Giáo án lớp 3 Tuần học thứ 18 năm 2012

Giáo án lớp 3 Tuần học thứ 18 năm 2012

I/ Mục tiêu:

- Biết tự giải được các bài toán bằng một phép tính cộng hoặc trừ, trong đó có các bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị.

II/ Đồ dùng dạy - học:

 GV: phiếu ghi bài tập.

III/Các hoạt động dạy - học:

1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ:

- GV nêu một số phép tính về đo lường và xem thời gian, gọi hs lên bàng làm và nhận xét

- Nhận xét bài cũ.

2/Hoạt động dạy học bài mới:

a/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Ôn tập về giải toán

b/ Hoạt động 2: Thực hành vbt

* Bài 1/vbt: Giải toán.

 

doc 12 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 835Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần học thứ 18 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 18(BÍT)
 Thứ hai ngày 24 tháng 12 năm 2012
Môn: Toán 
Tên bài dạy: Thi KTĐK lần 2
( Đề do chuyên môn trường ra)
Môn: Toán 	Tiết 86 
Tên bài dạy: Ôn tập về giải toán
Sgk:88. Tgdk: 35’
I/ Mục tiêu: 
- Biết tự giải được các bài toán bằng một phép tính cộng hoặc trừ, trong đó có các bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị.
II/ Đồ dùng dạy - học:
 GV: phiếu ghi bài tập.
III/Các hoạt động dạy - học:
1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ:
- GV nêu một số phép tính về đo lường và xem thời gian, gọi hs lên bàng làm và nhận xét
- Nhận xét bài cũ.
2/Hoạt động dạy học bài mới: 
a/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Ôn tập về giải toán
b/ Hoạt động 2: Thực hành vbt
* Bài 1/vbt: Giải toán.
* Củng cố cách giải toán về nhiều hơn.
- HS đọc đề bài. ( TCTV)
- GV tóm tắt bài toán.
- Bài toán cho biết gì? ( TCTV) 
+ Cửa hàng buổi sáng bán được bao nhiêu lít dầu? ( 48 lít) ( TCTV)
+ Buồi chiều bán nhiều hơn buổi sáng bao nhiêu lít dầu? ( 9 lít) ( TCTV)
- Bài toán hỏi gì? ( TCTV)
- Bài toán thuộc dạng gì? ( TCTV)
Buổi sáng	 : 48 l
Buổi chiều bán nhiểu hơn buổi sáng: 9 l
Buổi chiều	 : l?
- HS nêu cách giải bài toán ( TCTV)– GV nhận xét.
- HS làm vào vbt – GV kèm HS yếu cách trình bày bài giải.
- 1HS làm phiếu - Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài giải
Buổi chiều cửa hàng đó bán được số lít dầu là:
48 + 9 = 57 ( l)
Đáp số: 57 l
* Bài 2/vbt: Giải toán.
* Củng cố giải toán về ít hơn.
- Gọi HS đọc bài toán – GV tóm tắt.
Bình	 : 30kg
An nhẹ hơn Bình: 4kg
An	 : kg?
- Các bước hướng dẫn và thực hiện tương tự như bài 1
	Bài giải
	An cân nặng số ki lô gam là:
	30 - 4 = 26 ( kg)
Đáp số: 26 kg
* Bài 3/vbt: Giải toán.
* Củng cố giải toán có 1 phép tính cộng.
- 1 HS đọc bài toán ( không yêu cầu hs viết tiếp đề toán, GV viết cho hs)
– GV tóm tắt lên bảng.
- Bài toán cho biết gì? ( TCTV)
+ Mỹ hái được bao nhiêu quả cam? ( 24 quả) ( TCTV)
+ Hoa hái được bao nhiêu quả cam? ( 18 quả) ( TCTV)
Mỹ: 24 quả cam.
Hoa: 18 quả cam quả cam?
- GV yêu cầu HS nêu cách giải bài toán ( TCTV)– GV nhận xét.
- HS làm vbt – GV kèm HS yếu.
- HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài giải
Cả hai bạn hái được số quả cam là:
24+18=42 ( quả)
Đáp số: 42 quả
3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại nội dung bài. ( TCTV)
- HS nhắc lại cách trình bày bài toán giải. ( TCTV)
- GV nhận xét tiết học.
