-Bước đầu biết thiếu nhi thế giới đều là anh em ,bạn bè ,cần phải đoàn phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc ,màu da ,ngôn ngữ
-Tích cực tham gia các hoạy động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường ,địa phương tổ chức
Khuyết khích HS biết trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè ,quyền được mặc trang phục sử dụng tiếng nói chữ viết của đân tộc mình ,được đối sử bình đẳng
GDMT:Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế trong hoạt động bảo vệ môi trường giữ gìn môi trường xanh –sạch -đẹp
Thứ hai ngày 3 tháng 01 năm 2011 Tiết 1 MÔN : ĐẠO ĐỨC BÀI 9: ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ ( Tiết 1 ) MỤC TIÊU: -Bước đầu biết thiếu nhi thế giới đều là anh em ,bạn bè ,cần phải đoàn phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc ,màu da ,ngôn ngữ -Tích cực tham gia các hoạy động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường ,địa phương tổ chức Khuyết khích HS biết trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè ,quyền được mặc trang phục sử dụng tiếng nói chữ viết của đân tộc mình ,được đối sử bình đẳng GDMT:Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế trong hoạt động bảo vệ môi trường giữ gìn môi trường xanh –sạch -đẹp ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC HS vở BT. GV – HS sưu tầm các bài thơ , bài hát , tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC KIỂM TRA BÀI CŨ GV kiểm tra sự chuẩn bị và sưu tầm tranh ảnh của hs. Nhận xét , tuyên dương , nhắc nhở. BÀI MỚI Giới thiệu bài: Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về tình đoàn kết,hữu nghị của thiếu nhi Việt Nam với thiếu nhi quốc tế. Hoạt động 1: Phân tích thông tin. *Mục tiêu: HS biết những biểu hiện của tình đoàn kết, hữu nghị thiếu nhi quốc tế. HS hiểu trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè. *Cách tiến hành: Yêu cầu các nhóm thảo luận làm BT1. Các nhóm thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày. GV kết luận : Các ảnh và thông tin trên cho chúng ta thấy tình đoàn kết hữu nghị giữa thiếu nhi các nước tren thế giới; thiếu nhi Việt Nam cũng đã có rất nhiều hoạt động thể hiện tình hữu nghị với thiếu nhi các nước khác. Đó cũng là quyền của trẻ em được tự do kết giao với bạn bè khắp năm châu bốn biển. Hoạt động 2: Du lịch thế giới *Mục tiêu: HS biết thêm về nền văn hoá , về cuộc sống học tập của các bạn thiếu nhi một số nước trên thế giới và trong khu vực. *Cach tiến hành: Mỗi nhóm hs đóng vai trẻ em của một nước như: Lào , Cam-pu-chia, Thái Lan , Trung Quốc , Nhật Bản , Nga,... ra chào , múa hát và giới thiệu đôi nét về văn hoá của dân tộc đó, về cuộc sống và học tập , về mông ước của trẻ em nước đó với sự gióup đỡ của GV. Sau khi phần trình bày của một nhóm các hs khác của lớp đặt câu hỏi và giao lưu cùng với nhóm đó. Thảo luận cả lớp qua trình bày của nhóm , em thấy trẻ em các nước có những điểm gì giống nhau?những sự giống nhau đó nói lên điều gì? GV kết luận: Thiếu nhi các nước có khác nhau về màu da, về ngôn ngữ , về điều kiện