/Mục tiêu:
-Biết cách làm tính nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ)
-Vận dụng giải bài toán có 1 phép nhân.
-Rèn kĩ năng làm tính, giải toán cho HS.
-Giáo dục lòng say mê học toán, sự sáng taọ, tự tìm tòi.
II/Chuẩn bị:
-GV: Đồ dùng dạy học.
-HS: Đồ dùng học tập.
LỊCH SOẠN GIẢNG TUẦN 5. Từ ngày 20 tháng 9 năm 2010 đến ngày 24 tháng 9 năm 2010 Thứ, ngày, tháng, năm. Môn dạy. Tiết PPCT Tên bài dạy. Thứ 2 Ngày 20 tháng 9 SHĐT Toán Mĩ thuật Đạo đức TNXH 5 21 5 5 9 Sinh hoạt đầu tuần Nhân số với số có 1 chữ số (có nhớ) Tập nặn tạo dáng: Nặn quả Tự làm lấy việc của mình (T1) Phòng bệnh tim mạch Thứ 3 Ngày 21 tháng 9 Tập đọc TĐ-KC Tin học Toán Thủ công 13 14 9 22 10 Người lính dũng cảm Người lính dũng cảm Luyện tập Gấp, cắt, dán và lá cờ đỏ sao vàng (T1). Thứ 4 Ngày 22 tháng 9 Chính tả Âm nhạc Tập đọc Toán TNXH 9 5 15 23 10 (Nghe viết) Người lính dũng cảm Học hát bài Đếm sao Cuộc họp của chữ viết Bảng chia 6 Hoạt động bài tiết nước tiểu Thứ 5 Ngày 23 tháng 9 Toán Thể dục Tin học LTVC Tập viết 24 10 10 5 5 Luyện tập Đi vượt chướng ngại vật So sánh Ôn chữ hoa C (T) Thứ 6 Ngày 24 tháng 9 Toán Thể dục Chính tả TLV GDNGLL SHTT 25 10 10 5 5 5 Tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số. Trò chơi: Mèo đuổi chuột. (Nhìn - viết) Mùa thu của em Tập tổ chức cuộc họp Tìm hiểu về các tổ chức, trong nhà trường Sinh hoạt tập thể tuần 5 NỘI DUNG TÍCH HỢP GDBVMT MÔN BÀI NỘI DUNG TÍCH HỢP GDBVMT PHƯƠNG THỨC, MỨC ĐỘ TÍCH HỢP TĐ-KC Người lính dũng cảm Kết hợp khai thác ý BVMT qua chi tiết: việc leo rào của các bạn làm giập cả những cây hoa trong vườn trường. Từ đó GDHS ý thức giữ gìn và BVMT, tránh những việc làm hại đến cảnh vật xung quanh. Khai thác gián tiếp nội dung bài. TNXH Hoạt động bài tiết nước tiểu HS biết 1 số việc làm có lợi cho sức khoẻ Bộ phận Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2010. SINH HOẠT ĐẦU TUẦN TOÁN. TIẾT 21: NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (CÓ NHỚ). I/Mục tiêu: -Biết cách làm tính nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ) -Vận dụng giải bài toán có 1 phép nhân. -Rèn kĩ năng làm tính, giải toán cho HS. -Giáo dục lòng say mê học toán, sự sáng taọ, tự tìm tòi. II/Chuẩn bị: -GV: Đồ dùng dạy học. -HS: Đồ dùng học tập. III/Hoạt động dạy học: Các bước lên lớp Hoạt động của GV Hoạt động của HS. 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Dạy bài mới. a.Giới thiệu bài. b.Bài mới. *Hoạt động 1: Tìm hiểu bài *Hoạt động 2: Luyện tập 4.Củng cố – dặn dò. -Gọi vài HS trả lời miệng lại BT1 ở tiết trước. -GV nêu phép tính: 26 x 3 =? -Gọi 1 HS lên bảng đặt tính. -Trong phép tính nhân ta thực hiện từ đâu trước? -Cho HS thực hiện vào bảng con. -Gọi vài HS nêu lại cách thực hiện. -GV nêu phép tính 54 x 6 =? -Cho HS thực hiện vào bảng con. -GV nhấn mạnh lại cách nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ) Bài 1: Cột 1, 2, 4 phần còn lại dành cho HS khá giỏi. -Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. -Cho HS làm vào bảng con -Gọi vài HS nói lại cách đặt tính và thứ tự thực hiện. -GV gọi thêm HSKG làm bài. Bài 2: -Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. -Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? -Cho HS làm vào vở sau đó gọi 1 em lên bảng làm bài? +Gọi HS nhận xét, nêu câu lời giải khác. +Nếu ghi là 2 x 35 có được không? +Gọi HS nêu đề toán khác có cùng phép tính giải như trên. Bài 3: -Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. -Cho HS làm vào bảng con. -Muốn tìm số bị chia chưa biết ta làm thế nào? -GV hỏi lại cách làm các bài tập trên. -Xem bài mới. -Nhận xét tiết học (cá nhân, tập thể) a.6 giờ 15 phút. -HS chú ý -Từ trái sang phải. 7 8 -3 x 6 = 18 viết 8 nhớ 1. -3 x 2 = 6 thêm 1 bằng 7 viết 7. -26 x 3 = 78 -HS chú ý. x 324 -HS chú ý. -1 HS đọc yêu cầu của bài. x 9 4 -Vài HS trả lời. -1 HS đọc yêu cầu của bài. -Cho biết: Mỗi cuộn vải dài 35m. -Hỏi: 2 cuộn vải dài bao nhiêu mét? Bài giải Số mét vải 2 cuộn dài là: 35 x 2 = 70 (m) Đáp số: 70 mét vải. -Vài HS trả lời. -Không được vì 35 là số mét vải của mỗi mảnh nên 35 là thừa số thứ nhất. -Vài HS nêu đề toán. -1 HS đọc yêu cầu của bài. a.x : 6 = 12 x = 12 x 6 x = 72 -Số bị chia = thương x số chia. MĨ THUẬT ĐẠO ĐỨC. TIẾT 5: TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH (TIẾT 1). I/Mục tiêu: -Kể được 1 số việc mà HS lớp 3 có thể tự làm lấy. -Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình. -Biết tự làm lấy việc của mình ở nhà, ở trường. -Hiểu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hàng ngày. II/Chuẩn bị. -GV: Phiếu tình huống. -HS: Đồ dùng học tập. III/Hoạt động dạy học: Các bước lên lớp Hoạt động của GV Hoạt động của HS. 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Dạy bài mới. a.Giới thiệu bài. b.Bài mới. *Hoạt động 1: Xử lý tình huống. *Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. *Hoạt động 3: Tự liên hệ bản thân. 4.HD thực hành. -Thế nào là giữ lời hứa? -Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá thế nào? +Mục tiêu: HS biết được 1 biểu hiện cụ thể của việc tự làm lấy việc của mình. +Cách tiến hành: -Chia lớp thành 5 nhóm mỗi nhóm thảo luận và xử lí một tình huống sau: 1.Đến phiên Hoàng trực nhật lớp. Hoàng biết em rất thích quyển truyện mới nên nói sẽ cho em mượn nếu em chịu trực nhật thay Hoàng. 2.Bố giao cho Nam rửa chén, giao cho chị quét nhà. Nam rủ chị cùng làm để đỡ vất vả hơn cho Nam. 3.Bố đang bận việc nhưng Tuấn cứ năn nỉ bố giúp mình giải toán. 4.Hùng và Mạnh là đôi bạn thân. Trong giờ kiểm tra, thấy Hùng không làm được bài, Mạnh cho Hùng xem bài của mình. -Thế nào là tự làm lấy việc của mình? -Tự làm lấy việc của mình sẽ giúp em điều gì? -GV kết luận: Trong cuộc sống, ai cũng có công việc của mình và mỗi người cần phải làm lấy việc của mình. +Mục tiêu: HS hiểu được như thế nào là tự làm lấy việc của mình và vì sao cần phải tự làm lấy việc của mình. +Cách tiến hành: -Chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm thảo luận và làm bài tập. -Gọi đại diện nhóm báo cáo. -GV chốt lại ý chính: Tự làm lấy việc của mình là cố gắng làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm cho người khác . - Tự làm lấy việc của mình giúp cho em mau tiến bộ và không làm phiền người khác . +Mục tiêu: HS biết tự liên hệ bản thân xem mình đã biết tự làm lấy việc của mình chưa. +Cách tiến hành: -Yêu cầu HS cả lớp viết ra giấy những công việc mà bản thân các em đã làm ở lớp, ở nhà. -Gọi vài HS báo cáo. -GV khen những em thực hiện tốt. -Tự làm lấy những công việc hàng ngày của mình ở trường, ở nhà, -Sưu tầm gương biết tự làm lấy việc của mình. -Nhận xét tiết học (cá nhân, tập thể) -Là thực hiện đúng điều mình đã nói, đã hứa hẹn. -Tin cậy và tôn trọng. -Em không đồng ý. Hoàng nên tiếp tục làm việc trực nhật cho đúng phiên của mình -Em không đồng ý. Làm như thế sẽ làm cho Nam lười thêm -Tuấn phải suy nghĩ tự tìm cách giải bài -Mạnh làm như thế là sai. Như thế sẽ làm cho Hùng không cố gắng học nữa -Luôn cố gắng để làm lấy các công việc của bản thân mà không phải nhờ vả hay trông chờ, dựa dẫm vào người khác. -Giúp bản thân mỗi chúng ta tiến bộ, không làm phiền người khác. -HS chú ý. -Các nhóm thảo luận. -Điền những từ: tiến bộ, bản thân, cố gắng, làm phiền, dựa dẫm vào chỗå trống trong các câu sau cho tích hợp: a.Tự làm lấy việc của mình là cố gắng làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm vào người khác. b.Tự làm lấy việc của mình giúp cho em mau tiến bộ và không làm phiền người khác. -Đại diện nhóm báo cáo. -HS chú ý. -HS viết ra giấy. -Vài HS báo cáo. -HS chú ý. TỰ NHIÊN XÃ HỘI. TIẾT 9: PHÒNG BỆNH TIM MẠCH. I/Mục tiêu: -Biết được tác hại và cách đề phòng bệnh thấp tim ở trẻ em. -HSKG: Biết nguyên nhân của bênh thấp tim. II/Chuẩn bị: -GV: Đồ dùng dạy học -HS: Đồ dùng học tập. III/Hoạt động dạy học: Các bước lên lớp Hoạt động của GV Hoạt động của HS. 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Dạy bài mới. a.Giới thiệu bài. b.Bài mới. *Hoạt động 1: Kể tên một số bệnh về tim mạch. *Hoạt động 2: Tìm hiểu về bệnh thấp tim. *Hoạt động 3: Đóng vai. 4.Củng cố – dặn dò. -Để bảo vệ tim mạch chúng ta cần làm gì? +Mục tiêu: Kể được tên 1 số bệnh về tim mạch. +Cách tiến hành: -Kể tên 1 số bệnh về tim mạch mà em biết. -GV nói thêm: +Nhồi máu cơ tim: đây là bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, nhất là người già. Nếu không được chữa trị kịp thời, con người sẽ chết. +Hở van tim: mắc bệnh này sẽ không điều hoà được lượng máu để nuôi cơ thể. +Tim to, tim nhỏ: đều ảnh hưởng đến lượng máu đi nuôi cơ thể con người. -Gọi 1 HS đọc đoạn hội thoại trong SGK trang 20. +Mục tiêu: Nêu được sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim ở trẻ em. +Cách tiến hành: -Chia lớp thành 5 nhóm cùng quan sát SGK thảo luận và trả lời câu hỏi ở PBT: -Bệnh về tim mạch thường gặp ở trẻ em là bệnh gì? -Bệnh thấp tim nguy hiểm như thế nào? -Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim là gì? -Gọi vài HS lên báo cáo. -Cho HS đóng vai “Bác sĩ” và “Bệnh nhân” hỏi và trả lời về bệnh thấp tim. -Cho HS quan sát hình 4, 5, 6 SGK trang 21 và nêu cách phòng bệnh thấp tim. -GV kết luận: Để đề phòng bệnh tim mạch, chúng ta cần: giữ ấm cơ thể khi trời lạnh. Ăn uống đủ chất, gi ... nh 3 phần bẳng nhau, mỗi phần là cái kẹo cần tìm. -HS quan sát. Bài giải Chị cho em số cái kẹo là: 12 : 3 = 4 (cái) Đáp số: 4 cái kẹo. -Lấy 12 cái kẹo chia thành 4 phần bẳng nhau, mỗi phần là cái kẹo cần tìm. -35 : 5 = 7 HS -HS chú ý. -1 HS đọc yêu cầu của bài. a của 8 kg là: 4kg. . -1 HS đọc đề bài. -Cho biết: Có 40 m vải xanh bán được số m vải đó. -Hỏi: Bán mấy m vải xanh? Bài giải Số m vải xanh đã bán là: 40 : 5 = 8 (m) Đáp số 8 m vải xanh. -Vài HS trả lời. -Vài HS nêu đề toán. THỂ DỤC CHÍNH TẢ (NHÌN - VIẾT) TIẾT 10: MÙA THU CỦA EM. I/Mục tiêu: -Chép và trình bày đúng bài chính tả. Bài viết không mắc 5 lỗi. -Làm đúng bài tập điền tiếng có vần oam (BT2) -Làm đúng BT 2, 3b. II/Chuẩn bị: -GV: Đồ dùng dạy học. -HS: Đồ dùng học tập. III/Hoạt động dạy học: Các bước lên lớp Hoạt động của GV Hoạt động của HS. 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Dạy bài mới. a.Giới thiệu bài. b.Bài mới. *Hoạt động 1: HDHS chuẩn bị: *Hoạt động 2: Viết bài. *Hoạt động 3: Chấm – chữa bài. *Hoạt động 4: Luyện tập. 4.Củng cố – dặn dò. -Cho HS viết vào vở nháp các từ: bông sen, cái xẻng, chen chúc, đèn sáng. -GV đọc bài lần 1. -Gọi 2 HS đọc lại bài. -Bài thơ viết theo thể thơ gì? -Nêu cách trình bày bài viết. -Cho HS viết vào vở nháp các từ các em dễ viết sai chính tả. -Gọi vài HS đọc các từ dễ viết sai chính tả. -GV đọc bài lần 2. -Nhắc nhở HS cách trình bày, tư thế ngồi viết. -Cho HS mở SGK để viết bài. -GV cho HS dùng bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, từng chữ để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để HS tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi: Bạn nào viết sai chữ nào? -GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép. -Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết -GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt: bài chép (đúng/sai), chữ viết (đúng/sai, sạch/bẩn, đẹp/xấu), cách trình bày (đúng/sai, đẹp/xấu) -Chấm 1 số bài của HS và nhận xét ưu khuyết điểm. Bài 2. -Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. -Chia lớp thành 5 nhóm cùng làm bài ở bảng phụ. -Cho HS luyện đọc các từ trên. Bài 3b. -Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. -Gọi vài HS đứng tại chổ trả lời. -GV rút kinh nghiệm về bài viết của HS và lưu ý cách viết 1 số từ khó. -Xem bài mới. -Nhận xét tiết học (cá nhân, tập thể) -1 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp. -HS chú ý. -2 HS đọc lại bài, cả lớp đọc thầm. -Thơ 4 chữ. -Tên bài viết viết ở giữa trang vở, viết hoa các chữ đầu dòng, tên riêng và viết lùi vào 2 ô so với lề vở. -1 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp. -Vài HS đọc các từ dễ viết sai chính tả. -HS chú ý. -HS chú ý. -HS viết bài. -HS soát lỗi. -HS sửa lỗi. -HS chú ý. -HS chú ý. -1 HS đọc yêu cầu của bài. a.Sóng vỗ oàm oạp. b.Mèo ngoạm miếng thịt. c.