- Tiết sau: Luyện tập chung
IV/ Phần bổ sung :
- Thời gian .................
- Nội dung..............
- Phương pháp....................
Môn: Tự nhiên và xã hội Tiết 18
	Tên bài dạy: Thực hành: Giữ trường học sạch đẹp
	 Sgk: 38,39. Tgdk: 35’
I/ Mục tiêu
- Biết thực hiện một số hoạt động làm cho truờng, lớp sạch, đẹp.
- Nêu đuợc cách tổ chức các bạn tham gia làm vệ sinh trừong lớp một cách an toàn.
* Bảo vệ môi trường: Biết tác dụng của việc giữ trường lớp, sạch, đẹp đối với sức khỏe và học tập. Có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp và tham gia vào những hoạt động làm cho trường, lớp học sạch đẹp.
* Kĩ năng sống: Kĩ năng tự nhận thức: Tự nhận xét các hành vi của mình có liên quan đến giữ trường lớp ( Thảo luận nhóm)
- Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để giữ trường học sạch đẹp ( thực hành)
II/ Đồ dùng dạy - học: 
GV: Tranh vẽ phóng to như trong Sgk /tr 38, 39.
- HS: sgk
III/ Các hoạt động dạy - học:
1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ: 
 HS trả lời câu hỏi:
+ Kể những trò chơi có lợi cho sức khỏe và an toàn cho mình và cho mọi người xung quanh. (TCTV)
+ Kể những hoạt động dễ gây nguy hiểm khi chơi ở trường mà chúng ta nên tránh? (TCTV)
- Nhận xét đánh giá - Nhận xét bài cũ.
2/ Hoạt động dạy hoc bài mới:
a/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Thực hành giữ trường học sạch đẹp
b/ Hoạt động 2: Quan sát theo cặp
*Mục tiêu: Biết nhận xét thế nào là trường học sạch, đẹp và biết giữ gìn trường học sạch, đẹp.
* Cách tiến hành: 
* - GV chia nhóm, HS quan sát tranh trong sgk: 38,39 và yêu cầu thảo luận. theo câu hỏi:
+ Các bạn trong từng tranh đang làm gì? Các bạn đang sử dụng dụng cụ gì? Việc làm đó có tác dụng gì? (TCTV)
* Đại diện 1 số cặp nói trước lớp. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. (TCTV)
* Hoạt động cả lớp:
- Trên sân trường xung quanh phòng học sạch hay bẩn? ( sạch/ bẩn) (TCTV)
- Khu vệ sinh có sạch không? (TCTV)
- Trường học của em có sạch chưa? (TCTV)
Theo em làm thế nào để giữ cho trường lớp cho sạch đẹp?( không vứt rác bừa bãi,đi tiểu đi tiêu đúng nơi qui định, tích cực tham gia giữ vệ sinh trường lớp(TCTV)
* Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng tự nhận thức: Tự nhận xét các hành vi của mình có liên quan đến giữ trường lớp ( Thảo luận nhóm)
*GV chốt: Để trường học sạch đẹp: mỗi hs luôn có ý thức giữ gì trường như: không viết vẽ bẩn lên tường, không vứt rác hay khạc nhổ bừa bãitham gia tích cực vào các hoạt động như: làm vệ sinh sân trường, lớp, tưới cây và chăm sóc cây cối
* Nội dung tích hợp Giáo dục Bảo vệ môi trường: 
- Biết tác dụng của việc giữ trường lớp, sạch, đẹp đối với sức khỏe và học tập.
- Có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp và tham gia vào những hoạt động làm cho trường, lớp học sạch đẹp.
c/Hoạt động 3: Thực hành làm vệ sinh trường lớp học.
*Mục tiêu: Biết sử dụng một số dụng cụ để làm vệ sinh trường, lớp.
* Cách tiến hành:
* GV phân công nhiệm vụ
- GV phát cho mỗi nhóm dụng cũ thích hợp với công việc của nhóm đó. GV nhắc hs nhớ đeo khẩu trang
- Các nhóm thực hiện các công việc được phân công.
- Các nhóm nhận xét đánh giá của nhóm mình và nhóm bạn.
- Tuyên dương những nhóm và cá nhân làm tốt.
* Giáo dục kĩ năng sống: - Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để giữ trường học sạch đẹp ( thực hành)
GV kết luận chung: Trường, lớp sạch, đẹp sẽ giúp chúng ta khỏe mạnh và học tập tốt hơn.
* Nội dung tích hợp Giáo dục Bảo vệ môi trường: Làm một số công việc giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp: quét lớp,sân trương, tưới cây,chăm sóc cây của lớp, của trường..
3/Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò: 
- Nhắc hs thực hiện theo những gì đã làm
- Gọi HS nhắc lại tác dụng của việc vệ sinh trường, lớp.
- Nhận xét tiết học.
IV/ Phần bổ sung :
- Thời gian ................
- Nội dung..............
- Phương pháp....................
 Môn: Đạo đức Tiết 17
Tên bài dạy: Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng( Tiết 2)
 Sgk: 26. Tgdk: 35’
I/ Mục tiêu: 
- Nêu được lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
 - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
 - Thực hiện giữ trật tự, vệ sinh ở trường, lớp, đường làng, ngõ xóm.
- Hiểu được lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
 - Nhắc nhở bạn bè cùng giữ trật tự, vệ sinh ở trường, lớp, đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác.
* Bảo vệ môi trường: Tham gia và nhắc nhở bạn bè giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng là làm cho môi trường nơi công cộng trong lành, sạch đẹp, văn minh, góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên.
II/ Đồ dùng dạy – học:
- Bảng phụ bài tập 3, bài tập 4.
III/ Các hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu những việc cần làm để giữ gìn vệ sinh nơi công cộng?
- Nêu ích lợi của việc giữ vệ sinh trật tự nơi công cộng?
- GV nhận xét, đánh giá.Nhận xét bài cũ.
2. Hoạt động dạy học bài mới: 
a/ Hoạt động 1:Giới thiệu bài: Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng ( tiết 2)
b/ Hoạt động 2: Phương án 2: Quan sát tình hình trật tự vệ sinh nơi công cộng
* Mục tiêu: Giúp HS thấy đựoc tình hình trật tự vệ sinh ở một nơi công cộng thân quen và đưa ra giải pháp cải thiện thực trạng đó.
* Cách tiến hành: HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- GV yêu cầu hs quan sát trước một nơi công cộng gần trường như Ủy ban xã: HS quan sát về tình hình trật tự vệ sinh nơi đó.
- HS quan sát xong , gv cho hs thảo luận theo câu hỏi:
+ Nơi công cộng này dùng để làm gì? (TCTV)
+ Ở đây trật tự vệ sinh có được thực hiện tốt không? Vì sao em cho là như vậy? (TCTV)
+ Nguyên nhân nào gây nên tình trạng mất trật tự vệ sinm nơi công cộng ở đây? (TCTV)
- Nhóm thảo luận- HS trìmh bày
- GV hỏi chung cả lớp:
+ Mỗi người cần làm gì để giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng này? ( Không xả rác, không cgăn thả gia súc ăn rong) (TCTV)
* GV kết luận chung về hiện trạng trật tự, vệ sinh nơi công cộng, nguyên nhân và giải pháp
* GV chốt: : Mọi người đều phải giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng. Đó là nếp sống văn minh, giúp cho công việc của mỗi người được thuận lợi, môi trường trong lành, có lợi cho sức khoẻ.
*Nội dung tích hợp giáo dục Bảo vệ môi trường: 
- Tham gia và nhắc nhở bạn bè giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng là làm cho môi trường nơi công cộng trong lành, sạch đẹp, văn minh, góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên.
