Giáo án lớp 3 Tuần số 3 năm 2010

Giáo án lớp 3 Tuần số 3 năm 2010

I/Mục tiêu:

-Tính độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác chu vi hình tứ giác.

-Rèn kĩ năng làm tính, giải toán cho HS.

-Giáo dục lòng say mê học toán, sự sáng taọ, tự tìm tòi.

II/Chuẩn bị:

-GV: Đồ dùng dạy học.

-HS: Đồ dùng học tập.

 

doc 45 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 674Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần số 3 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SOẠN GIẢNG TUẦN 3.
Từ ngày 6 tháng 9 năm 2010 đến ngày 10 tháng 9 năm 2010
Thứ, ngày, tháng, năm.
Môn dạy.
Tiết
PPCT
Tên bài dạy.
Thứ 2
Ngày 6 tháng 9
SHĐT 
Toán
Mĩ thuật Đạo đức
TNXH 
3
11
3
3
5
Sinh hoạt đầu tuần 
Ôn tập về hình học 
Vẽ theo mẫu: Vẽ quả 
Giữ lời hứa (T1)
Bệnh lao phổi 
Thứ 3
Ngày 7 tháng 9
Tập đọc
TĐ-KC
Toán 
Thủ công 
7
8
12
3
Chiếc áo len
Chiếc áo len 
Ôn về giải toán
Gấp con ếch (T1) 
Thứ 4
Ngày 8 tháng 9
Chính tả Âm nhạc 
Tập đọc
Toán 
TNXH 
5
3
9
13
6
(Nghe viết) Chiếc áo len
Học hát Bài ca đi học (lời 1) 
Quạt cho bà ngủ
Xem đồng hồ
Máu và cơ quan tuần hoàn 
Thứ 5
Ngày 9 tháng 9
Toán 
Thể dục 
LTVC
Tập viết
5
14
3
3
Xem đồng hồ (T)
Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số.
So sánh – Dấu chấm
Ôn chữ hoa B
Thứ 6
Ngày 10 tháng 9
Toán 
Thể dục 
Chính tả
TLV 
GDNGLL
SHTT
15
6
6
3
3
3
Luyện tập
Đội hình đội ngũ - Trò chơi: Tìm người chỉ huy.
(Nhìn - viết) Chị em
Kể về gia đình – Điền vào giấy tờ in sẵn
GDHS nêu cao trách nhiệm với truyền thống NT
Sinh hoạt tập thể tuần 3
NỘI DUNG TÍCH HỢP GDBVMT
MÔN
BÀI
NỘI DUNG TÍCH HỢP GDBVMT
PHƯƠNG THỨC, MỨC ĐỘ TÍCH HỢP
TĐ
Quạt cho bà ngủ 
-GD tình cảm yêu thương, hiếu thảo đối với ông bà 
Khai thác trực tiếp nội dung bài
Chính tả 
Chị em
-Câu hỏi “Người chị trong bài thơ làm những việc gì ?”
-GD tình cảm chị em trong gia đình
Khai thác gián tiếp nội dung bài
TËp lµm v¨n
KĨ vỊ gia ®×nh
- Gi¸o dơc t×nh c¶m ®Đp ®Ï trong gia ®×nh. 
- Khai th¸c trùc tiÕp néi dung bµi.
Thứ hai ngày 6 tháng 9 năm 2010.
SINH HOẠT ĐẦU TUẦN
TOÁN.
TIẾT 11: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC.
I/Mục tiêu:
-Tính độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác chu vi hình tứ giác.
-Rèn kĩ năng làm tính, giải toán cho HS.
-Giáo dục lòng say mê học toán, sự sáng taọ, tự tìm tòi.
II/Chuẩn bị:
-GV: Đồ dùng dạy học.
-HS: Đồ dùng học tập.
III/Hoạt động dạy học:
Các bước lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài.
b.Luyện tập
4.Củng cố – dặn dò.
-Cho HS làm lại BT1 ở tiết trước vào vở nháp.