sống,...nhưng có nhiều điểm giống nhau như đều yêu thương mọi người , yêu quê hương , đất nước mình, yêu thiên nhiên , yêu hoà bình, ghét chiến tranh, đều có quyền được sống còn , được đối sử bình đẳng, quyền được giáo dục , được có gia đình , được nói và ăn mặc theo truyền thống của dân tộc mình,... Hoạt động 3.Bày tỏ tình đoàn kết , hữu nghị đối với thiếu nhi quốc tế, *Mục tiêu: HS biết được những việc cần làm để tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế. *Cách tiến hành: Yêu cầu các nhóm thảo luận làm BT2. Các nhóm thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày. GV kết luận : Để thể hiện tình hữu nghị , đoàn kết với thiếu nhi quốc tế có rất nhiều cách , các em có thể tham gia các hoạt động: Kết nghĩa với thiếu nhi quốc tế; Tìm hiểu về cuộc sống và học tập của thiếu nhi các nước khác; Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế trong các hoạt động BVMT, làm cho môi trường thêm sạch đẹp. Viết thư , gửi ảnh , gửi quà cho các bạn; Lấy chữ kí , quyên góp ủng hộ thiếu nhi những nước bị thiên tai , chiến tranh; Vẽ tranh , làm thơ , viết bài về tình đoàn kết hữu nghị thiếu nhi quốc tế,... HS liên hệ và tự liên hệ bản thân đã làm để bày tỏ tình đoàn kết , hữu nghị thiếu nhi quốc tế. Hướng dẫn thực hành Các nhóm lựa chọn những hoạt động phù hợp với khả năng để bày tỏ tình đoàn kết , hữu nghị với thiếu nhi quốc tế. Sưu tần tranh ảnh , bài báo , truyện ,...về các hoạt động hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam với thiếu nhi quốc tế. Các nhóm trình bày đồ dùng đã chuẩn bị . Lắng nghe , nhắc lại tựa bài. Các nhóm thực hiện theo hướng dẫn . Các nhóm thảo luận. Các nhóm xung phong trình bày, nhóm khác bổ sung. Lắng nghe , ghi nhớ. Các nhóm thực hiện theo hướng dẫn của GV. Các nhóm thực hiện giao lưu. Cả lớp thảo luận để tìm ra câu trả lời. Lắng nghe , ghi nhớ. Các nhóm thực hiện làm BT2. Các nhóm thảo luận. Các nhóm xung phong trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. Lắng nghe , ghi nhớ. Cả lớp suy nghĩ tự liên hệ. Lắng nghe , về nhà thực hiện. Tiết 2 MÔN : TOÁN CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ MỤC TIÊU: -Nhận biết các số có bốn chữ số (trường hợp các chữ số đều khác không ) -Bước đầu biết đọc ,viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng -Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong nhóm các số có bốn chữ số (trường hợp đơn giản) -Làm các BT1,BT2,BT3(a,b) ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC GV + HS các tấm nhựa có trong bộ đồ dùng học toán. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC KIỂM TRA BÀI CŨ GV nhận xét , nhắc nhở , đánh giá chung về tình hình môn toán học kì I của cả lớp. BÀI MỚI Giới thiệu bài: Bài học hôm nay bắt đầu HKII hôm nay các em sẽ nhận biết về các số có bốn chữ số. Giới thiệu số có bốn chữ số. GV viết lên bảng số 1423 và giới thiệu . Cho hs lấy ra một tấm nhựa như trong SGK. Rồi quan sát nhận xét để biết mỗi tấm nhựa có 10 cột , mỗi cột có 10 ô vuông, mỗi tấm nhựa có 10 ô vuông. Yêu cầu hs lấy các tấm nhựa xếp như hình trong SGK để nhận biết số ô vuông của các nhóm; nhóm thứ nhất có 100 , 200 , 300 , 400 .... 