3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò:
- Giáo dục HS giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
 - GV nhận xét tiết học.
IV/ Phần bổ sung :
- Thời gian .................
- Nội dung...............
- Phương pháp....................
Thứ ba ngày 25 tháng 12 năm 2012
Môn: Tiếng việt
Tên bài dạy: Thi KTĐK lần 2
( Đề do chuyên môn trường ra)
Môn: Tiếng việt
Tên bài dạy: Thi KTĐK lần 2
( Đề do chuyên môn trường ra)
Môn: Thể dục Tiết 35
 ( GV bộ môn dạy)
Môn: Tiếng việt
Tên bài dạy: Thi KTĐK lần 2
( Đề do chuyên môn trường ra)
 Môn: Âm nhạc	 Tiết 15
 Tên bài dạy: Ôn tập 3 bài: Chúc mừng sinh nhật, Cộc cách tùng cheng, Chiến sĩ tí hon
 TBH : 10-15. Tgdk: 35’
I/ Mục tiêu : 
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản.
- Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
* Nội dung điều chỉnh: Bỏ ôn bài Chiến sĩ tí hon.
II/ Đồ dùng dạy học : 
- Nhạc cụ quen dùng
III/Các họat động dạy học : 
1/ Hoạt động đầu tiên : Kiểm tra bài cũ
- GV gọi hs lên bảng hát Chiến sĩ tí hon.
- Nhận xét đánh giá. Nhận xét bài cũ.
2/Hoạt động dạy học bài mới 
a/Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
b/ Hoạt động 2 : Ôn tập các bài hát 
* Ôn Bài hát : Chúc mừng sinh nhật
- Tập hát thuộc lời ca ( TCTV)
- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, theo phách (TCTV)
- Tập hát nối tiếp từng câu ngắn ( TCTV)
- HS tập biễu diễn đơn ca hoặc tốp ca kết hợp vận động phụ hoạ
* Ôn tập bài hát: Cộc cách, tùng cheng
- Tập hát thuộc lời ca ( TCTV)
- Hát kết hợp trò chơi gõ nhạc cụ 
- Rèn kĩ năng hát và biểu diễn 2 bài hát Cộc cách tùng cheng, Chiến sĩ tí hon
c/ Hoạt động 3: Trò chơi: “Hát theo tiếng nhạc cụ”
Giáo viên cho học sinh hát thay lời bài hát bằng những âm thanh tượng trưng cho tiếng đàn (tình tinh tính, từng tưng tứng), tiếng kèn (tò, te tí), tiếng trống (tùng tung túng), và kết hợp làm động tác. Bạn nào được các bạn vỗ tay to nhất sẽ chiến thắng.
3/ Hoạt động cuối cùng : Củng cố , dặn dò 
- Thi hát cá nhân trước lớp
- Dặn dò, về nhà ôn lại 3 bài hát thật thuộc
- Nhận xét tiết học. 
IV/ Phần bổ sung :
- Thời gian .............
- Nội dung...........
- Phương pháp.................
 Thứ năm ngày 27 tháng 12 năm 2012
Môn: Âm nhạc 	Tiết 16
Tên bài dạy: Kể chuyện âm nhạc. Nghe nhạc
Sgv : 37. Tgdk 35’
I/ Mục tiêu : 
- Biết Mô – da là nhạc sĩ người nước ngoài 
- Tập biễu diễn bài hát.
- Biết Mô-da là nhạc sĩ nổi tiếng thế giới người Áo.
- Nghe một ca khúc thiếu nhi hoặc trích đoạn nhạc không lời.
* Nội dung điều chỉnh: Bỏ nghe nhạc.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Giáo viên chuẩn bị câu cguyện: Mô – da - thần đồng âm nhạc; băng nhạc
III/ Các họat động dạy học : 
1/ Hoạt động đầu tiên : Kiểm tra bài cũ
- Cho HS hát lại 3 bài hát đã ôn tiết trước
2/ Hoạt động dạy học bài mới 
a/ Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
b/ Hoạt động 2 : Kể chuyện 
- GV đọc chậm, diễn cảm cậu chuyện “Mô – da - Thần đồng âm nhạc” 
- Cho HS xem ảnh nhạc sĩ Mô – da 
- Nêu 1 vài câu hỏi cho HS trả lời sau khi đã nghe câu chuyện
+ Nhạc sĩ Mô – da là người nước nào? ( Áo ) ( TCTV)
+ Mô – da đã làm gì sau khi đánhrơi bản nhạc xuống sông? ( TCTV)
