Giáo án lớp 3 Tuần số 18 năm học 2011

Giáo án lớp 3 Tuần số 18 năm học 2011

. Mục tiêu

- Nhớ qui tắc tính chu vi hình chữ nhật và vận dụng để tính được chu vi hình chữ nhật (biết chiều dài, chiều rộng).

- Giải toán có nội dung liên quan đến chu vi hình chữ nhật

B. Đồ dùng dạy- học : - Thước kẻ

III.Các hoạt động dạy- học

 

doc 15 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 720Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần số 18 năm học 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18 Ngày soạn: 10/12/2011
Ngày giảng: Thứ hai, ngày 12 tháng 12 năm 2011
Toán
Tiết 86 CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT 
A. Mục tiêu
- Nhớ qui tắc tính chu vi hình chữ nhật và vận dụng để tính được chu vi hình chữ nhật (biết chiều dài, chiều rộng).
- Giải toán có nội dung liên quan đến chu vi hình chữ nhật
B. Đồ dùng dạy- học : - Thước kẻ 
III.Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ 
- Nêu đặc điểm của HCN ? 
III. Bài mới
1. Giới thiệu bài: - Ghi bảng
2. HD xây dựng quy tắc tính chu vi HCN. 
- GV vẽ lên bảng 1 hình tứ giác MNPQ có độ dài các cạnh lần lượt là 6cm, 7cm, 9cm 
+ Hãy tính chu vi hình này ? 
+ Muốn tính chu vi của 1 hình ta làm thế nào ? 
*Tính chu vi HCN.
- Vẽ lên bảng HCN ABCD có chiều dài là 4 cm, chiều rộng là 3 cm, yc tính chu vi
+ Tính tổng của 1 cạnh chiều dài và 1 cạnh chiều rộng ? 
+ 14 cm gấp mấy lần 7 cm ? 
+ Vậy chu vi của HCN ABCD gấp mấy lần tổng của 1 cạnh chiều rộng và 1 cạnh của chiều dài ? 
- Vậy khi tính chu vi của HCN ABCD ta... 
Ta viết là : ( 4 + 3 ) x 2 = 14 
* Quy tắc: SGK
3. Thực hành 
*Bài 1 : Củng cố cách tính chu vi HCN 
*Bài 2 : Củng cố cách tính chu vi HCN qua việc giải toán có lời văn. 
*Bài 3 : Cho HS thảo luận nhóm đôi
- GV nhận xét, chữa bài
IV. Củng cố: Nhắc lại nội dung bài. 
V. Dặn dò: - Chuẩn bị giờ sau
- Chuẩn bị SGK cho môn học 
- 2 HS nêu.
- HS quan sát 
- HS thực hiện 
+ Tính tổng độ dài các cạnh của hình đó 
- HS quan sát 
- HS tính : 4 cm + 3 cm + 4 cm + 3 cm = 14 cm 
- HS tính : 4 cm + 3 cm = 7 cm 
+ 14 cm gấp 2 lần 7 cm 
+ Chu vi của HCN ABCD gấp 2 lần tổng độ dài của 1 cạnh chiều rộng và 1 cạnh chiều dài .
- HS nhắc lại 
- Nhiều HS nhắc lại qui tắc
- Tính lại chu vi HCN theo công thức
- 1 HS nhắc lại công thức 
- HS làm bài trên phiếu 
- HS lên bảng chữa bài
- HS tìm hiểu bài toán
- Tự giải vào vở, chữa bài
- HS thảo luận N2 
Tập đọc
Tiết 52 ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 1) 
A. Mục tiêu
- Đọc đúng rách mạch đoạn văn , bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút); trả lời được 1 CH về nội dung đoạn bài ; thuộc được 2 câu thơ ở HK1 .
- Nghe - viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng qui định bài CT (tốc độ viết khoảng 60 chữ/15 phút) không mắc quá 5 lỗi trong bài 
- HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ trên 60 tiếng/phút) viết đúng và tương đối đẹp bài CT (tốc độ viết trên 60 chữ/15 phút)
B. Đồ dùng dạy- học
- Phiếu ghi tên bài tập đọc.
C. Các hoạt động dạy- học	 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài: Anh Đom Đóm và TLCH. 
- Nhận xét, đánh giá. 
II. Bài mới	 
1. Giới thiệu bài
2. Kiểm tra tập đọc (5 em)
- GV gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc 
- GV đặt câu hỏi cho đoạn văn vừa đọc 
- GV nhận xét, ghi điểm 
Bài tập 3 
- GV HD HS chuẩn bị 
- GV đọc 1 lần đoạn văn “Rừng cây trong nắng” 
- GV giải nghĩa từ khó : uy nghi, tráng lệ
- GV giúp HS nắm ND bài chính tả 
+ Đoạn văn tả cảnh gì ? 
- GV đọc 1 số tiếng khó : uy nghi, tráng lệ, vươn thẳng .
- GV đọc cho HS viết bài
- Đọc cho HS soát lỗi
*Chấm - chữa bài.
- GV thu vở chấm điểm 
- Nhận xét bài viết 
IV. Củng cố
- Nhắc lại nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học
V. Dặn dò 
- Chuẩn bị giờ sau.
- Chuẩn bị SGK cho môn học 
- 2HS đọc bài.
- Từng HS lên bốc thăm và xem lại bài trong 2 phút
- HS đọc bài theo chỉ định trong phiếu.
- HS trả lời 
- HS nghe 
- 2 HS đọc lại 
+ Tả cảnh đẹp rừng cây trong nắng 
- HS luyện viết vào bảng con.
- HS viết vào vở chính tả 
- HS dùng bút chì soát lỗi 
- Theo dõi Gv nhận xét
- Nêu lại nội dung ôn tập
Kể chuyện
Tiết 53 ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 2) 
A. Mục tiêu
- Mức độ , yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1 
- Tìm được những hình ảnh so sánh trong câu văn (BT2)
B. Đồ dùng dạy- học
- Phiếu ghi tên bài tập đọc
C. Các hoạt động dạy- học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ
II. Bài mới	 
1.Kiểm tra tập đọc (5 em)
- GV gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc 
- GV đặt câu hỏi cho đoạn văn vừa đọc 
- GV nhận xét, ghi điểm 
2. Bài tập 2 
- GV gọi HS nêu yêu cầu.
- GV giảI nghĩa từ : nến, dù. 
-Treo bảng phụ ghi nội dung các câu văn
- GV gạch dưới những từ ngữ chỉ sự vật được so sánh với nhau 
- GV chốt lại lời giải đúng 
3. Bài tập 3. 
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- GV chốt lại lời giải đúng 
IV. Củng cố
- Nhắc lại nội dung bài
- Nhận xét giờ học
V. Dặn dò
 - Dặn học sinh tiếp tục ôn tập để kiểm tra.
- Chuẩn bị SGK cho môn học 
- Từng HS lên bốc thăm và xem lại bài trong 2 phút
- HS đọc bài theo chỉ định trong phiếu.
- HS trả lời 
- 2 HS nêu yêu cầu BT 
- HS làm bài cá nhân, phát biểu ý kiến 
a. Những thân cây tràm như những cây nến 
b. Đước mọc san sát, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi cát
- 2 HS nêu yêu cầu 
- HS suy nghĩ phát biểu 
VD: Từ biển trong câu : " Từ trong biển lá xanh rờn "  không có nghĩa là vùng nước mặn mênh mông trên bề mặt trái đất mà chuyển thành nghĩa một tập hợp rất nhiều sự vật : lượng lá trong rừng tràm bạt ngàn trên một diện tích rộng lớn khiến ta tưởng như đang đứng trước 1 biển lá.
Ngày soạn: 10/12/2011
Ngày giảng: Thứ ba, ngày 13 tháng 12 năm 2011
Toán
Tiết 87 CHU VI HÌNH VUÔNG 
A. Mục tiêu
- Nhớ quy tắc tính chu vi hình vuông ( độ dài cạnh x 4).
- Vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình vuông và giải các bài toán có liên quan đến chu vi hình vuông.
B. Đồ dùng dạy- học : - Thước thẳng.
C. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Ổn định tổ chức
II.Kiểm tra bài cũ 
- HS nêu đặc điểm của hình vuông ?
III. Bài mới
1. Giới thiệu bài: - Ghi bảng
2. HD xây dựng quy tắc tính chu vi HV
- GV vẽ lên bảng 1 HV có cạnh dài 3dm
+ Em hãy tính chu vi HV ABCD?
+ Em hãy tính theo cách khác.
+ 3 dm là gì của HV?
+ HV có mấy cạnh, các cạnh như thế nào với nhau?
- Vì thế ta có cách tính chu vi HV như thế nào?
3. Thực hành.
*Bài 1: Củng cố cách tính chu vi HV.
- GV yêu cầu làm vào phiếu
- GV nhận xét, sửa sai 
*Bài 2: GV gọi HS nêu yêu cầu
- Gọi HS phân tích BT.
- Yêu cầu HS làm vở.
- Gọi HS lên bảng chữa bài
*Bài 3:- Cho HS tự giải vào vở
- GV chữa bài, chấm điểm .
*Bài 4: Củng cố cách đo, tính CV HV.
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV nhận xét, ghi điểm
IV. Củng cố: -Nhắc lại nội dung bài. 
V. Dặn dò:- VN xem lại bài.
- Chuẩn bị SGK cho môn học 
- 1 HS nêu. Lớp nhận xét
- HS quan sát
- HS tính 3 + 3 + 3 + 3 = 12 (dm)
- 3 x 4 = 12 (dm)
+ 3 là độ dài cạnh của HV
+ HV có 4 cạnh bằng nhau.
+Lấy độ dài một cạnh nhân với 4.
- Nhiều HS nhắc lại quy tắc.
- 2 HS nêu yêu cầu BT
- HS làm vào phiếu bài tập
 12 x 4 = 48 (cm)
 31 x 4 = 124 (cm)
 15 x 4 = 60 (cm)
- HS nêu yêu cầu.
- HS giải và trình bày bài giải
 Đáp số: 40 cm
- 1 HS lên bảng, lớp giải vào vở
- Cả lớp chữa bài 
- HS dùng thước đo độ dài cạnh hình vuông MNPQ, tính chu vi HV theo quy tắc: 3 x 4 = 12 (cm)
Chính tả
Tiết 35 ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 ( Tiết 3)
A. Mục tiêu
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1 
- Điền đúng nội dung vào giấy mời , theo mẫu ( BT2)
B. Đồ dùng dạy- học
- Phiếu ghi tên bài tập đọc
C. Các hoạt động dạy- học	 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ 
III. Bài mới
1. Giới thiệu bài: - Nêu yêu cầu tiết học
2. Kiểm tra tập đọc (5 em)
- GV gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc 
- GV đặt câu hỏi cho đoạn văn vừa đọc 
- GV nhận xét, ghi điểm 
3. HD làm bài tâp.
- Mỗi em đều phải đóng vai lớp trưởng để viết giấy mời.
- Khi viết phải viết những lời kính trọng, ngắn gọn 
- GV mời HS làm mẫu.
- GV yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, chấm điểm.
IV. Củng cố
- Nhắc HS tiếp tục ôn tập ở nhà. GV nhận xét tiết học 
V. Dặn dò 
- Chuẩn bị bài sau.
- Từng HS lên bốc thăm và xem lại bài trong 2 phút
- HS đọc bài theo chỉ định trong phiếu.
- HS trả lời 
- 2 HS nêu yêu cầu BT.
- HS nghe.
- HS điền miệng ND
VD: Giấy mời
Kính gửi: Cô hiệu trưởng trường TH Vĩnh Kiên 
Lớp 3B trân trọng kính mời cô......
Tới dự: Buổi liên hoan 
Vào hồi: giờ .. phút , ngày ... tháng ... năm 2010 
Tại: Phòng học lớp 3A
Chúng em rất mong được đón cô.
Ngày 13/12/2011
 T.M lớp
 Lớp trưởng
 - HS làm vào vở
- Vài HS đọc bài.
Ngày soạn: 10/12/2011
Ngày giảng: Thứ tư, ngày 14 tháng 12 năm 2011
Toán
Tiết 88 	 LUYỆN TẬP 
A. Mục tiêu
- Biết tính chu vi hình chữ nhật và tính chu vi hình vuông qua việc giải các bài toán có nội dung hình học.
B. Đồ dùng dạy- học 
- Bảng phụ
C. Các hoạt động dạy- học
HĐ GV
HĐ HS
A. Ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ 
- Nêu quy tắc tính chu vi HCN? tính chu vi HV? ( Nhận xet, đánh giá)
III. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện tập
*Bài 1. áp dụng quy tắc tính chu vi HCN.
- GV nhận xét, chữa bài
*Bài 2. áp dụng quy tắc tính chu vi HV giải được bài toán có lời văn.
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán
- GV nhận xét, chữa bài
*Bài 3. Tính được cạnh của hình vuông khi biết chu vi hình vuông đó
- Cho HS tự làm bài, chữa bài
*Bài 4(T89): Tính được chiều dài HCN
-HD học sinh nắm yêu cầu bài tập
- GV nhận xét, chữa bài
IV. Củng cố 
- Nhắc lại nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học. 
V. Dặn dò
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS nêu
- HS nêu yêu cầu, nêu lại quy tắc
- HS làm bài vào vở
- 1 HS chữa bài, lớp nhận xét.
 Đáp số: 100 m
- HS nêu yêu cầu bài tập
- Cả lớp giải vào vở
- 1 HS lên bảng chữa bài
Bài giải
 Chu vi khung bức tranh h.vuông là:
 50 x 4 = 200 (cm)
 200cm = 2m
 Đáp số : 2m
- HS làm bài, chữa bài
Bài giải
 Độ dài của cạnh hình vuông là:
24 : 4 = 6 (cm)
 Đáp số: 6 cm
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS T.luận nhóm 2, tìm cách giải
- HS giải vào phiếu BT theo nhóm
- Đại diện nhóm chữa bài
Tập đọc
Tiết 54 ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (Tiết 4) 
A. Mục tiêu
- Mức độ , yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1 
- Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn (BT2)
B. Đồ dùng dạy- học: 
-Phiếu ghi tên bài tập đọc
C. Các hoạt động dạy- học	 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ 
III. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
- Nêu yêu cầu tiết học
2. Kiểm tra tập đọc 
(số HS còn lại)
- GV gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc 
- GV đặt câu hỏi cho đoạn văn vừa đọc 
- GV nhận xét, ghi điểm 
3. Bài tập 2
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT 
- GV hướng dẫn nắm yêu cầu bài tập 
- GV dán lên bảng lớp 3 tờ phiếu 
- GV nhận xét, phân tích từng dấu câu trong đoạn văn, chốt lại lời giải đúng.
IV. Củng cố 
- Nhắc lại nội dung bài
- GV nhận xét tiết học.
V. Dặn dò: 
- Chuẩn bị tiết sau.
- Từng HS lên bốc thăm và xem lại bài trong 2 phút
- HS đọc bài theo chỉ định trong phiếu.
- HS trả lời 
- 2 HS nêu yêu cầu BT 
- 1 HS đọc chú giải 
- HS cả lớp đọc thầm đoạn văn 
- HS làm bài cá nhân 
- 3 HS lên bảng thi làm bài
 Cà Mau đất xốp. Mưa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió lắm giông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống chọi nổi. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng. Rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất.
Luyện từ và câu
Tiết 18 ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 
(Tiết 5)
A. Mục tiêu
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1 
- Bước đầu viết được đơn xin cấp lại thẻ đọc sách ( BT2)
B. Đồ dùng dạy- học
- Phiếu ghi tên bài đọc.
C. Các hoạt động dạy- học	 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ 
III. Bài mới
1. Giới thiệu bài 
- Nêu yêu cầu tiết học
2. Kiểm tra học thuộc lòng
- GV gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài HTL 
- GV đặt câu hỏi cho đoạn, bài vừa đọc 
- GV nhận xét, ghi điểm 
3. Bài tập 2
- GV gọi HS nêu yêu cầu.
- GV nhắc HS: So với mẫu đơn, lá đơn này cần thể hiện ND xin cấp lại thẻ đọc sách đã mất.
- GV gọi HS làm miệng
- GV nhắc HS chú ý:
+ Tên đơn có thể giữ nguyên.
+ Mục ND, câu: Em làm đơn này xin đề nghị thư viện  cần đổi thành: Em làm đơn này xin đề nghị thư viện cấp cho em thẻ đọc sách năm 2010 vì em đã chót làm mất.
- GV nhận xét, chấm điểm.
IV. Củng cố 
- Nhắc lại nội dung bài. 
- GV nhận xét tiết học.
V. Dặn dò 
- Chuẩn bị bài sau.
- Từng HS lên bốc thăm và xem lại bài trong 2 phút
- HS đọc bài theo chỉ định trong phiếu.
- HS trả lời 
- 2 HS nêu yêu cầu
- HS mở SGK (T11) đọc mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
- HS nghe.
- 1 HS làm miệng.
- HS nghe.
- HS làm bài vào vở.
- Một số HS đọc đơn.
- Cả lớp nhận xét.
Ngày soạn: 11/12/2011
Ngày giảng: Thứ năm, ngày 15 tháng 12 năm 2011
Ôn Tiếng Việt
Tiết 54	 TỰ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
A – Phần viết 
1. Chính tả. (Nghe viết) ( 5 điểm )
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài : 
Người liên lạc nhỏ. Gồm đầu bài và đoạn “ từ đầu đến lững thững đằng sau”. (Tiếng Việt lớp 3 tập 1 trang 112)
 2. Tập làm văn: (5 điểm )
Viết một bức thư cho bạn ở một tỉnh miền Nam ( hoặc miền Trung, miền Bắc ) để làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tốt. 
Gợi ý: 
Lí do viết thư ( Em biết về bạn qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình,  ).
 Nội dung bức thư (Em tự giới thiệu, hỏi thăm bạn, hẹn bạn cùng thi đua học tốt) 
_______________________
Mĩ thuật
Tiết 18 	 VẼ THEO MẪU: VẼ LỌ HOA
A. Mục tiêu
	- HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm của một lọ hoa và vẻ đẹp của chúng.
	- HS biết cách vẽ lọ hoa.
	- Vẽ được hình lọ hoa và trang trí theo ý thích.
B. Chuẩn bị
- Sưu tầm tranh ảnh 1 số lọ hoa.
	- Hình gợi ý cách vẽ.
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I.Ôn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bi của học sinh 
III. Bài mời.
1. Giới thiệu bài: ghi dầu bài 
2. Quan sát, nhận xét 
- Chuẩn bị SGK cho môn học 
- Nêu đồ dùng cần thiết cho tiết học
- GV giới thiệu các kiểu dáng lọ hoa 
- HS quan sát 
+ Hình dáng lọ hoa như thế nào ? 
- Phong phú về : Độ cao, thấp, đặc điểm các bộ phận ( miệng, cổ, thân, đáy ) 
+ Cách trang trí ? 
- Có nhiều hoạ tiết và cách trang trí hoa văn và màu sắc khác nhau.
+ Chất liệu 
- Gốm, sứ, thuỷ tinh, sơn mài 
2. Hoạt động 2 : Cách vẽ lọ hoa 
- GV giới thiệu cách vẽ 
+ Phác khung hình 
+ PHác nét tỉ lệ các bộ phận 
+ vẽ nét chính 
+ Vẽ chi tiết 
- GV gợi ý cách trang trí 
+ Trang trí theo ý thích 
+ Vẽ mầu tự do 
3. Hoạt động 3 : Thực hành 
- GV nhắc nhở thêm HS 
- HS làm bài như đã hướng dẫn
- GV giúp HS tìm tỉ lệ các bộ phận 
IV. Nhận xét, đánh giá
GV nêu tiêu trí đánh giá:
- Vẽ lọ hoa cân đối
- Trang trí hài hoà 
- HS trưng bày sản phẩm
- HS nhận xét bài vẽ của bạn 
-HS tự xếp loại bài vẽ theo ý thích 
- GV nhận xét đánh giá 
V. Dặn dò: Về nhà học bài chuẩn bị bài sau 
- Quan sát mẫu trang trí hình vuông 
____________________________
Ôn Toán
Tiết 36	 TỰ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
I – Phần trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn vào chữ đặt trước ý trả lời đúng nhất trong mỗi câu sau: 
(4 điểm) 
Bài 1: Kết quả đúng của phép tính là
a. 9 x 8 = 64 b. 7 x 8 = 56 c. 9 x 9 = 89
d. 45 : 8 = 5 e. 9 x 8 = 81 g. 72 : 9 = 8 
Bài 2: x = 6 là kết quả của phép tính 
a. x : 8 = 4 b. x + 4 = 2 c. 54 : x = 9 
Bài 3: 690g là số thích hợp nào điền vào chỗ chấm
a. 615g + 85g =  g b. 1000g – 5g =  g c. 345g x 3 =  g
Bài 4: Kết quả của phép cộng 882g + 87g là :
 a. 469g b. 559g c. 969g
Bài 5: 484g – 192g là kết quả của phép trừ :
 a. 192g b. 292g c. 392g 
Bài 6: Kết quả của phép nhân 326 x 3 là : 
 a. 668 b. 888 c. 978 
Bài 7: 24 là kết quả của phép chia: 
a. 72 : 3 b. 56 : 3 . c. 66: 3 
Bài 8: Kết quả 1kg là:
a. 1000g – 999g b. 760g + 240g c. 52 g x 3 
II – Phần tự luận : (6 điểm)
Bài 1: a) Đặt tính rồi tính: (2 điểm)
315 x 3, 437 x 2, 63 : 3 ; 57 : 5
	 Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống: (2 điểm)
Số lớn
 Số bé 
Số lớn gấp mấy lần số bé ?
Số bé bằng một phần mấy số lớn ?
 16
8
2
 27
9
 32
8
 Bài 3: Một công ti dự định xây 45 ngôi nhà, đến nay đã xây được số nhà đó. Hỏi công ti còn phải xây tiếp bao nhiêu ngôi nhà nữa? (2 điểm )
Đáp án: Toán
 I – PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm) 
Tính đúng kết quả mỗi bài được 0,5 điểm.
Bài 1 
Bài 2 
Bài 3 
Bài 4
Bài 5
Bài 6
Bài 7
Bài 8
b, g 
 c
a
c 
 b
c
a
b
II – PHẦN TỰ LUẬN: ( 6 điểm) 
 Bài 1: ( 2 điểm) Tính đúng kết quả mỗi bài được 0,5 điểm.
 Bài 2: ( 1 điểm) Điền đúng kết quả mỗi bài được 0,5 điểm.
Bài 3: ( 1,5 điểm) Tính đúng kết quả mỗi bài được 0,5 điểm 
Bài 4: ( 1,5 điểm) 
Đặt tính, giải đúng lời giải chính xác thì được 1,5 điểm / 1 bài. Nếu ngược lại lời giải đúng, đặt tính sai hoặc đặt tính đúng lời giải sai thì không có điểm, (mỗi bước đúng được 0,5 điểm : lời giải , phép tính, đáp án)
_____________________________
Ngày soạn: 11/12/2011
Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 16 tháng 12 năm 2011
Toán
Tiết 90: KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
(Thời gian làm bài 40 phút)
Bài 1: Đặt tính rồi tính
367 + 125
127 x 6
541 - 127
845 : 7
Bài 2: Tính giá trị biểu thức
a) 327 + 30 x 3
 98 - 63 : 7
b) 40 x 7 + 5
147 : 7 x 6
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 
2 km = ...........m
của 8 kg là ..........kg
8m = ............ cm
 của 35m là .........m
9m3dm = .......dm
của 52 phút là ..... phút
Bài 4: Có ba thùng dầu, mỗi thùng chứa 135lít dầu, người ta đẫ lấy ra 207 lít dầu từ các thùng đó. Hỏi còn lại bao nhiêu lít dầu ? 
Bài 5: Cho hai hình sau: 3cm
 A 5cm B	 M N
	 3cm	 3cm
	D C 	Q P
a) Tính chu vi mỗi hình.
b) Hình nào có chu vi lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu ?
( Đề bài và đáp án của phòng Giáo dục huyện Yên Bình)
_________________________________
Tập làm văn
Tiết 18 	 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I	
MÔN TIẾNG VIỆT
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng: (5 điểm)	
	* Đã kiểm tra và đành giá phần đọc thành tiếng của học sinh trong những tiết ôn tập và kiểm tra cuối học kì I
2. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: (5,0 điểm) - Thời gian 20 phút
Về quê ngoại
Em về quê ngoại nghỉ hè,
Gặp đầm sen nở mà mê hương trời.
Gặp bà tuổi đã tám mươi,
Quên quên nhớ nhớ những lời ngày xưa.
 Gặp trăng gặp gió bất ngờ,
Ở trong phố chẳng bao giờ có đâu.
Bạn bè ríu rít tìm nhau,
Qua con đường đất rực màu rơm phơi.
Bóng tre mát rợp vai người,
Vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm
Hà Sơn
Câu 1: Bạn nhỏ ở đâu về tham quê ?
Câu 2: Bạn nhỏ thấy quê có những gì lạ ?
Câu 3: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong đoạn thơ trên ?
Câu 4: Câu : "Em về quê ngoại nghỉ hè" thuộc kiểu câu nào ?
___________________________
Tập viết
Tiết 18: 	 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I	
MÔN TIẾNG VIỆT
B. PHẦN KIỂM TRA VIÊT.
1. Chính tả nghe viêt: (5.0 điểm)
Vàm Cỏ Đông
Đây con sông xuôi dòng nước chảy
Bốn mùa soi từng mảnh mây trời
Từng ngọn dừa gió đua phe phẩy
Bóng lồng trên sóng nước chơi vơi
Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày
Hoài Vũ
2. Tập làm văn: 	(5 điểm) 
Viết một đoạn văn ngắn từ 6 đến 9 câu kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị)
___________________________
Thủ công
Tiết 18 CẮT, DÁN CHỮ VUI VẺ 
(tiếp)
A. Mục tiêu
- Biết cách kẻ, cắt, dán vui vẻ.
- Kẻ, cắt, dán được chữ vui vẻ. Các nét tương đối thẳng và đều nhau. Các chư dán tương đối phẳng, cân đối.
B. Đồ dùng dạy- học 
- Mẫu chữ “vui vẻ”
- Giấy TC, thước kẻ, bút chì 
C. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
III. Bài mới
1. Giới thiệu bài 
- GV nêu MĐ-YC của bài 
2. HS thực hành cắt dán chữ “vui vẻ”
- GV gọi HS nhắc lại các bước.
- GV tổ chức cho HS thực hành cắt, dán chữ.
- GV quan sát, hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng
- GV nhắc HS dán chữ cân đối, phẳng.
*Trưng bày sản phẩm
- GV tổ chức cho HS trưng bày và nhận xét sản phẩm.
- GVnhận xét đánh giá sản phẩm của HS.
IV. Nhận xét, đánh giá 
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập.
V. Dặn dò
- Dặn HS chuẩn bị giờ học sau. 
- Chuẩn bị ĐDH cho môn học 
- HS nêu những đồ dung
- HS nhắc lại các bước.
+ B1: Kẻ cắt các chữ cái của chữ “vui vẻ” và dấu hỏi
+ B 2: Dán thành chữ “vui vẻ”
- HS thực hành
- HS nghe.
- HS trưng bày theo tổ.
- HS nhận xét sản phẩm của bạn.
- HS nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan 18(2).doc