Giáo án lớp 3 Tuần số 15 - Trường Tiểu học Thanh Bình

Giáo án lớp 3 Tuần số 15 - Trường Tiểu học Thanh Bình

A. TẬP ĐỌC ( Tiết 29)

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

- Chú ý các từ ngữ: hũ bạc, siêng năng, nhắm mắt, kiếm nổi, vất vả, thản nhiên,

- Bước đọc biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật ( ông lão )

2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới được chú giải cuối bài: hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải. Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4.

3. GD HS biết quý những gì mình làm ra. Yêu lao động.

 

docx 22 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 621Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần số 15 - Trường Tiểu học Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Thứ hai, ngày 26 tháng 11 năm 2012
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
I. Mục tiêu: 
A. TẬP ĐỌC ( Tiết 29)
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: 
- Chú ý các từ ngữ: hũ bạc, siêng năng, nhắm mắt, kiếm nổi, vất vả, thản nhiên, 
- Bước đọc biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật ( ông lão ) 
2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới được chú giải cuối bài: hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải. Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4.
3. GD HS biết quý những gì mình làm ra. Yêu lao động.
B. KỂ CHUYỆN ( Tiết 15)
1. Rèn kỹ năng nói: sau khi sắp xếp đúng các tranh theo thứ tự trong truyện. HS dựa vào tranh minh họa theo thứ tự kể lại từng đoạn câu chuyện. HS khá giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện, kể tự nhiên, phân biệt lời người kể với giọng nhân vật ông lão.
2. Rèn kỹ năng nghe.
3. GD HS tính mạnh dạn, tự tin.
¯ KNS: Tự nhận thức bản thân. Xác định gi trị. Lắng nghe tích cực
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn bài tập cần thực hiện.
+ HS: Đọc bài trước ở nhà, tập trả lời các câu hỏi trong sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi học sinh đọc bài cũ kết hợp trả lời câu hỏi.(sgk)
- GV tóm tắt nội dung chính, nhận xét, đánh giá.
3. Giảng bài mới
- Giới thiệu, ghi đầu bài.
 TẬP ĐỌC 
HĐ1: Luyện đọc 
GV đọc diễn cảm toàn bài 
GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
Đọc từng câu.
Đọc từng đoạn trong N.
Đọc từng đoạn trước lớp.
+ 5 N nối tiếp nhau đọc 5 đoạn.
+ 1 HS đọc cả bài.
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài 
HS đọc thầm cả bài và trả lời câu hỏi SGK 
HĐ3: Luyện đọc lại 
GV đọc lại đoạn 4, 5.
Vài HS thi đọc đoạn văn.
1 HS đọc cả truyện.
KỂ CHUYỆN
HĐ4: GV nêu nhiệm vụ 
 Sắp xếp đúng các tranh theo thứ tự trong truyện sau đó dựa vào các tranh minh họa đã được sắp xếp đúng, kể lại toàn bộ câu chuyện.
HĐ5: Hướng dẫn HS kể chuyện 
 BT1: Một HS đọc yêu cầu bài
GV yêu cầu HS quan sát lần lượt 5 tranh đã đánh số.
Sắp xếp lại các tranh đúng thứ tự.
BT2: GV yêu cầu HS dựa vào tranh kể đúng từng đoạn truyện.
5 HS tiếp nối nhau thi kể 5 đoạn truyện.
1 HS kể toàn truyện.
Nhận xét, bình chọn bạn kể tốt nhất.
Tuyên dương.
HĐ6: Kết thúc.
1 HS đọc cả bài.
1 HS khá (giỏi) kể toàn bộ câu chuyện.
GV tóm tắt nội dung kết hợp giáo dục HS theo yêu cầu.
Nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
Chuẩn bị bài “Nhà rông ở Tây Nguyên”.
Rút kinh nghiệm: 	
TTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTT
Thứ hai, ngày 26 tháng 11 năm 2012
TOÁN ( Tiết 71)
CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
- HS biết áp dụng phép tính vào giải toán có lời văn.
- GD tính chính xác.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Hình các chấm tròn, bảng phụ ghi sẵn bài tập cần thực hiện.
+ HS: Đọc bài trước ở nhà, thực hiện VBT Toán.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi học sinh đọc bảng nhân, chia 9 kết hợp trả lời câu hỏi.
- GV tóm tắt nội dung chính, nhận xét, đánh giá.
3. Giảng bài mới
- Giới thiệu, ghi đầu bài.
HĐ1: Giới thiệu phép chia 648: 3 
648 3 
6 216
04
 3
 18
 18
 0
648: 3 = 216
* 6 chia 3 được 2, viết số 2.
2 nhân 3 bằng 6; 6 trừ 6 bằng 0.
* Hạ 4; 4 chia 3 được 1, viết 1.
1 nhân 3 bằng 3; 4 trừ 3 bằng 1.
* Hạ 8, được 18; 18 chia 3 được 6, viết 6.
6 nhân 3 bằng 18; 18 trừ 18 bằng 0.
- Hướng dẫn cách đặt tính.
Hướng dẫn cách tính: từ trái sang phải theo ba bước tính nhẩm là: chia, nhân, trừ mỗi lần chia được một chữ số ở thương ( từ hàng cao đến hàng thấp ). 
Tiến hành chia như SGK.
HĐ2: Giới thiệu phép chia 236: 5
236 5 
20 47
 36
 35
 1
236: 5 = 47 (dư 1)
* 23 chia 5 được 4, viết số 4.
4 nhân 5 bằng 20; 23 trừ 20 bằng 3.
* Hạ 6, được 36; 36 chia 5 được 7, viết 7.
7 nhân 5 bằng 35; 36 trừ 35 bằng 1.
HĐ3: Thực hành 
 BT1: HS luyện cách chia như bài học. HS làm bài. Sửa bài.
BT2: HS đọc đề. Nêu yêu cầu bài tập. HS làm bài. Sửa bài.
BT3: HS nêu yêu cầu bài, mẫu. HS làm bài. Sửa bài.
HĐ4: Chấm bài.
HĐ5: Kết thúc.
1 HS khá (giỏi) đọc lại quy tắc thực hiện.
GV tóm tắt nội dung kết hợp giáo dục HS theo yêu cầu.
Nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
Chuẩn bị bài “Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số tiếp theo”.
Rút kinh nghiệm: 	
Thứ hai, ngày 26 tháng 11 năm 2012
ĐẠO ĐỨC ( Tiết 15)
QUAN TÂM GIÚP ĐỠ
HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG
TIẾT 2
I.Mục tiêu: 
1. HS nêu một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng và sự cần thiết phải quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng. HS khá giỏi biết ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
2. HS biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng trong cuộc sống hàng ngày.
3. HS có thái độ tôn trọng, quan tâm tới hàng xóm láng giềng.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn bài tập cần thực hiện.
+ HS: Đọc bài trước ở nhà, tập trả lời các câu hỏi trong sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi học sinh đọc bài cũ kết hợp trả lời câu hỏi.(sgk)
- GV tóm tắt nội dung chính, nhận xét, đánh giá.
3. Giảng bài mới
- Giới thiệu, ghi đầu bài.
HĐ1: Nâng cao nhận thức, thái độ cho HS về tình làng nghĩa xóm 
HS trưng bày các tranh vẽ, bài thơ, ca dao, tục ngữ mà các em sưu tầm được.
Từng cá nhân lên trình bày trước lớp 
Sau mỗi phần trình bày, GV dành thời gian HS cả lớp chất vấn hoặc bổ sung.
Tổng kết, tuyên dương.
HĐ2: Đánh giá hành vi ( nội dung VBT. ĐĐ3 )
Nêu từng hành vi. HS thảo luận N. Đại diện các N lên trình bày.
HS trao đổi, nhận xét. Kết luận ( như SGV ) 
HS tự liên hệ việc làm trên. GV nhận xét, tuyên dương.
HĐ3: Xử lý tình huống ( nội dung trong VBT. ĐĐ 3) 
Chia N, nêu nội dung thảo luận. Nêu yêu cầu.
Mỗi N xử lý một tình huống, rồi đóng vai.
Các N lần lượt lên đóng vai.
Cả lớp thảo luận về cách ứng xử trong từng tình huống.
Kết luận ( như SGV).
HĐ4: Kết thúc.
1 HS khá (giỏi) đọc lại bài tập thực hành.
GV tóm tắt nội dung kết hợp giáo dục HS theo yêu cầu.
Nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
Chuẩn bị bài “Biết ơn thương binh, liệt sĩ”.
Rút kinh nghiệm: 	
Thứ ba, ngày 27 tháng 11 năm 2012
TOÁN ( Tiết 72 )
CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
( TIẾP THEO )
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số với trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị. 
- HS biết áp dụng phép tính vào giải toán có lời văn.
- GD tính chính xác.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Hình các chấm tròn, bảng phụ ghi sẵn bài tập cần thực hiện.
+ HS: Đọc bài trước ở nhà, tập trả lời các câu hỏi trong sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi học sinh đọc bảng nhân, chia 9 kết hợp trả lời câu hỏi.
- GV tóm tắt nội dung chính, nhận xét, đánh giá.
3. Giảng bài mới
- Giới thiệu, ghi đầu bài.
HĐ1: Giới thiệu phép chia 560: 8
- Đặt tính: 1 HS lên đặt tính trên bảng lớp.
- Cách tính: thực hiện, trình bày ghi như SGK
 560 : 8 = 70
560 8 
56 70
 00
 0
 0
560: 8 = 70
* 56 chia 8 được 7 viết số 7.
7 nhân 8 bằng 56; 56 trừ 56 bằng 0.
* Hạ 0, 0 chia 8 được 0, viết 0.
0 nhân 8 bằng 0; 0 trừ 0 bằng 0.
HĐ2: Giới thiệu phép chia 632 : 7 
1 HS lên đặt tính.
Cách tính: thực hiện, trình bày như SGK
632: 7 = 90 (dư 2)
632 7 
63 90
 02
 0
 2
632: 7 = 90 (dư 2)
* 63 chia 7 được 9 viết số 9.
9 nhân 7 bằng 63; 63 trừ 63 bằng 0.
* Hạ 2, 2 chia 7 được 0, viết 0.
0 nhân 7 bằng 0; 2 trừ 0 bằng 2.
* Lưu ý: Ở lần chia thứ hai Số bị chia bé hơn số chia thì viết số 0 ở thương
 theo lần chia đó.
HĐ3: Thực hành 
BT1: HS Nêu yêu cầu bài tập.( Rèn HS phép chia mà thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị ). HS làm bài. Sửa bài.
BT2: Đọc yêu cầu bài. Nêu cách làm. HS làm bài. Sửa bài. 
BT3: HS đọc đề, nêu yêu cầu bài. HS làm bài, sửa bài.
HĐ4: Chấm bài.
HĐ5: Kết thúc.
1 HS khá (giỏi) đọc lại quy tắc thực hiện.
GV tóm tắt nội dung kết hợp giáo dục HS theo yêu cầu.
Nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
Chuẩn bị bài “Giới thiệu bảng nhân”.
Rút kinh nghiệm: 	
TTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTT
Thứ ba, ngày 27 tháng 11 năm 2012
HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
CHÍNH TẢ ( Tiết 29 )
I. Mục tiêu: Rèn kỹ năng viết chính tả 
1. Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi đoạn 4 của truyện Hũ bạc của người cha.
2. Làm đúng bài tập điền từ vào chỗ trống có vần ui / uôi, tìm và viết đúng chính tả các từ chứa tiếng có âm, vần dễ lẫn: s / x, ât / ac.
3. GD tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn bài tập cần thực hiện.
+ HS: Đọc bài trước ở nhà, tập trả lời các câu hỏi trong sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV cho học sinh viết lại các tiếng đã viết sai kết hợp trả lời câu hỏi.(sgk)
- GV tóm tắt nội dung chính, nhận xét, đánh giá.
3. Giảng bài mới
- Giới thiệu, ghi đầu bài.
HĐ1: Hướng dẫn HS nghe viết:
Hướng dẫn HS chuẩn bị. 
GV đọc đoạn chính tả.
1 HS đọc lại.
HS trả lời câu hỏi: Lời nói của người cha được viết như thế nào?
Nêu những chữ trong bài dễ lầm lẫn.
HS nêu, GV ghi bảng. HS ghi nhớ chính tả.
GV đọc cho HS viết bài.
GV chấm chữa bài.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. 
BT2: Đọc yêu cầu bài.
HS đọc thầm bài tập và làm bài cá nhân.
Cả tốp lên thi làm bài nhanh. Đọc kết quả của N. Nhận xét.
Chốt lại lời giải đúng. Sửa bài.
BT3: ( lựa chọn ) 3a)
Đọc đề. Nêu yêu cầu. Làm bài cá nhân.
1 HS lên sửa bài. Nhận xét. Chốt lại lời giải đúng, sửa bài.
HĐ3: Kết thúc.
1 HS khá (giỏi) đọc lại bài viết.
Cả lớp nhắc lại lỗi đã viết sai và nêu lại cách viết đúng.
GV tóm tắt nội dung kết hợp giáo dục HS theo yêu cầu.
Nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
Chuẩn bị bài “Nhà rông ở Tây Nguyên”.
Rút kinh nghiệm: 	
TTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTT
Thứ ba, ngày 27 tháng 11 năm 2012
TNXH ( Tiết 29)
CÁC HOẠT ĐỘNG
THÔNG TIN LIÊN LẠC
I. Mục tiêu: Sau bài học: 
- Kể tên một số hoạt động thông tin liên lạc: bưu điện, đài phát thanh, đài truyền hình.
- HS khá giỏi nêu ích lợi của các hoạt động bưu điện, truyền thông, thông tin liên lạcđối với đời sống.
- GD HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tr ... ết vào vở tập viết.
GV nêu yêu cầu: viết chữ L 2 dòng, Lê Lợi 1 dòng, câu tục ngữ 1 lần.
HĐ3: Chấm điểm.
HĐ4: Kết thúc.
1 HS khá (giỏi) đọc lại quy trình viết.
GV tóm tắt nội dung kết hợp giáo dục HS theo yêu cầu.
Nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
Chuẩn bị bài “Ôn chữ hoa M”.
Rút kinh nghiệm: 	
Thứ năm, ngày 29 tháng 11 năm 2012
MĨ THUẬT ( Tiết 15)
TẬP NẶN TẠO DÁNG: NẶN CON VẬT
I . Mục tiêu : 
 - HS Hiểu hình dáng, đặt điểm của con vật .
 - Biết cách nặn và tạo dáng được con vật theo ý thích .
 - GD HS yêu mến con vật .
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn bài tập cần thực hiện.
+ HS: Đọc bài trước ở nhà, tập trả lời các câu hỏi trong sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra lại vở vẽ của HS kết hợp trả lời câu hỏi.
- GV tóm tắt nội dung chính, nhận xét, đánh giá.
3. Giảng bài mới
- Giới thiệu, ghi đầu bài.
HĐ1: Quan sát , nhận xét 
GV giới thiệu hình , tranh ảnh con vật , ......
HS nhận biết : Tên con vật , các bộ phận của con vật , đặc điểm của con vật .
HS chọn con vật để nặn ( hoặc vẽ , xé dán ) 
HĐ2: Cách nặn ( vẽ , hoặc xé dán ) một con vật .
GV hướng dẫn nặn hoặc xé dán các bộ phận chính trước, các bộ phận khác sau ,...
GV hướng dẫn cách tạo dáng con vật đi , đứng ,... 
Điều chỉnh các bộ phận cho hợp dáng để con vật thêm sinh động .
HĐ3 : Thực hành 
HS nặn ( vẽ , xé dán ) con vật theo cách của mình .
GV quan sát , giúp đỡ HS hoàn thành sản phẩm .
HĐ4: Nhận xét , đánh giá 
HS trình bày bài tập theo N .
Nhận xét , đánh giá , tuyên dương .
Rút kinh nghiệm: 	
Thứ sáu, ngày 30 tháng 11 năm 2012
CHÍNH TẢ ( Tiết 30)
NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN
I. Mục tiêu: Rèn kỹ năng viết chính tả:
Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày bài sạch sẽ, đúng quy định một đoạn trong bài: “ Nhà rông ở Tây Nguyên”
Làm đúng bài tập điền vào chỗ trống cặp vần dễ lẫn ưi / ươi. Tìm tiếng có thế ghép với các tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn : s / x ; âc / ât.
GD tính cẩn thận, ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn bài tập cần thực hiện.
+ HS: Đọc bài trước ở nhà, tập trả lời các câu hỏi trong sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
GV cho học sinh viết lại các tiếng đã viết sai kết hợp trả lời câu hỏi.(sgk)
GV tóm tắt nội dung chính, nhận xét, đánh giá.
3. Giảng bài mới
- Giới thiệu, ghi đầu bài.
HĐ1: Hướng dẫn HS viết chính tả 
Hướng dẫn chuẩn bị 
GV đọc đoạn viết chính tả 
HS đọc lại, cả lớp theo dõi.
Hướng dẫn HS nhận xét chính tả.
* Đoạn chính tả có mấy câu?
* Những chữ nào trong đoạn văn dễ viết sai chính tả?
HS nêu.
HS viết bảng con các từ khó, dễ lẫn.
b) GV đọc cho HS viết 
c) Chấm chữa bài.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
BT2: HS đọc yêu cầu, làm bài cá nhân.
3 N HS lên tiếp nối nhau điền đủ 6 từ. Đọc kết quả. Nhận xét, sửa bài.
Vài HS đọc lại các từ, sửa lỗi phát âm. HS sửa bài.
BT3: HS đọc yêu cầu bài.
Suy nghĩ, tự làm bài cá nhân.
Thi tiếp sức, N nhanh, đúng nhiều từ nhất là N thắng cuộc.
Tuyên dương.
HS đọc lại từ đúng, viết vào vở. Sửa bài.
HĐ3: Chấm bài.
HĐ4: Kết thúc.
1 HS khá (giỏi) đọc lại bài viết.
Cả lớp nhắc lại lỗi đã viết sai và nêu lại cách viết đúng.
GV tóm tắt nội dung kết hợp giáo dục HS theo yêu cầu.
Nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
Chuẩn bị bài “Đôi bạn”.
Thứ sáu, ngày 30 tháng 11 năm 2012
TOÁN ( Tiết 75)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- HS biết làm tính nhân, tính chia ( bước đầu làm quen cách viết gọn ).
- Học sinh giải bài toán có hai phép tính.
- GD tính chính xác.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Hình các chấm tròn, bảng phụ ghi sẵn bài tập cần thực hiện.
+ HS: Đọc bài trước ở nhà, tập trả lời các câu hỏi trong sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi học sinh đọc bảng nhân, chia 8 kết hợp trả lời câu hỏi.
- GV tóm tắt nội dung chính, nhận xét, đánh giá.
3. Giảng bài mới
- Giới thiệu, ghi đầu bài.
HĐ1: Thực hành luyện tập 
BT1: HS nêu yêu cầu: Đặt tính.
HS tự tính. Sửa bài.
BT2: HS nêu yêu cầu bài 
GV hướng dẫn mẫu 
HS quan sát 
948 4
 14 237
 28
 0
* 9 chia 4 được 2, viết 2; 2 nhân 4 bằng 8
* 9 trừ 8 bằng 1
* Hạ 4, được 14; 14 chia 4 được 3, viết 3
* 3 nhân 4 bằng 12 ; 14 trừ 12 bằng 2. 
* Hạ 8, được 28; 28 chia 4 được 7, viết 7
* 7 nhân 4 bằng 28; 28 trừ 28 bằng 0. 
HS làm bài cá nhân.	 
 Sửa bài.	 
 BT3: HS đọc đề. 
Nêu yêu cầu bài. 
Vẽ sơ đồ 
 A B C
 172m 
 ?m
HS nêu cách giải theo 2 bước 
HS làm bài. Sửa bài.
BT4: HS đọc đề, nêu yêu cầu bài.
Nêu dạng toán ( tìm 1 trong các phần bằng nhau của một số.)
Nêu các bước giải. Tự giải. Sửa bài.
BT5: HS nêu yêu cầu bài: Tìm độ dài đường gấp khúc.
HS tự làm bài. Sửa bài.
HĐ2: Chấm điểm.
HĐ5: Kết thúc.
1 HS khá (giỏi) đọc lại quy tắc thực hiện.
GV tóm tắt nội dung kết hợp giáo dục HS theo yêu cầu.
Nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
Chuẩn bị bài “Luyện tập chung”.
Rút kinh nghiệm: 	
TTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTT
Thứ sáu, ngày 30 tháng 11 năm 2012
TNXH ( Tiết 30)
HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Kể tên 1 số hoạt động nông nghiệp. HS khá giỏi: giới thiệu một hoạt động nông nghiệp cụ thể.
- Nêu lợi ích của hoạt động nông nghiệp.
- HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn bài tập cần thực hiện.
+ HS: Đọc bài trước ở nhà, tập trả lời các câu hỏi trong sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi học sinh đọc bài cũ kết hợp trả lời câu hỏi.(sgk)
- GV tóm tắt nội dung chính, nhận xét, đánh giá.
3. Giảng bài mới
- Giới thiệu, ghi đầu bài.
HĐ1: Thảo luận N2 
Bước 1: Chia N 2, cả lớp quan sát H 58 SGK và trả lời câu hỏi:
Hãy kể tên các hoạt động được giới thiệu trong hình.
Các hoạt động đó mang lợi ích gì?
Bước 2: N trình bày kết quả thảo luận.
Nhận xét, bổ sung.
Kết luận: Các hoạt động trồng trọt khác ở các vùng miền khác nhau như trồng trọt ngô, khoai, lúa, sắn, chè hoặc hoạt động chăn nuôi gia súc: trâu bò, dê,... hoặc đánh bắt thủy sản, trồng rừng, khai thác rừng,... được gọi là hoạt động nông nghiệp 
HĐ2: Thảo luận theo cặp 
Bước 1: Từng N 2 kể cho nhau nghe về hoạt động nông nghiệp ở nơi em sống.
Bước 2: N 2 trình bày. Các cặp khác bổ sung .
HĐ3: Triển lãm góc hoạt động nông nghiệp 
Bước 1: Chia lớp thành 5 N.
HS các N trình bày theo cách nghĩ và thảo luận của từng N trên giấy.
Bước 2: Từng N bình luận về tranh của N xoay quanh nghề nghiệp & ích lợi của nghề đó.
GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
HĐ4: Kết thúc.
1 HS khá (giỏi) đọc lại bài tập trong sgk.
GV tóm tắt nội dung kết hợp giáo dục HS theo yêu cầu.
Nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
Chuẩn bị bài “Hoạt động nông nghiệp, thương mại”.
Rút kinh nghiệm: 	
TTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTT
Thứ sáu, ngày 30 tháng 11 năm 2012
SINH HOẠT TẬP THỂ
TỔNG KẾT TUẦN 15
I. Mục tiêu
1) Kiến thức:
- Học sinh nắm được kết quả hoạt động thi đua của tổ và của mình trong tuần.
- Học sinh nhận ưu điểm và tồn tại của bản thân nêu phương hướng phấn đấu phù hợp bản thân.
- Học sinh nắm được nội dung thi đua tuần sau.
2) Kĩ năng:
- Học sinh mạnh dạn, tự tin, nói lưu loát trước tập thể.
- Học sinh biết phê và tự phê.
3) Thái độ:
- Học sinh có tính tự quản, biết đoàn kết và giúp đỡ bạn.
II. Chuẩn bị
+ Giáo viên: - Ghi nhận các mặt hoạt động, nội dung thi đua tuần sau, các bài hát cho học sinh tham gia.
+ Học sinh: - Ý kiến cần phát biểu.
III. Các hoạt động
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1) Khởi động:
2) Giới thiệu:
3) các hoạt động:
Hoạt động 1: GV nhận xét tuần qua
- Nhìn chung các em thực hiện tốt nề nếp nhưng vẫn còn một số em chưa làm bài, chưa học bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Vẫn còn một số bạn chưa trực nhật và làm vệ sinh lớp.
Biện pháp khắc phục:
- Vào lớp phải nghiêm túc, trật tự, không đùa giỡn.
- Giữ gìn trường lớp sạch sẽ.
- Xếp hàng ngay ngắn khi ra vào lớp, ra về, tập thể dục giữa giờ.
- Đem đủ sách vở, đồ dùng học tập hàng ngày theo thời khoá biểu.
- Vào lớp chú ý nghe thầy giảng bài, ghi chép bài đầy đủ, trình bày tập vở sạch đẹp hơn.
Hoạt động 2: Bình chọn tổ, học sinh xuất sắc, học sinh tiến bộ
+ Tổ (Cá nhân) xuất sắc:
+ Tổ (Cá nhân) tiến bộ:
Hoạt động 3: Giáo viên nêu nội dung thi đua tuần sau
Nội dung tuần sau:
a/. Chuyên cần:
- Đi học đúng giờ, nghỉ học có xin phép.
- Đảm bảo bài học, bài làm trước khi đến lớp.
b/. Học tập:
- Củng cố lại nề nếp học tập.
- Có đầy đủ tập vở, sách giáo khoa, đồ dùng học tập khi đến lớp.
- Học tập nghiêm túc kể cả những tiết sinh hoạt ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp
- Học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Rèn chữ viết, giữ gìn sách vở sạch đẹp.
- Tích cực thi đua và giúp đỡ bạn bè trong học tập.
c/. Kỷ luật:
- Xếp hàng ra vào lớp, ra về ngay ngắn, giữ gìn trật tự khi sinh hoạt dưới cờ.
- Vui vẻ, hòa đồng với bạn bè.
- Không chơi những trò chơi có tính bạo lực như: đánh nhau, chạy đuổi trong giờ chơi
- Lễ phép với thầy, cô và người lớn tuổi.
c/. Vệ sinh:
- Vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
- Vệ sinh cá nhân, để phòng tránh một số bệnh: tay chân miệng, ngộ độc thức ăn
- Chăm sóc cây xanh, bồn hoa trước lớp.
d/. Phong trào:
- Tập thể dục đầy đủ, nhanh, đúng động tác.
- Tiếp tục đóng góp tiền gây quỹ Đội theo yêu cầu Nhà trường và Cô Tổng phụ trách.
- Tiếp tục thực hiện “Đôi bạn cùng tiến”.
Hoạt động 4: Kết thúc
- Một vài em nhắc lại những việc cần thực hiện trong tuần sau.
- Sinh hoạt văn nghệ - vui chơi. 
- Hát
- Tổ trưởng báo cáo các mặt hoạt động trong tuần. Học sinh cả lớp tham gia nhận xét, nêu ý kiến bổ sung.
- Lớp trưởng nhận xét chung tình hình của lớp về các hoạt động:
+ Chuyên cần: Các bạn đi học đều, đúng giờ, ra vào có xếp hàng (ngay ngắn).
- Các bạn nghỉ học có xin phép.
- Thực hiện tốt nếp truy bài đầu giờ, hát đầu giờ, tập thể dục giữa giờ.
- Các bạn có mang theo đầy đủ tập vở, sách giáo khoa, dụng cụ học tập khi đến lớp.
+ Lao động: Thực hiện tốt vệ sinh trong lớp, vệ sinh cá nhân.
- Học sinh bình chọn cá nhân xuất sắc.
- Học sinh bình chọn cá nhân tiến bộ.
- Học sinh nêu phương hướng phấn đấu tuần sau. (thống nhất với nhận xét và nội dung thi đua của giáo viên hoặc có thay đổi bổ sung gì thêm.)
Rút kinh nghiệm: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an lop 3 tuan 15.docx