Bài 1:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Đường gấp khúc ABCD có mấy đoạn thẳng?
-Cho HS làm vào vở sau đó gọi 2 em lên bảng làm bài?
-Gọi HS nhận xét, nêu câu lời giải khác.
-Qua 2 cách làm trên, em có nhận xét gì?
Bài 2:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Cho HS làm vào vở sau đó gọi 1 em lên bảng làm bài.
+Gọi vài HS nhận xét, nêu câu lời giải khác.
+Gọi HS nêu đề toán khác có cùng phép tính giải như trên.
Bài 3:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Cho HS làm vào vở sau đó gọi vài em lên bảng làm bài
Bài 4: (Dành cho HS khá giỏi).
-GV gọi thêm HSKG làm bài.
-GV hỏi lại cách làm các bài tập trên.
-Xem bài mới.
-Nhận xét tiết học (cá nhân, tập thể)
a.5 x 3 + 132 = 15 + 132 
 = 147
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 3 đoạn thẳng.
a. Đường gấp khúc ABCD dài là:
34 + 12 + 40 = 86 (cm)
Đáp số: 86 cm.
-Vài HS trả lời.
-Độ dài đường gấp khúc khép kín đó cũng là chu vi hình tam giác.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
Bài giải
Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
3 + 2 + 3 + 2 = 10 (cm)
Đáp số: 10 cm.
-Vài HS trả lời.
-Vài HS nêu đề toán.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
-5 hình vuông.
-6 hình tam giác.
MĨ THUẬT
ĐẠO ĐỨC.
TIẾT 3: GIỮ LỜI HỨA (TIẾT 1)
I/Mục tiêu:
-Nêu được một vài ví dụ về lời hứa.
-Nêu được thế nào là giữ lời hứa.
-Biết giữ lời hứa với bạn bè.
-Hiểu được ý nghĩa của việc biết giữ lời hứa.
-Quý trọng những người biết giữ lời hứa.
II/Chuẩn bị.
-GV: Câu chuyện: Chiếc vòng bạc.
-HS: Đồ dùng học tập.
III/Hoạt động dạy học:
Các bước lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài.
b.Bài mới.
*Hoạt động 1: Thảo luận truyện : Chiếc vòng bạc.
*Hoạt động 2: Xử lí tình huống.
*Hoạt động 3: Tự liên hệ.
4.HD thực hành.
-Gọi vài HS đọc lại Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng
+Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là giữ lời hứa và ý nghĩa của việc giữ lời hứa. 
+Cách tiến hành:
-GV giới thiệu truyện: bài trước, các em đã thấy được tình yêu bao la của Bác Hồ đối với thiếu nhi và sự kính trọng của thiếu nhi đối với Bác. Bài hôm nay, các em sẽ còn thấy những tính cách đáng kính của Bác Hồ – vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta qua câu chuyện : “Chiếc vòng bạc”. 
-Giáo viên kể chuyện, vừa kể vừa minh hoạ bằng tranh.
-Giáo viên yêu cầu học sinh kể hoặc đọc lại truyện.
-Cho HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời các câu hỏi sau:
1.Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại em bé sau 2 năm đi xa. Việc đó thể hiện điều gì?
2.Em bé và mọi người cảm thấy thế nào trước việc làm của Bác?
3.Qua câu chuyện này em rút ra được điều gì?
-Thế nào là giữ lời hứa?
-Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá thế nào?
-GV chốt lại ý chính: Tuy bận nhiều công việc, dù qua thời gian dài nhưng Bác Hồ vẫn không quên lời hứa với em bé. Việc làm đó của Bác khiến mọi người rất cảm động và kính phục. Câu chuyện trên cho chúng ta thấy: cần phải giữ đúng lời hứa của mình. Giữ lời hứa tức là thực hiện đúng những điều mình đã nói hay đã hứa hẹn với người khác. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người quý trọng, tin cậy và yêu mến.
+Mục tiêu: HS biết được vì sao cần phải giữ lời hứa và cần làm gì nếu không thể giữ lời hứa với người khác.
+Cách tiến hành:
-Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận và xử lí 1 tình huống sau:
-Tình huống 1: Minh hẹn 8 giờ tối sẽ sang giúp Nam học bài. Khi Minh vừa chuẩn bị đi thì trên ti-vi chiếu phim hoạt hình rất hay. Minh ngồi lại xem hết phim rồi mới sang nhà Nam làm Nam phải đợi đến 8 giờ 30 phút.
-Tình huống 2: Thanh mượn vở của bạn về chép bài và hứa ngày mai mang trả. Sáng hôm sau vì vội đi học nên Thanh đã quên vở của bạn ở nhà.
-Tình huống 3: Lan hẹn bạn sang nhà để cùng bạn làm bài thủ công nhưng Lan bị đau bụng. Lan gọi điện thoại đến nhà bạn nói rõ lí do và xin lỗi bạn.
-Tình huống 4: Linh hứa rủ các bạn đến nhà mình chơi vào sáng chủ nhật. Sáng hôm đó, anh họ Linh đến chơi và rủ Linh đi công viên. Linh quên mất lời hứa của mình với các bạn. Các bạn đến nhà nhưng không gặp Linh.
-Gọi đại diện nhóm báo cáo.
-Giữ lời hứa là thể hiện điều gì?
-Khi không thực hiện được lời hứa, ta cần phải làm gì?
-GV chốt lại ý chính: Cần phải giữ lời hứa vì lời hứa thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác. Khi một lí do nào đó mà không thực hiện được lời hứa, cần phải nói rõ lí do và xin lỗi họ càng sớm càng tốt.
+Mục tiêu: HS biết tự đánh giá việc giữ lời hứa của mình.
+Cách tiến hành:
-Em đã hứa với ai, điều gì?
-Kết quả lời hứa đó thế nào?
-Thái độ của người đó ra sao?
-Em nghĩ gì về việc làm của mình?
-GV khen ngợi các em thực hiện tốt nhắc nhở các em còn lại.
-Thực hiện tốt việc giữ lời hứa với mọi người.
-Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, gương biết giữ lời hứa.
-Nhận xét tiết học (cá nhân, tập thể)
-Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
-Học tập tốt, lao động tốt.
-Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt.
-Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
-Khiêm tốn thật thà dũng cảm.
-HS chú ý.
-1HS kể lại chuyện.
-Tặng cho em bé chiếc vòng bạc mới. Bác là người biết giữ đúng lời hứa.
-Cảm phục và quý trọng Bác.
-Cần phải biết giữ lời hứa.
-Là thực hiện đúng điều mình đã nói, đã hứa với người khác.
-Quý trọng, tin cậy và noi theo.
-HS chú ý.
-Các nhóm thảo luận và xử lí tình huống.
-Việc làm của Minh là sai. Minh hẹn sanh nhà Nam nhưng cần phải sang đúng giờ để Nam khỏi phải đợi, mất thời gian.
-Thanh làm thế là không đúng. Bạn của Thanh sẽ không có vở để chép bài. Việc làm của Thanh đã làm ảnh hưởng đến việc học tập của bài.
-Lan làm như thế là đúng. Biết mình không thể làm được. Lan đã chủ động gọi điện, xin lỗi và báo cho bạn để bạn khỏi phải chờ, mất thời gian.
-Linh làm như thế là chưa đúng bởi vì khi các bạn đến chơi không gặp Linh, các bạn có thể bực mình vì như vậy là nhỡ công việc và mất thời gian vô ích.
-Các nhóm trưởng báo cáo.
-Thể hiện sự lịch sự, tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình.
-Cần xin lỗi và báo sớm cho người đó biết.
-HS chú ý.
-HS tự liên hệ và trả lời.
-HS tự liên hệ và trả lời. 
-HS tự liên hệ và trả lời. 
-HS tự liên hệ và trả lời.
-HS chú ý.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI.
TIẾT 5: BỆNH LAO PHỔI.
I/Mục tiêu:
-Biết cần tiêm phòng lao, thở không khí trong lành, ăn đủ chất để phòng bệnh lao phổi.
-Biết được nguyên nhân gây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi.
-Có ý thức cùng với mọi người xung quanh phòng bệnh lao phổi.
II/Chuẩn bị:
-GV: PBT.
-HS: Đồ dùng học tập.
III/Hoạt động dạy học:
Các bước lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài.
b.Bài mới.
*Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
*Hoạt động 3: Đóng vai.
4.Củng cố – dặn dò.
-Kể tên 1 số bệnh đường hô hấp thường gặp.
-Chúng ta cần làm gì để phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp?
-GV: tro ... 
a.Giới thiệu bài.
b.Bài mới.
*Hoạt động 1: HDHS chuẩn bị: 
*Hoạt động 2: Viết bài.
*Hoạt động 3: Chấm – chữa bài.
*Hoạt động 4: Luyện tập.
4.Củng cố – dặn dò.
-Cho HS viết vào vở nháp các từ: thước kẻ, học vẽ, vẻ đẹp, thi đỗ.
-GV đọc bài lần 1.
-Gọi 2 HS đọc lại bài.
-Người chị trong bài thơ làm những việc gì?
-GD tình cảm chị em trong gia đình 
-Nêu cách trình bày bài viết.
-Cho HS viết vào vở nháp các từ các em dễ viết sai chính tả.
-Gọi vài HS đọc các từ dễ viết sai chính tả.
-GV đọc bài lần 2.
-Nhắc nhở HS cách trình bày, tư thế ngồi viết.
-GV đọc bài cho HS viết.
-Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, chỉ từng chữ trên bảng để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi:
+Bạn nào viết sai chữ nào?
-GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép.
-Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết
-GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt: bài chép (đúng/sai), chữ viết (đúng/sai, sạch/bẩn, đẹp/xấu), cách trình bày (đúng/sai, đẹp/xấu)
Bài 2.
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Chia lớp thành 5 nhóm cùng làm vào giấy khổ to.
-Cho HS luyện đọc lại các từ trên.
Bài 3b.
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Gọi vài HS đứng tại chổ trả lời.
-GV rút kinh nghiệm về bài viết của HS và lưu ý HS cách viết 1 số từ khó.
-Xem bài mới.
-Nhận xét tiết học (cá nhân, tập thể)
-1 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp.
-HS chú ý.
-2 HS đọc lại bài, cả lớp đọc thầm.
-Trải chiếu, buông màn, ru em ngủ, quét sạch thềm, đuổi gà không cho phá vườn rau, ngủ cùng em.
-HS chú ý.
-Tên bài viết viết ở giữa trang vở, viết hoa các chữ đầu dòng, chữ đầu của dòng 6 tiếng viết cách lề vở 2 ô, chữ đầu của dòng 6 tiếng viết cách lề vở 3 ô.
-1 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp.
-Vài HS đọc.
-HS chú ý.
-HS chú ý.
-HS viết bài.
-HS soát lỗi.
-HS soát lỗi.
-HS soát lỗi.
-HS chú ý.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
-đọc ngắc ngứ, ngoắc tay nhau, dấu ngoặc đơn.
-HS luyện đọc.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
-mở – bể – mũi.
TẬP LÀM VĂN.
TIẾT 3: KỂ VỀ GIA ĐÌNH – ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN.
I/Mục tiêu:
-Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen theo gợi ý.
-Biết viết Đơn xin phép nghỉ học đúng theo mẫu.
-Rèn kĩ năng viết đơn cho HS.
-Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong gia đình.
II/Chuẩn bị:
-GV: Mẫu đơn in sẵn.
-HS: Đồ dùng học tập.
III/Hoạt động dạy học:
Các bước lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài.
b.Bài mới.
4.Củng cố – dặn dò.
-Gọi vài HS đọc lại nội dung đơn xin vào TNTPHCM.
-Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường được tiếp xúc, làm quen với những người bạn mới. Khi đó, chúng ta không tự giới thiệu về bản thân mình mà còn có thể giới thiệu về gia đình mình với bạn. Bài học tập làm văn hôm nay giúp các em biết cách giới thiệu một cách đơn giản về gia đình mình. Sau đó, chúng ta sẽ tập viết đơn xin nghỉ học theo mẫu.
Bài 1:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Giáo viên hướng dẫn : khi kể về gia đình em với một người bạn mới quen, chúng ta nên giới thiệu một cách khái quát nhất về gia đình. Vì là kể với bạn, nên khi kể em có thể xưng hô là tôi, tớ, mình,  Ví dụ :
+Gia đình em có mấy người, đó là những ai ?
+Công việc của mỗi người trong gia đình là gì ?
+Tính tình của mỗi người trong gia đình như thế nào ?
+Tình cảm của em đối với gia đình như thế nào?
-Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 4 học sinh, yêu cầu kể cho nhau nghe về gia đình mình.
-Gọi một số học sinh trình bày trước lớp.
-Giáo viên cho cả lớp nhận xét, bình chọn những người kể tốt nhất : kể đúng yêu cầu của bài, lưu loát, chân thật.
-GV liên hệ giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong gia đình.
Bài 2:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Gọi 1 HS đọc mẫu đơn.
-Nêu phần chính của lá đơn xin nghỉ học.
-Cho HS làm vào mẫu đơn in sẵn.
-Gọi vài HS đọc mẫu đơn của mình.
-Giáo viên cho lớp nhận xét theo các tiêu chí :
+Đơn viết có đúng mẫu không? (Trình tự của lá đơn, nội dung trong đơn, bạn đã kí tên trong đơn chưa?)
+Cách diễn đạt trong lá đơn (dùng từ, đặt câu )
-Giáo viên chấm điểm một số bài, nhận xét và tuyên dương những học sinh viết đúng lá đơn của mình.
-GV nhấn mạnh lại cách viết đơn.
-Cần viết đơn đúng mẫu khi nghỉ học.
-Về xem và tập kể về người thân của mình.
-Xem bài mới.
-Nhận xét tiết học (cá nhân, tập thể)
-Vài HS đọc đơn.
-HS chú ý.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Học sinh kể theo hướng dẫn của Giáo viên.
-Gia đình em có 4 người : bố, mẹ, em Tí và mình.
Bố mình là bộ đội nên thường xuyên vắng nhà. Mẹ mình là bác sĩ ở bệnh viện Nhi đồng. Em Tí năm nay mới 3 tuổi.
-Bố mẹ mình rất hiền và yêu các con.
-Mình rất thích những ngày bố được nghỉ, vì lúc đó cả nhà được quây quần vui vẻ bên nhau. Mình rất yêu gia đình của mình.
-Học sinh thảo luận nhóm và kể cho nhau nghe về gia đình mình 
-Học sinh thực hành nói trước lớp. 
-HS chú ý.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
-1 HS đọc mẫu đơn.
-Quốc hiệu và tiêu ngữ.
-Địa điểm, ngày tháng năm viết đơn.
-Tên của đơn.
-Tên của người nhận đơn.
-Họ và tên người viết đơn; người viết là HS lớp nào.
-Lí do viết đơn.
-Lí do nghỉ học.
-Lời hứa của người viết đơn.
-Ýù kiến và chữ kí của gia đình HS.
-Chữ kí của HS.
-HS làm bài
-Vài HS đọc đơn của mình.
-HS chú ý.
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP.
TIẾT 3: GDHS NÊU CAO TRÁCH NHIỆM VỚI TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
I/Mục tiêu:
-Biết được 1 số truyền thống tốt đẹp của nhà trường nơi các em đang học.
-Có ý thức nêu cao tinh thần trách nhiệm với truyền thống của nhà trường.
-Tự hào với truyền thống tốt đẹp của nhà trường.
II/Chuẩn bị:
-GV: Đồ dùng dạy học.
-HS: Đồ dùng học tập.
III/Hoạt động dạy học:
Các bước lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài.
b.Bài mới.
4.Củng cố – dặn dò.
Hoạt động1: Tìm hiểu truyền thống của nhà trường.
*Mục tiêu: Biết được 1 số truyền thống tốt đẹp của nhà trường.
*Cách tiến hành:
-Em hãy nói tên trường, lớp mà em đang học.
-Trường em có những truyền thống tốt đẹp nào?
-Chia lớp thành 5 nhóm, các nhóm thảo luận xem trường mình có những truyền thống tốt đẹp nào?
-Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
-Giáo viên nhận xét và nói thêm một số truyền thống tốt đẹp của nhà trường cho học sinh biết.
Hoạt động 2: Trách nhiệm của HS chúng ta.
*Mục tiêu: HS biết được trách nhiệm của mình với truyền thống của nhà trường.
*Cách tiến hành:
-Ngồi học ở ngôi trường có nhiều truyền thống tốt đẹp em nghĩ mình cần phải làm gì?
-Cho học sinh ghi ra vở nháp những việc mình cần làm để thể hiện tinh thần trách nhiệm với truyền thống của nhà trường.
-Gọi vài học sinh báo cáo.
-GV nhận xét và bổ sung thêm cho học sinh.
-GV hỏi lại nội dung bài.
-Thực hiện tốt việc nêu cao tinh thần trách nhiệm với truyền thống của nhà trường.
-Nhận xét tiết học
-Trường Tiểu Học 1 xã Hàng Vịnh, lớp 
-Ngày 20/11/2008 trường được công nhận Đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1,
-Các nhóm thảo luận.
-Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
-HS chú ý.
-HS suy nghĩ.
-Học tập thật tốt, lễ phép với 
-Vài học sinh báo cáo.
-HS chú ý.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 3.
I/Mục tiêu:
-HS biết được những việc làm được và chưa làm được trong tuần.
-HS biết được kế hoạch hoạt động trong tuần tới.
-Ôn tập, củng cố các bài đã học trong tuần.
II/Chuẩn bị:
-GV: Đồ dùng dạy học.
-HS: Đồ dùng học tập.
III/Hoạt động dạy học:
Các bước lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài.
b.Bài mới.
*Hoạt động 1: Tổng kết.
*Hoạt động 2: Triển khai kế hoạch tuần tới.
4.Củng cố – dặn dò.
-GV lần lượt gọi cán bộ lớp lên báo cáo việc theo dõi trong tuần.
-Lớp phó học tập báo cáo tình tình học tập.
-Lớp phó lao động báo cáo tình hình vệ sinh.
-Lớp phó văn nghệ báo cáo tình hình văn nghệ đầu giờ.
-Các tổ trưởng báo cáo nền nếp của tổ mình.
-Lớp trưởng báo cáo tỉ lệ chuyên cần, đi trể.
-GV tổng hợp ý kiến, nhận xét các mặt:
+Động viên khen ngợi các mặt thực hiện tốt như: 
+Nhắc nhở các mặt thực hiện chưa tốt như: 
-GV triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới:
+Thi đua học tập giữa các tổ, lớp.
+Mặc áo phao đầy đủ khi tham gia giao thông đường thuỷ.
+Đi đường cẩn thận, không chạy giỡn, thực hiện tốt ATGT đường bộ.
+Mặc đồ TD khi buổi học có tiết TD.
+Giữ gìn vệ sinh khi ăn uống phòng tránh các dịch bệnh.
+Thực hiện tốt kế hoạch nhà trường đề ra.
+Ôn lại các bài đã học.
+Xem trước các bài mới sắp học.
-Thứ 7 ngày 11/9/2010 họp phụ huynh lúc 7 giờ 30 phút.
-GV nhấn mạnh lại nội dung chính cần thực hiện trong tuần tới.
-Nhận xét tiết học (cá nhân, tập thể).
-Tổ :
-Tổ :
-Tổ :
-Tổ :
-Tổ :
-Vắng có phép: 
-Vắng không phép:
-Đi học trể:
HS chú ý.
-HS chú ý.
KÝ DUYỆT.
TỔ TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 3.doc