Kiến thức:
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng & xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.
2.Kĩ năng:
- HS đọc lưu loát toàn bài.
- Đọc rõ ràng các số chỉ thời gian, từ phiên âm tiếng nước ngoài: 1935, 1946, , súng ba-dô-ca.
3. Thái độ:
+ Trân trọng những đóng góp & cống hiến của những người lao động chân chính.
II.CHUẨN BỊ :
+ Ảnh chân dung Trần Đại Nghĩa (nếu có)
+ Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
*KNS: - Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân. Tư duy sáng tạo.
*PP/KT: - Trình bày ý kiến cá nhân, trình bày 1 phút. Thảo luận nhóm
TRƯỜNG TH BÌNH THẮNG B LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN: 21 Từ ngày 21 / 01 Đến ngày 25 / 01 / 2013 THỨ MÔN TÊN BÀI TÍCH HỢP 2 Tập đọc Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa KNS Toán Rút gọn phân số Lịch sử Nhà hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước Đạo đức Lịch sự với mọi người KNS CC Chào cờ đầu tuần 3 Chính tả Nhớ viết : kể chuyện về loài người Toán Luyện tập LTVC Câu kể Ai thế nào Âm nhạc Học hát chúc mừng , bàn tay mẹ . TĐN : số 5 Thể dục Đi chuyển hướng phải , trái . TC : lăn bóng bằng tay 4 Địa lí Hoạt động sản xuất của người dân ở ĐB Nam Bộ Toán Quy đồng mẩu số các phân số Kể chuyện Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia KNS Khoa học Âm thanh Mĩ thuật Vẽ trang trí : trang trí hình tròn 5 Tập đọc Bè xuôi sông La . Toán Luyện tập TLV Trả bài viết Khoa học Sự lan truyền của âm thanh Thể dục Nhảy dây chụm hai chân . TC : lăn bóng bằng tay 6 LTVC Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào Toán Luyện tập dịa phương TLV Cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối Kĩ thuật Điều kiện ngoại cảnh của cây rau và hoa SHL Sinh hoạt lớp Duyệt của Ban Giám Hiệu Tổ trưởng Thứ hai ngày 21/01/2013/ Môn: Tập đọc T41: ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA I.MỤC TIÊU : 1.Kiến thức: Hiểu các từ ngữ mới trong bài Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng & xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước. 2.Kĩ năng: - HS đọc lưu loát toàn bài. - Đọc rõ ràng các số chỉ thời gian, từ phiên âm tiếng nước ngoài: 1935, 1946, , súng ba-dô-ca. 3. Thái độ: Trân trọng những đóng góp & cống hiến của những người lao động chân chính. II.CHUẨN BỊ : Ảnh chân dung Trần Đại Nghĩa (nếu có) Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc *KNS: - Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân. Tư duy sáng tạo. *PP/KT: - Trình bày ý kiến cá nhân, trình bày 1 phút. Thảo luận nhóm III.LÊN LỚP : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Khởi động: 1’ Bài cũ: 5’Trống đồng Đông Sơn GV yêu cầu 2 – 3 HS nối tiếp nhau đọc bài & trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc GV nhận xét & chấm điểm Bài mới: Giới thiệu bài:1’ Đất nước Việt Nam đã sinh ra nhiều anh hùng có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng & bảo vệ Tổ quốc. Tên tuổi của họ được nhớ mãi. Một trong những anh hùng ấy là giáo sư Trần Đại Nghĩa. Bài học hôm nay sẽ giúp cho các em hiểu về sự nghiệp của con người tài năng này. Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc:8’ GV gọi 1 em đọc toàn bài GV giúp HS chia đoạn bài tập đọc GV yêu cầu HS luyện đọc theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt) Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài GV đọc diễn cảm cả bài Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài:8’ Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 Em hãy nói lại tiểu sử của Trần Đại Nghĩa trước khi theo Bác Hồ về nước? GV nhận xét & chốt ý Bước2: GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, 3 Em hiểu “nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc” là gì? Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn trong kháng chiến? Nêu đóng góp của ông Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc? GV nhận xét & chốt ý Bước 3: GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của ông Trần Đại Nghĩa như thế nào? Nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩa có được những cống hiến lớn như vậy? GV nhận xét & chốt ý Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm:8’ Bước 1: Hướng dẫn HS đọc từng đoạn văn GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi đoạn Bước 2: Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đoạn văn GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Năm 1946, nghe theo tiếng gọi tiêu diệt xe tăng & lô cốt giặc) GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng) GV sửa lỗi cho các em Củng cố :3’ Em hãy nêu ý nghĩa của bài? Dặn dò: 1’ GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Bè xuôi sông La HS nối tiếp nhau đọc bài HS trả lời câu hỏi HS nhận xét HS xem ảnh chân dung nhà khoa học, năm sinh, năm mất - 1 em đọc HS nêu: Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn + Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc + HS nhận xét cách đọc của bạn + HS đọc thầm phần chú giải 1, 2 HS đọc lại toàn bài - HS nghe HS đọc thầm đoạn 1 HS dựa vào SGK & nêu HS đọc thầm đoạn 2, 3 Đất nước đang bị giặc xâm lăng, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc là nghe theo tình cảm yêu nước, trở về xây dựng & bảo vệ Tổ quốc. Trên cương vị Cục trưởng Cục quân giới, ông đã cùng anh em nghiên cứu, chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn: súng ba-dô-ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng & lô cốt giặc Ông có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà. Nhiều năm liền, giữ cương vị Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học & Kĩ thuật Nhà nước. HS đọc thầm đoạn còn lại Năm 1948, ông được phong Thiếu tướng. Năm 1952, ông được tuyên dương Anh hùng lao động. Ông còn được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh & nhiều huân chương cao quý khác. Trần Đại Nghĩa có những đóng góp to lớn như vậy nhờ ông yêu nước, tận tuỵ hết lòng vì nước; ông lại là nhà khoa học xuất sắc, ham nghiên cứu, học hỏi. Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp HS đọc trước lớp Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp HS nêu Môn: Toán T101: RÚT GỌN PHÂN SỐ I.MỤC TIÊU : 1.Kiến thức: Giúp HS Bước đầu nhận biết về rút gọn phân số & về phân số tối giản. 2.Kĩ năng: Giúp HS Biết cách rút gọn phân số (trong các trường hợp đơn giản) II.CHUẨN BỊ: Vở III.LÊN LỚP : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Khởi động: 1’ Bài cũ: 5’ Phân số bằng nhau GV yêu cầu HS làm bài trên bảng GV nhận xét Bài mới: Giới thiệu: 1’ Hoạt động1: Hướng dẫn để HS hiểu thế nào là rút gọn phân số:15’ Cho phân số , viết phân số bằng phân số nhưng có tử số & mẫu số bé hơn? Sau khi HS nêu ý kiến, GV chốt: Theo tính chất cơ bản của phân số, có thể chuyển thành phân số có tử số & mẫu số bé hơn như sau: = = Tử số & mẫu số của phân số như thế nào so với phân số ? Hai phân số này so với nhau thì như thế nào? GV giới thiệu: Ta nói rằng phân số đã được rút gọn thành phân số GV nêu nhận xét: Có thể rút gọn phân số để được một phân số có tử số & mẫu số bé đi mà phân số mới vẫn bằng phân số đã cho. Yêu cầu HS nhắc lại nhận xét trên. GV yêu cầu HS rút gọn phân số