Giáo án lớp 3 Tuần số 29 năm 2013

Giáo án lớp 3 Tuần số 29 năm 2013

A. TẬP ĐỌC( Tiết 57)

- Đọc đúng giọng các câu cảm, câu cầu khiến.

- Hiểu ND: Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một HS bị tật nguyền ( Trả lời được các CH trong SGK ).

- Rèn tính kiên trì, vượt khó cho HS.

B. KỂ CHUYỆN( Tiết 29)

- Bước đầu biết kể lại được từng đoạn cu chuyện theo lời của một nhân vật. HS khá, giỏi kể toàn bộ câu chuyện.

- Rèn kỹ năng nghe.

- GD HS yêu thích môn tập đọc kể chuyện.

 KNS: Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân. Thể hiện sự cảm thông. Đặt mục tiêu. Thể hiện sự tự tin.

 

docx 18 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 852Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần số 29 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
Thứ hai, ngày 25 tháng 3 năm 2013
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
BUỔI HỌC THỂ DỤC
I. Mục tiêu
A. TẬP ĐỌC( Tiết 57)
Đọc đúng giọng các câu cảm, câu cầu khiến.
Hiểu ND: Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một HS bị tật nguyền ( Trả lời được các CH trong SGK ). 
Rèn tính kiên trì, vượt khó cho HS.
B. KỂ CHUYỆN( Tiết 29)
Bước đầu biết kể lại được từng đoạn cu chuyện theo lời của một nhân vật. HS khá, giỏi kể toàn bộ câu chuyện.
Rèn kỹ năng nghe.
GD HS yêu thích môn tập đọc kể chuyện. 
¯ KNS: Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân. Thể hiện sự cảm thông. Đặt mục tiêu. Thể hiện sự tự tin.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh sách giáo khoa, bảng phụ có ghi sẵn các bài tập cần thực hiện.
HS : Đọc bài trước ở nhà và tập trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy – học
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
Học sinh đọc bài, trả lời câu hỏi trong Sách giáo khoa.
GV tóm tắt nội dung chính, nhận xét, đánh giá.
Nhận xét bài cũ.
Giảng bài mới
Giới thiệu, ghi đầu bài.
TẬP ĐỌC
HĐ 1: Giới thiệu bài và luyện đọc 
GV giới thiệu bài.
GV đọc mẫu ( giọng sôi nổi, nhấn giọng những từ ngữ thể hiện cách leo lên xà ngang của học sinh.)
GV cho học sinh quan sát tranh minh hoạ.
GV hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
GV gọi mỗi học sinh đọc nối tiếp các câu văn trong bài và kết hợp luyện đọc từ khó, sửa chữa lỗi phát âm cho học sinh như : Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti, Xtác-đi, Ga – rô –nê, Nen –li, khuyến khích, khuỷu tay. 
GV cho học sinh xem tranh minh hoạ.
Luyện đọc từng câu : 
GV giúp học sinh ngắt nghỉ hơi đúng và tự nhiên sau các dấu câu, nghỉ hơi giữa các câu. GV giúp học sinh hiểu nghĩa từ : Gà tây, bò mộng, chật vật.
GV cho học sinh đọc từng đoạn văn trong nhóm. Sau đó cho 1 học sinh đọc lại toàn bài. 
HĐ 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài 
GV gọi học sinh đọc thầm từng đoạn văn và trả lời câu hỏi về nội dung bài ( Như sách giáo viên trang 178).
GV cho học sinh quan sát tranh để trả lời các câu hỏi của bài.
HĐ 3: Luyện đọc lại
GV đọc mẫu đoạn 4 và hướng dẫn học sinh đọc theo gợi ý của SGV.
GV cho 3 học sinh nối tiếp nhau thi đọc lại 3 đoạn chuyện. 
GV cho 5 học sinh đọc theo kiểu phân vai.
KỂ CHUYỆN
HĐ4 : GV nêu nhiệm vụ: kể lại toàn chuyện theo lời của một nhân vật 
HĐ5: GV hướng dẫn học sinh kể theo lời của một nhân vật và lưu ý học sinh kể có thay đổi cách xưng hô cho phù hợp với nội dung của câu chuyện.
GV cho học sinh đọc yêu cầu bài và mẫu kể chuyện.
GV cho từng cặp học sinh kể lại chuyện theo lời của một nhân vật.
GV cùng học sinh nhận xét và chọn bạn kể hay nhất.
Củng cố, dặn dò
GV tóm tắt nội dung kết hợp giáo dục HS theo yêu cầu.
Nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
Chuẩn bị bài “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”. 
Rút kinh nghiệm: 	
ªªªªªªªªªªªªªªªªªªªªªªªª
Thứ hai, ngày 25 tháng 3 năm 2013
TOÁN (Tiết 141)
DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT
I. Mục tiêu
Biết quy tắc tính diện tích hình chữ nhật khi biết hai cạnh của nĩ.
Vận dụng tính diện tích một số hình chữ nhật đơn giản theo đơn vị đo là 
Xăng – ti – mt vuơng.
GD HS yêu toán học, rèn tính chính xác.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ ghi sẵn bài tập cần thực hiện.
HS: Thước kẻ cm, Đọc bài trước ở nhà, thực hiện VBT Toán.
III. Các hoạt động dạy – học
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra tập vở, đồ dùng học tập.
GV gọi học sinh lên bảng làm bài tập kết hợp trả lời câu hỏi.
Nhận xét, đánh giá.
Giảng bài mới
Giới thiệu, ghi đầu bài.
HĐ 1 : Xây dựng quy tắc tính diện tích hình chữ nhật.
GV cho học sinh xếp 1 hàng 4 ô vuông lên mặt bàn. Sau đó tiếp tục xếp thêm 2 hàng nữa. Sau đó GV gợi ý cho học sinh tính số ô vuông trên bàn theo hàng dọc và hàng ngang. GV nêu : 1 ô vuông ứng với 1 cm2. Diện tích hình chữ nhật này có 12 ô vuông, vậy diện tích hình chữ nhật là 12 cm 2.
GV gợi ý cho học sinh tự rút ra quy tắc tính diện tích hình chữ nhật.
HĐ 2 : Thực hành: Học sinh vận dụng quy tắc để tính diện tích một số hình chữ nhật đơn giản theo đơn vị đo là cm2 
Bài tập 1 : 
GV cho 1 học sinh làm mẫu.
GV cho học sinh làm bài vào vở bài tập. 
GV hướng dẫn học sinh sửa bài.
Bài tập 2 : Giải toán.
GV cho 1 học sinh đọc đề.
GV cho học sinh làm bài vào vở bài tập. 
GV gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài.
Bài tập 3 :GV cho học sinh vẽ hình chữ nhật trên giấy thủ công với các số đo cho sẵn.
GV cho học sinh cắt thành các hình chữ nhật. Sau đó cho học sinh tính diện tích hình chữ nhật trực tiếp vào hình đã cắt.
GV hướng dẫn học sinh sửa bài.
HĐ3: Chấm bài.
Củng cố, dặn dò
GV tóm tắt nội dung kết hợp giáo dục HS theo yêu cầu.
Nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
Chuẩn bị bài “Luyện tập”.
Rút kinh nghiệm: 	
ªªªªªªªªªªªªªªªªªªªªªªªª
Thứ hai, ngày 25 tháng 3 năm 2013
ĐẠO ĐỨC ( Tiết 29)
TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC 
I. Mục tiêu
HS biết cần phải sử dụng tiết kiệm nguồn nước, biết bảo vệ nguồn nước.
Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nguồn nước, biết bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn ở gia đình, nhà trường, địa phương.
HS biết vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm nguồn nước, biết bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
Không đồng tình với những hành vi sử dụng lãng phí nước hoặc làm ô nhiễm nguồn nước.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh ảnh, sưu tầm một vài câu chuyện ngắn có liên quan chủ đề.
HS: Đọc bài trước ở nhà, tập trả lời các câu hỏi trong sgk.