+ Khi biết rõ sự thật ông bố của Mô – da nói gì( TCTV)
- GV đọc lại câu chuyện lần 2 giúp HS ghi nmhớ nhạc sĩ Mô – da là một danh nhân âm nhạc thế giới
c/ Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc
- Tổ chức cho các em thực hiện trò chơi “Nghe tiếng hát tìm đồ vật” . 
- Cách chơi như hướng dẫn ở sgv
3/ Hoạt động cuối cùng : Củng cố , dặn dò 
- Về nhà tập biễu diển một vài BH đã học để chuẩn bị cho tiết sau
- Nhận xét tiết học. 
IV/ Phần bổ sung :
- Thời gian .................
- Nội dung..............
 - Phương pháp...................
Môn: Tự nhiên và xã hội	
 Tên bài dạy: Ôn tập tiếng việt
- Ôn tập về đọc các bài tập đọc
- Ôn viết chính tả cho hs
- Ôn kĩ năng sử dụng từ ngữ về con vật cho hs
	Môn: Toán 	Tiết 89
	Tên bài dạy: Luyện tập chung 
	Sgk: 90,91. Tgdk: 35’
I/Mục tiêu : 
- Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính cộng trừ trong trường hợp đơn giản.
- Biết giải bải toán về ít hơn một số đơn vị.
II/ Đồ dùng dạy - học:
- GV: phiếu ghi bài tập. 
III/Các hoạt động dạy - học:
1. Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 4/ vbt
- Nhận xét, ghi điểm. Nhận xét bái cũ
2.Hoạt động dạy học bài mới: 
a/ Hoạt động 1:Giới thiệu bài: Luyện tập chung
b/ Hoạt động 2: Thực hành
* Bài 1/vbt: Đặt tính rồi tính 
* củng cố cách đặt tính và tính theo cột dọc.
- Gọi 1 hs đọc yêu cầu(TCTV)
- HS làm vbt 
- HS lên bảng làm bài 
- Lớp nhận xét, sửa bài.
	78	94	56	74
 + 6	-7	 + 19	 - 28
	84	87	75	46
Bài 2/ vbt: Ghi kết quả tính
* Củng cố cách tính trong biểu thức có chứa nhiều phép tính.
- Gọi 1 hs đọc yêu cầu(TCTV)
- Thực hiện tuơng tự như bài 1
	14+9+7=30	44+48-38=54
	25+25-19=31	63-15+27=75
* Bài 3/vbt: Giải tón.
* Củng cố cách giải toán về kém hơn.
- Gọi HS đọc bài toán – GV tóm tắt lên bảng
+ Năm nay bà bao nhiêu tuổi? ( 70 tuổi) (TCTV)
+ Bố kém bà bao nhiêu tuổi? ( 28 tuổi) (TCTV)
+ Bài toán hỏi gì? ( bố bao nhiêu tuổi) (TCTV)
Bà	 : 70 tuổi.
Bố kém bà : 28 tuổi
Bố : tuổi?
- HS nêu cách giải bài toán – GV nhận xét.
- HS làm vở bài tập - GV kèm HS yếu làm bài - 1 em làm phiếu bài tập. 
- Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài giải
Số tuổi của bố năm nay là:
70 - 28 = 42 ( tuổi)
Đáp số: 42 tuổi
3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại nội dung bài. 
- Ghi nhớ cách đặt tính rồi tính.
IV/ Phần bổ sung :
- Thời gian ...............
- Nội dung..............
- Phương pháp...................
 	 Môn: Mĩ thuật Tiết 16
Tên bài dạy: Tập nặn tạo dáng: Nặn hoặc xé dán con vật.
Vtv: 20	 Tgdk: 35’
I/ Mục tiêu:
- Hiểu cách nặn hoặc cách vẽ, cách xé dán con vật.
- Biết cách nặn hoặc cách vẽ, cách xé dán con vật.
- Nặn hoặc vẽ, xé dán được một con vật theo ý thích.	
- HS khá giỏi: Hình vẽ, xé hoặc nặn cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp (Nếu là vẽ hoặc xé dán).
II/ Đồ dùng dạy học:
- Sưu tầm một số tranh, ảnh về các con vật có hình dáng, màu sắc khác nhau.
- Bài tập nặn một số các con vật của học sinh 
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ:
2. Hoạt động dạy học bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
- GV bắt nhịp cho HS hát bài hát có liên quan đến con vật và yêu cầu HS gọi tên các con vật trong các bài hát đó. 
Hoạt động 2: Quan sát, nhận xét
- GVgiới thiệu h.ảnh các con vật và đặt câu hỏi :
+ Tên các con vật.
+ Sự khác nhau về hình dáng và màu sắc ... 
Ví dụ: * Con mèo gồm có những bộ phận chính? * Em nhận ra con voi, con mèo nhờ những đ2 nào?
* Con mèo thường có màu gì? 
* Hình dáng của con vật khi đi, đứng, nằm, chạy..
Hoạt động 3: Cách nặn, vẽ hoặc xé dán con vật:
- Giáo viên hướng dẫn cách tiến hành như sau:
* Cách nặn: Có 2 cách nặn:
+ Nặn các bộ phận rồi ghép, dính lại.
+ Từ thỏi đất, vuốt nặn thành hình dạng con vật 
- Tạo dáng cho con vật: đi, đứng, chạy, ...
* Cách vẽ:
Chú ý vẽ hình dáng của con vật khi đi, đứng, chạy, (có thể vẽ thêm con vật hoặc cảnh vật xung quanh) 
* Cách xé dán: SGV(Tr 124)
Hoạt động 4: Hướng dẫn thực hành: 
- GVgợi ý học sinh làm bài như đã hướng dẫn:
+ Chọn con vật nào để làm bài tập.
+ Cách nặn, cách vẽ, xé dán.
Hoạt động 5: Nhận xét, đánh giá
 - Giáo viên thu một số bài đã hoàn thành và hướng dẫn học sinh nhận xét (bài tập nặn, hoặc vẽ, xé dán) về:+ Hình dáng, đặc điểm con vật+ Màu sắc.
- Giáo viên cho học sinh chọn ra bài đẹp mà mình thích.
Hoạt động 6: Cho xem clip hoặc hình ãnh về thế giới động vật.
3. Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò:
- Quan sát các con vật và chú ý đến dáng đi, đứng, ... của chúng.
- Vẽ hoặc xé dán con vật vào giấy đã chuẩn bị hoặc vở tập vẽ.
IV/ Phần bổ sung :
- Thời gian ...............
- Nội dung..............
- Phương pháp...................
 Môn: Thủ công Tiết 16
Tên bài dạy: Gấp, cắt, dán biển báo giao thông
cấm xe đi ngược chiều ( t2)
 Sgv: 223	. Tgdk: 35’
I/ Mục tiêu:
- HS biết cách gấp,cắt, dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều. 
- HS gấp,cắt, dán được biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều. Đường cắt có thể mấp mô. Biển báo tương đối cân đối. Có thể làm biển báo giao thông có kích thước to hoặc bé hơn kích thước GV hướng dẫn. 
II/ Đồ dùng dạy học: 
GV: 2 hình mẫu cần hướng dẫn. Qui trình gấp cắt dán biển báo giao thông.
HS : giấy màu, kéo, hồ dán.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ: 
-Kiểm tra dụng cụ học tập của môn học.
2/ Hoạt động dạy học bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: TT
Hoạt động 2: Quan sát và nhận xét.
- GV cho HS quan sát mẫu biển báo cấm xe đi ngược chiều
- HS quan sát và nêu nhận xét.
- GV chốt ý trả lời của HS.
Hoạt động 3: Hướng dẫn mẫu
- GV hướng dẫn các bước theo qui trình – HS theo dõi:
Bước 1: gấp, cắt biển báo cấm xe đi ngược chiều.
Bước 2: dán biển báo cấm xe đi ngược chiều.
- GV nhắc lại từng bước lần 2 kết hợp GV làm mẫu từng bước.
Hoạt động 4: Thực hành
- GV tổ chức cho HS thực hành gấp, cắt, dán biển báo cấm xe đi ngược chiều.
- GV hướng dẫn, chỉ thêm cho HS yếu còn lung túng.
- Nhắc HS bôi hồ mỏng, miết nhẹ tay để hình được phẳng.
Hoạt động 6: Nhận xét, đánh giá
- Nhận xét một số sản phẩm đã hoàn thành của HS.
- Tuyên dương. - Động viên, khuyến khích thêm cho HS yếu.
Hoạt động 7: Giới thiệu một số biển báo giao thông.
- GV giới thiệu biển báo giao thông cho học sinh nắm.
3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò: 
- Gv nhận xét tiết học.
IV/ Phần bổ sung :
- Thời gian ...............
- Nội dung..............
- Phương pháp...................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuân 18 BÍT_2.doc