Giáo án lớp 3 Tuần số 22 - Lê Cảnh Dũng

Giáo án lớp 3 Tuần số 22 - Lê Cảnh Dũng

MỤC TIÊU

- TĐ : Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

-Hiểu ND : Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người. (trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4).

- KC : Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai.

II/ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Tranh , ành minh họa câu chuyện trong SGK.

- Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Ổn định lớp

2. KT Bài cũ : Người trí thức yêu nước

- Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và hỏi :

+ Em hiểu điều gì qua câu chuyện “Người trí thức yêu nước”

- Giáo viên nhận xét, cho điểm

 

doc 27 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 606Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần số 22 - Lê Cảnh Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Thứ hai. ngày 28 tháng 01 năm 2013
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ
Thời gian dự kiến: 80 phút
I/MỤC TIÊU
- TĐ : Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
-Hiểu ND : Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người. (trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4).
- KC : Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai.
II/ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Tranh , ành minh họa câu chuyện trong SGK.
- Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Ổn định lớp
KT Bài cũ : Người trí thức yêu nước 
Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và hỏi :
+ Em hiểu điều gì qua câu chuyện “Người trí thức yêu nước”
Giáo viên nhận xét, cho điểm
Giáo viên nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : 
Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi :
+ Tranh vẽ gì ?
Giáo viên: Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài: “Nhà bác học và bà cụ”. Ê-đi-xơn là một nhà bác học vĩ đại vào bậc nhất thế giới, đã cống hiến cho loài người hơn một ngàn sáng chế. Chính nhờ có Ê-đi-xơn mà chúng ta mới có điện dùng như ngày hôm nay. Qua câu chuyện này, các em sẽ thấy Ê-đi-xơn có óc sáng tạo kì diệu và quan tâm đến con người như thế nào. 
Ghi bảng.
Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài ( 15’ )
GV đọc mẫu toàn bài
Đoạn 1: ( giới thiệu Ê-đi-xơn và bà cụ ): giọng đọc chậm rãi, khoan thai. Nhấn giọng cụm từ ùn ùn kéo đến thể hiện sự ngưỡng mộ của người dân với phát minh của Ê-đi-xơn.
Đoạn 2: ( Cuộc gặp gỡ giữa Ê-đi-xơn và bà cụ ): Giọng bà cụ chậm chạp, mệt mỏi. Ê-đi-xơn hỏi: giọng ngạc nhiên.
Đoạn 3: Ê-đi-xơn reo vui khi sáng kiến chợt loé lên. Giọng bà cụ phấn chấn.
Đoạn 4: giọng người dẫn chuyện thán phục, nhấn giọng những từ ngữ miệt mài, xếp hàng dài  Giọng Ê-đi-xơn vui, hóm hỉnh. Giọng cụ già phấn khởi.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài 
Giáo viên viết bảng từ Ê-đi-xơn và cho học sinh đọc
Giáo viên nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, tạo nhịp đọc thong thả, chậm rãi.
Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn : bài chia làm 4 đoạn.
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1.
Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn.
Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp.
Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy 
GV kết hợp giải nghĩa từ khó: nhà bác học, cười móm mém
Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối : 1 em đọc, 1 em nghe
Giáo viên gọi từng tổ đọc.
Cho 1 học sinh đọc lại đoạn 1, 2, 3, 4.
Cho cả lớp đọc Đồng thanh 
 Hướng dẫn tìm hiểu bài 
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi :
+ Nói những điều em biết về Ê-đi-xơn ? 
Giáo viên chốt: Ê-đi-xơn là một nhà bác học nổi tiếng người Mỹ, sinh năm 1947, mất năm 1931. Ông đã cống hiến cho loài người hơn một ngàn sáng chế. Tuổi thơ của ông rất vất vả. Ông phải đi bán báo để kiếm sống và tự mày mò học tập. Nhờ tài năng và lao động không mệt mỏi, ông đã trở thành một nhà bác học vĩ đại, góp phần thay đổi bộ mặt thế giới.
+ Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2, 3 và hỏi :
+ Bà cụ mong muốn điều gì ?
+ Vì sao cụ mong có chiếc xe không cần ngựa kéo ?
+ Mong muốn của bà cụ gợi cho Ê-đi-xơn ý nghĩ gì ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 4 và hỏi :
+ Nhờ đâu mà mong ước của bà cụ được thực hiện?
+ Theo em, khoa học mang lại lợi ích gì cho con người ?
Giáo viên chốt: khoa học cải tạo thế giới, cải thiện cuộc sống của con người, làm cho con người sống tốt hơn, sung sướng hơn.
+ Nội dung câu chuyện nói điều gì ?
Giáo viên chốt: ca ngợi nhà bác học Ê-đi-xơn vĩ đại rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người. 
Kể chuyện
Luyện đọc lại 
 Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 3 trong bài và lưu ý học sinh đọc đoạn văn: giọng Ê-đi-xơn reo vui khi sáng kiến chợt loé lên. Giọng bà cụ phấn chấn.
Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối 
Cho học sinh đọc truyện theo cách phân vai 
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. 
Giáo viên nêu nhiệm vu : trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy tập kể câu chuyện theo cách phân vai ( người dẫn chuyện, Ê-đi-xơn, bà cụ ).
Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài 
Giáo viên nhắc học sinh: Nói lời nhân vật mình nhập vai theo trí nhớ. Kết hợp lời kể với động tác, cử chỉ, điệu bộ.
Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, cho học sinh tự phân vai
Cho học sinh thi dựng lại câu chuyện theo vai
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hấp dẫn, sinh động nhất với yêu cầu :
Về nội dung : Kể có đủ ý và đúng trình tự không ?
Về diễn đạt : Nói đã thành câu chưa ? Dùng từ có hợp không ?
Về cách thể hiện : Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không ? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa ?
Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo.
Giáo viên cho 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc có thể cho một nhóm học sinh lên sắm vai.
Củng cố : 
Giáo viên: qua giờ kể chuyện, các em đã thấy: kể chuyện khác với đọc truyện. Khi đọc, em phải đọc chính xác, không thêm, bớt từ ngữ. Khi kể, em không nhìn sách mà kể theo trí nhớ. để câu chuyện thêm hấp dẫn, em nên kể tự nhiên kèm điệu bộ, cử chỉ 
Giáo viên hỏi:
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
Ê-đi-xơn rất quan tâm giúp đỡ người già.
Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, lao động cần mẫn 
Ê-đi-xơn là bác học vĩ đại. Mong muốn mang lại điều tốt cho con người đã thúc đẩy ông lao động cần cù và sáng tạo.
Khoa học đem lại những điều tốt đẹp cho con người
Tri thức góp phần cải tạo thế giới, đem lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống 
Giáo viên chốt: Ê-đi-xơn là bác học vĩ đại. Sáng chế của ông cũng như của nhiều nhà khoa học góp phần cải tạo thế giới, đem lại những điều tốt đẹp cho con người.
Củng cố - Dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học.
- Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay.
- Khuyết khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Phần Bổ sung: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Toán
LUYỆN TẬP 
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu : 
-Biết tên gọi các tháng trong năm ; số ngày trong từng tháng.
-Biết xem lịch (tờ lịch tháng 01 năm 2011)
* Dạng bài 1, bài 2. Không nêu tháng 1 là tháng giêng, tháng 12 là tháng chạp.
II/ Chuẩn bị :
GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập, tờ lịch tháng 1, 2, 3 năm 2011, tờ lịch năm.
HS : vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học:
Ổn định lớp
KT Bài cũ : Tháng - năm 
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Bài mới :
Giới thiệu bài: Luyện tập 
Hướng dẫn thực hành : 
Bài 1 :( bài 1 bài 2 khơng nêu tháng 1 là tháng giêng , tháng 12 là tháng chạp
 Xem tờ lịch trên rồi viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm :
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên hướng dẫn: để biết được ngày 8 tháng 3 là thứ mấy thì trước tiên phải xác định phần lịch tháng 3 trong tờ lịch trên. Sau đó, xem lịch tháng 3, ta xác định được ngày 8 tháng 3 là thứ ba
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
GV cho học sinh sửa bài
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S:
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
GV cho 2 dãy cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
GV Nhận xét
Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên hướng dẫn: để biết được ngày 01 tháng 5 là thứ mấy thì trước tiên phải xác định tháng 4 có 30 ngày. Sau đó, ta tính dần ngày 29 tháng 4 là thứ bảy, ngày 39 tháng 4 là chủ nhật, ngày 01 tháng 5 là thứ hai. Vì vậy khoanh vào câu B
Giáo viên cho học sinh tự làm bài và sửa bài
Giáo viên cho lớp nhận xét
Củng cố – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài sau .
Phần Bổ sung: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Đạo đức
Vẽ về tình hữu nghị vời TN Quốc tế (tiết 2)
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu :
Giúp HS có tình doàn kết với TNQT
Rèn luyện kỹ năng vẽ tranh
	II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : tranh ảnh, mãu vẽ
III/ Các hoạt động dạy học:
Khởi động : 
KT bài cũ
Đọc bài học- kiểm tra ĐDHT
Nhận xét – tuyên dương
Bài mới :
Giới thiệu bài: Vẽ về tình hữu nghị vời TN Quốc tế 
Hoạt động 1: Thảo luận  ... t đánh giá tiết học. 
- Dặn dị học sinh về nhà ơn nhảy dây kiểu chụm hai chân. 
6p
25p
4p
 § § § § § § § § 
 § § § § § § § §
 § § § § § § § § 
 § § § § § § § §
 GV
 GV
Phần Bổ sung: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Thứ ba, ngày 19 tháng 02 năm 2013
Tập làm văn
NÓI, VIẾT VỀ MỘT NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC
Thời gian dự kiến: 40phút
I/ Mục tiêu : 
-Kể được một vài điều về người lao động trí óc theo gợi ý trong SGK (BT1).
-Viết những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) (BT2).
II/ Đồ dùng dạy - học :
GV : tranh, ảnh minh hoạ trong SGK, 4 tranh ở tiết tập làm văn tuần 21, bảng lớp viết gợi ý kể về một người lao động trí thức. 
HS : Vở bài tập
III/ Các hoạt động dạy học:
Ổn định lớp : 
KT Bài cũ : Nói về trí thức. Nghe – kể : Nâng niu từng hạt giống
Giáo viên cho 3 học sinh lần lượt kể trước lớp, mỗi học sinh kể lại nội dung câu chuyện: Nâng niu từng hạt giống 
Nhận xét.
Bài mới :
Giới thiệu bài: Nói, viết về một người lao động trí óc 
Nói về một người lao động trí óc 
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài 
Giáo viên cho học sinh kể tên một số nghề lao động trí óc
Giáo viên hướng dẫn: các em có thể kể về một người thân trong gia đình ( ông, bà, cha mẹ, chú bác, anh chị ), một người hàng xóm, cũng có thể là người em biết qua đọc truyện, sách, báo, xem phim
Giáo viên cho học sinh đọc các gợi ý trong SGK:
+ Người đó tên là gì ? Làm nghề gì ? Ở đâu ? Quan hệ thế nào với em ?
+ Công việc hằng ngày của người ấy là gì ?
+ Người đó làm việc như thế nào ?
+ Công việc ấy quan trọng, cần thiết như thế nào với mọi người ?
+ Em có thích làm công việc như người ấy không ?
Giáo viên cho học sinh quan sát 4 tranh, trao đổi, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: 
Giáo viên yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe về một người lao động trí óc
Cho học sinh thi kể trước lớp
Giáo viên gọi 1 học sinh khá kể mẫu cho cả lớp nghe
Giáo viên nhận xét, bổ sung vào từng bài kể cho học sinh
Nghe – kể: Nâng niu từng hạt giống 
Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu 
Giáo viên chú ý nhắc học sinh viết bài tự nhiên, chân thật những điều vừa kể.
Cho học sinh làm bài
Gọi một số học sinh đọc bài trước lớp.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những bạn có bài viết hay.
Củng cố – Dặn dò :
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật.
Phần Bổ sung: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Toán
LUYỆN TẬP 
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu :
-Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ một lần).
* Làm bài tập : 1, 2 (cột 1, 2, 3), 3, 4 (cột 1, 2). 
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1.Ổn định lớp
2.KT Bài cũ : Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số 
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
3.Bài mới :
Giới thiệu bài: Luyện tập 
Hướng dẫn thực hành : 
Bài 1 : Viết thành phép nhân và ghi kết quả: 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài 
GV gọi HS đọc bài làm của mình 
GV Nhận xét 
Bài 2 : Điền số ( cột 1,2,3 )
Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách tìm số bị chia
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét 
Bài 3 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Để tính được trên cả 3 xe đó còn lại bao nhiêu lít xăng ta phải biết được những gì ?
Giáo viên: vậy chúng ta phải tính được số lít xăng 3 xe chở trước, sau đó mới tính được số lít xăng còn lại của 3 xe.
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
Bài 4: ( cột 1,2 )
4.Củng cố – Dặn dò :
Chuẩn bị : Luyện tập 
GV nhận xét tiết học.
Phần Bổ sung: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Tự nhiên xã hội 
BÀI 44: RỄ CÂY ( TT)
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu :
-Nêu được chức năng của rễ đối với đời sống của thực vật và ích lợi của rễ đối với đời sống con người.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : các hình trang 84, 85 trong SGK.
Học sinh : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1.Khởi động : 
2.KT Bài cũ: Rễ cây 
Giáo viên cho học sinh nêu đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ
Nhận xét 
3.Bài mới :
Giới thiệu bài: Rễ cây ( tiếp theo )
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm 
Mục tiêu: Nêu được chức năng của rễ cây.
Phương pháp : thảo luận, giảng giải 
Cách tiến hành :
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi gợi ý: 
+ Nói lại việc bạn đãlàm theo yêu cầu trong SGK trang 82.
+ Giải thích tại sao nếu không có rễ, cây không sống được.
+ Theo bạn, rễ cây có chức năng gì ?
Giáo viên cho nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc. Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Kết luận: Rễ cây đâm sâu xuống đất để hút nước và muối khoáng đồng thời còn bám chặt vào đất giúp cho cây không bị đổ.
Hoạt động 2 : Làm việc theo cặp 
Mục tiêu : Kể ra được những lợi ích của một số rễ cây.
Phương pháp : thực hành, thảo luận 
Cách tiến hành :
Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 2, 3, 4, 5 trang 85 trong SGK và trả lời câu hỏi gợi ý: Những rễ đó được sử dụng để làm gì ?
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên cho học sinh thi đua đặt ra những câu hỏi và đố nhau về việc con người sử dụng một số loại rễ cây để làm gì. 
Kết luận: Một số cây có rễ làm thức ăn, làm thuốc, làm đường 
4.Nhận xét – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 45 : Lá cây.
Phần Bổ sung: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
ÂM NHẠC
Ôn : Cùng múa hát dưới trăng. Giới thiệu khuông nhạc
Thời gian dự kiến: 35 phút
 I/Mục tiêu: 
Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
HĐNGLL: Chơi trị chơi tự chọn
 II/Chuẩn bị : -GV: hát đúng nhịp điệu bài hát, nhạc cụ gõ,
 -HS: đọc thuộc lời ca,..
 III/Hoạt động dạy và học : 
 1.Kiểm tra bài cũ : 
-Gọi HS lên hát và kết hợp với vỗ tay theo phách.Bài “Cùng múa hát dưới trăng.”
-Nhận xét ghi điểm.
 2.Bài mới : 
- Giới thiệu bài : - Ghi tựa bài . 
* Hoạt động 1: Ôn tập bài hát “Cùng múa hát dưới trăng.”
-GV hát mẫu 1 lần.
-Cho cả lớp hát lại bài hát 2 – 3 lần.
-GV giúp HS hát đúng những tiếng có luyến trong bài.
-GV chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm hát như sau:
	Nhóm1:	Mặt trăng tròn nhô lên
 Tỏa sáng trong khu rừng
 Nhóm2: Thỏ mẹ và thỏ con
 Nắm tay cùng vui múa.
 Nhóm 3: Hươu, Nai, Sóc đến xem
 Xin mời vào nhảy cùng
 Cả lớp:	 La la lá la lá la.
 Cùng múa hát dưới trăng
	 La la lá la lá la.
 Cùng múa hát dưới trăng.
* Hoạt động 2 :Tập biểu diễn kết hợp động tác.
-GV hướng dẫn HS làm một số động tác phụ họa như sau:
+ Động tác 1: 2 tay đưa lên thành hình tròn, nhún chân vào phách mạnh rồi nghiêng sang trái, sang phải theo câu hát.
 Mặt trăng tròn nhô lên tỏa sáng trong khu rừng.
+ Động tác 2: Tay phải (hoặc tay trái) chỉ vào khoảng không nhưgiới thiệu tưng con vật theo câu hát.
 Thỏ mẹ và thỏ con nắm tay cùng vui múa.
+ Đôïng tác 3: Vẫy tay trái (hoặc hai tay) như mời bạn đến nhảy múa để phụ họa câu hát.
 Hươu, Nai, Sóc đến xem xin mời vào nhảy cùng.
+ Động tác 4: Vỗ tay theo tiết tấu (la la lá la lá la), sau đó quay trở lại động tác thứ nhất. 
* Hoạt động3: Giới thiệu khuông nhạc và khóa Son.
 a) Khuông nhạc:
 -Khuông nhạc gồm 5 dòng kẻ song song cách đều nhau. Các dòng kẻ và các khe giữa 2 dòng kẻ được tính từ dưới lên trên (gồm 5 dòng, 4 khe)
5
 4
 3
 2 Dòng 1
	 4
 3
 2
 Khe 1
Khóa Son :
 -Khóa Son đặt ở đầu khuông nhạc:
-Nốt son đặt trên dòng kẻ thứ hai.
3. Cũng cố – Dặn dò :
-Yêu cầu HS nêu nội dung bài.
-Về nhà tập hát lại.
-Chuẩn bị: Bài 23.
.- Nhận xét tiết học . 
Phần Bổ sung: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 22.doc