1000. nhóm thứ hai có 400 , nhóm thứ 3 có 20 . nhóm thứ tư có 3 ô vuông như vậy trên hình vẽ có 1000 , 400 , 20 và 3 ô vuông. GV nêu vậy : số gốm 1 nghìn , 400 trăm , 2 chục , 3 đơn vị. Viết là : 1423 , đọc là : “ Một nghìn bốn trăm hai mươi ba” Gọi vài hs chỉ 1423 và đọc số đó. Yêu cầu hs quan sát rồi nêu: *Số 1423 là số có bốn chữ số , kể từ trái sang phải : chữ số 1 chỉ một nghìn , chữ số 4 chỉ 4 trăm , chữ số 2 chỉ 2 chục , chữ số 3 chỉ 3 đơn vị. Gọi hs chỉ vào từng số và nêu tương tự ( theo thứ tự từ hàng nghìn đến hàng đơn vị và ngược lại hoặc chỉ bất kì chữ số nào trong các số 1423). Thực hành *Bài 1: GV hướng dẫn hs nêu bài mẫu ( tương tự như bài học ) rồi cho hs tự làm bài. Gọi hs nêu kết quả viết số , và đọc số. Nhận xét , chữa bài, chốt lại ý đúng. *Bài 2: GV hướng dẫn hs nêu mẫu. Yêu cầu cả lớp tự làm bài. Gọi 3 hs nêu kết quả viết số và đọc số. Nhận xét , chữa bài. *Bài 3:(a,b) Yêu cầu cả lớp quan sát bài tập và đọc các số tiếp theo trong ô trống. Gọi 3 hs lần lượt đọc 3 dãy số trước lớp . Nhận xét , chữa bài , chốt lại ý đúng. .Củng cố , dặn dò. Hỏi : Số có bốn chữ số có mấy hàng ? đó là những hàng nào? Nhận xét , tiết học. Dặn hs về nhà xem lại bài và chẩn bị cho bài sau. Lắng nghe tự nhận xét mình và rút kinh nghiệm. Lắng nghe , nhắc lại tựa bài. Quan sát GV giảng bài. Cả lớp thực hiện theo hướng dẫn. Cả lớp thực hiện. Một số hs nhắc lại. Cả lớp thực hiện. Một số hs chỉ và thực hiện. Cả lớp thực hiện làm bài. 1 hs nêu trước lớp , cả lớp theo dõi nhận xét. viết số :3442 , đọc số : Ba nghìn bốn trăm bốn mươi hai. Cả lớp làm bài vào vở. 3 hs nêu kết quả. Viết số : 5947 , đọc số : Năm nghìn chín trăm bốn mươi bảy. Viết số : 9174 , đọc số : Chín nghìn một trăm bảy mươi tư. Viết số : 2835 , đọc số : Hai nghìn tám trăm ba mươi lăm. Cả lớp thực hiện. 3 hs thực hiện trước lớp , cả lớp theo dõi , nhận xét. 1984 1985 1986 1987 1988 1989 2681 2682 2683 2684 2685 2686 Có 4 hàng , là hàng nghìn , hàng trăn , hàng chục và hàng đơn vị. Lắng nghe , về nhà thực hiện. Tiết 3 MÔN : TỰ NHIÊN – XÃ HỘI BÀI 37: VỆ SINH MÔI TRƯỜNG ( tiếp theo ) MỤC TIÊU Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi; Thực hiện đại tiểu tiện đúng nơi quy định. Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Các hình trong SGK trang 70 , 71. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC KIỂM TRA BÀI CŨ Gọi hs nêu mục bạn cần biết trang 68 , 69. Nhận xét , tuyên dương . BÀI MỚI Giới thiệu bài: Bài học hôm nay các em tiếp tục tìm hiểu về Vệ sinh môi trường và thực hiện một số hành vi để giã vệ sinh môi trường đối với đời sống con người. Hoạt động 1: Quan sát tranh *Mục tiêu : Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khoẻ con người. *Cách tiến hành: + Bước 1: Cả lớp quan sát hình trong SGK. + Bước 2: Yêu cầu các em nói nhận xét những gì mà các em thấy trong hình. + Bước 3: Thảo luận nhóm Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi , hãy cho một số dẫn