III. Các hoạt động dạy – học
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
GV gọi học sinh đọc bài cũ kết hợp trả lời câu hỏi.(sgk)
GV tóm tắt nội dung chính, nhận xét, đánh giá.
Giảng bài mới
Giới thiệu, ghi đầu bài.
TIẾT 2
HĐ 1: Xác định các biện pháp
Các N lần lượt lên trình bày kết quả điều tra thực trạng và nêu các biện pháp tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước.
Các N khác trao đổi và bổ sung.
Cả lớp bình chọn biện pháp hay nhất.
GV nhận xét các kết quả hoạt động của các N giới thiệu các biện pháp hay và khen cả lớp là những nhà bảo vệ môi trường tốt, những chủ nhân tương lai vì sự phát triển bền vững của Trái Đất.
HĐ 2: Thảo luận N5.
FGV chia N5, phát phiếu học tập, HS các N đánh giá các ý kiến ghi vào phiếu và giải thích lý do ( VBT Đ2 ).
HS các N làm việc .
Một số N cử đại diện lên trình bày kết quả thảo luận. N # trao đổi bổ sung.
GV kết luận ( SGV).
HĐ 3: Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng.
 Chia HS thành N5 và phổ biến cách chơi: Trong một thời gian quy định, các N phải liệt kê các việc làm để tiết kiệm nước ra giấy. N nào ghi được nhiều nhất nhanh nhất, N đó sẽ thắng cuộc.
Làm việc theo N. Đại diện N lên trình bày. Nhận xét và đánh giá.
Kết luận chung ( SGV).
Củng cố, dặn dò
GV tóm tắt nội dung kết hợp giáo dục HS theo yêu cầu.
Nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
Chuẩn bị bài “Chăm sóc cây trồng, vật nuôi”.
Rút kinh nghiệm: 	
ïïïïïïïïïïïïïïïïïïïïïïïïïïïïïïïïïï
Thứ ba, ngày 26 tháng 3 năm 2013
TOÁN (Tiết 142)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
Biết tính diện tích hình chữ nhật theo kích thứơc cho trước.
Vận dụng kiến thức đ học để lm tính giải tốn.
GD HS tính chính xác.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ ghi sẵn bài tập cần thực hiện.
HS: Thước kẻ cm, Đọc bài trước ở nhà, thực hiện VBT Toán.
III. Các hoạt động dạy – học
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra tập vở, đồ dùng học tập.
GV cho học sinh đọc quy tắc tính diện tích hình chữ nhật.
GV gọi học sinh lên bảng làm bài tập kết hợp trả lời câu hỏi.
Nhận xét, đánh giá.
Giảng bài mới
Giới thiệu, ghi đầu bài.
HĐ1: Luyện tập, thực hành
Bài tập 1: 
GV cho học sinh cắt hình chữ nhật từ giấy thủ công. Sau đó thực hiện tính diện tích hình chữ nhật trực tiếp trên hình đã cắt.
GV cho học sinh làm bài vào vở bài tập 
GV hướng dẫn học sinh sửa bài.
Bài tập 2: 
GV cho học sinh quan sát và nhận xét tìm chiều dài và chiều rộng của các hình tương ứng.
GV cho học sinh tính diện tích từng hình chữ nhật. Sau đó cho học sinh tính diện tích hình H vào vở.
GV hướng dẫn học sinh sửa bài.
Bài tập 3: 
GV cho 1 học sinh đọc đề.
GV cho học sinh tự tìm hiểu đề bài và nêu cách thực hiện bài tập.
GV cho học sinh làm bài vào vở bài tập 
GV hướng dẫn học sinh sửa bài.
HĐ2: Chấm điểm.
Củng cố, dặn dò
GV tóm tắt nội dung kết hợp giáo dục HS theo yêu cầu.
Nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
Chuẩn bị bài “Diện tích hình vuông”.
Rút kinh nghiệm: 	
Thứ ba, ngày 26 tháng 3 năm 2013
CHÍNH TẢ (Tiết 57)
BUỔI HỌC THỂ DỤC
I. Mục tiêu
Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
Viết đúng các tên riêng người nước ngồi trong cu chuyện buổi học thể dục ( BT2). Làm đúng BT(3) a / b hoặc BT phương ngữ do GV soạn.
GD tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị
+ GV: Tranh sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn bài tập cần thực hiện.
+ HS: Đọc bài trước ở nhà, tập trả lời các câu hỏi trong sgk.
III. Các hoạt động dạy – học
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
- GV cho học sinh viết lại các tiếng đã viết sai kết hợp trả lời câu hỏi.(sgk)
- GV tóm tắt nội dung chính, nhận xét, đánh giá.
Giảng bài mới
- Giới thiệu, ghi đầu bài.
HĐ 1: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
GV đọc 1 lần bài chính tả.
GV cho 2 học sinh đọc lại đoạn văn và hỏi: Câu nói của thầy được đặt trong dấu gì ? Những chữ nào trong đoạn văn được viết hoa ? sau đó cho cả lớp đọc thầm lại đoạn văn.
GV cho học sinh tự viết vào bảng con các từ khó để không mắc lỗi khi viết bài như Nen – li, cái xà, khuỷu tay, thở dốc, rạng rỡ, nhìn xuống 
HĐ 2 : Đọc cho học sinh chép bài vào vơ. 
GV cho học sinh viết.
Đọc lại cho học sinh dò.
HĐ3: Chấm chữa bài
 GV đọc từng câu, học sinh tự dò.
 GV chấm 5 bài và nêu nhận xét về nội dung bài viết, chữ viết cách trình bày.
HĐ 4: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
Bài tập 2 : Viết tên các bạn trong truyện.
GV cho học làm bài.
 GV mời 3 học sinh lên bảng viết nhanh tên các bạn trong truyện. GV chốt lại các lời giải đúng. 
GV cho học sinh sửa bài theo lời giải đúng.
Bài tập 3: Điền vào chỗ trống 
s hay x: GV cho học sinh làm bài sau đó hướng dẫn học sinh sửa bài, học sinh đọc lại bài tập.
Củng cố, dặn dò
1 HS khá (giỏi) đọc lại bài viết.
Cả lớp nhắc lại lỗi đã viết sai và nêu lại cách viết đúng.
GV tóm tắt nội dung kết hợp giáo dục HS theo yêu cầu.
Nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
Chuẩn bị bài “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”.
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2013
TNXH ( Tiết 57)
THỰC HÀNH
ĐI THĂM THIÊN NHIÊN
I.Mục tiêu
 Sau bài học, HS biết:
* Quan sát 	và chỉ được các bộ phận bên ngoài của các cây, c ... à chu vi hình vuông theo kích thước cho sẵn.
GV cho học sinh so sánh diện tích và chu vi hai hình. sau đó rút ra kết luận : hình vuông và hình chữ nhật có cùng chu vi nhưng diện tích hình vuông lớn hơn diện tích hình chữ nhật.
Sửa bi.
HĐ2: Chấm điểm.
Củng cố, dặn dò
GV tóm tắt nội dung kết hợp giáo dục HS theo yêu cầu.
Nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
Chuẩn bị bài “Phép cộng các số trong phạm vi 100000 ”.
Rút kinh nghiệm: 	
ªªªªªªªªªªªªªªªªªªªªªªªª
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2013
TẬP VIẾT (Tiết 29)
ÔN CHỮ HOA T ( TIẾP THEO)
I. Mục tiêu: 
Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa T ( 1 dòng Tr ); Viết đúng tên riêng trường sơn ( 1 dịng ) và câu ứng dụng: Trẻ em... l ngoan ( 1 lần ) bằng chữ cỡ nhỏ.
GD tính cẩn thận. 
II. Chuẩn bị
+ GV: Chữ hoa mẫu T, Th, L từ ứng dụng.
+ HS : Xem trước bài viết và hiểu quy trình viết.
III. Các hoạt động dạy – học
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
- GV gọi học sinh đọc bài cũ kết hợp trả lời câu hỏi.(sgk)
- GV tóm tắt nội dung chính, nhận xét, đánh giá.
Giảng bài mới
- Giới thiệu, ghi đầu bài.
HĐ 1: Hướng dẫn viết trên bảng con.
 1. Luyện viết chữ hoa:
GV cho học sinh tìm các chữ hoa có trong bài. 
GV viết mẫu kết hợp với việc nhắc lại cách viết từng chữ T, Tr, S Cho học sinh viết vào bảng con 3 chữ trên.
2. Luyện viết từ ứng dụng: 
Học sinh đọc từ ứng dụng: Trường Sơn. 
GV giới thiệu: Trường Sơn là tên một dãy núi kéo dài suốt miền Trung nước ta ( dài gần 1000 km ). Trong kháng chiến chống Đế quốc Mỹ, đường mòn Hồ Chí Minh chạy dọc theo dãy Trường Sơn là con đường đưa bộ đội vào Nam đánh Mỹ. Nay, theo đường mòn Hồ Chí Minh, chúng ta đang làm con đường quốc lộ số 1 B nối các miền của Tổ quốc lại với nhau.
GVcho học sinh viết trên bảng con từ trường Sơn và theo dõi sửa chữa. 
Luyện viết câu ứng dụng: 
 Trẻ em như búp trên cành.
 Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan.
GV giúp học sinh hiểu câu thơ: Câu thơ thể hiện tình cảm yêu thương của Bác Hồ với thiếu nhi. Bác xem trẻ em là lứa tuổi măng non như búp trên cành. Bác khuyên trẻ em ngoan ngoãn và chăm học. 
GV cho học sinh viết bảng con các chữ: Trẻ em.
HĐ 2: Hướng dẫn viết vào vở Tập viết:
GV nêu yêu cầu:Viết chữ Tr một dòng cỡ nhỏ. Viết chữ S, B : 1 dòng. Viết tên riêng Trường Sơn 1 dòng cỡ nhỏ.Viết câu thơ 1 lần. 
Học sinh viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ. Trình bày GV nhắc nhở học sinh ngồi viết đúng tư thế chú ý hướng dẫn học câu thơ đúng theo mẫu.
HĐ 3: Chấm chữa bài.
GV chấm nhanh từ 5 đến 7 bài.
Củng cố, dặn dò
1 HS khá (giỏi) đọc lại quy trình viết.
GV tóm tắt nội dung kết hợp giáo dục HS theo yêu cầu.
Nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
Chuẩn bị bài “Ôn tập chữ hoa U”.
Rút kinh nghiệm: 	
ªªªªªªªªªªªªªªªªªªªªªªªª
LỜI KÊU GỌI 
TOÀN DÂN TẬP THỂ DỤC
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2013
CHÍNH TẢ ( Tiết 58)
I. Mục tiêu
Nghe - viết đúng bài CT ; trình by đúng hình thức bài văn xuôi.
Làm đúng BT(2) a / b hoặc BT phương ngữ do GV soạn.
GD HS giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị
+ GV: Tranh sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn bài tập cần thực hiện.
+ HS: Đọc bài trước ở nhà, tập trả lời các câu hỏi trong sgk.
III. Các hoạt động dạy – học
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
GV cho học sinh viết lại các tiếng đã viết sai kết hợp trả lời câu hỏi.(sgk)
GV tóm tắt nội dung chính, nhận xét, đánh giá.
Giảng bài mới
- Giới thiệu, ghi đầu bài.
HĐ1 : Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
GV đọc bài chính tả 
GV hướng dẫn học sinh nhận xét :
*Vì sao mỗi người dân cần phải luyện tập thể dục ? 
*Những chữ nào trong đoạn văn được viết hoa ? 
GV cho học sinh tự viết ra những từ mình cho là khó để không phải mắc lỗi khi viết bài như : giữ gìn, sức khoẻ, bồi bổ, bổn phận, yếu ớt.
 HĐ2: Học sinh viết bài vào vở.
GV cho học sinh viết.
Đọc lại cho học sinh dò.
 HĐ3: Chấm chữa bài
GV đọc từng câu, học sinh tự dò.
GV chấm 5 bài và nêu nhận xét về nội dung bài viết, chữ viết cách trình bày.
HĐ4: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
Bài tập 2 b
GV cho học sinh đọc yêu cầu của bài 
GV cho học sinh làm bài vào vở bài tập 
GV dán thẻ từ lên bảng và yêu cầu học sinh lên dán từ vào bảng. 
GV cho 1 học sinh đọc lại lời giải đúng và hướng dẫn học sinh sửa bài.
Củng cố, dặn dò
1 HS khá (giỏi) đọc lại bài viết.
Cả lớp nhắc lại lỗi đã viết sai và nêu lại cách viết đúng.
GV tóm tắt nội dung kết hợp giáo dục HS theo yêu cầu.
Nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
Chuẩn bị bài “Liên Hợp Quốc”.
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2013
 TOÁN(Tiết 145)
PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000
I. Mục tiêu : 
Biết cộng cc số trong phạm vi 100 000 ( đặt tính và tính đúng ). Giải bi tốn cĩ lời văn bằng 2 php tính tính diện tích hình chữ nhật.
Vận dụng tốt kiến thức đ học để lm bi tập.
GD HS yêu thích môn toán, rèn tính chính xác.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ ghi sẵn bài tập cần thực hiện.
HS: Đọc bài trước ở nhà, thực hiện VBT Toán.
III. Các hoạt động dạy – học
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra tập vở, đồ dùng học tập.
GV gọi học sinh lên bảng làm bài tập kết hợp trả lời câu hỏi.
Nhận xét, đánh giá.
Giảng bài mới
Giới thiệu, ghi đầu bài.
HĐ 1 : GV hướng dẫn học sinh thực hiện phép cộng 45732 + 36194.
GVcho học sinh tự xếp tính và thực hiện tính tương tự như phép cộng các số trong phạm vi 10 000.
GVchốt kiến thức bài học.
HĐ 2 : Thực hành.
Bài tập 1 : 
GV cho học sinh làm bài vào vở bài tập 
GVgọi học sinh nêu miệng để sửa bài 
Bài tập 2 : Đặt tính rồi tính.
GVcho học sinh tự đặt tính vào vở bài tập sau đó tính kết quả các bài tập.
GV hướng dẫn học sinh sửa bài 
Bài tập 3 : 
GV cho học sinh đọc đề.
GV cho học sinh làm bài vào vở bài tập 
GV hướng dẫn học sinh sửa bài.
Bài tập 4 : 
GVcho học sinh đọc đề.
GV cho học sinh thảo luận nhóm tìm cách giải. Sau đó học sinh nêu cách giải.
GV cho học sinh làm bài vào vở bài tập 
GV gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài.
HĐ3: Chấm điểm.
Củng cố, dặn dò
GV tóm tắt nội dung kết hợp giáo dục HS theo yêu cầu.
Nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
Chuẩn bị bài “Luyện tập ”.
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2013
TNXH ( Tiết 58)
THỰC HÀNH
ĐI THĂM THIÊN NHIÊN
I.Mục tiêu
 Sau bài học, HS biết:
* Quan sát 	và chỉ được các bộ phận bên ngoài của các cây, các con vật đã gặp khi đi thăm thiên nhiên.
* Biết phân loại được số cây, con vật đã gặp.
* GD HS yêu thiên nhiên.
II. Chuẩn bị
+ GV: Tranh sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn bài tập cần thực hiện.
+ HS: Đọc bài trước ở nhà, tập trả lời các câu hỏi trong sgk.
III. Các hoạt động dạy – học
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
- GV gọi học sinh đọc bài cũ kết hợp trả lời câu hỏi.(sgk)
- GV tóm tắt nội dung chính, nhận xét, đánh giá.
Giảng bài mới
- Giới thiệu, ghi đầu bài.
HĐ 1: Làm việc theo nhóm.
Từng cá nhân báo cáo với nhóm những gì bản thân đã quan sát được kèm theo các bản vẽ hoặc ghi chép cà nâhn.
Cả nhóm cùng bàn bạc cách thể hiện và vẽ chung hoặc hoàn thiện các sản phẩm cá nhân đính vào một tờ giấy khổ to 
GV cho các nhóm treo sản phẩm chung của nhóm mình lên bảng. Đại diện mỗi nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình trước lớp.
GVnhận xét, đánh giá các nhóm.
HĐ 2: Thảo luận.
GV điều khiển học sinh thảo luận theo một số gợi ý sau:
Nêu những đặc điểm chung của thực vật, động vật.
GV kết luận: 
Trong tự nhiên có rất nhiều loài thực vật. Chúng có hình dạng, độ lớn khác nhau. Chúng thường có đặc điểm chung: Có rễ, thân, lá, hoa, quả.
Trong tự nhiên có rất nhiều loài động vật. Chúng có hình dạng, độ lớn khác nhau. Cơ thể chúng thuờng gồm ba phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển.
Thực vật và động vật đều là những cơ thể sống, chúng được gọi chung là sinh vật.
Củng cố, dặn dò
1 HS khá (giỏi) đọc lại bài tập trong sgk.
GV tóm tắt nội dung kết hợp giáo dục HS theo yêu cầu.
Nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
Chuẩn bị bài “Trái Đất, Quả địa cầu”.
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2013
SINH HOẠT TẬP THỂ
TỔNG KẾT TUẦN 29
I. Mục tiêu
1) Kiến thức:
- Học sinh nắm được kết quả hoạt động thi đua của tổ và của mình trong tuần.
- Học sinh nhận ưu điểm và tồn tại của bản thân nêu phương hướng phấn đấu phù hợp bản thân.
- Học sinh nắm được nội dung thi đua tuần sau.
2) Kĩ năng:
- Học sinh mạnh dạn, tự tin, nói lưu loát trước tập thể.
- Học sinh biết phê và tự phê.
3) Thái độ:
- Học sinh có tính tự quản, biết đoàn kết và giúp đỡ bạn.
II. Chuẩn bị
+ Giáo viên: - Ghi nhận các mặt hoạt động, nội dung thi đua tuần sau, các bài hát cho học sinh tham gia.
+ Học sinh: - Ý kiến cần phát biểu.
III. Các hoạt động
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hoạt động 1: GV nhận xét tuần qua
- Vẫn còn một số bạn chưa trực nhật và làm vệ sinh lớp.
- Truy bài đầu giờ thực hiện chưa tốt.
* Biện pháp khắc phục:
- Giữ gìn trường lớp sạch sẽ.
- Đem theo đầy đủ tập vở, sách giáo khoa, đồ dùng học tập hàng ngày theo thời khoá biểu.
Hoạt động 2: Bình chọn tổ, học sinh xuất sắc, học sinh tiến bộ
+ Tổ (Cá nhân) xuất sắc:
+ Tổ (Cá nhân) tiến bộ:
Hoạt động 3: Giáo viên nêu nội dung thi đua tuần sau
Nội dung tuần sau:
a/. Chuyên cần:
- Đi học đều, đúng giờ, nghỉ học có xin phép.
- Đảm bảo bài học, bài làm trước khi đến lớp.
b/. Học tập:
- Có đầy đủ tập vở, sách giáo khoa, đồ dùng học tập khi đến lớp.
- Học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Tích cực thi đua và giúp đỡ bạn bè trong học tập.
- Kiểm tra định kì giữa học kì II.
c/. Kỷ luật:
- Không chơi những trò chơi có tính bạo lực như: đánh nhau, chạy đuổi trong giờ chơi
- Lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi.
c/. Vệ sinh:
- Vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
- Chăm sóc cây xanh, bồn hoa trước lớp.
d/. Phong trào:
- Tiếp tục thực hiện “Đôi bạn cùng tiến”.
- Tiếp tục đóng góp tiền gây quỹ Đội theo yêu cầu Nhà trường và Cô Tổng phụ trách.
- Tập thể dục đầy đủ, nhanh, đúng động tác.
Hoạt động 4: Kết thúc
- Một vài em nhắc lại những việc cần thực hiện trong tuần sau.
- Sinh hoạt văn nghệ - vui chơi. 
- Hát
- Tổ trưởng báo cáo các mặt hoạt động trong tuần. 
- Học sinh cả lớp tham gia nhận xét, nêu ý kiến bổ sung.
- Lớp trưởng nhận xét chung tình hình của lớp về các hoạt động:
+ Chuyên cần: 
+ Lao động:
- Học sinh bình chọn cá nhân xuất sắc.
- Học sinh bình chọn cá nhân tiến bộ.
- Học sinh nêu phương hướng phấn đấu tuần sau. (thống nhất với nhận xét và nội dung thi đua của giáo viên hoặc có thay đổi bổ sung gì thêm.)

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an lop 3 tuan 29.docx