Giáo án Toán khối 3 tuần 22

Giáo án Toán khối 3 tuần 22

Tiết 106 : LUYỆN TẬP. THÁNG - NĂM (tt)

I. MỤC TIÊU:

- Củng cố về tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng.

- HS có kĩ năng xem lịch (tờ lịch, tháng, năm )

- Yêu thích học môn Toán, hiểu ý nghĩa các ngày lễ trong năm.

II. Đ D D H :

- Bảng phụ, tờ lịch năm 2005, tờ lịch tháng 1,2,3 năm 2004

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

 

doc 8 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 675Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán khối 3 tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Thứ hai, ngày 11 tháng 2 năm 2008
Tiết 106 : LUYỆN TẬP. THÁNG - NĂM (tt)
I. MỤC TIÊU:
Củng cố về tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng.
HS có kĩ năng xem lịch (tờ lịch, tháng, năm )
Yêu thích học môn Toán, hiểu ý nghĩa các ngày lễ trong năm.
II. Đ D D H :
- Bảng phụ, tờ lịch năm 2005, tờ lịch tháng 1,2,3 năm 2004
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ Bài cũ: “Tháng – Năm”
-GV hỏi HS nêu số ngày từ tháng 1 (giêng) đến tháng 12 (tháng chạp). 
-Nhận xét bài của HS.
B/ Bài mới : 
Giới thiệu bài : Tháng – Năm.
Hoạt động 1: 
Bài 1: Quan sát tờ lịch tháng 1, 2, 3 năm 2004 SGK.
-GV đặt câu hỏi cho HS trả lời (SGK).
-GV nhận xét.
Bài 2 : Xem lịch năm 2007, rồi cho biết theo câu hỏi trong SGK.
-HS tự mình ghi ngày sinh nhật của mình.
 Bài 3: Củng cố về số ngày trong từng tháng.
-Đọc yêu cầu 
-GV tổ chức cho HS trò chơi: Đưa bảng Đ , S
Tháng 2 có 30 ngày.
Tháng 5 có 31 ngày.
Tháng 7 có 31 ngày.
Tháng 12 có 31 ngày.
Tháng 8 có 30 ngày.
-Nhận xét bài làm của HS.
-GV nhận xét.
Bài 4:
-Nêu yêu cầu.
-Cho HS xác định được tháng tám có 31 ngày, sau đó tính dần.
-Cho HS sửa bài ® nhận xét bài làm của HS.
-GV nhận xét, tuyên dương.
C/ Củng cố dặn dò : 
-Xem lại bài.
-Chuẩn bị: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính. 
-Trả lời miệng lần lựơt từng tháng.
-Lớp nhận xét
-Hoạt động lớp, cá nhân.
-HS xem lịch và trả lời.
+ Ngày 3 tháng 2 là thứ ba. 
+Ngày 8 tháng 3 là thứ hai.
+Ngày đầu tiên của tháng 3 là ngày chủ nhật
+Ngày cuối cùng của tháng 1 là thứ bảy..
-Nhận xét.
-HS trao đổi trong nhóm, trả lời câu hỏi.
+Ngày Quốc khánh 2 tháng 9 là chủ nhật.
 +Ngày 19 tháng 8 là chủ nhật.
 +Ngày 30 tháng 4 là thứ hai.
 +Ngày 22 tháng 12 là thứ bảy.
 +Ngày cuối cùng của tháng 2 là thứ tư.
-Ngày sinh nhật em là ngày  tháng  Hôm đó là thứ  
® Lớp chúc mừng sinh nhật bạn có ngày sinh trong tháng 2.
Hoạt động lớp, cá nhân.
-Đúng ghi Đ , sai ghi S.
-HS sửa bài bằng cách giơ bảng Đ , S
-Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
-HS làm bài (câu C). 
-Lớp nhận xét.
******************** 
Thứ ba, ngày 12 tháng 2 năm 2008
Tiết 107 : HÌNH TRÒN , TÂM , ĐƯỜNG KÍNH , BÁN KÍNH .
I. Mục tiêu:
-Giúp cho HS có biểu tượng về hình tròn , biết được tâm , bán kính . đường kính của hình tròn -Bước đầu biết dùng compa để ve õđược hình tròn có tâm và bán kính cho trước .
-Nhận biết tâm là trung điểm đường kính , đường kính dài gấp đôi bán kính .
II. Đ D D H :
- Một số mô hình tròn , compa , bảng phụ , tờ giấy màu.
III. Các hoạt động dạy và học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ Bài cũ: Tháng – Năm (tt)
-Ngày thành lập Đảng 3/2 năm 2004 là ngày thứ mấy ?
-Ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là ngày thứ mấy ?
-Nhận xét tuyên dương .
B/ Bài mới :
Giới thiệu bài: Hình tròn, tâm, đường kính. 
Thực hành vẽ hình tròn.
Hoạt động 1: Giới thiệu hình tròn
-Yêu cầu HS tìm một số vật thật có dạng hình tròn.
-Lấy tờ giấy màu có vẽ sẵn một “đường tròn”, GV cắt tờ giấy đó theo “đường tròn” ® Giới thiệu: ta có một hình tròn màu đỏ.
-Dùng compa vẽ một hình tròn trên bảng và nói: điểm chấm của đinh compa là tâm O hình tròn, nối điểm Mẫu số nào đó trên đường tròn với tâm O ta có bán kính OM. Các bán kính bằng nhau, tròn tại hai điểm tạo ra đường kính AB.
-Nhận xét gì về tâm O của đường kính AB?
-Nhận xét độ dài đường kính AB của hình tròn với độ dài bán kính OM của hình tròn?
Hoạt động 2: Giới thiệu cái compa và cách vẽ hình tròn.
-Cho HS quan sát cái compa và giới thiệu cấu tạo compa. Compa dùng để vẽ hình tròn.
-Giới thiệu cách vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2 cm:
· Xác định khẩu độ compa bằng 2 cm trên thước.
· Đặt đầu có đinh nhòn đúng tâm O, đầu kia có bút chì được quay một vòng vẽ nên hình tròn.
* Lưu ý: Hình tròn là phần bên trong đường tròn.
-Cho HS thực hành vẽ vào giấy.
Hoạt động 3: Luyện tập.
Bài 1:
-Nêu yêu cầu.
+Câu a: Yêu cầu HS viết bán kính, đường kính vào cho đúng.
+Câu b: 
-Nêu yêu cầu.
-Cho HS làm bài vào vở.
-Nhận xét.
Bài 2:
-Nêu yêu cầu.
-Cho HS làm bài vào vở.
-Nhận xét, hướng dẫn, sửa chữa cách vẽ hình tròn của HS.
Bài 3: Đọc yêu cầu bài tập.
-GV treo hình tròn như BT3.
-Tổ chức cho HS trò chơi: Đúng đưa bảng Đ, sai đưa S.
-Độ dài đoạn thẳng OA lớn hơn độ dài đoạn thẳng OM.
OM = ON; ON = MN
-Độ dài đường kính gấp 2 lần độ dài bán kính.
AB = MN 
-GV nhận xét, tuyên dương.
C/ Củng cố dặn dò :
-Xem lại bài.
-Chuẩn bị: Vẽ trang trí hình tròn.
-Trả lời miệng bằng cách hái hoa.
-Ngày thứ ba.
-Ngày thứ sáu.
-Lớp nhận xét.
-Hoạt động lớp, cá nhân.
-Nêu: mặt đồng hồ, mặt đĩa vi tính ... 
-Cho HS cùng vẽ một đường tròn trên tờ giấy màu tự chọn của mình, sau đó dùng kéo cắt tờ giấy theo đường tròn vừa vẽ.
-Quan sát cách dùng compa và cắt vẽ hình tròng của GV.
-Tâm O là trung điểm của đường kính AB.
-Đường kính hình tròn dài gấp hai lần bán kính.
-Hoạt động lớp, cá nhân.
-Quan sát cấu tạo compa.
-Quan sát cách vẽ hình tròn của GV.
-Hoạt động cá nhân, lớp.
-Viết chữ số thích hợp vào chỗ chấm.
-Bán kính: OA , OB , OC , OD
-Đường kính: AB , CD
-Làm bài vào vở ® sửa bài nối tiếp.
-Đường kính là: PQ , 	S
-Bán kính là: IM , IN	Đ
-Đường kính là: MN	Đ
-Bán kính là: OQ , OP	S
-Hãy vẽ hình tròn có:
Câu a: Bán kính 2 cm , tâm O
Câu b: Bán kính 3 cm , tâm tự chọn.
-HS vẽ vào vở ® Đổi chéo vở sửa bài.
-Vẽ đường kính AB, MN trong hình tròn.
-HS tự vẽ	
-HS đưa bảng đúng sai.
-Lớp nhận xét.
-Hoạt động lớp, cá nhân.
******************** 
Thứ tư, ngày 13 tháng 2 năm 2008
Tiết 108 : VẼ TRANG TRÍ HÌNH TRÒN.
I. MỤC TIÊU:
-Tập dùng compa để vẽ 1 số đường cong đơn giản (1 phần của đường tròn), tạo ra những hình dáng đẹp.
-Rèn kĩ năng sử dụng thành thạo compa, cách vẽ hình tròn. 
-Giáo dục thẩm mĩ, óc sáng tạo, yêu thích cái đẹp.
II. Đ D D H :
- Compa, các hình mẫu trong SGK trên tấm bìa đã được tô màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ Bài cũ: “Hình tròn, tâm đường tròn, bán kính” -Nêu công dụng của compa?
-Nêu cách vẽ hình tròn?
-Thực hành: vẽ hình tròn tâm I bán kính 3 cm.
-GV nhận xét.
B/ Bài mới : 
Giới thiệu bài : Vẽ trang trí hình tròn.
-GV ghi tựa bài.
Hoạt động 1: Vẽ theo mẫu.
Bài 1: Đọc yêu cầu bài tập.
-GV đính lần lượt từng hình mẫu như VBTT, cho HS quan sát.
+ 	Bước 1: Vẽ hình tròn tâm O, bán kính OA,
+ 	Bước 2: Vẽ trang trí hình tròn (tâm A, bán kính AC và tâm B, bán kính BC).
+	Bước 3: Vẽ trang trí hình tròn (tâm C, bán kính CA, và tâm D, bán kính DA).
-GV quan sát cả lớp thực hành vẽ giúp đỡ các em hiểu hướng dẫn của SGK.
-GV nhận xét một số bài vẽ đẹp.
Hoạt động 2: Tô màu.
Bài 2: Đọc yêu cầu của bài.
-GV yêu cầu HS tự tô màu vào bài vẽ của mình.
-GV nhận xét, giới thiệu cả lớp những hình trang trí đẹp nhất.
 * Trò chơi: “Nhà sáng tạo nhỏ tuổi” 
-GV tổ chức cho HS thi vẽ theo nhóm 4 tự sáng tạo ra các hình vẽ đơn giản từ hình tròn.
-GV nhận xét, tuyên dương.
C/ Củng cố dặn dò : 
-Chuẩn bị: Nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số.
-Nhận xét tiết học.
-HS nêu.
-HS nêu.
-Lớp cùng vẽ vào bảng con.
-HS nghe.
-Hoạt động cá nhân, lớp.
-HS đọc yâu cầu.
-Vẽ hình theo mẫu.
-HS quan sát mẫu và làm theo hướng dẫn SGK. Làm vào VBTT.
-HS thực hành _ giới thiệu bài vẽ của mình cho bạn trong tổ xem
-Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm.
-Tô màu hình đã vẽ trong bài 1.
-HS tự tô màu _ Đổi vở cho bạn xem.
-Lớp nhận xét, bình chọn sản phẩm trang trí đẹp nhất.
-HS chọn nhóm cùng thi vẽ.
-HS vẽ vào phiếu học tập _ Trình bày trên bảng lớp.
-Lớp nhận xét, bình chọn bài vẽ đẹp nhất.
**************** 
Thứ năm, ngày 14 tháng 2 năm 2008
Tiết 109 : NHÂN SỐ CÓ 4 CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ.
I. Mục tiêu:
-Biêt thực hiện phép nhân số có` 4 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ 1 lần).
-Vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán.
-Yêu thích môn học toán.
II. Đ D D H :
- Bảng lớp, thẻ số.
III. Các hoạt động dạy và học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ Bài cũ: Vẽ trang trí hình tròn. 
-GV yêu cầu HS nêu cách vẽ hình tròn có bán kính cho trước bằng compa và thực hành vẽ hình tròn tâm O, bán kính 3 dm trên bảng.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
B/ Bài mới :
Giới thiệu bài : Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số. 
Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số.
a) Phép nhân: 1034 ´ 2
-GV viêt lên bảng phép nhân:
	1034 ´ 2
-GV: Dựa vào cách đặt tính phép nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số, hãy đặt tính để thực hiện phép nhân 1034 ´ 2
-GV hỏi: Khi thực hiện phép nhân này, ta phải thực hiện tính bắt đầu từ đâu?
b) Phép tính 2125 ´ 3
-GV tiến hành hướng dẫn HS thực hiện phép nhân 2125 ´ 3 tương tự như cách đã hướng dẫn với phép nhân 1034 ´ 2 là phép nhân có nhớ từ hàng đơn vị sang hàng chục.
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
Bài 1:
-GV yêu cầu HS tự làm bài vao bảng con + bảng lớp.
 1234 x 2; 4013 x 3; 2114 x 3; 1092 x 4.
-GV yêu cầu lần lượt từng HS đã lên bảng trình bày cách tính của con tính mà mình đã thực hiện.
-Nhận xét và tuyên dương.
Bài 2: Đặt tính rồi tính.
-Tiến hành tương tự như với bài tập 1. GV chú ý nhắc HS nhận xét cả cách đặt tính của các bạn làm bài trên bảng.
Bài 3:
-GV gọi 1 HS đọc đề bài toán.
-GV yêu cầu H tự tóm tắt và giải bài toán.
-GV hỏi: Vì sao để tính số viên gạch cần để xây 4 bức tường em lại thực hiện phép nhân 1215 ´ 4 ?
Tóm tắt:
	1 bức tường :	1215 viên gạch
	4 bức tường :	  viên gạch ?
-GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4: Tính nhẫm
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Viết lên bảng 2000 ´ 3 = 6000 và yêu cầu H nhẩm trước lớp.
-Yêu cầu HS tự làm tiếp bài.
-Yêu cầu HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
-GV nhận xét, tuyên dương.
C/ Củng cố dặn dò : 
-GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
-Chuẩn bị: Luyện tập.
-Nhận xét tiết học.
-2 HS lên bảng làm bài. Lớp làm vở nháp.
-Lớp nhận xét.
-Nghe GV giới thiệu bài.
-Hoạt động lớp, cá nhân.
-HS đọc: 
	1034 ´ 2
-2 HS lên bảng đặt tính, HS cả lớp đặt tính vào giấy nháp, sau đó nhận xét cách đặt tính trên bảng của bạn.
-Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị, sau đó đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn (tính từ phải sang trái).
	* 2 nhân 4 bằng 8 , viết 8
	* 2 nhân 3 bằng 6 , viết 6
	* 2 nhân 0 bằng 0 , viết 0
	* 2 nhân 1 bằng 2 , viết 2
	Vậy 1034 ´ 2 = 2068
-HS thực hiện phép nhân:
	* 3 nhân 5 bằng 15 , viết 5 	 	 nhớ 1
	* 3 nhân 2 bằng 6 , 	thêm 	1 bằng 7 viết 7
	* 3 nhân 1 bằng 3 , viết 3
	* 3 nhân 2 bằng 6 , viết 6
	Vậy 2125 ´ 3 = 6375
-Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân.
-4 HS lên bảng làm bài (mỗi HS thực hiện một con tính), HS cả lớp làm bài vào VBT.
-HS trình bày trước lớp. Ví dụ:
	* 3 nhân 6 bằng 18 , viết 8 	 nhớ 1
	* 3 nhân 1 bằng 3 , thêm 1 	 bằng 4 viết 4
	* 3 nhân 1 bằng 3 , viết 3
	* 3 nhân 2 bằng 6 , viết 6
	Vậy 2116 ´ 3 = 6348
-Các HS còn lại trình bày tương tự như trên.
-Sửa bài tiếp sức 2 dãy.
-Lớp cỗ vũ, nhận xét.
(Bài 2b có thể giảm)
-Xây một bức tường hết 1215 viên gạch. Hỏi xây 4 bức tường hết bao nhiêu viên gạch? 
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-Vì lát 1 bức tường thì hết 1215 viên gạch, vậy muốn xây 4 bức tường như thế hết bao nhiêu viên gạch ta lấy 1215 gấp lên 4 lần.
Bài giải
Số viên gạch cần để xây 4 bức tường là:
 1215 ´ 4 = 4860 (viên gạch)
	Đáp số: 4860 viên gạch
-Lớp nhận xét, sửa bài.
-Tính nhẩm
-HS tính nhẩm..
- HS cả lớp làm bài vào VBTT _ Sửa bài tiếp sức.
-Lớp nhận xét.
****************** 
Thứ sáu, ngày 15 tháng 2 năm 2008
Tiết 110 : LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
-Hs biết nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số ( có nhớ 1 lần ) ý nghĩa phép nhân, tìm số bị chia.
-Rèn kĩ năng nhân, kĩ năng giải toán.
-Giáo dục các em tính cẩn thận, chính xác.
II. Đ D D H :
- SGK.
III. Các hoạt động dạy và học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ Bài cũ: Nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số.
-GV cho HS làm bảng con.
1203 ´ 4 , 1212 ´ 3 , 1801 ´ 5 ,
2005 ´ 4
-GV nhận xét.
B/ Bài mới :
Giới thiệu bài : Luyện tập.
Hoạt động 1: Làm bài tập 1, 2, 3, 4.
 Bài 1:
-Đọc yêu cầu bài 1:
-GV viết bảng.
a) 3217 + 3217 = 3217 ´ . . .=
-Trong phép cộng có mấy số hạng.
-Các số hạng đó như thế nào?
-Nếu phép cộng có các số hạng bằng nhau thì ta có thể làm cách nào để tính cho nhanh.
-Kết quả:
-So sánh 2 kết quả.
-GV chốt: Khi phép cộng có các số hạng bằng nhau ta có thể chuyển thành phép nhân.
-GV nhận xét.
Bài 2:
-Đọc yêu cầu bài 2.
-GV kẻ bảng.
Số bị chia
 612
Số chia
 3
 3
 4
 6
Thương 
204
1502
1091
-Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào?
-Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
Bài 3: Đọc yêu cầu bài 3.
-GV yêu cầu 1 em lên hướng dẫn bạn tìm hiểu bài.
-Bài toán cho biết gì?
-Bài toán hỏi gì?
-Để biết cả 3 xe còn lại bao nhiêu lít xăng ta làm thế nào?
-Số xăng ở 3 xe lại đổ vào bồn là 1180 lít muốn tính số xăng còn lại ta làm sao?
-Gọi 1 HS lên bảng giải.
-GV nhận xét.
-Đây là bài toán làm bằng 2 phép tính , khi làm chúng ta cần đọc kĩ đề.
Bài tập 4:
-Đọc yêu cầu bài 4.
-GV yêu cầu HS sinh hoạt nhóm viết vào phiếu.
-GV phát cho HS giấy khổ lớn.
Số đã cho
123
1023
1203
1230
Thêm 4 đơn vị
127
Gấp 4 lần
492
-GV nhận xét, tuyên dương.
C/ Củng cố dặn dò : 
-GV nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài : Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (tt).
-HS làm bảng con và nêu cách thực hiện phép nhân.
-1 HS đọc viết thành phép nhân và ghi kết quả.
-2 số hạng.
-Bằng nhau.
-Chuyển thành phép nhân.
-1 HS lên bảng thực hiện phép cộng.
-1 HS thực hiện phép nhân.
3217 ´ 2 = 6434
-HS nhận xét.
-HS nhắc lại.
-HS làm vở bài tập bài 1.(SGK)
-HS sửa bài miệng.
-HS đọc.
-HS nêu: Lấy thương nhân với số chia.
-HS làm bài vào vở.
-HS sửa bài.
-HS nhận xét.
-2 HS đọc đề.
-1 HS lên hướng dẫn đặt câu hỏi cho bạn.
-Có 3 xe chở xăng.
-1 xe chở 1225 lít.
-Đổ 1280 lít trên vào bồn xăng.
-Hỏi cả 3 xe còn bao nhiêu xăng.
-Ta phải tìm 3 xe chở tất cả bao nhiêu?
1225 x 3 = ?
-Lấy số xăng ở 3 xe trừ đi 1180 lít.
? – 1180 = ?
-Cả lớp làm vở.
-HS sửa bài nhận xét.
-1 HS đọc yêu cầu.
-HS sinh hoạt nhóm.
-Địa diện HS lên trình bày.
-Lớp nhân xét.
**************** 

Tài liệu đính kèm:

  • docT 22 Toan.doc