Giáo án lớp 3 Tuần số 7 năm 2010

Giáo án lớp 3 Tuần số 7 năm 2010

-Bước đầu thuộc bảng nhân 7.

-Vận dụng phép nhân 7 trong giải toán.

-Rèn kĩ năng làm tính, giải toán cho HS.

-Giáo dục lòng say mê học toán, sự sáng taọ, tự tìm tòi.

II/Chuẩn bị:

-GV: Tấm bìa có 7 chấm tròn.

-HS: Tấm bìa có 7 chấm tròn.

III/Hoạt động dạy học:

Các bước lên lớp Hoạt động của GV Hoạt động của HS.

 

doc 43 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 807Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần số 7 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SOẠN GIẢNG TUẦN 7.
Từ ngày 4 tháng 10 năm 2010 đến ngày 8 tháng 10 năm 2010.
Thứ, ngày, tháng, năm.
Môn dạy.
Tiết
PPCT
Tên bài dạy.
Thứ 2
Ngày 4 tháng 10
SHĐT 
Toán
Mĩ thuật 
Đạo đức
TNXH 
7
31
7
7
13
Sinh hoạt đầu tuần 
Bảng nhân 7
Vẽ theo mẫu: vẽ cái chai
Quan tâm,  ông bà, cha mẹ, anh chị em (T1)
Hoạt động thần kinh
Thứ 3
Ngày 5 tháng 10
Tập đọc
TĐ-KC
Tin học
Toán 
Thủ công 
19
20
13
32
6
Trận bóng dưới lòng đường 
Trận bóng dưới lòng đường 
Luyện tập 
Gấp, cắt, dán bông hoa (T1)
Thứ 4
Ngày 6 tháng 10
Chính tả 
Âm nhạc 
Tập đọc
Toán 
TNXH 
13
7
21
33
14
(Nhìn - viết) Trận bóng dưới lòng đường
Học hát bài Gà gáy 
Bận 
Gấp 1 số lên nhiều lần
Hoạt động thần kinh (T)
Thứ 5
Ngày 7 tháng 10
Toán 
Thể dục 
Tin học
LTVC
Tập viết
34
13
14
7
7
Luyện tập
Ôn đi chuyển hướng phải trái.
Ôn về từ chỉ hoạt động trạng thái – So sánh
Ôn chữ hoa E, Ê
Thứ 6
Ngày 8 tháng 10
Toán 
Thể dục 
Chính tả
TLV 
GDNGLL
SHTT
35
14
14
7
7
7
Bảng chia 7
Trò chơi: Đứng ngồi theo hiệu lệnh
(Nghe - viết) Bận
Nghe kể: Không nỡ nhìn – Tập TC cuộc họp
Học tập các nhiệm vụ của người HSTH
Sinh hoạt tập thể tuần 7
Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm 2010.
SINH HOẠT ĐẦU TUẦN
TOÁN.
TIẾT 31: BẢNG NHÂN 7.
I/Mục tiêu: 
-Bước đầu thuộc bảng nhân 7.
-Vận dụng phép nhân 7 trong giải toán.
-Rèn kĩ năng làm tính, giải toán cho HS.
-Giáo dục lòng say mê học toán, sự sáng taọ, tự tìm tòi.
II/Chuẩn bị:
-GV: Tấm bìa có 7 chấm tròn.
-HS: Tấm bìa có 7 chấm tròn.
III/Hoạt động dạy học:
Các bước lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài.
b.Bài mới.
*Hoạt động 1: Lập bảng nhân 7.
*Hoạt động 2: Luyện tập
4.Củng cố – dặn dò.
-Gọi vài HS đọc bảng nhân 6.
*GV HDHS lập bảng nhân 7.
-Thầy lấy 1 tấm bìa có 7 chấm tròn.
-7 chấm tròn được lấy mấy lần?
-7 được lấy mấy lần?
-7 được lấy 1 lần ta lập được phép tính nào?
-7 x 1 =?
-Như vậy ta đã lập được phép nhân đầu tiên của bảng nhân 7 (GV ghi 7 x 1 = 7)
-Thầy lấy 2 tấm bìa có 7 chấm tròn.
-7 được lấy mấy lần?
-Hãy lập phép tính tương ứng với 7 được lấy 2 lần.
-7 x 2 =? Em tính như thế nào?
-Như vậy ta đã lập được phép nhân thứ hai của bảng nhân 7 (GV ghi 7 x 2 = 14)
-GV yêu cầu HS lấy 3 tấm bìa, mỗi tấm có 7 chấm tròn.
-7 được lấy mấy lần?
-Em lập được phép nhân nào?
-Em hãy nêu cách tính kết quả của phép nhân 7 x 3 
-Như vậy ta đã lập được phép nhân thứ ba của bảng nhân 7 (GV ghi 7 x 3 = 21)
-Quan sát các tích và cho biết 2 tích liên tiếp hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
*HS tự lập các phép nhân còn lại.
-Gọi 1 HS đọc lại bảng nhân 6.
-Cho HS lập bảng nhân 7.
-GV kết hợp gọi HS đọc phép nhân và hỏi HS tìm tích bằng cách nào.
-Cho HS luyện đọc thuộc lòng bảng nhân 7 
Bài 1:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Cho HS làm vào vở sau đó gọi vài em đọc kết quả.
-Khai thác bài tập: Em có nhận xét gì về các phép nhân trong bài tập?
+0 x 7 = ? Vì sao? 
+7 x 0 = ? Vì sao? 
Bài 2:
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
-Cho HS làm vào vở, sau đó gọi 1 em lên bảng làm bài.
+Gọi HS nhận xét, nêu câu lời giải khác.
+Nếu ghi là 4 x 7= 28 (thì có được không?
+Đặt đề toán giải bằng phép tính nhân giống bài trên.
Bài 3:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Gọi vài HS đọc kết quả đếm thêm 7 từ 7 đến 70 và ngược lại đếm bớt 7 từ 70 đến 7.
-Khai thác:
+Em có nhận xét gì về dãy số?
+GV chọn 1 số trong dãy số và gọi HS đọc phép nhân có tích là kết quả đó.
-Gọi vài HS đọc lại bảng nhân 7.
-GV hỏi lại cách làm các bài tập trên.
-Về học thuộc bảng nhân 7.
-Xem bài mới.
-Nhận xét tiết học (cá nhân, tập thể)
-Vài HS đọc bài.
-HS lấy 1 tấm bìa có 7 chấm tròn.
-7 chấm tròn được lấy một lần.
-7 được lấy một lần.
-7 x 1.
-7 x 1 = 7
-HS đọc.
-HS lấy 2 tấm bìa có 7 chấm tròn.
-7 được lấy hai lần.
-7 x 2
-7 x 2 = 7 + 7 mà 7 + 7 = 14 nên 7 x 2 = 14
-HS đọc.
-HS lấy 3 tấm bìa có 7 chấm tròn.
-7 được lấy 3 lần.
-7 x 3
-Vì 7 x 3 = 7 + 7 + 7 mà 7 + 7 + 7 = 21 nên 7 x 3 = 21
-Hoặc 3 x 7 = 21 nên 7 x 3 = 21
-Hoặc lấy tích 7 x 2 rồi cộng thêm 7.
-HS đọc.
-7 đơn vị.
-1 HS đọc lại bảng nhân 6.
-HS lập bảng nhân 7.
-HS trả lời.
-HS luyện đọc thuộc lòng bảng nhân 7.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
7 x 3 = 21 
7 x 5 = 35
7 x 7 = 49
-Đó là các phép tính trong bảng nhân 7 và 2 phép tính 7 x 0; 0 x 7.
-0 x 7 = 0 vì 0 nhân số nào cũng bằng 0.
-7 x 0 = 0 vì số nào nhân với 0 cũng bằng 0.
-1 HS đọc đề bài.
-Cho biết: Mỗi tuần lễ có 7 ngày.
-Hỏi: 4 tuần lễ có bao nhiêu ngày?
Bài giải
Số ngày 4 tuần lễ có là:
7 x 4=28 (ngày)
Đáp số: 28 ngày
-Vài HS trả lời.
-Không được vì số ngày mỗi tuần là 7 ngày nên 7 là thừa số thứ nhất.
-Vài HS đọc đề toán tự đặt.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
-7; 14;; 70.
-70; 63;; 7.
-Là tích của bảng nhân 7.
-Vài HS đọc phép nhân.
MĨ THUẬT
ĐẠO ĐỨC.
TIẾT 7: QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM (TIẾT 1).
I/Mục tiêu:
-Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
-Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
-Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chọ em trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình.
-HSKG: Biết được bổn phần của trẻ em là phải quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
II/Chuẩn bị.
-GV: Các tấm thẻ.
-HS: Đồ dùng học tập.
III/Hoạt động dạy học:
Các bước lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài.
b.Bài mới.
*Hoạt động 1: Phân tích truyện Khi mẹ ốm.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
*Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến.
4.HD thực hành.
-Tự làm lấy việc của mình là thế nào?
-Vì sao phải tự làm lấy việc của mình?
+Mục tiêu: HS biết được vì sao cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
+Cách tiến hành:
-GV đọc truyện Khi mẹ ốm.
-Gọi 1 HS đọc truyện Khi mẹ ốm.
-Bà mẹ trong truyện là người như thế nào?
-Khi mẹ bị ốm, mẹ có nghỉ làm việc không.
-Thấy mẹ ốm mà vẫn cố làm việc, bạn nhỏ trong truyện đã suy nghỉ gì và làm gì?
-Theo em, việc làm của bạn nhỏ là đúng hay sai? Vì sao?
-GV kết luận: Cha mẹ, ông bà, anh chị em là những người thân thiết, ruột thịt của chúng ta, bởi vậy chúng ta cần quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
+Mục tiêu: HS biết phân tích những việc có liên quan đến quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
+Cách tiến hành:
-Chia lớp thành 5 nhóm, các nhóm cùng thảo luận và làm bài tập sau:
-Theo em, mỗi bạn trong các tình huống sau xử sự đúng hay sai? Vì sao?
1.Mẹ ốm, bố phải đi công tác xa. Ở nhà chỉ hai anh em Linh trông mẹ. Thế mà hai anh em Linh nhiều lúc còn phân bì xem ai là người trông mẹ nhiều hơn.
2.Em Bi bị ốm, bố mẹ tập trung vào chăm sóc cho em. Lan hay dỗi để bố mẹ quay ra quan tâm chú ý tới mình.
3.Thư giúp mẹ nấu cháo cho bà em bị ốm.
4.Hai chị em Minh cùng nhau thổi cơm, giúp mẹ đang bị mệt phải nằm nghỉ trên giường.
-Gọi đại diện nhóm báo cáo.
-GV kết luận: Bất cứ ai trong gia đình khi được mọi người quan tâm, chăm sóc đều cảm thâùy hạnh phúc. Việc quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong nhà sẽ làm cho gia đình đầm ấm và hạnh phúc hơn.
+Mục tiêu: HS biết đồng tình với những hành vi, việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ và anh chị em.
+Cách tiến hành:
-GV lần lựơt đọc các ý kiến.
1.Chỉ khi ông bà, cha mẹ, anh chị em trong nhà bị ốm thì mới cần quan tâm, chăm sóc.
2.Luôn cần quan tâm, chăm sóc mọi người trong gia đình hàng ngày.
3.Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em mới làm cho gia đình hạnh phúc.
5.Chỉ cần chăm sóc ông bà và cha mẹ, những người lớn tuổi trong gia đình.
6.Em là thành viên nhỏ nhất trong nhà, nên không cần quan tâm tới những người khác.
-GV kết hợp hỏi HS vì sai chọn đúng hoặc sai.
-GV kết luận: Mọi người trong gia đình cần luôn quan tâm, chăm sóc lẫn nhau hàng ngày chứ không chỉ quan tâm chăm sóc những lúc đau ốm, bệnh tật, khó khăn.
-Sưu tầm tranh ảnh, bài thơ, bài hát, về tình cảm gia đình.
-Tìm hiểu ngày sinh của người thân trong gia đình.
-Nhận xét tiết học (cá nhân, tập thể)
-Là cố gắng làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm vào người khác.
-Giúp cho em mau tiến bộ và không làm phiền người khác.
-HS chú ý.
-1 HS đọc truyện Khi mẹ ốm.
-Tần tảo, hết lòng vì chồng con.
-Mẹ cũng không nghỉ làm việc.
-Thương mẹ lắm. Bạn đã giúp mẹ thổi cơm,
-Đúng vì khi mẹ hay bất cứ người thân nào trong gia đình bị ốm thì chúng ta cần phải quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ người đó.
-HS chú ý.
-HS thảo luận.
-Sai. Làm như vậy chỉ khiến mẹ thêm lo nghĩ, không mau khỏi bệnh.
-Sai. Thay vì hay dỗi, Lan hãy cùng một tay với bố mẹ để lo cho em Bi.
-Thư làm thế là ngoan.
-Đúng. Khi mẹ bị ốm, hai chị em đã biết bảo ban nhau, làm các công việc đỡ đần để mẹ có thời gian nghỉ ngơi, mau khỏi bệnh.
-Đại diện nhóm báo cáo.
-HS chú ý.
-HS bày tỏ bằng cách giơ các ta ... 
+Gọi HS nêu đề toán khác có cùng phép tính giải như trên.
-GV hỏi lại cách làm các bài tập trên.
-Học thuộc bảng chia 7.
-Xem bài mới.
-Nhận xét tiết học (cá nhân, tập thể)
-Vài HS đọc bảng nhân 7.
-HS quan sát.
-7 x 3 = 21
-HS chú ý.
-HS chú ý.
-Bảng nhân 7.
-Cả lớp nhắc lại.
-HS tự lập bảng chia.
-Vì 7 x 4 = 28 nên 28 : 7 = 4.
-HS đọc bảng chia.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
28 : 7 = 4 
14 : 7 = 2
49 : 7 = 7
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
7 x 5 = 35 
35 : 7 = 5
35 : 5 = 7
-Lấy tích chia cho thừa số này thì được thừa số kia.
-1 HS đọc đềbài.
-Cho biết: Có 56 HS xếp đều thành 7 hàng.
-Hỏi: Mỗi hàng có bao nhiêu HS?
Bài giải
Mỗi hàng có số HS là:
56 : 7 = 8 (HS)
Đáp số: 8 học sinh.
-Vài HS trả lời.
-Vài HS đặt đề toán.
-1 HS đọc đềbài.
Bài giải
Số hàng xếp được là:
56 : 7 = 8 (hàng)
Đáp số: 8 hàng.
-Vài HS trả lời.
-Vài HS đặt đề toán.
THỂ DỤC
CHÍNH TẢ (NGHE - VIẾT)
TIẾT 14: BẬN
I/Mục tiêu: 
-Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các dòng thơ, khổ thơ 4 chữ. Bài viết không mắc quá 5 lỗi.
-Làm đúng BT điền tiếng có vần en/oen (BT2).
-Làm đúng BT 3b.
II/Chuẩn bị:
-GV: bảng phụ.
-HS: Đồ dùng học tập.
III/Hoạt động dạy học:
Các bước lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài.
b.Bài mới.
*Hoạt động 1: HDHS chuẩn bị: 
*Hoạt động 2: Viết bài.
*Hoạt động 3: Chấm – chữa bài.
*Hoạt động 4: Luyện tập.
4.Củng cố – dặn dò.
-Cho HS viết vào vở nháp các từ: giếng nước, khiêng, viên phấn, thiên nhiên,
-GV đọc bài lần 1.
-Gọi 2 HS đọc lại bài.
-Đoạn viết có mấy khổ thơ?
-Nêu cách trình bày bài viết.
-Cho HS viết vào vở nháp các từ các em dễ viết sai chính tả.
-Gọi vài HS đọc các từ dễ viết sai chính tả.
-GV đọc bài lần 2.
-Nhắc nhở HS cách trình bày, tư thế ngồi viết.
-GV đọc bài cho HS viết.
-Cho HS mở SGK để viết bài.
-GV cho HS dùng bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, từng chữ để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để HS tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi: Bạn nào viết sai chữ nào?
-GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép.
-Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết
-GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt: bài chép (đúng/sai), chữ viết (đúng/sai, sạch/bẩn, đẹp/xấu), cách trình bày (đúng/sai, đẹp/xấu)
-Chấm 1 số bài của HS và nhận xét ưu khuyết điểm.
Bài 2.
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Cho HS làm bài, sau đó gọi vài em lên bảng làm bài.
-Cho HS luyện đọc các từ trên.
Bài 3b.
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Cho HS làm bài, sau đó gọi vài em lên bảng làm bài.
-GV rút kinh nghiệm về bài viết của HS và lưu ý cách viết một số từ khó.
-Xem bài mới.
-Nhận xét tiết học (cá nhân, tập thể)
-1 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp.
-HS chú ý.
-2 HS đọc lại bài, cả lớp đọc thầm.
-2 khổ thơ.
-Tên bài viết ở giữa trang vở, viết hoa các chữ đầu dòng, các chữ đầu dòng lui vào 2 ô.
-1 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp.
-Vài HS đọc.
-HS chú ý.
-HS chú ý.
-HS viết bài.
-HS viết bài.
-HS soát lỗi.
-HS sửa lỗi.
-HS chú ý.
-HS chú ý.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
-nhanh nhẹn, nhoẻn miệng cười, sắt hoen gỉ, hèn nhát.
-HS luyện đọc.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
-kiên: kiên cường, kiên nhẫn, kiên trung, kiên cố,
-kiêng: ăn kiêng, kiêng nể, kiêng cử,
-miến: miến gà, thái miến,
-miếng: miếng ăn, miếng trầu, miếng bánh,
-tiến: tiến lên, tiên tiến, tiến bộ,
-tiếng: nổi tiếng, danh tiếng, tiếng nói,
TẬP LÀM VĂN.
TIẾT 7: KHÔNG NỠ NHÌN – TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP.
I/Mục tiêu:
-Nghe – kể lại được câu chuyện “Không nỡ nhìn” (BT1)
-Bước đầu biết cùng các bạn tổ chức cuộc họp trao đổi về 1 vấn đề liên quan tới trách nhiệm của HS trong cộng đồng hoặc vấn đề đơn giản do GV gợi ý (BT2).
II/Chuẩn bị:
-GV: Đồ dùng dạy học.
-HS: Đồ dùng học tập.
III/Hoạt động dạy học:
Các bước lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài.
b.Bài mới.
4.Củng cố – dặn dò.
-Gọi vài HS kể lại buổi đầu đi học của mình.
Bài 1:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài và các câu hỏi.
-GV kể chuyện lần 1.
-Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt?
-Bà cụ bên cạnh anh hỏi gì?
-Anh trả lời thế nào?
-GV kể chuyện lần 2.
-Gọi vài HS kể lại câu chuyện.
-Anh có nhận xét gì về anh thanh niên?
-GV kết luận: Anh thanh niên trên chuyến xe buýt không biết nhường chỗ cho người già, phụ nữ lại che mặt và giải thích rất buồn cười là không nỡ nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.
Bài 2: 
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Nêu lại các bước để tổ chức cuộc họp.
-GV nhắc nhở:
+Cần chọn nội dung cuộc họp là vấn đề được cả tổ quan tâm. Đó có thể là nội dung được gợi ý trong SGK, cũng có thểlà những vấn đề mỗi tổ tự đề xuất.
+Tổ trưởng là những HS lần trước chưa được đóng vai điều khiển cuộc họp.
-Cho các tổ thi tổ chức cuộc họp
-GV rút kinh nghiệm về cách kể chuyện và tổ chức cuộc họp của HS.
-Xem bài mới.
-Nhận xét tiết học (cá nhân, tập thể)
-Vài HS kể.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
-HS chú ý.
-Anh ngồi hai tay ôm mặt.
-Cháu nhức đầu à? Có cần dầu xoa không?
-Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.
-HS chú ý.
-Vài HS kể chuyện.
-Anh thanh niên rất ngốc, không hiểu rằng nếu không muốn ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng thì anh phải đứng lên những chỗ.
-HS chú ý.
-1 HS đọc yêu cầu.
-Mục đích cuộc họp.
-Tình hình.
-Nguyên nhân.
-Cách giải quyết.
-Phân công giao việc.
-HS chú ý.
-Các tổ thi tổ chức cuộc họp.
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP.
TIẾT 7: HỌC TẬP CÁC NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI HS TIỂU HỌC.
I.Mục tiêu: 
-HS biết 2 nhiệm vụ còn lại của 5 nhiệm vụ người học sinh tiểu học.
-Góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ của học sinh tiểu học.
-GD học sinh ý thức thực hiện tốt 5 nhiệm vụ của người học sinh tiểu học.
II. Chuẩn bị
-GV: Đồ dùng dạy học
-HS: Đồ dùng học tập
III. Hoạt động dạy học.
1) Ổn định lớp
2) Kiểm tra bài cũ	
-Kể tên 5 nội dung nội dung xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực
3) Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động1: Làm bài tập
*Mục tiêu: Biết được những nhiệm vụ của học sinh tiểu học.
*Cách tiến hành:
-Cho HS làm bài tập sau:
-Khoanh tròn vào ý đúng sau:
1.Nhiệm vụ của HS tiểu học gồm có 
a. 3 nhiệm vụ b. 4 nhiệm vụ c. 5 nhiệm vụ
d. 6 nhiệm vụ
2.Nhiệm vụ của HS là 
a. Học thuộc 5 nhiệm vụ của HSTH
b. Học thuộc và thực hiện theo 5 nhiệm vụ của HSTH.
c. Chỉ để xem chơi.
-GV chốt lại ý đúng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung đầu của 5 nhiệm vụ của HSTH
*Mục tiêu: HS nắm được và bước đầu thực hiện đúng các nhiệm vụ của HSTH.
*Cách tiến hành:
-Cho HS thi đua đọc lại 1 trong 5 nhiệm vụ của HS tiểu học.
-GV nhận xét, giúp đỡ thêm cho HS.
Hoạt động 3: Tự liên hệ
*Mục tiêu: Biết tự liên hệ bản thân về việc thực hiện 5 nhiệm vụ của HSTH
*Cách tiến hành:
-Cho HS tự liên hệ bản thân về việc thực hiện 5 nhiệm vụ của HSTH.
-GV theo dõi và nhắc nhở thêm
4.Củng cố dặn dò
-GV hỏi lại nội dung bài.
-Học thuộc và thực hiện tốt 5 nhiệm vụ của HSTH
-Nhận xét tiết học
c. 5 nhiệm vụ
b. Học thuộc và thực hiện theo 5 nhiệm vụ của HSTH.
-HS chú ý.
-HS thi đọc.
-HS tự liên hệ và trả lời.
-HS chú ý.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 7.
I/Mục tiêu:
-HS biết được những việc làm được và chưa làm được trong tuần.
-HS biết được kế hoạch hoạt động trong tuần tới.
-Ôn tập, củng cố các bài đã học trong tuần.
II/Chuẩn bị:
-GV: Đồ dùng dạy học.
-HS: Đồ dùng học tập.
III/Hoạt động dạy học:
Các bước lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài.
b.Bài mới.
*Hoạt động 1: Tổng kết.
*Hoạt động 2: Triển khai kế hoạch tuần tới.
4.Củng cố – dặn dò.
-GV lần lượt gọi cán bộ lớp lên báo cáo việc theo dõi trong tuần.
-Lớp phó học tập báo cáo tình tình học tập.
-Lớp phó lao động báo cáo tình hình vệ sinh.
-Lớp phó văn nghệ báo cáo tình hình văn nghệ đầu giờ.
-Các tổ trưởng báo cáo nền nếp của tổ mình.
-Lớp trưởng báo cáo tỉ lệ chuyên cần, đi trể.
-GV tổng hợp ý kiến, nhận xét các mặt:
+Động viên khen ngợi các mặt thực hiện tốt như: 
+Nhắc nhở các mặt thực hiện chưa tốt như: 
-GV triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới:
+Thi đua học tập giữa các tổ, lớp.
+Mặc áo phao đầy đủ khi tham gia giao thông đường thuỷ.
+Đi đường cẩn thận, không chạy giỡn, thực hiện tốt ATGT đường bộ.
+Mặc đồ TD khi buổi học có tiết TD.
+Giữ gìn vệ sinh khi ăn uống phòng tránh các dịch bệnh.
+Thực hiện tốt kế hoạch nhà trường đề ra.
+Ôn lại các bài đã học.
+Xem trước các bài mới sắp học.
-GV nhấn mạnh lại nội dung chính cần thực hiện trong tuần tới.
-Nhận xét tiết học (cá nhân, tập thể).
-Tổ :
-Tổ :
-Tổ :
-Tổ :
-Tổ :
-Vắng có phép: 
-Vắng không phép:
-Đi học trể:
HS chú ý.
-HS chú ý.
KÝ DUYỆT.
TỔ TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 7.doc