rồi giới thiệu phân số không thể rút gọn được nữa (vì 3 & 4 không cùng chia hết cho một số tự nhiên nào lớn hơn 1) nên ta gọi là phân số tối giản. Tương tự, yêu cầu HS rút gọn phân số Yêu cầu HS trao đổi nhóm tư để xác định các bước của quá trình rút gọn phân số rồi nêu như SGK Yêu cầu HS nhắc lại các bước này. Hoạt động 2: Thực hành:15’ Bài tập 1: Khi HS làm & chữa bài 1, có thể có một số bước trung gian trong quá trình rút gọn, các bước trung gian đó không nhất thiết phải giống nhau đối với mọi HS. Chú ý: Khi rút gọn phân số phải thực hiện cho đến lúc nhận được phân số tối giản. Bài tập 2: Cho HS chơi trò chơi “Thi đua giải nhanh” Bài tập 3: - Cho HS chơi trò chơi “Thi tìm nhanh kết quả đúng” Củng cố :4’ - Rút gọn phân số ta làm thế nào? - Thế nào là phân số tối giản? Dặn dò: 1’ Chuẩn bị bài: Luyện tập HS làm bài Tìm hai phân số bằng 1/5 HS nhận xét HS làm vở nháp 1 vài HS lên làm bảng lớp Bé hơn Hai phân số này bằng nhau Vài HS nhắc lại HS làm vở nháp Vài HS nhắc lại HS thực hiện HS trao đổi nhóm tư & nêu kết quả thảo luận Vài HS nhắc lại HS làm bài Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả a. b. HS làm bài HS sửa bài thống nhất kết qủa a. Phân số tối giản là: b. Phân số còn rút gọn được là: HS làm bài HS sửa bài - HS phát biểu Môn: Lịch sử T21: NHÀ HẬU LÊ VÀ VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÍ ĐẤT NƯỚC I.MỤC TIÊU : 1.Kiến thức: - HS nắm được nhà Hậu Lê ra đời trong hoàn cảnh nào - Nhà Hậu Lê đã tổ chức được một bộ máy nhà nước quy củ, quản lí đất nước tương đối chặt chẽ. 2.Kĩ năng: Nắm được bộ máy nhà nước thời Hậu Lê. Nhận thức ban đầu về vai trò của pháp luật 3.Thái độ: Tự hào về truyền thống của dân tộc II.CHUẨN BỊ: Sơ đồ nhà nước thời Lê Phiếu học tập III.LÊN LỚP : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Khởi động: 1’ Bài cũ:5’ Chiến thắng Chi Lăng Ai là người đã chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn đánh tan quân Minh ở Chi Lăng? Trận Chi Lăng có tác dụng gì trong cuộc kháng chiến chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn? GV nhận xét. Bài mới: Giới thiệu: 1’ Hoạt động1: Hoạt động cả lớp:8’ Lê Lợi lên ngôi vua vào ngày, tháng, năm nào? Đặt tên nước là gì? Nhà Hậu Lê đã trải qua một số đời vua & đạt tới đỉnh cao rực rỡ nhất ở đời vua nào? Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân:8’ Nhìn vào tranh tư liệu về cảnh triều đình vua Lê & nội dung trong SGK, em hãy tìm những sự việc thể hiện: Vua (Thiên tử) có quyền hành tối cao. Hoạt động 3: Hoạt động nhóm đôi:8’ GV vai trò của Bộ luật Hồng Đức sau đó chia nhóm cho HS thảo luận Luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi của ai? Luật Hồng Đức có điểm nào tiến bộ? GV khẳng định mặt tích cực của Bộ luật Hồng Đức: đề cao đạo đức của con cái đối với bố mẹ, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ. Củng cố :4’ Giải thích vì sao vua (thiên tử) có quyền hành tối cao? Nhà Lê ra đời như thế nào? Dặn dò: 1’ Chuẩn bị bài: Trường học thời Lê - Lê Lợi - Làm cho quân Minh vô cùng hoảng sợ xin đầu hàng và rút quân về nước không dám sang xâm lược nước ta. HS nhận xét 4/ 1428. Đại Việt Lê Thánh Tông (1460 – 1497) Tính tập quyền (tập trung quyền hành ở vua) rất cao. Vua là con trời (Thiên tử) là người có quyền tối cao, trực tiếp chỉ huy quân đội. Vua, nhà giàu, làng xã, phụ nữ. Những kẻ đối xử không tốt với bố mẹ, những người chống lại nhà giàu & những kẻ chiếm đoạt ruộng đất công. - HS nêu Môn: Đạo đức T21: LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (Tiết 1) I.MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS có khả năng: 1.Kiến thức: HS hiểu: Thế nào là lịch sự với mọi người. Vì sao cần phải lịch sự với mọi người. 2.Kĩ năng: Biết cư xử lịch sự với mọi người. 3. Thái độ: Tự trọng, tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh. Đồng tình với những người biết cư xử lịch sự & không đồng tình với những ... lời giải BT1, 2 (phần Nhận xét). III.LÊN LỚP : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Khởi động: 1’ Bài mới: Giới thiệu bài :1’ Từ tiết học hôm nay, các em sẽ chuyển sang học văn miêu tả cây cối. Bài học mở đầu sẽ giúp các em nắm được cấu tạo của một bài văn tả cây cối. Từ đó biết lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc. Hoạt động1: Hình thành khái niệm:13’ Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét Bài tập 1: GV dán bảng tờ phiếu đã ghi kết quả lời giải, chốt lại ý kiến đúng: Bài tập 2: GV nêu yêu cầu của bài tập: Xác định đoạn & nội dung từng đoạn trong bài Cây mai tứ quý. GV dán bảng tờ phiếu đã ghi kết quả lời giải, chốt lại ý kiến đúng: + Đoạn 1: 3 dòng đầu Giới thiệu bao quát về cây mai. + Đoạn 2: 4 dòng tiếpGiới thiệu bao quát về cây mai. + Đoạn 3: còn lại Giới thiệu bao quát về cây mai. So sánh trình tự miêu tả trong bài Cây mai tứ quý có điểm gì khác bài Bãi ngô. GV dán lên bảng 2 tờ phiếu ghi kết quả xác định đoạn & nội dung mỗi đoạn trong 2 bài. Bài tập 3: GV nêu yêu cầu của bài. GV giữ lại 2 bảng kết quả, giúp HS trao đổi, rút ra nhận xét về cấu tạo của 1 bài văn tả cây cối (nội dung trong phần ghi nhớ). Bước 2: Ghi nhớ kiến thức Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập :15’ Bài tập 1: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV nhận xét, kết luận lời giải đúng: Bài văn tả cây gạo già theo từng thời kì phát triển của bông gạo. Bài tập 2: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV dán tranh ảnh một số cây ăn quả. GV phát bút dạ & giấy riêng cho 2 HS. GV kiểm tra dàn ý của những HS làm bài trên phiếu, chọn 1 dàn ý tốt nhất đưa lên bảng, xem như là 1 mẫu. Củng cố:5’ - Bài văn miêu tả cây cối có những trình tự miêu tả nào? - Hãy nêu các trình tự miêu tả đó Dặn dò:1’ GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Yêu cầu về nhà hoàn chỉnh lại dàn ý, viết lại vào vở. Chuẩn bị bài: Luyện tập quan sát cây cối. 1 HS đọc nội dung bài. Cả lớp theo dõi trong Sgk. HS đọc thầm lại bài Bãi ngô, xác định các đoạn & nội dung từng đoạn HS phát biểu ý kiến: + Đoạn 1: 3 dòng đầu Giới thiệu bao quát về bãi ngô, tả cây ngô từ khi còn lấm tấm như mạ non đến lúc trở thành những cây ngô với lá rộng dài, nõn nà. + Đoạn 2: 4 dòng tiếp Tả hoa & búp ngô non giai đoạn đơm hoa, kết trái. + Đoạn 3: còn lại Tả hoa & lá ngô giai đoạn bắp ngô đã mập & chắc, có thể thu hoạch. HS nhận xét HS đọc thầm bài Cây mai tứ quý, xác định đoạn & nội dung từng đoạn HS phát biểu ý kiến: + Đoạn 1: Giới thiệu bao quát về cây mai. + Đoạn 2: Đi sâu tả cánh hoa, trái cây. + Đoạn 3: Nêu cảm nghĩ của người miêu tả. HS so sánh, nhận ra sự khác nhau về trình tự miêu tả giữa hai bài, rút ra kết luận: Bài Cây mai tứ quý tả từng bộ phận của cây. Bài Bãi ngô tả từng thời kì phát triển của cây. HS trao đổi, rút ra nhận xét về cấu tạo của một bài văn tả cây cối Vài HS đọc nội dung cần ghi nhớ. 1 HS đọc nội dung BT1. Cả lớp đọc thầm, xác định trình tự miêu tả trong bài. HS phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét, sửa bài theo lời giải đúng. HS đọc yêu cầu bài tập. HS quan sát tranh ảnh, lựa chọn 1 cây ăn quả quen thuộc lập dàn ý theo 1 trong 2 cách đã nêu. 2 HS làm bài trên giấy khổ lớn. HS tiếp nối nhau đọc dàn ý của mình. HS theo dõi. - HS nêu Bài 16 : ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH CỦA CÂY RAU, HOA (1 TIẾT ) kĩ thuật I.MỤC TIÊU: -HS biết được các điều kiện ngoại cảnh và ảnh hưởng của chúng đối với cây rau, hoa. -Có ý thức chăm sóc cây rau, hoa đúng kĩ thuật II.CHUẨN BỊ : -Pho to hình trong SGK trên giấy khổ lớn hoặc sưu tầm một số tranh ảnh minh hoạ những ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh sđối với cây rau , hoa III.LÊN LỚP : Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1/Ổn định tổ chức: -Hát tập thể. -Kiểm tra dụng cụ học tập 2/Kiểm tra bài cũ : -GV chấm một số bài thực hành của HS tiết HS trước. -Nhận xét – Đánh giá. 3/Dạy – học bài mới: a.Giới thiệu bài : -GV ghi tựa bài lên bảng. b.Dạy – Học bài mới: *Hoạt động1: GV hướng dẫn tìm hiểu các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến +GV nhận xét câu trả lời của HS và kết luận : Các điều kiện ngoại cảnh cần thiết cho cây rau, hoa bao gồm nhiệt độ , nước , ánh sáng , chất dinh dưỡng , đất , không khí . *Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đối với sự sinh trưởng phát triển của cây rau , hoa -GV hướng dẫn HS đọc nội dung SGK -Gợi ý HS nêu ảnh hưởng của từng điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau , hoa . Trong mỗi yếu tố GV cần lưu ý làm cho HS nắm được 2 ý cơ bản -GV cần liên hệ với các kiến thức về khí hậu ở môn Địa lí để HS tiếp thu bài tốt hơn . @Nhiệt độ : -GV đặt một số câu hỏi yêu cầu HS trả lời: +Nhiệt độ không khí có nguồn gốc từ đâu? +Nhiệt độ của các mùa trong năm có giống nhau không? Nêu ví dụ . +Hãy nêu tên một số loại rau, hoa trồng ở các mùa khác nhau. -GV nhận xét và kết luận: Mỗi một loại rau , hoa đều phát triển tốt ở một nhiệt độ thích hợp. Vì vậy, phải chọn thời điểm thích hợp trong năm đối với mỗi loại cây để gieo trồng thì mới đạt kết qủa cao . @Nước: -GV nêu các câu hỏi : +Cây rau , hoa lấy nước ở đâu? +Nước có tác dụng như thế nào đối với cây? -GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK -GV nhận xét câu trả lời của HS và nêu tóm tắt: +Thiếu nước, cây chậm lớn, khô héo. +Thừa nước, cây bị úng , bộ rễ không hoạt động được, cây dễ bị sâu, bệnh phá hại. @Anh sáng: -GV đặt câu hỏi: +Quan sát tranh, em hãy cho biết , cây nhận ánh sáng từ đâu? +Anh sáng có tác dụng như thế nào đối với cây rau , hoa? +Quan sát những cây trồng trong bóng râm, em thấy có hiện tượng gì? +Vậy , muốn có đủ ánh sáng cho cây ta phải làm như thế nào? -GV nhận xét , tóm tắt ý chính của HS. @Chất dinh dưỡng : -GV đặt câu hỏi: +Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây là đạm , lân , kali, canxi. +Nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây là phân bón +Rễ cây hút chất dinh dưỡng từ đất. +Đặt câu hỏi và gợi ý để HS nêu nhận xét khi cây bị thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng . -GV nhận xét , tóm tắt . @Không khí: -GV yêu cầu HS quan sát tranh và nêu nguồn cung cấp không khí cho cây. -GV đặc câu hỏi và gợi ý HS nhớ lại kiến thức đã học ở môn học khác để nêu tác dụng của không khí đối với cây. -GV nêu vấn đề : Vậy phải làm thế nào để đảm bảo có đủ không khí cho cây? -GV kết luận hoạt động 2 và nhấn mạnh : Con người sử dụng các biện pháp kĩ thuật canh tác như gieo trồng đúng thời gian , khoảng cách , tưới nước , bón phân làm đất . Để đảm bảo các điều kiện ngoại cảnh phù hợp với mỗi loại cây . -GV gọi 1 – 2 HS đọc phần ghi nhớ trước khi kết thúc bài học . 4Củng cố - Dặn dò: -Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS học tốt. Nhắc nhở các em còn chưa chú ý. -Dặn học sinh đọc trước bài mới . -Hát theo bắt nhịp của lớp trưởng. -Mang ĐDHT để lên bàn cho GV kiểm tra. -Lắng nghe. -GV treo tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh kết hợp với quan sát hình 2 (SGK) để trả lời câu hỏi: Cây rau , hoa cần những điều kiện ngoại cảnh nào ? -Lắng nghe, HS quan sát nhận xét . +Yêu cầu của cây đối với từng điều kiện ngoại cảnh. +Những biểu hiện bên ngoài của cây khi gặp các điều kiện ngoại cảnh không phù hợp . -Thực hiện yêu cầu. -Lắng nghe. -1 – 2 HS trả lời câu hỏi . Cả lớp lắng nghe nhận xét. +Từ Mặt trời. +Không. Nêu ví dụ . +Mùa đông trồng bắp cải , su hào.Mùa hè trồng rau muống , mướp, rau dền, -1 – 2 HS trả lời câu hỏi . Cả lớp lắng nghe nhận xét. +Từ đất , nước mưa, không khí. +Nước hoà tan chất dinh dưỡng ở trong đất dể rễ cây hút được dễ dàng đồng thời nước còn tham gia vận chuyển các chất và điều hoà nhiệt độ trong cây. -Thực hiện yêu cầu. -Lắng nghe. -1 vài HS trả lời theo yêu cầu. Cả lớp nhận xét . -1 vài HS trả lời theo yêu cầu. Cả lớp nhận xét . -HS lắng nghe.: -GV liên hệ thực tế : Khi trồng rau , hoa phải thường xuyên cung cấp chất dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân. Tùy loại cây mà sử dụng phân bón cho phù hợp. -HS quan sát tranh và nêu nguồn cung cấp không khí cho cây. -HS trả lời theo yêu cầu : Cây cần không khí hô hấp quang hợp. Thiếu không khí cây hô hấp , quang hợp kém, dẫn đến sinh trưởng phát triển chậm, năng suất thấp. Thiếu không khí nhiều, lâu ngày cây sẽ chết. -Lắng nghe. -1 – 2 HS đọc phần ghi nhớ SINH HOẠT: TUẦN 21 Khởi động: 1’ hát Đánh giá hoạt động trong tuần 12’ a. Các tổ tự nhận xét về hoạt động của tổ trong tuần qua. b. Sao đỏ nhận xét bổ sung và công bố kết quả thi đua trong tuần d. Lớp trưởng nhận xét và đề ra kế hoạch tuần sau e GV nhận xét chung và bổ sung kế hoạch tuần sau: Về nề nếp chuyên cần : - Trong tuần vẫn còn tình trạng đi học trễ: Hoàng, Sang, Nhung, Phong. - Cả lớp đi học đều, lớp học nề nếp, ngồi học trật tự, xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc, tập thể dục đầu giờ, giữa giờ tốt, vệ sinh sân trường vệ sinh lớp học sạch sẽ. Về đạo đức tác phong : - Mặc đồng phục 100% , các bạn nữ chưa gọn gàng trong ăn mặc , áo còn bỏ ngoài quần ,. Không đeo khăn quàng; - Cả lớp ngoan lễ phép với thây cô, đoàn kết với bạn bè. Không có hiện tượng gây gỗ đánh nhau. Về học tập : - Việc không học bài làm bài ở nhà thực hiện tốt, việc chuẩn bị bài vẫn còn chưa tốt: - Chữ viết , đọc có tiến bộ nhưng rất chậm. Hướng phấn đấu tần tới : 10’ Về nề nếp chuyên cần : - Đi học đúng giờ 100% tuyệt đối không đi trễ - Ngồi học không nói chuyện , cán sự tự quản lớp nghiêm túc đầu giờ khi truy bài và khi tập thể dục - Chăm sóc cây xanh trong và trước lớp Về đạo đức tác phong : - Đến lớp đeo khăn quàng đầy đủ 100 % - Nam nữ đều mặc áo bỏ vào quần 100 %, phát hiện ai chưa nghiêm túc trong ăn mặc đề nghị ra ngoài chỉnh trang lại - Lễ phép với thầy cô , đoàn kết với bạn bè , hiếu thảo với ông bà cha mẹ - Phòng chống cháy nổ trong mùa khô Về học tập : - Thực hiện đến lớp thuộc bài chuẩn bị bài đầy đủ 100 % - Chú ý rèn chữ viết trong mọi tiết học ,luyện đọc nhiều ở nhà, đọc trước bài nhiều lần - Tiếp tục phong trào đôi bạn cùng tiến ,nhóm học tập giữa các nhóm Các hoạt động khác :12’ Vận động học sinh tham gia xã hội hoá, tặng quà cho các bạn học sinh ,và các pgong trào do đội tổ chức - Học tập chương trình rèn luyện đội viên : + Ôn về các lần Đội đổi tên Kết thúc : 1’ - Tuyên dương: . xuất sắc nhất trong tuần. Thương có tiến bộ trong học tập - Cả lớp hát bài Chú ếch con
Tài liệu đính kèm: