.Kiến thức:
- Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn.
2.Kĩ năng:
- HS đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn – giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, đọc phân biệt lời người dẫn truyện với lời các nhân vật: chú hề, nàng công chúa nhỏ.
3. Thái độ:
- Thích thú khi tìm hiểu những câu chuyện hay.
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
TRƯỜNG TH BÌNH THẮNG B LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN: 17 Từ ngày 17 Đến ngày 21 / 12 / 2012 THỨ MÔN TÊN BÀI Tích hợp 2 Tập đọc Rất nhiều mặt trăng Toán Luyện tập Lịch sử Ôn tập HKI Đạo đức Thực hành : yêu lao động CC Chào cờ đầu tuần 3 Chính tả Nghe viết : Mùa đông trên rẻo cao Toán Luyện tập chung LTVC Câu kể Ai làm gì ? Âm nhạc Ôn tập hai bài tập đọc nhạc Thể dục Bài tập rèn luyện tư thế kĩ năng cơ bản TC : nhảy lướt sóng 4 Địa lí Ôn tập HKI Toán Dấu hiệu chia hết cho 2 , Dấu hiệu chia hết cho 5 Kể chuyện Một phát minh nho nhỏ Khoa học Ôn tập HKI Mĩ thuật Vẽ trang trí : trang trí hình vuông 5 Tập đọc Rất nhiều mặt trăng (TT ) Toán Luyện tập TLV Đoạn văn trong bài văn miêu tả Khoa học Kiểm tra HKI Thể dục Đi nhanh chuyển sang chạy TC :nhảy lướt sóng 6 LTVC Vị ngữ trong bài văn miêu tả Toán Luyện tập địa phương TLV Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật Kĩ thuật Cắt , khâu , thêu sản phẩm tự chọn SHL Sinh hoạt lớp Duyệt của Ban Giám Hiệu Tổ trưởng Thứ hai ngày:17/12../2012 Môn: Tập đọc T33: RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG I.MỤC ĐÍCH : 1.Kiến thức: - Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn. 2.Kĩ năng: - HS đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn – giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, đọc phân biệt lời người dẫn truyện với lời các nhân vật: chú hề, nàng công chúa nhỏ. 3. Thái độ: - Thích thú khi tìm hiểu những câu chuyện hay. II.CHUẨN BỊ: Tranh minh hoạ Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc III.LÊN LỚP: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1Khởi động: 1’ 2Bài cũ: 5’Trong quán ăn “ba cá bống” GV yêu cầu 2 HS nối tiếp nhau đọc bài & trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc GV nhận xét & chấm điểm 3Bài mới: Giới thiệu bài 1’ Rất nhiều mặt trăng là câu chuyện cho các em thấy cách hiểu về thế giới của trẻ thơ khác với người lớn như thế nào. Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc 8’ - Gọi 1 em đọc toàn bài GV giúp HS chia đoạn bài tập đọc Bài này chia làm mấy đoạn GV yêu cầu HS luyện đọc theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 3 lượt) 8’ GV chú ý khen HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp GV yêu cầu HS đọc phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc Cho HS luyện đọc theo cặp Theo giỏi giúp đở hs Hội các nhóm thi đọc Nhận xét tuyên dương ,giáo dục GV đọc diễn cảm cả bài Giọng nhẹ nhàng, chậm rãi ở đoạn đầu, nhấn giọng những từ ngữ thể hiện sự bất lực của các vị quan trong triều, sự buồn bực của nhà vua vì không biết làm thế nào chiều lòng nàng công chúa nhỏ. Đọc đoạn sau: phân biệt lời chú hề (vui, điềm đạm) với lời nàng công chúa (hồn nhiên, ngây thơ). Đoạn kết đọc với giọng vui, nhịp nhanh hơn. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài 8’ GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì? Trước yêu cầu của công chúa, nhà vua đã làm gì? Các vị đại thần & các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của nàng công chúa? Tại sao họ cho rằng đó là đòi hỏi không thể thực hiện được? GV nhận xét & chốt ý : cả triều đình không biết làm cách náo lấy mặt trăngcho công chúa. GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần & các nhà khoa học? Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của cô công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn? GV nói thêm: Chú hề hiểu trẻ em nên đã cảm nhận đúng: nàng công chúa bé nhỏ nghĩ về mặt trăng hoàn toàn khác với cách nghĩ về mặt trăng của người lớn, của các quan đại thần & những nhà khoa học. GV nhận xét & chốt ý(chú hề hỏi công chúa nghĩ về mặt trăng như thế nào) GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 Sau khi biết rõ công chúa muốn có một “mặt trăng” theo ý nàng, chú hề đã làm gì? Thái độ của công chúa thế nào khi nhận món quà? GV nhận xét & chốt ý :chú hề đã mang đến cho công chúa nhỏ một mặt trăng như công chúa mong muốn . Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm 8’ Hướng dẫn HS đọc từng đoạn văn GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài (theo cách phân vai) GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đoạn văn GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Thế là chú hề đến gặp cô chủ nhỏ Tất nhiên là bằng vàng rồi) GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng) GV sửa lỗi cho các em 4/ Củng cố : 3’ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? Nhận xét rút ra nội dung Giáo viên chốt y rút ra nội dung: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn. 5 / Dặn dò: 1’ GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Rất nhiều mặt trăng (tt) - Hát 2HS nối tiếp nhau đọc bài HS trả lời câu hỏi HS nhận xét Theo giỏi nhắc lại đầu bài 1 em khá đọc HS nêu: + Đoạn 1: 8 dòng đầu + Đoạn 2: tiếp theo tất nhiên là bằng vàng rồi (chú hề hỏi công chúa nghĩ về mặt trăng như thế nào) + Đoạn 3: phần còn lại (chú hề đã mang đến cho cô công chúa nhỏ “một mặt trăng” đúng như cô bé mong muốn. + Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc + 1HS đọc phần chú giải- HS luyện đọc theo cặp 2 nhóm thi đọc Nhận xét bổ sung Theo giỏi HS nghe HS đọc thầm đoạn 1 Công chúa muốn có mặt trăng & nói là cô sẽ khỏi ngay nếu có được mặt trăng Nhà vua cho vời tất cả các vị đại thần, các nhà khoa học đến để bàn cách lấy mặt trăng cho công chúa. Họ nói đòi hỏi đó không thể thực hiện được Vì mặt trăng ở rất xa & to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua. HS đọc thầm đoạn 2 Chú hề cho rằng trước hết phải hỏi xem công chúa nghĩ về mặt trăng thế nào đã / Chú hề cho rằng công chúa nghĩ về mặt trăng không giống người lớn HS nêu Mặt trăng chỉ to hơn ngón tay,treo trên cửa sổ ,làmbằng vàng HS đọc thầm đoạn 3 Chú tức tốc đến gặp thợ kim hoàn, đặt làm ngay 1 mặt trăng bằng vàng, lớn hơn móng tay của công chúa, cho mặt trăng vào 1 sợi dây chuyền vàng để công chúa đeo nó vào cổ Công chúa thấy mặt trăng thì vui sướng ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp khu vườn. Một tốp 3 HS đọc toàn truyện theo cách phân vai (người dẫn truyện, chú hề, nàng công chúa nhỏ) HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp HS đọc trước lớp Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài, phân vai) trước lớp HS nêu. Công chúa nhỏ rất đáng yêu, ngây thơ / Các vị đại thần & các nhà khoa học không hiểu trẻ em / Chú hề rất thông minh / Trẻ em có những suy nghĩ khác người lớn 2 học sinh đọc lại nội dung Nhận xét ,ghi nhận Môn: Toán T81: LUYỆN TẬP I.MỤC ĐÍCH : 1.Kiến thức: - Củng cố về phép chia cho số có ba chữ số. 2.Kĩ năng: - Giúp HS rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia. 3. Thái độ: - GD cẩn thận chính xác trong học toán. II.CHUẨN BỊ: Vở, bảng con, phiếu to. III.LÊN LỚP: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1Khởi động: 1’ 2Bài cũ: 5’ Chia cho số có ba chữ số (tt) GV yêu cầu 2 HS làm bài trên bảng GV nhận xét 3Bài mới: Hoạt động1: Giới thiệu bài mới 1’ - Ghi tựa bài. Hoạt động 2: Thực hành 23’ Bài tập 1: Thương có chữ số 0 Thương có ba chữ số. Thương có bốn chữ số. Cho cả lớp làm vở, 2 em làm trên phiếu. Bài tập 2: Yêu cầu HS đọc đề bài, HD tóm tắt, cho HS thi đua nêu cách giải. Cho cả làm vở, 2 em thi làm trên phiếu. GV NX sửa bài. Bài tập 3: - Giải toán có lời văn. - Lưu ý: yêu cầu HS nhắc cách tìm số trung bình cộng. - HD HS tìm chiều rộng dựa trên diện tích rồi tìm tính chu vi. 4/ Củng cố : 3’ Hãy nêu cách đặt tính chia. Nêu lại cách tìm trung bình cộng, cáchtính chu vi hình chữ nhật. Nhận xét tuyên dương ,giáo dục 5 / Dặn dò: 1’ Nhận xét tiết học Chuẩn bị: Luyện tập chung 2HS làm bài đặt tính và tính. 49410 :305 86265 :405 HS nhận xét - 1 em nhắc lại HS đặt tính rồi tính Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả a. 54322 : 346 = 157 b. 106141 : 413 = 257 25275 : 108 = 234 dư 3 123220 : 404 = 305 86679 : 214 = 405 dư 9 172869:258=705 dư 9 Học sinh đọc đè bài , làm bài, sửa bài thống nhất kết quả. Giải Đổi 18 kg = 18000 g 18000 : 240 = 75 (g ) Đáp số = 75 g HS làm bài HS sửa bài Giải Chiều rộng là. 7140:105 = 68 (m) Chu vi là,. (105+68)x2= 346 (m) Đáp số =346 m -2 HS nêu. Nhận xét bổ sung. ghi nhận , Môn: Lịch sử Bài : ÔN TẬP LỊCH SỬ I.MỤC ĐÍCH : 1.Kiến thức: hệ Hệ thống hoá KT đã học từ buổi đầu độc lập đến nước Đại Việt thời Trần 2.Kĩ năng: Học tập một cách có hệ thống . 3. Thái độ: Chăm chỉ học tập. II.CHUẨN BỊ: Gv : SGK, tài liệu, sưu tầm tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học III.LÊN LỚP: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1 Khởi động: 1’ 2 Bài cũ: 5’Yêu lao động (tiết 1) GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ. GV nhận xét 3 Bài mới: Giới thiệu bài :1’ HD ôn tập: GV đưa ra hệ thống câu hỏi gọi HS trả lời - Ngô Quyền trị vì đất nước bao nhiêu lâu? - Sau khi Ngô Quyền mất nước ta như thế nào? - Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì trong buổi đầu độc lập? - Quân Tống sang xâm lược nước ta vào thời gian nào? - Cuộc kháng chiến chống quân Tống mang lại kết quả gì? - Nhà Lí dời đô ra Thăng Long vào thời gian nào? Dưới thời Lí đạo nào phát triển mạnh? Vào thời gian nào thì nhà Lí suy yếu?nhà Trần thành lập vào thời gian nào? Nhà Trần có những việc làm nào để XD và củng cố đất nước? Dưới thời Trần nền nông nghiệp nước ta như thế nào? Dưới thời Trần quân Nguyên sang xâm lược nước ta mấy lần? Ý chí quyết tâm tiêu diệt quân Nguyên Mông của quân dân ta như thế nào? 4/ Củng cố : 3’ Qua bài học cho ta biết được điều gì? Gv yêu cầu hs đọc nội dung bài 5 / Dặn dò: 1’ NX tiết học Dặn chuẩn bị bài sau thi HKI Hát 2 hs nhắc lại ghi nhớ HS trả lời câu hỏi của GV 6 năm Rơi vào cảnh loạn lạc Tập hợp nhân dân đứng dẹp loạn Năm 981 Chặn được âm mưu xâm lược của nhà Tống giữ vững nền độc lập của nước nhà nhân dân vững tin vào tiền đồ của dân tộc Mùa xuân năm 1010 Đạo phật Đầu năm 1226 và nhà Trần thành lập Quan tâm đến phát triển nông nghiệp và phòng thủ dất nước. Nhà Trần rất quan tâm đến việc đắp đê chống lũ Rất phát triển đời sống nhân dân ấm no Ba lần Cả ba lần vua tôi nhà Trần đều đồng lòng mưu trí đánh quân xâm lược 2hs n ... thì tận cùng phải là 0. Làm đúng các bài tập 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận II.CHUẨN BỊ: Vở III.LÊN LỚP: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1Khởi động: 1’ 2Bài cũ: 5’Dấu hiệu chia hết cho 5 GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà Yêu cầu vài HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, 5. Cho ví dụ minh họa chỉ rõ số chia hết cho 2, 5; số không chia hết cho 2, 5. GV nhận xét 3Bài mới: Hoạt động1: Giới thiệu bài mới:1’ Hoạt động 2: Thực hành:32’ Bài tập 1: Khi chữa bài GV cho HS nêu các số đã viết ở phần bài làm & giải thích tại sao lại chọn số đó? Bài tập 2: Tiến hành tương tự bài 1. Bài tập 3: Khi chữa bài, có thể yêu cầu HS tự kiểm tra lại kết quả của mình theo từng bước nhỏ sau: + Các số em viết ở mỗi hình tròn có đúng 3 chữ số chưa? + Các em hãy kiểm tra xem tận cùng của các số đó có là một trong các chữ số 0, 2, 4, 6, 8 chưa? Bài tập 4: Khi chữa bài GV chú ý nêu yêu cầu HS nêu lí do chọn các số đó trong từng phần. GV khuyến khích HS làm theo cách nhanh, gọn, thông minh hơn. Bài tập 5: Sau khi cho HS làm bài, GV có thể cho HS rút ra kết luận nhỏ: cách làm thứ hai ở bài 4 rõ ràng giúp ta giải quyết nhanh, gọn, chính xác bài 5. 4Củng cố :5’ Nêu dấu hiệu cùng chia hết cho 2 và 5? 5Dặn dò: 1’ Chuẩn bị bài: Dấu hiệu chia hết cho 9. HS sửa bài HS nhận xét HS làm bài Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả Số chia hết cho 2: 4568, 66814, 2050, 3576, 900, Số chia hết cho 5:2050, 900, 2355. HS làm bài HS sửa bài 100, 322, 552. 200, 250, 995. 480, 2000, 9010, 296, 324. 345, 3995, HS thảo luận và nêu miệng: Số vừa chia hết cho 2 vừa cia hết cho 5 có tận cùng là 0. HS làm bài HS sửa bài thống nhất kết quả: 10 quả Vì 10 < 20 và vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5. Hs thi đua nêu. Tiết 2 Môn: Luyện từ và câu T34: VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ? I.MỤC ĐÍCH : 1.Kiến thức: HS hiểu trong câu kể Ai làm gì?, vị ngữ nêu lên hoạt động của người hay vật. 2.Kĩ năng: Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? thường do động từ & cụm động từ đảm nhiệm. 3. Thái độ: Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt. II.CHUẨN BỊ: 3 băng giấy – mỗi băng viết 1 câu kể Ai làm gì? tìm được ở BT1 (phần nhận xét) để HS làm BT2 (phần nhận xét) Phiếu viết các câu kể Ai làm gì? ở BT1 (phần luyện tập) Phiếu kẻ bảng nội dung BT2 (phần luyện tập) III.LÊN LỚP: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1Khởi động:1’ 2Bài cũ: Câu kể Ai làm gì? GV yêu cầu HS làm lại BT3 GV nhận xét & chấm điểm 3Bài mới: Giới thiệu bài :1’ Trong tiết LTVC trước, các em đã biết mỗi câu kể Ai làm gì? gồm 2 bộ phận chủ ngữ và vị ngữ. Tiết học hôm nay giúp các em tìm hiểu kĩ hơn bộ phận vị ngữ, cấu tạo của bộ phận vị ngữ trong kiểu câu này. Hoạt động1: Hình thành khái niệm:12’ Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét Yêu cầu 1: + GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng: đoạn văn có 6 câu. Ba câu đầu là những câu kể Ai làm gì?: Hàng trăm con voi đang tiến về bãi. Người các buôn làng kéo về nườm nượp. Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng. Yêu cầu 2, 3: + GV dán bảng 3 băng giấy viết 3 câu văn, mời 3 HS lên bảng + GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Yêu cầu 4: Bước 2: Ghi nhớ kiến thức Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ GV mời 1, 2 HS nêu ví dụ minh hoạ cho nội dung cần ghi nhớ Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập :12’ Bài tập 1: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng (các câu 3, 4, 5, 6, 7) GV phát phiếu cho 3 HS làm bài GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 2: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV dán 1 tờ phiếu lên bảng, mời 1 HS lên bảng nối các từ ngữ, chốt lại lời giải đúng. GV nhận xét Bài tập 3: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV hướng dẫn HS quan sát tranh (cảnh sân trường vào giờ ra chơi); nhắc HS chú ý nói từ 3 đến 5 câu miêu tả hoạt động của các nhân vật trong tranh theo mẫu câu Ai làm gì? 4Củng cố 4’ Thế nào là vị ngữ trong câu kể Nhận xét dặn dò 5 Dặn dò: 4’ GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở đoạn văn dùng các câu kể Ai làm gì? Chuẩn bị bài: Ôn tập học kì I HS thực hiện HS nhận xét. Theo giỏi nhắc lại đầu bài + Cả lớp đọc thầm đoạn văn, tìm các câu kể, phát biểu ý kiến đúng. + HS suy nghĩ, làm bài cá nhân vào VBT + 3 HS lên bảng gạch 2 gạch dưới bộ phận vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm được, trình bày lời giải, kết hợp nêu ý nghĩa của vị ngữ. + HS suy nghĩ, chọn lời giải đúng, phát biểu ý kiến. + Lời giải: ý b – vị ngữ của các câu trên do động từ &các từ kèm theo nó (cụm động từ) tạo thành. HS đọc thầm phần ghi nhớ 3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK HS đọc yêu cầu của bài tập HS làm việc cá nhân vào VBT Mỗi bàn cử 1 đại diện lên sửa bài tập HS đọc yêu cầu của bài tập HS làm bài vào VBT HS phát biểu ý kiến 1 HS lên bảng nối các từ ngữ, chốt lại lời giải đúng. HS đọc yêu cầu của bài tập HS quan sát tranh, suy nghĩ, tiếp nối nhau phát biểu ý kiến Ví dụ về một đoạn văn miêu tả: Bác bảo vệ đánh một hồi trống dài. Từ các lớp, học sinh ùa ra sân trường. Dưới gốc cây bàng già, bốn bạn túm tụm xem truyện tranh. Giữa sân, các bạn nam chơi đá cầu. Cạnh đó mấy bạn nữ chơi nhảy dây. 2 hs nêu Tiết 3 Môn: Tập làm văn Bài LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I.MỤC ĐÍCH : 1.Kiến thức: HS tiếp tục tìm hiểu về đoạn văn: biết xác định mỗi đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn. 2.Kĩ năng: Biết viết các đoạn văn trong một bài văn miêu tả đồ vật. 3. Thái độ: Giáodục học sinh quan sát đồ vật một cách chính xác II.CHUẨN BỊ: Một số kiểu, mẫu cặp sách HS. III.LÊN LỚP: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1Khởi động: 1’ 2Bài cũ: 5’ Yêu cầu 1 HS nhắc lại kiến thức về đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật. Sau đó đọc đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em. GV nhận xét & chấm điểm 3 Bài mới: Hoạt động1: Giới thiệu bài :1’ Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập :23’ Bài tập 1: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Các đoạn văn trên thuộc phần nào trong bài văn miêu tả? Xác định nội dung miêu tả của từng đoạn văn? Nội dung miêu tả của mỗi đoạn được báo hiệu ở câu mở đầu đoạn bằng những từ ngữ nào? Bài tập 2: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV nhắc HS lưu ý: + Đề bài chỉ yêu cầu các em viết một đoạn văn (không phải cả bài), miêu tả hình dáng bên ngoài (không phải bên trong) chiếc cặp của em hoặc của bạn em. Em nên viết dựa theo các gợi ý a, b, c. + Để cho đoạn văn tả cái cặp của em không giống cái cặp của các bạn khác, em cầu chú ý những đặc điểm riêng của cái cặp. Kết hợp quan sát với tìm ý (ghi các ý vào giấy nháp) + Tập diễn đạt, sắp xếp các ý, kết hợp bộc lộ cảm xúc khi tả. GV nhận xét GV chọn 1 – 2 bài viết tốt, đọc chậm, nêu nhận xét, chấm điểm Bài tập 3: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV nhắc HS chú ý: đề bài chỉ yêu cầu các em viết một đoạn văn tả bên trong (không phải bên ngoài) chiếc cặp của mình. GV nhận xét GV chọn 1 – 2 bài viết tốt, đọc chậm, nêu nhận xét, chấm điểm 4Củng cố - 5 Dặn dò: 5’ GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh lại 2 đoạn văn đã thực hành luyện viết trên lớp. Chuẩn bị bài: Ôn tập học kì I. 1 HS nhắc lại kiến thức về đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật. 1 HS đọc đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em. HS nhận xét HS đọc yêu cầu bài tập Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn tả cái cặp, làm bài cá nhân hoặc trao đổi cùng bạn bên cạnh. HS phát biểu ý kiến – HS khá giỏi có thể trả lời cả 3 câu hỏi. Cả 3 đoạn văn đều thuộc phần thân bài. Đoạn 1: Tả hình dáng bên ngoài chiếc cặp. Đoạn 2: Tả quai cặp & dây đeo. Đoạn 3: Tả cấu tạo bên trong của chiếc cặp. Đoạn 1: Đó là một chiếc cặp màu đỏ tuơi. Đoạn 2: Quai cặp làm bằng sắt không gỉ Đoạn 3: Mở cặp ra, em thấy trong cặp có tới 3 ngăn. HS đọc yêu cầu của bài tập & các gợi ý HS đặt trước mặt cặp sách của mình để quan sát & tập viết đoạn văn tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp sách theo các gợi ý a, b, c HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn của mình HS đọc yêu cầu của bài tập & các gợi ý HS đặt trước mặt cặp sách của mình để quan sát & tập viết đoạn văn tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp sách theo các gợi ý a, b, c HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn của mình SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 17 CHỦ ĐIỂM THÁNG: YÊU QUÝ VÀ HỌC TẬP THEO GƯƠNG ANH BỘ ĐỘI I. MỤC TIÊU: Kiến thức: HS nhận ra ưu khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp. Kỹ năng: Rèn tính tự giác, mạnh dạn, tự tin. Thái độ: Giáo dục tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn II. CHUẨN BỊ: GV : Công tác tuần. HS: Bản báo cáo thành tích thi đua của các tổ. III. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP GIÁO VIÊN HỌC SINH Ổn định: Hát Nội dung: GV giới thiệu: Chủ điểm tháng :YÊU QUÝ VÀ HỌC TẬP THEO GƯƠNG ANH BỘ ĐỘI Phần làm việc ban cán sự lớp: GV nhận xét chung: Ưu: Thi đua đạt nhiều hoa điểm 10 : tổng số 117 điểm 10. Thực hiện tốt nề nếp nội qui của trường của lớp Trong lớp chú ý nghe giảng hăng hái phát biểu ý kến XD bài. Có làm và học bài đầy đủ khi đến lớp *Tồn tại: Gv khen thưởng cho tổ hạng nhất, cá nhân xuất sắc, cá nhân tiến bộ. Công tác tuần tới: - Không nói chuyện riêng trong giờ học + Nâng cao chất lượng học tập + Phát động đôi bạn cùng tiến trong học tập +Tổ chức phong trào thi đua học tập giữa các tổ +Nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường Bài hát kết thúc tiết sinh hoạt Hát tập thể - Lớp trưởng điều khiển - Tổ trưởng các tổ báo cáo về các mặt : + Học tập + Chuyên cần + Kỷ luật + Phong trào + Cá nhân xuất sắc, tiến bộ ----- - Tổ trưởng tổng kết điểm sau khi báo cáo. Thư ký ghi điểm sau khi cả lớp giơ tay biểu quyết. Ban cán sự lớp nhận xét + Lớp phó học tập + Lớp phó lao dong Lớp trưởng nhận xét Lớp bình bầu : + Cá nhân xuất sắc 5 em. + cá nhân tiến bộ:4 em Những HS đính tên lên Bảng danh dự: ................................................................................ ................................................................................ Thư ký tổng kết bảng điểm thi đua của các tổ. Tuyên dương tổ đạt điểm cao. HS chơi trò chơi sinh hoạt, văn nghệ,theo chủ điểm tuần, tháng . Soạn xong ngày 17 / 12 / 2012 Chuyên môn KT và kí duyệt Người soạn
Tài liệu đính kèm: