Giáo án lớp 3 Tuần số 4 - Nguyễn Văn Luận

Giáo án lớp 3 Tuần số 4 - Nguyễn Văn Luận

/MỤC TIÊU :

- Kiến thức: HS đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng.Đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành.

- kĩ năng: Hiểu các từ ngữ trong bài.Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – một vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.

-Thái độ:Yêu mến những người chính trực.Luôn trung thực, ngay thẳng.

*KNS kĩ năng cơ bản GD là:

 - Xác định giá trị.

 - tự nhận thức về bản thân.

 - tư duy phê phán

*PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT:

 Trãi nghiệm.

 Thảo luận nhóm.

 Đóng vai.

 

doc 40 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 644Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần số 4 - Nguyễn Văn Luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH BÌNH THẮNG B
LỊCH BÁO GIẢNG
TUẦN: 4 Từ ngày 10 Đến ngày 14 / 9 / 2012
THỨ 
MÔN 
Tiết
 TÊN BÀI
Tich hợp 
2
Tập đọc
7
Một người chính trực 
KNS
Toán 
16
So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên 
Lịch sử
4
Nước Âu Lạc 
Đạo đức
4
Thực hành : Vượt khó trong học tập 
KNS
CC
4
Chào cờ đầu tuần
3
Chính tả
4
Nhớ viết : Truyện cổ nước mình 
Toán
17
Luyện tập
LTVC
7
Từ ghép và từ láy
Âm nhạc
4
Học hát : Bạn ơi lắng nghe 
Thể dục
7
Đi đều, vòng phải ,vòng trái , 
đứng lại TC : kéo cưa lừa xẻ
4
Địa lí
4
Hoạt động SX của con người ở Hoàng Liên Sơn 
BVMT,TKNL
Toán
18
Yến , Tạ , Tấn 
Kể chuyện 
4
Một nhà thơ chân chính 
Khoa học 
7
Tại sao cần ăn phối hợp các loại thứ ăn 
Mĩ thuật 
4
Vẽ trang trí : Họa tiết trang trí dân tộc 
BVMT
5
Tập đọc 
8
Tre Việt Nam 
BVMT
Toán
19
Bảng đơn vị đo khối lượng 
TLV
7
Cốt truyện 
Khoa học 
8
Tại sao cần ăn phối hợp đạm TV và đạm ĐV 
Kĩ thuật 
4
Khâu thường 
6
LTVC
8
Luyện tập về từ ghép vá từ láy 
Toán 
20
Giây , thế kĩ 
TLV
8
Luyện tập về xây dựng cốt truyện
Thể dục 
8
Đội hình đội ngũ TC : bỏ khăn
SHL
4
Sinh hoạt chủ nhiệm
Duyệt của Ban Giám Hiệu Tổ trưởng
Ngày soạn: 09 / 09 / 2012
Ngày dạy : 10 / 09 / 2012
Tiết 7 Thứ hai ngày 10 tháng 9 năm 2012
Môn: Tập đọc
BÀI 7: MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
I/MỤC TIÊU :
- Kiến thức: HS đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng.Đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành. 
- kĩ năng: Hiểu các từ ngữ trong bài.Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – một vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. 
-Thái độ:Yêu mến những người chính trực.Luôn trung thực, ngay thẳng. 
*KNS kĩ năng cơ bản GD là:
	- Xác định giá trị.
	- tự nhận thức về bản thân.
	- tư duy phê phán
*PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT: 
Trãi nghiệm.
Thảo luận nhóm.
Đóng vai.
II/CHUẨN BỊ :
Tranh minh hoạ. 
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III/LÊN LỚP :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Ổn định lớp: 1’
2.KTBC:5’ Người ăn xin 
- HS1,2:Nối tiếp nhau đọc bài + TLCH3,4/30,31.
GV nhận xét,ghi diểm.
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài 1’
b.Bài giảng:
- GV giới thiệu chủ điểm Măng mọc thẳng.
GV yêu cầu HS xem tranh minh hoạ chủ điểm và cho biết tranh vẽ gì? Có ý nghĩa gì? 
GV giới thiệu tranh bài học SGK/36.
- GV giới thiệu truyện đọc mở đầu chủ điểm: Trong lịch sự dân tộc ta, có nhiều tấm gương đáng khâm phục về sự chính trực, ngay thẳng. Câu chuyện Một người chính trực các em được học hôm nay sẽ giới thiệu với các em một danh nhân trong lịch sử dân tộc ta – ông Tô Hiến Thành, vị quan đứng đầu triều Lý. 
HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc: 8’
B1:Y/c 1HS khá đọc toàn bài+HD luyện đọc toàn bài+Chia đoạn(3 đoạn).
B2:Y/c HS luyện đọc nối tiếp đoạn.
-Lần 1: GV nhận xét cách phát âm+Sửa lỗi phát âm sai (di chiếu, tham tri chính sự, gián nghị đại phu),HD ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp.
-Lần 2: Y/c HS đọc thầm phần chú giải+GV giải thích thêm từ ngữ mới û.
B3:Y/c HS luyện đọc theo cặp.
+Hổ trợ HS yếu,HSDT.
+GV nhận xét,tuyên dương.
B4:Y/c 1HS đọc toàn bài.
B5: GV đọc diễn cảm cả bài
+ Phần đầu: Đọc với giọng thong thả, rõ ràng. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tính cách của Tô Hiến Thành, thái độ kiên quyết tuân theo di chiếu của vua (chính trực, nhất định không nghe)
+ Phần sau, lời Tô Hiến Thành: Đọc với giọng điềm đạm nhưng dứt khoát, thể hiện thái độ kiên định. 
HĐ2: HD tìm hiểu bài: 8’:
-GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1+TLCH:
+Đoạn này kể chuyện gì?
+Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
+GV nhận xét , chốt ý :
+Ý đoạn 1:
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2+TLCH:
+Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông?
+Nhận xét ,chốt ý:
+Ý đoạn 2:
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3+TLCH:
+Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình?
+Vì sao Thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá?
+Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
+Hổ trợ HS yếu,HSDT.
+GV nhận xét. chốt ý :
+Ý đoạn 3:
-Đại ý:
HĐ3: HD đọc diễn cảm:8’
B1:HDHS đọc từng đoạn văn.
-Y/c 3HS đọc tiếp nối 3 đoạn.
GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi đoạn (GV có thể hỏi cả lớp bạn đọc như thế có đúng chưa, cần đọc đoạn văn đó, lời những nhân vật đó với giọng như thế nào?) từ đó giúp HS hiểu:
-B2: Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đoạn văn
GV treo bảng phụ có ghi 1 đoạn văn cần đọc diễn cảm (Một hôm, Đỗ thái hậu thần xin cử Trần Trung Tá) 
GV đọc diễn cảm 1 đoạn.
-Y/c tìm giọng đọc,gạch chân từ ngữ gợi tả,gợi cảm. 
-Y/c HS luyện đọc theo cặp 1 đoạn văn.
GV nhận xét,sửa lỗi cho HS.
4.Củng cố: 3’
Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành?
GV chốt lại: nhân dân ca ngợi ông Tô Hiến Thành vì những người chính trực bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng. Họ làm được nhiều điều tốt cho đất nước. 
5.Dặn dò: 1’
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học.
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Tre Việt Nam. 
HS 1,2 :Nối tiếp nhau đọc bài+TLCH3,4+NX.
-HS quan sát tranh SGK/35.
HS quan sát tranh minh hoa trang 35 SGKï và nêu: Măng non là biểu tượng của thiếu nhi, của đội viên Thiếu niên Tiền phong, cũng là tượng trưng cho tính trung thực, vì bao giờ măng cũng mọc thẳng. Thiếu nhi là thế hệ măng non của đất nước vì vậy cần trở thành những con người trung thực. 
HS nêu:
+ Đoạn 1: Từ đầu Đó là vua Lý Cao Tông 
+ Đoạn 2: tiếp theo  tới thăm Tô Hiến Thành được 
+ Đoạn 3: phần còn lại 
3HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
+ HS nhận xét cách đọc của bạn
-3HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
+ HS đọc thầm phần chú giải
-HS luyện đọc theo cặp.
+3HS địa diện đọc nối tiếp đoạn.
+Nhận xét,bình chọn.
-1HS đọc lại toàn bài
-HS theo dõi.
-HS đọc thầm đoạn 1.
+Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành đối với chuyện lập ngôi vua. 
+Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua đã mất. Ông cứ theo di chiếu mà lập thái tử Long Cán lên làm vua.
HS đọc thầm đoạn 2.
+Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông.
-HS đọc thầm đoạn 3.
+Quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá.
+Vì Vũ Tán Đường lúc nào cũng ở bên giường bệnh Tô Hiến Thành, tận tình chăm sóc ông nhưng lại không được tiến cử, còn Trần Trun Tá bận nhiều công việc nên ít khi tới thăm ông, lại được tiến cử.
Cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình .
-HS phát biểu.
-3HS nối tiếp đọc 3 đoạn.
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp.
-HS theo dõi.
-HS theo dõi.
-GV và HS thảo luận để tìm ra cách đọc phù hợp.
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.
Đại diện cặp đôi thi đọc diễn cảm 1đoạn trước lớp.+NX.
HS phát biểu tự do 
-HS theo dõi.
-Về luyện viết,chuẩn bị bài:Tre Việt Nam.
 Tiết 16
Môn: Toán
BÀI 16: SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I/MỤC TIÊU :
-Kiến thức: Hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về:Cách so sánh hai số tự nhiên.Đặc điểm về thứ tự các số tự nhiên.
-kĩ năng: HS biết cách so sánh hai số tự nhiên.Làm bài nhanh,chính xác.
-Thái độ:Cẩn thận,chính xác.
II/CHUẨN BỊ :
VBT+Bảng phụ, bảng con.
III/LÊN LỚP :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 1.Ổn định lớp:1’
 2.KTBCõ:5’ Viết số tự nhiên trong hệ thập phân.
 -GV nhận xét,ghi điểm.
 3.Bài mới: 
a.Giới thiệu: 1’
b.Bài giảng:
HĐ1: HDHS nhận biết đặc điểm về sự so sánh được của hai số tự nhiên :15’
a.Đặc điểm về sự so sánh được của hai số tự nhiên:
GV đưa từng cặp hai số tự nhiên: 100 -120, 395 – 412, 95 – 95...
Yêu cầu HS nêu nhận xét số nào lớn hơn, số nào bé hơn, số nào bằng nhau (trong từng cặp số đó)?
GV nêu: Khi có hai số tự nhiên, luôn xác định được số này lớn hơn, bé hơn hoặc bằng số kia. Ta có thể nhận xét: bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên.
b.Nhận biết cách so sánh hai số tự nhiên:
Trường hợp hai số đó có số chữ số khác nhau: (100 – 99, 77 –115...)
+ số 100 có mấy chữ số?
+ Số 99 có mấy chữ số?
+ Em có nhận xét gì khi so sánh hai số tự nhiên có số chữ số không bằng nhau?
Trường hợp hai số có số chữ số bằng nhau: 
+ GV nêu ví dụ: 145 –245 
+ Yêu cầu HS nêu số chữ số trong hai số đó?
+ Em có nhận xét gì khi so sánh hai số tự nhiên có số chữ số bằng nhau?
Trường hợp cho hai số tự nhiên bất kì:
+ GV yêu cầu HS cho hai số tự nhiên bất kì
+ Muốn so sánh hai số tự nhiên bất kì, ta phải làm như thế nào? (kiến thức này đã được học ở bài so sánh số có nhiều chữ số).
-Trường hợp số tự nhiên đã được sắp xếp trong dãy số tự nhiên:
+ Số đứng trước so với số đứng sau như thế nào?
+ Số đứng sau so với số đứng trước như thế nào?
+ Dựa vào vị trí của các số tự nhiên trong dãy số tự nhiên em có nhận xét gì?
-GV vẽ tia số lên bảng, yêu cầu HS quan sát
+ Số ở điểm gốc là số mấy?
+ Số ở gần gốc 0 so với số ở xa gốc 0 hơn thì như thế nào? (ví dụ: 1 so với 5)
+ Nhìn vào tia số, ta thấy số nào là số tự nhiên bé nhất?
HĐ2:HDHS nhận biết về khả năng sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự xác định .
GV đưa bảng phụ có viết nhóm các số tự nhiên như trong SGK.
Yêu cầu HS sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn và theo thứ tự từ lớn đến bé vào bảng con.
Tìm số lớn nhất, số bé nhất của nhóm các số đó?
Vì sao ta xếp được thứ tự các số tự nhiên?
GV chốt ý:
HĐ3: Thực hành :15’
Bài tập 1 Y/c thảo luận cặp đôi.Nhận xét,sửa sai.
Chú ý: 
Khi sửa bài, yêu cầu HS đọc cả “hai chiều”: ví dụ: 989 < 999; 
999 > 989.
Yêu cầu HS giải thích lí do điền dấu
Bài tập 2:(HĐCĐ,pp:TL)
-Y/c HS thảo luận cặp đôi.
-Nhận xét,sửa sai.
Bài tập 3:(PP:THLT,vở)
-Y/c HS làm vào vở.
-Nhận xét,sửa sai.
4.Củng cố 5’
Nêu cách so sánh hai số tự nhiên?
5.Dặn dò: 1’
-Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài: Luyện tập
Làm bài 2, 3 trong SGK vào vở.
-HS1:Làm BT2/20
-HS 2:Làm BT3/20
HS nêu
Vài HS nhắc lại: Bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên.
Có 3 chữ số
Có 2 chữ số
Trong hai số tự nhiên, số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn.
HS nêu
Xác định số chữ số của mỗi số rồi so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải.
HS nêu
Số đứng trước bé hơn số đứng sau.
Số đứng sau lớn hơn số đứng trước.
Số đứng trước bé hơn số đứng sau & ngược lại.
-HS quan sát.
 ...  ra kết quả.
Nhận xét,sửa sai.
Bài tập 3
-Y/c HS làm vào vở.
-Nhận xét,sửa sai.
4.Củng cố 5’
1 giờ =  phút?
1 phút = giây?
Tính tuổi của em hiện nay? 
Năm sinh của em thuộc thế kỉ nào?
5.Dặn dò: 1’
Chuẩn bị bài: Luyện tập
Làm bài 1 , 3 trang 26, 27 trong SGK
-HS1: Làm BT2/24
-HS2:Làm BT4/24
HS chỉ
-HS quan sát và chỉ theo yêu cầu.
-HS theo dõi.
-5 x 12 = 60 giây
-5 x 12 = 60 phút
1 giờ = 60 phút
Vài HS nhắc lại
-HS hoạt động để nhận biết thêm về giây
Vài HS nhắc lại
HS quan sát
HS nhắc lại
HS nhắc lại
-HS quan sát.
-HS nhắc lại.
Thế kỉ thứ XX
Thế kỉ thứ XXI
HS làm bài
Từng cặp HS sửa +thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
-HS theo dõi
-HS làm vào vở+Sửa bài+NX
HS quan sát bảng
Nhận biết thời gian chạy ứng với từng người, so sánh các khoảng thời gian đó
Điền thời gian (ở câu đầu) hoặc tên HS (ở hai câu sau) vào chỗ chấm
Tiết 8
TẬP LÀM VĂN
Bài 8:LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
I/MỤC TIÊU :
--Kiến thức: - Thực hành tưởng tượng, tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý khi đã cho sẵn 
 nhân vật, chủ đề câu chuyện.
--kĩ năng: - Kể lại vắn tắt câu chuyện đó trôi chảy, mạch lạc .
--Thái độ: - Yêu thích học môn tiếng việt
II/CHUẨN BỊ :
Tranh minh họa cho cốt truyện: nói về lòng hiếu thảo của người con khi mẹ ốm
Tranh minh họa cho cốt truyện nói về tính trung thực của người con đang chăm sóc mẹ ốm+Bảng phụ viết sẵn đề bài+VBT
III/LÊN LỚP :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Ổn định lớp: 1/
2.KTBC:4/ Luyện tập phát triển cốt truyện
HS1: Nêu lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết TLV trước. 
HS2:Kể lại câu chuyện “Cây khế” đã viết lại ở nhà.
GV nhận xét, chấm điểm 
3.Bài mới: 1/
a.Giới thiệu bài 1/
b.Bài giảng:
Hướng dẫn xây dựng cốt truyện
HĐ1: Xác định yêu cầu của đề bài 5/
 Treo bảng phụ đề bài.
- Xác định yêu cầu của đề bài.
+ Đề bài yêu cầu điều gì ?
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào ? (gạch chân yêu cầu đề bài)
GV nhấn mạnh: 
+ Để xây dựng được cốt truyện với những điều kiện đã cho ở trên (ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con, nàng tiên), em phải tưởng tượng để hình dung điều gì sẽ xảy ra, diễn biến của câu chuyện. 
+ Vì là xây dựng một cốt truyện (bộ khung cho câu chuyện) nên các em chỉ cần kể vắn tắt, không cần kể cụ thể.
HĐ2: Lựa chọn chủ đề cho câu chuyện 
Cho HS dựa vào gợi ý (SGK) để chọn lựa chủ đề.
- GV nhấn mạnh: Từ đề bài đã cho, em có thể tưởng tượng ra những cốt truyện khác nhau. SGK đã gợi ý sẵn 2 chủ đề (sự hiếu thảo, tính trung thực) để các em có hướng tưởng tượng, tạo lập cốt truyện theo 1 trong 2 hướng đã nêu.
HĐ3:Thực hành xây dựng cốt truyện 18/
Cho HS thảo luận theo nhóm.
- GV nêu câu hỏi gợi ý:
Người mẹ ốm như thế nào?
Người con chăm sóc mẹ như thế nào?
Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì ?
Bà tiên giúp hai mẹ con như thế nào?
- Kể lại câu chuyện theo chủ đề đã chọn.
- Nhận xét và tính điểm.
4.Củng cố 2’:
- Nhắc nhở cách xây dựng cốt truyện.
Để xây dựng được một cốt truyện, cần hình dung được những gì ?
5Dặn dò:1’
- Về nhà viết lại vào vở cốt truyện của mình đã được xây dựng.
- Chuẩn bị bài: Viết thư (kiểm tra viết) 
1 HS nhắc lại ghi nhớ
1 HS kể lại câu chuyện “Cây khế”
HS đọc yêu cầu đề bài.
- Tưởng tượng và kể lại vắn tắt câu chuyện.
- Bà mẹ ốm, người con của bà bằng tuổi em và một bà tiên.
+ 1 HS đọc to gợi ý 1, cả lớp đọc thầm.
+ 1 HS đọc to gợi ý 2, cả lớp đọc thầm.
- HS trong mỗi tổ thực hiện kể chuyện theo gợi ý 1 và 2
- HS thực hiện theo nhóm.
Ốm rất nặng
Người con thương mẹ, chăm 
sóc tận tuỵ ngày đêm.
Phải tìm một loại thuốc rất 
khó kiếm 
Bà tiên cảm động về tình yêu thương, lòng hiếu thảo của người con nên đã hiện ra giúp.
Mỗi tổ chọn 1 bạn lên kể theo chủ đề của mình.
Các nhân vật của truyện.
Chủ đề của truyện
Biết tưởng tượng ra diễn biến 
của truyện sao cho hợp lí, tạo nên một cốt truyện có ý nghĩa
Môn :kĩ thuật
Bài 3 : KHÂU THƯỜNG ( 2 TIẾT )
TIẾT 1 
I/MỤC TIÊU :
	--Kiến thức: -HS biết cách cầm vải, cầm kim, xuống kim khi khâu và đặc điểm mũi khâu, 
 đường khâu thường. 
	--kĩ năng: -Biết khâu và khâu được các mũi khâu thườnmg theo đường vạch dấu. 
	--Thái độ: -Rèn luyện tính kiên trì, sự khéo léo của đôi tay. 
II/CHUẨN BỊ :
	-Tranh quy trình khâu thường. -Mẫu khâu thường được khâu bằng lên trên bìa, vải khác màu 
 ( mũi khâu dài 2,5 cm ) và một số sản phẩm được khâu bằng mũi khâu thường.
	-Vật liệu dụng cụ cần thiết : 
	+Mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu có kích thước 20cm x 30xm
	+Len ( hoặc sợi ) khác màu vải. 
	+Kim khâu len ( kim khâu cỡ to ) ,thước , kéo , phấn vạch.
III/LÊN LỚP :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1/Ổn định tổ chức:
-Hát tập thể.
-Kiểm tra dụng cụ học tập
2/Kiểm tra bài cũ : 
-GV chấm một số bài thực hànhcủa HS tiết HS trước. 
-Nhận xét – Đánh giá.
3/Dạy – học bài mới:
a.Giới thiệu bài :
Bài học hôm nay giúp : 
+HS biết cách cầm vải, cầm kim, xuống kim khi khâu và đặc điểm mũi khâu, đường khâu thường. 
+Biết khâu và khâu được các mũi khâu thườnmg theo đường vạch dấu. 
+Rèn luyện tính kiên trì, sự khéo léo của đôi tay.Qua bài “ Khâu thường”
-GV ghi tựa bài lên bảng.
b.Dạy – Học bài mới: 
*Hoạt động1: GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét mẫu.
-GV giới thiệu mẫu khâu mũi thường và giải thích : Khâu thường còn được gọi là khâu tới, khâu luôn. 
-Hướng dẫn HS quan sát mặt trái , mặt phải của mẫu khâu thường, kết hợp quan sát hình 3a, 3b (SGK) để nêu nhận xét về đường khâu mũi thường. 
-GV bổ sung và kết luận đặc điểm của đường khâu mũi thường. 
+Đường khâu ở mặt phải và mặt trái giống nhau. 
+Mũi khâu cả 2 mặt giống nhau, dài bằng nhau , cách đều nhau. 
-Gv nêu vấn đề : Vậy thế nào là khâu thường? 
-GV gọi HS đọc mục 1 của phần ghi nhớ để kết luận hoạt động 1.
*Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
GV hướng dẫn HS thực hiện theo tác khâu ,thêu cơ bản 
-GV hướng dẫn HS cách cầm vải, cầm kim khi khâu , cách lên kim và xuống kim . 
-Hướng dẫn HS quan sát hình 1 (SGK) để nêu cách cầm vải và cầm kim khi khâu . GV nhận xét và hướng dẫn thao tác theo sách.
-Hướng dẫn HS quan sát hình 2a, 2b, (SGK) và gọi 1 HS nêu cách lên kim xuống kim khi khâu. 
-GV lưu ý một số điểm cần thiết . 
-Gọi HS lên bảng thực hiện các thao tác GV vừa hướng dẫn .
-GV kết luận nội dung 1.
 GV hướng dẫn HS thao tác kĩ thuật thường
-GV treo tranh quy trình , hướng dẫn HS quan sát tranh để nêu các bước khâu thường .
-Hướng dẫn HS quan sát hình 4 đề nêu cách vạch dấu đường khâu thường.
-GV nhận xét và hướng dẫn HS vạch dấu đường khâu theo cách: 
- Dùng thước kẻ, bút chì vạch dấu và chấm các điểm cách đều nhau trên đường dấu . Cần sử dụng thước kẻ có chia cm, mm để dựa vào đó chấm các điểm cách đều nhau 5mm. 
-GV gọi HS đọc nội dung phần b mục 2, kết hợp quan sát hình 5a, 5b, 5c (SGK) và quy trình để trả lời các câu hỏi về cách khâu các mũi khâu thường theo vạch dấu .
-GV hướng dẫn 2 lần thao tác kĩ thuật khâu mũi thường: 
+Lần đầu hướng dẫn chậm từng thao tác có kết hợp giải thích. 
+Lần hai hướng dẫn nhanh hơn toàn bộ thao tác để HS hiểu và biết cách thực hiện theo quy trình. 
-GV nêu câu hỏi: 
+Khâu đến cuối đường vạch dấu chúng ta cần phải làm gì? 
-GV hướng dẫn HS quan sát hình 6a, 6b, 6c (SGK) để trả lời các câu hỏi về cách kết thúc đường khâu thường. 
-Hướng dẫn HS khâu lại mũi và nút chỉ cuối cùng đường khâu theo SGK.
Lưu ý: 
+Khâu từ phải sang trái.
+Dùng kéo để cắt chỉ sau khi khâu. Không dứt hoặc dùng răng cắn đứt chỉ. 
-Yêu cầu 1 HS đọc phần ghi nhớ ở cuối bài . 
-GV có thể tổ chức cho HS tập khâu thường trên giấy kẻ ô li. 
4Củng cố - Dặn dò:
-Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS học tốt. Nhắc nhở các em còn chưa chú ý.
-Dặn học sinh đọc bài mới và chuẩn bị vật liệu , dụng cụ theo SGK để thực hành.
-Hát theo bắt nhịp của lớp trưởng.
-Mang ĐDHT để lên bàn cho GV kiểm tra.
-Lắng nghe.
-Lắng nghe, HS quan sát nhận xét .
-Một vài HS nêu nhậnxét về đường khâu mũi thường.
-HS đọc mục 1 của phần ghi nhớ để kết luận hoạt động 1
-Lắng nghe. 
-Quan sát , trả lời nhận xét. 
-Quan sát ,1 HS nêu cách lên kim xuống kim khi khâu.
-Thực hiện yêu cầu. 
-Lắng nghe. 
-HS quan sát tranh để nêu các bước khâu thường .
-Thực hiện yêu cầu.
-Lắng nghe,
-1 HS đọc nội dung phần b mục 2 . HS cả lớp theo dõi quan sát sát hình 5a, 5b, 5c (SGK) và quy trình để trả lời các câu hỏi về cách khâu các mũi khâu thường theo vạch dấu .
-Quan sát hướng dẫn GV.
-HS trả lời. 
-HS quan sát hình 6a,6b,6c (SGK) trả lời câu hỏi. 
-1 HS đọc phần ghi nhớ ở cuối bài .
-HS tập khâu các mũi khâu thường cách đều nhau 1 ô trên giấy kẻ ô li. 
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 4
CHỦ ĐIỂM THÁNG: AN TOÀN GIAO THÔNG
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: HS nhận ra ưu khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp.
Kỹ năng: Rèn tính tự giác, mạnh dạn, tự tin.
Thái độ: Giáo dục tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn
II. CHUẨN BỊ:
GV : Công tác tuần.
HS: Bản báo cáo thành tích thi đua của các tổ.
III. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP
GIÁO VIÊN
HỌC SINH 
Ổn định: Hát 
Nội dung:
GV giới thiệu:
Chủ điểm tháng :An toàn giao thông
Phần làm việc ban cán sự lớp:
GV nhận xét chung:
Ưu: 
HS có đầy đủ đồ dùng học tập
Trong lớp chú ý nghe giảng hăng hái phát biểu ý kến XD bài.
Có làm và học bài đầy đủ khi đến lớp
*Tồn tại: 
- Còn nói chuyện riêng trong giờ học
Gv khen thưởng cho tổ hạng nhất, cá nhân xuất sắc, cá nhân tiến bộ.
Công tác tuần tới:
+ Nâng cao chất lượng học tập
+ Phát động đôi bạn cùng tiến trong học tập
+Tổ chức phong trào thi đua học tập giữa các t
+Nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
Bài hát kết thúc tiết sinh hoạt
Hát tập thể
 - Lớp trưởng điều khiển 
 - Tổ trưởng các tổ báo cáo về các mặt :
----- - Tổ trưởng tổng kết điểm sau khi báo cáo. Thư ký ghi điểm sau khi cả lớp giơ tay biểu quyết.
Ban cán sự lớp nhận xét
+ Lớp phó học tập
+ Lớp phó kỷ luật
Lớp trưởng nhận xét
Lớp bình bầu :
+ Cá nhân xuất sắc 5 em.
+ cá nhân tiến bộ:4 em
Những HS đính tên lên Bảng danh dự:
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Nguyễn Thị Hoài Thương
Dương Phan Huyền Trân
Thư ký tổng kết bảng điểm thi đua của các tổ.
Tuyên dương tổ đạt điểm cao.
HS chơi trò chơi sinh hoạt, văn nghệ,theo chủ điểm tuần, tháng .
 Soạn xong ngày 09 / 09 / 2012 	 Chuyên môn KT và kí duyệt
 Người soạn	
 Nguyễn Văn Luận 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 4.doc