Giáo án lớp 3 Tuần học thứ 22

Giáo án lớp 3 Tuần học thứ 22

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật .

- Hiểu nội dung: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê - đi - xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người

- Giáo dục hs có ý thức ham học

 * Kể chuyện

- Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ:

Hai hs đọc thuộc bài : Bàn tay cô giáovà trả lời nội dung bài

 

doc 21 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 826Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần học thứ 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Thứ 2 ngày 30 tháng 1 năm 2012
Tiết 1+2
Tập đọc NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ
I. MỤC TIÊU: *Tập đọc
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật .
- Hiểu nội dung: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê - đi - xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người 
- Giáo dục hs có ý thức ham học 
 * Kể chuyện
- Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Kiểm tra bài cũ:
Hai hs đọc thuộc bài : Bàn tay cô giáovà trả lời nội dung bài
Nhận xét
B.Giới thiệu bài
Giáo viên
Học sinh
Tập đọc
1) Luyện đọc
GV đọc bài 
Đọc câu, đoạn nối tiếp
Đọc từng đoạn trong nhóm
Thi đọc giữa các nhóm
Đọc đồng thanh
2) Tìm hiểu bài
Nêu những điều em biết về Ê- đi – xơn?
Câu chuyện giữa bà cụ và Ê- đi – xơn xảy ra lúc nào?
Bà cụ mong muốn đièu gì?
Vì sao bà cụ mong đựơc chiếc xe không cần ngựa kéo?
Mong muốn của bà cụ gợi cho Ê – đi – xơn ý nghĩ gì?
*Theo em khoa học mang lại lợi ích gì?
3) Luyện đọc lại
 Kể chuyện
- GV nêu nhiệm vụ 
GV chia 3 nhóm 
Gọi từng nhóm thi kể chuyện ( kể phân vai)
4) Củng cố, dặn dò
* Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
Dặn hs về nhà kể lại câu chuyện này
HS nêu
Xẩy ra vào lúc Ê- đi – xơn vừa chế ra đèn điện...
Bà mong ông làm được một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại rất êm
Nhờ óc sáng tạo kì diệu sự quan tâm đến con người và lao động miệt mài của bác học để thực hiện bằng được lời hứa
HS trả lời
HS phân vai từng nhóm 3 em thi kể lại câu chuyện
Nhận xét, tuyện dương bạn kể hay nhất
Toán: THÁNG – NĂM (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU :
- Biết tên gọi các tháng trong năm; số ngày trong từng tháng.
- Biết xem lịch ( tờ lịch tháng, năm..).
- Giáo dục hs có ý thức học tốt.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	Tờ lịch tháng 1, tháng 2, tháng 3 năm.
	Tờ lịch năm (như SGK).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A.Kiểm tra bài cũ
- Một năm có bao nhiêu tháng? Kể tên các tháng trong năm.
- Nêu số ngày của từng tháng trong năm.
- GV treo tờ lịch và hỏi HS bất kì thứ ngày trong tháng.
- Nhận xét bài cũ.
B.Giới thiệu bài
Giáo viên
Học sinh
1)Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1:
- Yêu cầu HS xem lịch tháng 1, tháng 2, tháng 3 năm 2004 (trong sách).
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2:
- Yêu cầu HS xem lịch năm 2005.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3: 
- Gọi HS tự trả lời.
- Nhận xét cho điểm.
C. Củng cố, dặn dò
- GV treo tờ lịch 2005 và hỏi HS bất kì thứ ngày, tháng trong năm.
- Về nhà thực hành xem lịch nhiều.
- GV nhận xét tiết học.
- HS xem lịch theo yêu cầu của GV.
- Làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
a) - Ngày 3 tháng 2 là thứ ba.
 - Ngày tám tháng ba là thứ hai.
 - Ngày đầu tiên của tháng ba là ngày thứ hai.
 - Ngày cuối cùng của tháng 1 là ngày thứ bảy.
b) -Thứ hai đầu tiên của thàng 1 là ngày 5. Chủ nhật cuối cùng của tháng ba là ngày 28.
 - Tháng hai có bốn ngày thứ bảy, đó là các ngày: 7, 14, 21, 28.
c) - Tháng hai năm 2004 có 29 ngày.
- HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình.
- HS Xem lịch 2005.
- Làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- Ngày Quốc tế thiếu nhi 1 tháng 6 là ngày thứ tư.
- Ngày Quốc khánh 2 tháng 9 là ngày thứ sáu.
- Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 là ngày chủ nhật.
- Ngày cuối cùng năm 2005 là ngày thứ bảy.
* HS tự trả lời: Về ngày sinh nhật của mình vào ngày nào, tháng nào, hôm đó là thứ mấy.
b) Thứ hai đầu tiên của năm 2005 là ngày 3. Thứ hai cuối cùng của năm 2005 là ngày 26.
- Các ngày chủ nhật trong tháng 10 là: 2, 9, 16, 23, 30.
- HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình.
a) Những tháng có 30 ngày là tháng 4, 6, 9, 11.
b) Những tháng có 31 ngày là tháng1, 3, 5, 7, 8, 10, 12.
Đạo đức: TÔN TRỌNG KHÁCH NƯỚC NGOÀI (t2)
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được một số biểu hiện của việc tôn trong khách nước ngoài phù hợp vố lứa tuổi
-Có thái độ , hành vi phù hợp khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài trong các trường hợp đơn giản.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 	-Vở bài tập đạo đức
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 A.Kiểm tra bài cũ
 	-Như thế nào là tôn trọng khách nước ngoài ?
 	-Vì sao cần tôn trọng khách nước ngoài ?
 B.Giới thiệu bài
Giáo viên
1)Liên hệ thực tế
-Giáo viên yêu cầu từng cặp học sinh trao đổi với nhau :
+Em hãy kể về một hành vi lịch sự với khách nước ngoài mà em biết (qua chứng kiến, qua ti vi, đài báo )
+Em có nhận xét gì về những hành vi đó ?
-Giáo viên theo dõi học sinh trình bày ý kiến, nhận xét và kết luận :Cư xử lịch sự với khách nước ngoài là một việc làm tốt, chúng ta nên học tập.
2)Đánh giá hành vi
-Giáo viên chia 3 nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận nhận xét cách ứng xử với người nước ngoài.
-Giáo viên theo dõi các nhóm trình bày, nhận xét và tuyên dương các nhóm xử lí tình huống đúng.
3)Xử lí tình huống và đóng vai
-Giáo viên yêu cầu các 3 nhóm thảo luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống :
a, Có vị khách nước ngoài đến thăm trường em và hỏi em về tình hình học tập.
b, Em nhìn thấy một số bạn tò mò vây quanh ô tô của khách nước ngoài, vừa xem vừa chỉ trỏ.
Kết kuận chung : Tôn trọng khách nước ngoài và sẵn sàng giúp đỡ họ khi cần thiết là thể hiện lòng tự trọng và tự tôn dân tộc, giúp khách nước ngoài thêm hiểu và quý trọng đất nước, con người Việt Nam.
C. Củng cố, dặn dò
-Vì sao cần tôn trọng khách nước ngoài?
-Về nhà xem lại phần bài học.
-Nhận xét tiết học.
Học sinh
-Từng cặp học sinh trao đổi với nhau.
-Một số học sinh trình bày trước lớp. Các bạn khác bổ sung ý kiến.
-Các nhóm thảo luận , nhận xét 3 trừng hợp sau :
a)Bạn Vi lúng túng, xấu hổ, không trả lời khi khách nước ngoài hỏi chuyện.
b)Các bạn nhỏ bám theo khách nước ngoài mời đánh giày, mua đồ lưu niệm mặc dù họ lắc đầu từ chối.
c)Bạn Kiên phiên dịch giúp khách nước ngoài khi họ mua đồ lưu niệm.
-Học sinh thảo luận theo nhóm.
-Đại diện từng nhóm trình bày.
+Tình huống a: Bạn Vi không nên ngượng ngùng, xấu hổ mà cần tự tin khi khách nước ngoài hỏi chuyện, ngay cả khi không hiểu ngôn ngữ của họ(vui vẻ nhìn thẳng vào mặt họ, không cúi đầu hoặc quay đầu nhìn đi chỗ khác)
+Tình huống b: Nếu khách nước ngoài đã ra hiệu không muốn mua, các bạn không nên bám theo sau, làm cho khách khó chịu.
+Tình huống c :Giúp đỡ khách nước ngoài những việc phù hợp với khả năng là tỏ lòng mến khách.
-Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
-Đại diện các nhóm lên đóng vai, các bạn khác trao đổi và bổ sung.
+Tình huống a:Khi có khách nước ngoài đến thăm trường, chúng ta cần đón, chào khách niềm nở.
+Tình huống b :Cần nhắc nhở các bạn không nên tò mò và chỉ trỏ như vậy. Đó là việc làm không đẹp.
Tự nhiên và xã hội RỄ CÂY
I.MỤC TIÊU
 Sau bài học, HS biết :
 - Nêu được đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ.
 - Phân loại các rễ cây sưu tầm được.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - Các hình trong SGK trang 82, 83.
 - Sưu tầm các loại rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ mang đến lớp.
 - Phiếu bài tập.
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
A.KIỂM TRA BÀI CŨ
 - Thân cây có chức năng gì ?
 - Kể ra nhũng ích lợi của thân cây ?
B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Rễ cây
HĐ 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
2
3
Làm việc với SGK
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 81, 83 SGK và cho biết cây nào có rễ cọc, cây nào có rễ chùm, cây nào có rễ mọc ra từ cành hoặc thân, cây nào có rễ phình ra thành củ. Sau đó, mô tả đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ.
- Giáo viên theo dõi học sinh trả lời và nhận xét.
Làm việc với vật thật
- Giáo viên cho hs quan sát một số cây đã sưu tầm được và phân loại rễ nào là rễ cọc, rễ nào là rễ chùm, rễ phụ.
Làm việc với cả lớp
- Giáo viên phát cho mỗi học sinh một phiếu bài tập, yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu bài tập.
- Giáo viên thu một số phiếu bài tập chấm và nhận xét.
- Học sinh quan sát các hình trong SGK sau đó lần lượt nêu :
+ Hình 1:Rễ cọc
+ Hình 2:Rễ chùm
*Cây hành có rễ chùm.
*Cây cà rốt có rễ phình ra thành củ
*Cây đa, cây trầu không có phụ.
*Cây đậu có rễ cọc.
- Đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ : 
+ Đa số cây có một rễ to và dài, xung quanh rễ đó đâm ra nhiều rễ con, loại rễ như vậy được gọi là rễ cọc.
+ Một số cây khác có nhiều rễ mọc đều nhau thành chùm, loại rễ như vậy được gọi là rễ chùm.
+ Một số cây ngoài rễ chính còn có rễ phụ mọc ra từ thân hoặc cành.
+ Một số cây có rễ phình to tạo thành củ, loại rễ như vậy được gọi là rễ củ.
- Các nhóm làm việc, sau đó trình bày trước lớp.
- Học sinh liên hệ bài học hoàn thành phiếu bài tập.
 NỘI DUNG PHIẾU BÀI TẬP
*Viết tên từ 2 đến 3 cây có các loại rễ sau:
a)Rễ cọc
b) Rễ chùm
c)Rễ phụ
d) Rễ củ
- Học sinh làm xong đọc kết quả bài làm của mình.
- Cả lớp theo dõi nhận xét và bổ sung ý kiến.
IV
CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
 - Hãy kể tên một số ... a em làm như thế nào?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
- Gọi học sinh đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì?
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4: (cột 1,2)Kh¸ giái lµm c¶ bµi
- GV kẻ lên bảng
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Thêm 6 đơn vị em làm phép tính gì?
- Gấp 6 lần em làm phép tính gì?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
C. Củng cố, dặn dò
- Về nhà luyện tập thêm về làm tính và giải toán.
- Nhận xét tiết học
- 1 em đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
a) 4129 + 4129 = 4129 x 2 = 8258
b) 1052 + 1052 + 1052 = 1052 x 3 = 3156
c) 2007 + 2007 + 2007 + 2007 = 2007 x 4 = 8028
- Bài tập yêu cầu chúng ta điền số thích hợp vào ô trống.
- Muốn tìm thương ta phải lấy số bị chia chia cho số chia.
- Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
 Tóm tắt
 2 thùng, mỗi thùng : 1025 l dầu
 Lấy ra : 1350 l dầu
 Còn : ....l dầu?
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- Bài tập yêu cầu chúng ta điền số thích hợp vào ô trống.
- Thêm 6 đơn vị em làm phép tính cộng.
- Gấp 6 lần em làm phép tính nhân.
Số đã cho
113
1015
Thêm 6 đơn vị
119
1021
Gấp 6 lần
678
6090
Chính tả: MỘT NHÀ THÔNG THÁI
I. MỤC TIÊU
 - Nghe – viết đúng bài chinha tả; trình bày đúng hình thức bài vă xuôi.
- Làm đúng bài tập 2(a) , bài 3(a)
- Giáo dục hs tính cận thận trau dồi chữ viết 
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Kiểm tra bài cũ
 -GV đọc cho HS viết bảng con: mặt trăng, chui vào, trên cao
 -GV nhận xét, cho điểm.
B. Giới thiệu bài
Giáo viên
Học sinh
 1) Hướng dẫn HS viết chính tả
-GV đọc đoạn viết
-Đoạn văn gồm có mấy câu?
-Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa?
-Hướng dẫn HS viết bảng con các từ dễ viết sai: nghiên cứu, ngôn ngữ, liệt, nổi tiếng, 
-Nêu cách trình bày bài viết?
- Nêu tư thế khi viết bài ?
-GV nhắc HS ngồi ngay ngắn , viết nắn nót . 
-GV đọc bài.
-GV đọc lại bài
-GV chấm và nhận xét 
2) Hướng dẫn làm bài tập chính tả
 Bài 2 (b)
- GV yêu cầu HS đọc đề
- Đề bài yêu cầu gì ?
Bài 3 (b)
- GV yêu cầu HS đọc đề
- Đề bài yêu cầu gì ?
-GV phát giấy khổ lớn, bút dạ cho các nhóm.
-GV theo dõi, tuyên dương những nhóm làm bài đúng và nhanh nhất.
C. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS viết chính tả đúng 
-2 HS đọc lại.
-Có 4 câu
-Chữ đầu mỗi câu, tên riêng Trương Vĩnh Ký.
-HS viết bảng con các từ GV vừa hướng dẫn.
-HS nghe và viết bài vào vở.
-HS khảo bài
-1 HS đọc đề , cả lớp đọc thầm.
- Tìm từ chứa tiếg bắt đầu bằng r/d/gi.
-1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
-Máy thu thanh, thường dùng để nghe tin tức: ra-đi-ô
-Người chuyên nghiên cứu bào chế thuốc chữa bệnh: dược sĩ
-Đơn vị đo thời gian nhỏ hơn đơn vị phút: giây
-1 HS đọc đề, cả lớp đọc thầm.
-Tìm nhanh các từ ngữ chỉ hoạt động có vần ươt/ươc
-Các nhóm nhận giấy khổ lớ, bút dạ để làm bài. Đại diện các nhóm trình bày bài làm của nhóm mình. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
VD:
-Chứa tiếng có vần ươt : trượt chân, rượt đuổi, lướt ván, vượt lên.
-Chứa tiếng có vần ươc: bước lên, bắt chước, rước đèn, đánh cược, khước từ, đi trước. 
Luyện từ và câu TỪ NGỮ VỀ: SÁNG TẠO
 DẤU PHẨY, DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI
I. MỤC TIÊU:
 - Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm sáng tạo trong các bài tập đọc, chính tả đã học 
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu 
- Biết dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi trong bài
- Giáo dục hs sự dụng dấu câu hợp lí 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Phiếu bài tập để HS làm bài tập 2
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A Kiểm tra bài cũ
 	-1 HS làm lại bài tập 2, 1 HS làm bài tập 3 của tiết trước
 	-GV nhận xét, cho điểm.
B. Giới thiệu bài
Giáo viên
Học sinh
1)Hướng dẫn HS làm bài tập 
 Bài 1
-GV yêu cầu HS đọc đề bài.
-Đề bài yêu cầu gì ?
-GV chia 3 nhóm
-GV theo dõi, nhận xét , tuyên dương,
khen ngợi những nhóm làm bài tốt.
Bài 2(a,b,d)
-GV yêu cầu HS đọc đề bài
-Đề bài yêu cầu gì?
-GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
-GV theo dõi, tuyên dương những HS làm bài đúng.
Bài 3
-GV yêu cầu HS đọc đề bài. 
-Đề bài yêu cầu gì ?
- GV theo dõi, thu một số bài chấm, nhận xét, tuyên dương những HS làm bài đúng.
-Truyện này gây cười ở chỗ nào?
C. Củng cố, dặn dò
- Các em vừa học những nội dung gì ? .
 - GV nhận xét tiết học 
-1 HS đọc yêu cầu , cả lớp đọc thầm
-Tìm từ ngữ chỉ trí thức và hoạt động của trí thức.
- HS làm việc theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
Chỉ trí thức
Chỉ hoạt động của trí thức
Nhà bác học, nhà thông thái, tiến sĩ, nhà nghiên cứu
Nghiên cứu khoa học
Nhà phát minh, kĩ sư
Nghiên cứu khoa học, phát minh, chế tạo máy móc, thiết kế nhà cửa, cầu cống
Bác sĩ, dược sĩ
Chữa bệnh, chế thuốc chữa bệnh
Thầy giáo, cô giáo
Dạy học
Nhà văn, nhà thơ
Sáng tác
-1 HS đọc đề, cả lớp đọc thầm.
-Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu.
 -1 HS làm trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở . Một số em trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
 a. Ở nhà, em thường giúp bà xâu kim.
 b.Trong lớp, Liên luôn luôn chăm chú nghe giảng.
 d.Trên cánh rừng mới trồng, chim chóc lại bay về ríu rít.
-1 HS đọc đề, cả lớp đọc thầm
 -Bạn Hoa điền toàn dấu chấm vào ô trống trong truyện. Em phải kiểm tra xem bạn dùng dấu chấm nào đúng, dấu chấm nào sai, giúp bạn sửa lại những chỗ sai.
 -HS làm bài vào vở, 1 em làm trên bảng lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
 - Anh ơi, người ta làm ra điện để làm gì?
 - Điện quan trọng lắm em ạ, vì nếu đến bây giờ vẫn chưa phát minh ra điện thì anh em mình phải thắp đèn dầu để xem vô tuyến.
-Đó là ở câu trả lời của người anh.....
Tập làm văn: NÓI, VIẾT VỀ MỘT NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC
I.MỤC TIÊU:
 - Kể được một vài điều về người lao động trí óc theo gợi ý trong sgk 
 - Viết lại được những điều em vừa kể thành một đoạn văn ( khoảng 7 câu)
 - Giáo dục hs nói, viết thành câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Bảng phụ viết các câu hỏi gợi ý ở bài 1
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Kiểm tra bài cũ
 -GV gọi 2 HS kể lại câu chuyện Nâng niu từng hạt giống
 -GV nhận xét, cho điểm.
B. Giới thiệu bài
1) Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1
-GV yêu HS đọc đề bài
-Đề bài yêu cầu gì ?
-Hãy kể tên một số nghề lao động trí óc?
Bài 2
- GV yêu HS đọc đề bài
- Đề bài yêu cầu gì ?
- GV yêu cầu HS viết bài vào vở.
- GV theo dõi và giúp đỡ những HS yếu.
- GV theo dõi, nhận xét, tuyên dương những HS có bài viết tốt
-1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- Kể về người lao động trí óc mà mình biết.
-VD: bác sĩ, kĩ sư, giáo viên, kiến trúc sư, kĩ sư hàng không, nhà nghiên cứu,....
- Một HS nói về một người lao động trí óc mà em chọn kể theo gợi ý trong SGK:
+Người ấy tên là gì? Làm nghề gì? Ở đâu? Quan hệ với em như thế nào?
+Công việc hằng ngày của người ấy là gì?
+Người đó làm việc như thế nào?
+Công việc ấy quan trọng, cần thiết với mọi người như thế nào?
+Em có thích công việc của người ấy không?
-Từng cặp HS tập kể.
-4-5 HS thi kể trước lớp.
-Cả lớp theo dõi, nhận xét.
-1HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
-Viết những điều vừa kể thành một đoạn văn (khoảng 7 câu)
- HS viết bài vào vở.
-Một số HS đọc bài viết của mình. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò
-Tiết TLV hôm nay các em được học nội dung gì?
-2 HS đọc bài viết của mình về một người lao động trí óc.
-GV nhận xét tiết học; nhắc những HS viết bài chưa xong về nhà hoàn chỉnh bài viết để GV chấm vào tiết tới.
TiÕng ViƯt*: «n luyƯn
I.MỤC TIÊU:
 - Kể được một vài điều về người lao động trí óc theo gợi ý trong sgk 
 - Viết lại được những điều em vừa kể thành một đoạn văn ( khoảng 7 câu)
 - Giáo dục hs nói, viết thành câu.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài
Giáo viên
Học sinh
2) Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1
-GV yêu HS đọc đề bài
-Đề bài yêu cầu gì ?
-Hãy kể tên một số nghề lao động trí óc?
Bài 2
- GV yêu HS đọc đề bài
- Đề bài yêu cầu gì ?
- GV yêu cầu HS viết bài vào vở.
- GV theo dõi và giúp đỡ những HS yếu.
- GV theo dõi, nhận xét, tuyên dương những HS có bài viết tốt
3. Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống bài
- Nhận xét tiết học
-1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- Kể về người lao động trí óc mà mình biết.
-VD: bác sĩ, kĩ sư, giáo viên, kiến trúc sư, kĩ sư hàng không, nhà nghiên cứu,....
- Một HS nói về một người lao động trí óc mà em chọn kể theo gợi ý trong SGK:
+Người ấy tên là gì? Làm nghề gì? Ở đâu? Quan hệ với em như thế nào?
+Công việc hằng ngày của người ấy là gì?
+Người đó làm việc như thế nào?
+Công việc ấy quan trọng, cần thiết với mọi người như thế nào?
+Em có thích công việc của người ấy không?
-Từng cặp HS tập kể.
-4-5 HS thi kể trước lớp.
-Cả lớp theo dõi, nhận xét.
-1HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
-Viết những điều vừa kể thành một đoạn văn (khoảng 7 câu)
- HS viết bài vào vở.
-Một số HS đọc bài viết của mình. Cả lớp theo dõi, nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docAnh Quynh.doc