Đừng nhai nhồm nhoàm. -HS luyện đọc. -1 HS đọc yêu cầu của bài. -kèn, kẻng, chén. TẬP LÀM VĂN. TIẾT 5: TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP. I/Mục tiêu: -Bước đầu biết xác định nội dung cuộc họp và tập tổ chức cuộc họp theo gợi ý cho trước. -HS khá giỏi biết tổ chức cuộc họp theo đúng trình tự. -Rèn kĩ năng tổ chức cuộc họp cho HS. II/Chuẩn bị: -GV: Giấy khổ to ghi mẫu nội dung cuộc họp. -HS: Đồ dùng học tập. III/Hoạt động dạy học: Các bước lên lớp Hoạt động của GV Hoạt động của HS. 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Dạy bài mới. a.Giới thiệu bài. b.Bài mới. 4.Củng cố – dặn dò. -Gọi 1 HS kể lại câu chuyện: Dại gì mà đổi. -Gọi 1 HS đọc lại bức điện báo gửi gia đình. -Gọi 1 HS đọc yêu cầu và các gợi ý nội dung cuộc họp. -Bài Cuộc họp của chữ viết đã cho các em biết: Để tổ chức tốt cuộc họp, các em phải chú ý những gì? -Hãy nêu trình tự các bước để tổ chức cuộc họp. -Cho các tổ thảo luận tìm nội dung của cuộc họp. -Cho các tổ thi tổ chức cuộc họp -GV rút kinh nghiệm về cách tổ chức cuộc họp của HS. -Xem bài mới. -Nhận xét tiết học (cá nhân, tập thể) -1 HS kể chuyện. -1 HS đọc bức điện báo. -1 HS đọc bài. -HS chú ý. -Xác định rõ nội dung họp bàn về vấn đề gì. -Phải nắm được trình tự tổ chức cuộc họp. -Nêu mục đích cuộc họp. -Nêu tình hình của lớp. -Nêu nguyên nhân dẫn đến tình hình đó. -Nêu cách giải quyết. -Giao việc cho mọi người. -Giúp nhau học tập, trang trí lớp học, giúp đỡ bạn, VD: Mục đích cuộc họp (tổ trưởng nói) Thưa các bạn! Hôm nay, tổ chúng ta họp bàn về việc chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo VN 20/11 Tình hình (tổ trưởng nói) Theo YC của lớp thì tổ ta phải đóng góp 3 tiết mục. Nhưng tới nay mới có bạn Hùng đăng kí tiết mục đơn ca. Ta còn thiếu 2 tiết mục tập thể nữa. Cách giải quyết (cả tổ trao đổi, thống nhất, tổ trưởng chốt lại). Tổ sẽ góp thêm 2 tiết mục thật độc đáo: 1. Múa “Đôi bàn tay em” 2. Hoạt cảnh kịch dựng theo bài tập đọc Người mẹ. Kết luận , phân công (cả tổ trao đổi, thống nhất, tổ trưởng chốt lại) Ba bạn (Hà, Tú, Lan) chuẩn bị tiết mục: Đôi bàn tay em. 6 bạn (Mai, Lê, Thuý, Duy, Thành, Dũng) tập dựng hoạt cảnh Người mẹ. Bắt đầu tập từ chiều mai. GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP BÀI 5: TÌM HIỂU VỀ CÁC TỔ CHỨC, ĐOÀN THỂ TRONG NHÀ TRƯỜNG I.Mục tiêu: -HS biết các tổ chức đoàn thể trong trường học: Công đoàn, Đoàn TN, Đội TN. -Biết công việc của từng tổ chức đoàn thể trong nhà trường, vai trò của đoàn thể, tổ chức đối với trường học. -Yêu quý, kính trọng các tổ chức đoàn thể trong trường học. II. Chuẩn bị -GV: Đồ dùng dạy học -HS: Đồ dùng học tập III. Hoạt động dạy học. 1) Ổn định lớp 2) Kiểm tra bài cũ 3) Bài mới a. Giới thiệu bài b. Bài mới. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động1: Quan sát +Mục tiêu: Biết được tên các tổ chức đoàn thể trong trường. +Các bước tiến hành: -GVHDHS quan sát trường em sau đó yêu cầu và kể tên các tổ chức đoàn thể trong trường học. -Cho học sinh đại diện trình bày. -GV nhận xét, bổ sung, kết luận. -Kết luận: Trong trường học gồm các tổ chức đoàn thể: Công đoàn, Đoàn TNSCHCM, Đội TNTP. Hoạt động 2: Thảo luận +Mục tiêu: Biết được công việc của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. +Cách tiến hành -Cho HS thảo luận về công việc của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. -GV nêu câu hỏi: +Trong trường học bạn biết những tổ chức đoàn thể nào? Công việc của mỗi tổ chức đó là gì? +Tình cảm của bạn đối với tổ chức đoàn thể đó? +Bạn sẽ làm gì để thể hiện lòng yêu quý, kính trọng đối với các tổ chức đoàn thể đó? -Gọi HS đại diện các nhóm trình bày Hoạt động 3: Trò chơi: “Tổ chức đoàn thể nào” +Mục tiêu: Củng cố nội dung bài. +Cách tiến hành. -Cách chơi: Một số em cầm những tấm bìa ghi tên các tổ chức đoàn thể, 1 số em cầm những tấm bìa ghi nội dung công việc của tổ chức đoàn thể đó. Sau đó GV gọi tên tổ chức đoàn thể nào thì lập tức em cầm tấm bìa có nội dung công việc của tổ chức đoàn thể đó kết lại thành từng cặp, đội nào nhiều cặp đúng thì cặp đó sẽ thắng -Cho HS chơi -Nhận xét đánh giá trò chơi 4.Củng cố dặn dò -Nhận xét tiết học -HS chuẩn bị cho tiết sau: Học tập 5 nội dung” Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” -HS quan sát theo nhóm. -Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. -HS chú ý. -HS chú ý lắng nghe -HS thảo luận -HS thảo luận theo nhóm 4 -Các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung -HS chú ý -HS chia làm 2 đội và chơi SINH HOẠT LỚP TUẦN 5. I/Mục tiêu: -HS biết được những việc làm được và chưa làm được trong tuần. -HS biết được kế hoạch hoạt động trong tuần tới. -Ôn tập, củng cố các bài đã học trong tuần. II/Chuẩn bị: -GV: Đồ dùng dạy học. -HS: Đồ dùng học tập. III/Hoạt động dạy học: Các bước lên lớp Hoạt động của GV Hoạt động của HS. 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Dạy bài mới. a.Giới thiệu bài. b.Bài mới. *Hoạt động 1: Tổng kết. *Hoạt động 2: Triển khai kế hoạch tuần tới. 4.Củng cố – dặn dò. -GV lần lượt gọi cán bộ lớp lên báo cáo việc theo dõi trong tuần. -Lớp phó học tập báo cáo tình tình học tập. -Lớp phó lao động báo cáo tình hình vệ sinh. -Lớp phó văn nghệ báo cáo tình hình văn nghệ đầu giờ. -Các tổ trưởng báo cáo nền nếp của tổ mình. -Lớp trưởng báo cáo tỉ lệ chuyên cần, đi trể. -GV tổng hợp ý kiến, nhận xét các mặt: +Động viên khen ngợi các mặt thực hiện tốt như: +Nhắc nhở các mặt thực hiện chưa tốt như: -GV triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới: +Thi đua học tập giữa các tổ, lớp. +Mặc áo phao đầy đủ khi tham gia giao thông đường thuỷ. +Đi đường cẩn thận, không chạy giỡn, thực hiện tốt ATGT đường bộ. +Mặc đồ TD khi buổi học có tiết TD. +Giữ gìn vệ sinh khi ăn uống phòng tránh các dịch bệnh. +Thực hiện tốt kế hoạch nhà trường đề ra. +Ôn lại các bài đã học. +Xem trước các bài mới sắp học. -GV nhấn mạnh lại nội dung chính cần thực hiện trong tuần tới. -Nhận xét tiết học (cá nhân, tập thể). -Tổ : -Tổ : -Tổ : -Tổ : -Tổ : -Vắng có phép: -Vắng không phép: -Đi học trể: HS chú ý. -HS chú ý. KÝ DUYỆT TỔ TRƯỞNG BAN GIÁM HIỆU
Tài liệu đính kèm: