miệng như đang thổi sáo, khèn.
Câu 4: Tay đưa lên bên trái bên phải theo động tác xoè hoa.
	Gọi vài nhóm lên biểu diễn trước lớp.
	Nhận xét, sửa sai cho học sinh.
c) Ôn tập bài “Múa vui”
	Giáo viên bắt nhịp cho cả lớp hát ôn bài hát 2 lần
Lần đầu với tốc độ vừa phải
Lần hai với tốc độ nhanh hơn
	Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm :
Nhóm 1 hát
Nhóm 2 gõ đệm theo nhịp 2
	Lắng nghe và sửa sai cho học sinh.
	Giáo viên gõ tiết tấu lời ca của bài hát và đố học sinh nhận ra đó là câu nào trong bài:
Tiết tấu hai câu đầu của bài hát : 
Tiết tấu hai câu sau của bài hát : 
	Cả lớp vừa hát, vừa vỗ tay theo phách, đệm theo lời ca
	Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của Giáo viên. 
	Lắng nghe.
	Cả lớp hát.
	Tập vận động phụ hoạ theo hướng dẫn của giáo viên.
	1-2 nhóm lên biểu diễn
	Nhận xét các nhómbiểu diễn.
	Cả lớp hát
	Các nhóm hát
	Nghe và đoán lời ca.
Hoạt động 2: Phân biệt âm thanh cao – thấp, dài – ngắn (10’):
 	- 	Mục tiêu: 	Học sinh biết phân biệt cao độ, trường độ trong âm nhạc.	
Phương pháp:	Giảng giải, thực hành.
Đồ dùng:	Tập bài hát lớp 1.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a) Phân biệt âm thanh:
Giáo viên dùng giọng hát thể hiện các âm cao – thấp, dài – ngắn cho học sinh phân biệt
	Ví dụ : Giáo viên đàn hoặc hát một âm và âm đó được ngân dài 4 phách sau đó cho nghe một âm thấp hơn nhưng cũng ngân dài 4 phách. Giáo viên cho học sinh nhận xét âm nào cao, âm nào thấp và âm nào ngân dài hơn
	Giáo viên đưa ra một số ví dụ như trên để học sinh tập phân biệt độ cao – thấp, độ dài – ngắn của các âm.
b) Nghe nhạc:
	Giáo viên cho học sinh nghe băng 1 đoạn nhậc không lời và đoán xem đó là bài hát gì.
	Lắng nghe.
	Luyện tập theo hướng dẫn của giáo viên
	Lắng nghe
D. Củng cố, dặn dò: (2’)
Hát lại 1 trong 3 bài hát vừa ôn, kết hợp vỗ tay theo phách.
Dặn học sinh vè ôn lại 3 bài hát và xem trước bài Chúc mừng sinh nhật.
Nhận xét tiết học.
NHẬN XÉT TIẾT DẠY:
RÚT KINH NGHIỆM:
NgàythángNăm. NgàythángNăm.
Khối trưởng	 Ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_am_nhac_lop_2_tiet_8_on_tap_3_bai_hat_that_la_ha.doc