Giáo án lớp 3 Tuần số 10

Giáo án lớp 3 Tuần số 10

* Tập đọc

- Giọng đọc bước đầu bộc lộ tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện

- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện : Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê

 hương thân quen.( trả lời được các câu hỏi 1, 2,3,4)

* Kể chuyện :

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

- HS khá giỏi kể được cả câu chuyện.

- GD HS yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy học:

 

doc 6 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 662Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần số 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc - Kể chuyện:
 Giọng quê hương (Tr 76)
I. Mục đích yêu cầu:
* Tập đọc
- Giọng đọc bước đầu bộc lộ tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện
- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện : Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê
 hương thân quen.( trả lời được các câu hỏi 1, 2,3,4)
* Kể chuyện :
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. 
- HS khá giỏi kể được cả câu chuyện.
- GD HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV :Tranh minh hoạ bài tập đọc
	- HS : SGK
 - Phương pháp: Đàm thoại. 
III Các hoạt động dạy học :
1.Tổ chức:
2. Kiểm tra: 
- GV nhận xét về bài kiểm tra giữa HKI
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
* Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm toàn bài
b. HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu:
- Kết hợp tìm từ khó
* Đọc từng đoạn trước lớp
- Kết hợp giải nghĩa từ khó
* Đọc từng đoạn trong nhóm
* HD tìm hiểu bài:
- Thuyên và đồng cùng ăn trong quán với những ai ?
- Chuyện gì sảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên ?
- Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng ?
- Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương ?
- Qua câu chuyện em nghĩ gì về quê
 hương ?
* Luyện đọc lại:
- GV đọc diễn cảm đoạn 2, 3
*Kể chuyện
- GV nêu nhiệm vụ
- Dựa vào 3 tranh minh hoạ kể lại 3 đoạn của câu chuyện
* HD kể lại câu chuyện theo tranh
- Nhận xét.
- Sĩ số, hát
- HS nghe
- HS theo dõi SGK
- HS nối nhau đọc từng câu trong bài
- HS nối nhau đọc từng đoạn trước lớp
- Nhận xét bạn đọc
- HS đọc theo nhóm ba
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3
+ HS đọc thầm đoạn 1
- Cùng ăn với 3 người thanh niên
- Lúc Thuyên đang lúng túng vì quên tiền thì một trong ba thanh niên đến gần xin 
được trả giúp tiền ăn.
- Vì Thuyên và Đồng có giọng nói gợi cho anh thanh niên nhớ đến ngừơi mẹ thân
 thương quê ở miền Trung.
- Người trẻ tuổi : lẳng lặng cúi đầu, đôi môi mím chặt lộ vè đau thương : Thuyên và Đồng im lặng nhìn nhau, mắt rớm lệ.
- HS trả lời
- 2 nhóm HS đọc phân vai
- 1 nhóm thi đọc toàn chuyện theo vai
- Nhận xét 
- HS QS từng tranh
- 1 HS nêu nhanh từng sự việc được kể trong từng tranh, ứng với từng đoạn
- Từng cặp HS nhìn tranh, tập kể một đoạn của câu chuyện
- 3 HS tiếp nối nhau kể trước lớp
- 1 HS kể toàn bộ câu chuyện.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nêu cảm nghĩ của mình về câu chuyện ? ( Giọng quê hương rất có ý nghĩa đối với mỗi người : gợi nhớ đến quê hương, đến những người thân, đến những kỷ niệm thân thiết .... )
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn bài.
 __________________________________________________
Toán: Tiết 46
 Thực hành đo độ dài. (Tr 47)
I. Mục tiêu:
- HS biết dùng bút và thước thẳng để vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. 
- Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với HS như độ dài cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học.
- Biết dùng mắt ước lượng độ dài ( tương đối chính xác)
- GD HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV : Thước mét.
 - HS : SGK, Thước kẻ có chia cm.
 - Phương pháp: Quan sát, thực hành.
III.Các hoạt động dạy học :
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra đồ dùng HT
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 1:
- HD vẽ: - Vẽ đoạn thẳng AB dài 7cm; Đoạn CD dài 12cm; Đoạn EG dài 1dm2cm.
- GV nhận xét chốt lời giải.
A . 7cm .B
C . 12cm .D
 E . 12cm .G
* Bài 2:
a) Chiều dài cái bút của em.
b) Chiều dài mép bàn học của em.
c) Chiều cao chân bàn học của em.
- Nhận xét, cho điểm. 
* Bài 3:
- Cho HS quan sát thước mét để có biểu tượng chắc chắn về độ dài 1m.
- Ước lượng độ cao của bức tường lớp bằng cách so sánh với độ cao của thước mét.
- GV ghi KQ ước lượng và tuyên
 dương HS ước lượng tốt.
- Hát
- Đọc yêu cầu
- 3 HS lên bảng vẽ, lớp vẽ nháp.
- Nhận xét.
- Đọc yêu cầu
- HS thực hành đo:
- HS báo cáo Kq
- HS tập ước lượng- Trả lời
a) Bức tường lớp học cao khoảng 3m.
b) Chân tường lớp em dài khoảng 4m.
c) Mép bảng lớp em dài khoảng 250dm.
4. Củng cố, dặn dò:
- Vẽ đoạn thẳng MN = 1dm3cm? - HS thi vẽ nhanh vào phiếu HT
- Chấm bài, nhận xét.
- Về nhà thực hành đo độ dài của giường ngủ. 
Toán: Tiết 47
 Thực hành đo độ dài ( Tiếp). (Tr 48)
I. Mục tiêu:
- Biết cách đo, cách ghi và đọc được kết quả đo độ dài.
- Biết so sánh các độ dài.
- GD HS chăm học để liên hệ thực tế.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV : Thước mét.
- HS : SGK
- Phương pháp: Thực hành.
III. Các hoạt động dạy học :
1.Tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra VBT của HS
3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài:
* Thực hành:
* Bài 1:
- GV đọc mẫu dòng đầu.
- Nêu chiều cao của bạn Minh, bạn Nam?
- Muốn biết bạn nào cao nhất ta làm ntn?
- So sánh ntn?
- GV nhận xét- chốt lời giải
+ Bạn Hương cao nhất.
+ Bạn Minh thấp nhất.
* Bài 2:
- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có 6 HS.
- HD làm bài:
+ Ước lượng chiều cao của từng bạn trong nhóm và xếp theo thứ tự từ cao đến thấp.
+ Đo để kiểm tra lại, sau đó viết vào bảng tổng kết.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thực hành tốt.
- Sĩ số, Hát
- 4 HS nối tiếp nhau đọc
- Bạn Minh cao 1 mét 25 xăng- ti- mét.
- Bạn Nam cao 1 mét 15 xăng- ti- mét.
- So sánh số đo chiều cao của các bạn với nhau.
- Đổi tất cả các số đo ra đơn vị xăng- ti- mét và so sánh.
- HS thực hành so sánh và trả lời:
- Đọc yêu cầu.
- HS thực hành theo nhóm
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả
4. Củng cố- Dặn dò:
- Nêu lại ND bài.
- GV nhận xét giờ. 
- Luyện tập thêm về so sánh số đo độ dài.
________________________________________
Toán :Tiết 50
 Bài toán giải bằng hai phép tính. (Tr 50)
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng hai phép tính.
- Rèn KN tóm tắt và giải toán.
- GD HS chăm học.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - GV: Bảng phụ - Phiếu HT
 - HS: SGK.
 - Phương pháp: Giảng giải, luyện tập.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra:( Không)
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b. HD giải bài toán:
* Bài toán 1:
- Hàng trên có mấy kèn?
- GV mô tả bằng hình vẽ sơ đồ như SGK.
- Hàng dưới nhiều hơn hàng trên mấy kèn?
- GV vẽ sơ đồ thể hiện số kèn hàng dưới.
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn tìm số kèn hàng dưới ta làm ntn?
- Muốn tìm số kèn cả hai hàng ta làm ntn?
Vậy bài toán này là ghép của hai bài toán.
* Bài toán 2: GV HD Tương tự bài toán 1 và GT cho HS biết đây là bài toán giải bằng hai phép tính.
c. Luyện tập:
* Bài 1:
- HD tìm hiểu bài toán và giải.
- GV HD HS vẽ sơ đồ.
- GV nhận xét.
* Bài 3: HD tương tự bài 1:
- Chấm và chữa bài.
- Hát
- HS đọc
- 3 kèn
- 2 kèn
- HS nêu
- Lấy số kèn hàng trên cộng 2
- Lấy số kèn hàng trên cộng số kèn hàngdưới.
Bài giải
 a) Số kèn hàng dưới là:
 3 + 2 = 5( cái kèn)
b) Số kèn cả hai hàng là:
3 + 5 = 8( cái kèn)
 Đáp số: a) 5 cái kèn
 b) 8 cái kèn
- HS đọc
- 15 bưu ảnh
- ít hơn anh 7 bưu ảnh
- Đọc đề bài và tìm hiểu bài toán.
- 1 HS lên giải, lớp giải nháp.
Bài giải
 Số bưu ảnh của em là:
15 - 7 = 8( bưu ảnh)
Số bưu ảnh của hai anh em là:
15 + 8 = 23( bưu ảnh)
 Đáp số: 23 bưu ảnh.
- Đọc đề
- HS làm vở
Bài giải.
Bao ngô cân nặng là:
27 + 5 = 32(kg)
Cả hai bao cân nặng là:
27 + 32 = 59( kg)
 Đáp số: 59 kg.
4. Củng cố- Dặn dò:
- Nêu lại ND bài.
- Nhận xét giờ.
- Về nhà ôn lại bài.
__________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 10.doc