chứng cụ thể mà em thấy được ở địa phương em. Cần phải làm gì để tránh những hiện tượng trên. Các nhóm trình bày trước lớp. Nhận xét , chốt lại ý đúng . Kết luận : Phân và nước tiểu là chất cặn bã của quá trình tiêu hoá và bài tiết. Chún ... i. Giúp hs hiểu nội dung bài chính tả Khi giặc dụ dỗ hứa phong cho tước vương Trần Bình Trọng đã khảng khái trả lời ra sao? Em hiểu câu nói này của Trần Bình Trọng như thế nào ? Giúp hs nhận xét chính tả: Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa? Câu nào được đặt trong ngoặc kép , sau dấu hai chấm? Cả lớp tự viết vào nháp các tên riêng Trần Bình Trọng , Nguyên , Nam , Bắc và những từ dễ viết sai khi viết bài: (VD : sa vào , dụ dỗ , tước vương , khảng khái,...) GV đọc cho hs viết bài. Chấm ,chữa bài. GV thu một số bài chấm , chữa ,nhận xét. Hướng dẫn hs làm bài tập 2b. Yêu cầu cả lớp đọc thầm BT trong VBT. Cả lớp làm bài tập CN vào vở. Gọi hs đọc toàn bài. Nhận xét , chữa bài chốt lại ý đúng. Củng cố , dặn dò Nhận xét tiết học. Dặn hs về nhà đọc lại và làm BT còn lại ghi nhớ chính tả để không viết sai. HS trình bày bài trước mặt. 3 hs lên bảng thực hiện , cả lớp viết vào bảng con. Nhận xét và rút kinh nghiệm. Lắng nghe , nhắc lại tựa bài. Theo dõi , lắng nghe GV đọc mẫu. 2 hs đọc lại trước lớp , cả lớp đọc thầm SGK. 1 hs đọc phần chú giải, cả lớp đọc thầm. Cả lớp đọc thầm vài văn trả lời câu hỏi: Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc. Trần Bình Trọng yêu nước , thà chết ở nước mình , không thèm sống làm tay sai giặc phản bội Tổ quốc. Cả lớp quan sát trả lời câu hỏi: Chữ đầu câu , đầu đoạn , các tên riêng. Câu nói của Trần Bình Trọng trả lời cho giặc. Cả lớp thưc hiện theo yêu cầu. Lắng nghe GV đọc và viết chính tả. Lắng nghe , tự nhận xét mình và rút kinh nghiệm. Cả lớp đọc thầm BT2b. Cả lớp làm bài vào vở. 1 hs đọc trước lớp , cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung. *Lời giải b) biết tin – dự tiệc – tiêu diệt – công việc – chiếc cặp da – phòng tiệc – đã diệt. Lắng nghe , rút kinh nghiệm . Tiết 2 TẬP LÀM VĂN NGHE KỂ CHUYỆN CHÀNG TRAI LÀNG PHÙ ỦNG MỤC TIÊU Nghe kể lại được câu chuyện Chàng trai làng Phù Uûng Viết lại được câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Tranh minh hoạ truyện Chàng trai làng Phù Uûng trong SGK. Bảng lớp viết : * 3 câu hỏi gợi ý kể chuyện. * tên Phạm Ngũ Lão ( 1255 – 1320 ) HS vở BT. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC MỞ ĐẦU Trong HKII các em tiếp tục được rèn kĩ năng nghe và kể lại 1 câu chuyện trong một số tiết TLV – các em còn được tập điều khiển một số cuộc họp tổ , họp lớp; tập viết một đoạn thư , ghi chép sổ tay ; thuật lại nội dung một số quảng cáo hoặc tin tức ; viết đoạn văn kể và tả hợp chủ điểm. BÀI MỚI Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay các em sẽ lắng nghe thầng kể châu chuyện Chàng trai làng Phù Uûng. Đó là câu chuyện về Phạm Ngũ lão – một vị tướng rất giỏi của nước ta thời Trần. Hướng dẫn nghe - kể chuyện Bài tập 1 GV nêu yêu cầu của BT. Giới thiệu Phạm Ngũ Lão vị tướng giỏi nhà Trần có nhiều công lao trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên sinh năm 1255 mất năm 1320, quê ở làng Phù Uûng ( nay thuộc tỉnh Hải Dương ) Cả lớp đọc yêu cầu của bài , đọc 3 câu hỏi gợi ý để nhớ chuyện khi quan sát tranh. GV kể 2 , ba lần , kể lần 1 hỏi: Truyện có những nhân vật nào? GV nói thêm : Trần Hưng Đạo : tên thật là Trần Quốc Tuấn , được phong tước Hưng đạo Vương nên được gọi là Trần Hưng Đạo. Oâng thống linh quân đội nhà Trần , hai lần đánh tan quân Nguyên ( 1285 , 1288 ) GV kể lần 2 và hỏi theo 3 gợi ý. Câu a) Chàng trai ngồi bên cạnh đường làm gì? Câu b)Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai? Câu c) Vì sao Trần Hưng đạo đưa chàng trai về kinh đô? Tổ chức cho từng tốp 3 hs kể lại câu chuyện. Các nhóm thi kể theo các bước. Tổ chức cho từng tốp 3 hs phân vai ( người dẫn chuyện , Hưng Đạo vương , Phạm Ngũ Lão ) kể lại toàn bộ câu chuyện. Cả lớp nhận xét , bình chọn nhóm , bạn kể hay nhất. NỘI DUNG CÂU TRUYỆN Chàng trai làng Phù Uûng Sáng hôm ấy , bên vệ đường làng Phù Uûng có một chàng trai đội nắng ngồi đan sọt (cần xé) những giọt mồ hôi lấm tấm trên khuôn mặt trẻ trung. Thỉnh thoảng chàng ngừng tay, đăm chiêu suy nghĩ , rồi lại cúi xuống đan thăn thoắt. Giữa lúc ấy , đoàn quân đưa Trần Hưng Đạo đi qua làng. Lối hẹp , quân đông võng xe chật đường , loa thét đinh tai. Vậy mà chàng trai vẫn ngồi điềm nhiên , mải mê đan sọt. Quân mở đường dận dữ lấy giáo đâm vào đùi , máu chảy chàng vẫn không ngẩng mặt. Kiệu Hưng Đạo Vương xịch đến. Lúc ấy , như sực tỉnh , chàng trai vội đứng dạy , vái chào. Hưng đạo Vương hỏi: Đùi bị đâm chảy máu thế kia, ngươi không biết sao? Chàng trai đáp: Tôi đang mải nghĩ đến câu trong sách Binh thư nên không để ý. xin Đại Vương đại xá cho. Trần Hưng Đạo hỏi tên , chàng chai xưng là Phạm Ngũ Lão. Hỏi đến phép dùng binh , chàng trả lời rất trôi chảy. Hưng Đạo Vương tỏ lòng mến trọng , đưa theo về kinh đô. Về sau , Phạm Ngũ Lão cầm quân đánh giặc , lập được nhiều chiến công lớn. Bài tập 2 Gọi hs đọc yêu cầu của bài và làm bài tập trong VBT. Gọi hs đọc bài viết trước lớp. Nhận xét , khen ngợi. Củng cố , dặn dò Nhận xét tiết học. Khen ngợi những hs kể chuyện hay, viết bài tốt. Dặn hs về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị cho bài sau. Lắng nghe , ghi nhớ. Lắng nghe , nhắc lại tựa bài. Lắng nghe , quan sát. Cả lớp thực hiện theo hướng dẫn. Lắng nghe GV kể và trả lời câu hỏi: Chàng trai làng Phù Uûng , Trần Hưng Đạo , những người lính. Lắng nghe , ghi nhớ. Lắng nghe quan sát GV kể trả lời câu hỏi: Ngồi đan sọt ( cần xé ) Chàng trai mải mê đan sọt không nhận thấy kiệu Trần Hưng Đạo đã đến. Quân mở đường dận dữ lấy giáo đâm vào đùi để chàng tỉnh ra , dời khỏi chỗ ngồ. Vì Hưng Đạo Vương mến trong chàng trai giàu lòng yêu nước ; mải nghĩ việc nước đến nỗi giáo đâm chảy máu vẫn chẳng thấy đau , nói rất trôi chảy về phép dùng binh. Các tổ thực hiện theo hướng dẫn. Các nhóm thực hiện. Nhận xét , bình chọn bạn , nhóm kể hay nhất. 1 hs đọc yêu cầu trước lớp và làm bài vào VBT. 2 ,3 hs đọc trước lớp , cả lớp theo dõi nhận xét. Lắng nghe , rút kinh nghiệm , về nhà thực hiện. Tiết 3 MÔN : TOÁN SỐ 10 000 – LUYỆN TẬP MỤC TIÊU Biết số 10000(mười nghìn hoặc một vạn) Biết về các số tròn nghìn ,tròn trăm ,tròn chục và thứ tự các số có bốn chữ số Làm các BT1,BT2,BT3 ,BT4, BT5 ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 10 tấm nhựa viết số 1000 ( như SGK ) có trong bộ đồ dùng học toán. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC KIỂM TRA BÀI CŨ Gọi 3 hs lên viết số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn , trăm , chục , đơn vị , hs dưới lớp viết vào nháp một số. Nhận xét , chữa bài , ghi điểm. BÀI MỚI Giới thiệu bài: Bài học hôm nay các em sẽ nhận biết số 10 000 hoặc còn gọi là một vạn và củng cố về các số trong nghìn , tròn trăm tròn chục. Giới thiệu số 10 000. Cho hs lấy các tấm nhựa có ghi 1000 và xếp như SGK rồi hỏi để hs trả lời như SGK. ( có 8 nghìn thêm 1 nghìn là 9 nghìn ; có 9 nghìn thêm 1 nghìn là 10 nghìn. Gọi hs nêu lại nhìn vào số 10 000 để đọc số “ mười nghìn” GV giới thiệu: 10 000 đọc là “ mười nghìn “ hoặc một vạn. Gọi hs nêu số 10 000 có mấy chữ số , đó là những chữ số nào? Thực hành *Bài 1 : Cho hs tự làm bài rồi chữa bài. Gọi hs trả lời miệng. Nhận xét , chốt lại ý đúng. *Bài 2: Hướng dẫn hs làm bài như bài 1, nhắc hs viết các số tròn trăm theo dõi số. Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. Gọi hs lên bảng làm bài. Nhận xét , chốt lại ý đúng. *Bài 3: Hướng dẫn hs tương tự như bài 2. Yêu cầu hs làm bài vào vở. Gọi hs lên bảng làm bài. Nhận xét , chốt lại ý đúng. *Bài 4: Hướng dẫn hs tương tự như bài 3. Giúp hs nhận ra 9999 thêm 1 là 10 000. Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. Gọi hs lên bảng làm bài. Nhận xét , chốt lại ý đúng. *Bài 5: Hướng dẫn hs viết số liền trước là bợt đi 1 và số liền sau là thêm 1. Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. Gọi 5 hs lên bảng làm bài. Nhận xét , chốt lại ý đúng. Củng cố , dặn dò Gọi hs nêu số 10 000 có mấy chữ số là những số nào và còn gọi là gì? Nhận xét tiết học. Dặn hs về nhà xem lại bài và chuẩn bị cho bài sau. 3 hs lên bảng thực hiện , cả lớp viết vào nháp. Nhận xét bài trên bảng của bạn. Lắng nghe , nhắc lại tựa bài. Cả lớp thực hiện theo yêu cầu của GV. 1 hs nêu trước lớp. Lắng nghe. Có 5 chữ số số 1 đứng trước và 4 số 0. Cả lớp làm bài vào vở. 1000 ; 2000 ; 3000 ; 4000 ... 10 000. Lắng nghe. Cả lớp làm bài vào vở. 1 hs lên bảng thực hiện , hs khác nhận xét bổ sung. 9300 ; 9400 ; 9500 ; 9600 ; 9700 ; 9800 ; 9900. Cả lớp làm bài vào vở. 1 hs lên bảng thực hiện. 9940 ; 9950 ; 9960 ; 9970 ; 9980 ; 9990. Lắng nghe , nhận biết. Cả lớp làm bài vào vở. 1 hs lên bảng làm bài. 9995 ; 9996 ; 9997 ; 9998 ; 9999 ; 10 000. Lắng nghe , nhận biết. Cả lớp làm bài vào vở. 5 hs lên bảng làm bài. 2664 2665 2666 2001 2002 2003 1998 1999 2000 9998 9999 10 000 6889 6890 6891 2 ,3 hs nêu trước lớp. Lắng nghe về nhà thực hiện. Duyệt của Tổ trưởng chuyên môn Ngày..tháng..năm 201.. TỔ TRƯỞNG Duyệt của BGH Ngày..tháng..năm 201 Hiệu trưởng
Tài liệu đính kèm: