Giáo án lớp 3 Tuần số 9 - Trường tiểu học Bình Thắng B

Giáo án lớp 3 Tuần số 9 - Trường tiểu học Bình Thắng B

-Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ: nỏ ý, cắt nghĩa, mồn một, vất vả, quan trọng, nghèn nghẹn , Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, gõ¬a các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm .Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung , nhân vật.

-Hiểu nội dung bài: Cương ước mơ trở thành một thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ, Cương thuyết phục mẹ hiểu và đồng cảm với em: nghề thợ rèn không phải là nghề hèn kém. Câu chuyện có ý nghĩa: Nghề nghiệp nào cũng đáng quý.Hiểu nghĩa các từ ngữ.

-HS có lòng hiếu thảo với cha mẹ,không coi thường nghề nào trong xã hội.

KSN:Làm việc nhóm ,chia sẻ thông tin,trình bày 1 phút ,đóng vai.

II.CHUẨN BỊ:

-GV:Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 85, SGK (phóng to nếu có điều kiện)+Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc+Tranh đốt pháo hoa.

 

doc 37 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 564Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần số 9 - Trường tiểu học Bình Thắng B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH BÌNH THẮNG B
LỊCH BÁO GIẢNG
TUẦN: 9 Từ ngày 15 Đến ngày 19 / 10 / 2012
THỨ 
MÔN 
TÊN BÀI
Tích hợp
2
Tập đọc
Thưa chuyện với mẹ
KNS
Toán 
Hai đường thẳng song song
Lịch sử
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
GDMT
Đạo đức
Tiết kiệm thì giờ
KNS
CC
Chào cờ đầu tuần
3
Chính tả
Nghe viết : Thợ rèn
KNS
Toán
Hai đướng thẳng vuông góc
LTVC
Mở rộng vốn từ : Ước mơ
Âm nhạc
Ôn tập : Trên ngựa ta phi nhanh ;TĐN:Số 2
Thể dục
Động tác chân TC : nhanh lên bạn ơi
4
Địa lí
Hoạt động SX của người dân ở Tây Nguyên ( TT )
Toán
Vẽ hai đường thẳng song song
Kể chuyện 
Kể chuyện được chứng kiến tham gia
Khoa học 
Phòng tránh tai nạn đuối nước
KNS
Mĩ thuật 
Vẽ trang trí : Vẽ đơn giản hoa lá
5
Tập đọc 
Điều ước của vua Mi - Đat
KNS
Toán
Thực hành : Vẽ hình chữ nhật
TLV
Luyện tập phát triển câu chuyện
Khoa học 
Ôn tập con người và sức khỏe
Kĩ thuật 
Khâu đột thưa
6
LTVC
Đôïng từ
Toán 
Thực hành : Vẽ hình vuông
TLV
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
Thể dục 
Động tác lưng bụng , tay của bài thể dục 
TC : con cóc là cậu ông trời
KNS
SHL
Sinh hoạt chủ nhiệm
Duyệt của Ban Giám Hiệu Tổ trưởng
Thứ hai ngày15tháng 10.năm 2012
MÔN :TẬP ĐỌC
BÀI: THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I.MỤC TIÊU:
-Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ: nỏ ý, cắt nghĩa, mồn một, vất vả, quan trọng, nghèn nghẹn ,Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, gõa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm .Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung , nhân vật.
-Hiểu nội dung bài: Cương ước mơ trở thành một thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ, Cương thuyết phục mẹ hiểu và đồng cảm với em: nghề thợ rèn không phải là nghề hèn kém. Câu chuyện có ý nghĩa: Nghề nghiệp nào cũng đáng quý.Hiểu nghĩa các từ ngữ.
-HS có lòng hiếu thảo với cha mẹ,không coi thường nghề nào trong xã hội.
KSN:Làm việc nhóm ,chia sẻ thông tin,trình bày 1 phút ,đóng vai.
II.CHUẨN BỊ:
-GV:Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 85, SGK (phóng to nếu có điều kiện)+Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc+Tranh đốt pháo hoa.
-HS :Đọc trước bài ở n hà,SGK
III.LÊN LỚP :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Oån định lớp:1’
2.KTBC: 5’Đôi giày ba ta màu xanh
-HS1,2: nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài+ TLCH 1,2 SGK /82, nêu nội dung chính của bài+GVNX,ghi điểm.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài:1’
Bài giảng :28’
HĐ1:HDHS luyện đọc:10’
-Y/C 1HS đọc cả bài+Chia đoạn+HD giọng đọc toàn bài.
-Y/C HS đọc nối tiếp đoạn
+Lần 1:GV theo dõi,sửa lỗi phát âm,nhắc ngắt giọng đúng.
+Lần 2:Y/C HS đọc chú giải,giải thích thêm từ ngữ mới(nếu có)
-Y/C HS luyện đọc theo cặp+1HS đọc toàn bài.
-GV đọc mẫu toàn bài
 HĐ2:HDHS tìm hiểu bài:8’
-Gọi 1HS đọc đoạn 1 trao đổi +TLCH:
+Từ “thưa” có nghĩa là gì?
+Hổ trợ HS yếu,HSDT
+Cương xin mẹ đi học nghề gì?
+ “Kiếm sống” có nghĩa là gì?
+Đoạn 1 nói lên điều gì?+Ghi bảng:
-Gọi 1HS đọc đoạn 2 +TLCH:
+Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi em trình bày ước mơ của mình?
+Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?
+Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
+Ý đoạn 2 là gì?+Ghi bảng:
-Gọi HS đọc từng đoạn.Cả lớp đọc thầm TLCH4, SGK+Nội dung chính của bài là gì?+Ghi bảng:
+Hổ trợ HS yếu,HSDT
 HĐ3:HD luyện đọc diễn cảm:10’
-Y/C 2 HS đọc nối tiếp đoạn
-Treo bảng phụ HDHS luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn “Cương thấy..đốt cây bông”
+GV đọc mẫu
+Y/C HS luyện đọc diễn cảm theo cặp+Đại diện đọc 1 đoạn.
+Hổ trợ HS yếu,HSDT
-Nhận xét ,tuyên dương.
4.Củng cố:4’
 +Câu truyện của Cương có ý nghĩa gì?
5.Dặn dò:1’
-Nhận xét tiết học.
-Y/C HS về nhà luyện đọc ,rèn chữ,TLCH
-Chuẩn bị:Điều ước của vua Mi-đát
-HDHS học bài ở nhà.
-Hát
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-Quan sát tranh minh họa.
-1HS đọc cả bài+Lớp theo dõi
+Đoạn 1: Từ ngày phải nghỉ học  đến phải kiếm sống.
+Đoạn 2: mẹ Cương  đến đốt cây bông.
-2HS đọc nối tiếp đoạn lần 1+NX.
-2HS đọc nối tiếp đoạn lần 2
-1 HS đọc chú giải SGK
-HS luyện đọc theo cặp+2HS đại diện đọc nối tiếp đoạn
-1HS đọc toàn bài
-1HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi, trao đổi, tiếp nối nhau TLCH:
+ “thưa” có nghĩa là trình bày với người trên về một vấn đề nào đó với cung cách lễ phép, ngoan ngoãn.
+Cương xin mẹ đi học nghề thợ rèn.
+Cương học nghề thợ rèn để giúp đỡ cha mẹ. Cương thươ mẹ vất vả. Cương muốn tự mình kiếm sống.
+ “kiếm sống” là tìm cách làm việc để tự nuôi mình.
+Đoạn 1 nói lên ước mơ của Cương trở thành thợ rèn để giúp đỡ mẹ.
-1 HS đọc thành tiếng+TLCH:
+Mẹ cho là Cương bị ai xui.Nhà Cương dòng dõi quan sang ,bố Cương sẽ không chịu cho con đi làm thợ rèn vì sợ làm mất thể diện gia đình.
+Cương ước mơ trở thành thợ rèn vì em cho rằng nghề nào cũng đáng quý và cậu đã thuyết phục được mẹ.
-HS đọc thầm và phát biểu+NX:
-2HS đọc nối tiếp đoạn
-HS theo dõi
-HS theo dõi
-HS luyện đọc diễn cảm 1 đoạn theo cặp +Đại diện đọc đoạn+NX.
Môn: Toán
Tiết 41: HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Giúp HS
- Có biểu tượng về hai đường thẳng song song (là hai đường thẳng không bao giờ gặp nhau).
2.Kĩ năng:
 - Vẽ được hai đường thẳng song song (chưa đòi hỏi phải chính xác tuyệt đối).
II.CHUẨN BỊ:
Thước thẳng & ê ke (cho GV & HS)
III.LÊN LỚP :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 1’
Bài cũ:5’Hai đường thẳng vuông góc
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 1’
Hoạt động1: Giới thiệu hai đường thẳng song song.15’
GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng. 
Yêu cầu HS nêu tên các cặp cạnh đối diện nhau.
Trong hình chữ nhật các cặp cạnh nào bằng nhau.
GV thao tác: Kéo dài về hai phía của hai cạnh đối diện, tô màu hai đường này & cho HS biết: “Hai đường thẳng AB & CD là hai đường thẳng song song với nhau”.
Tương tự cho HS kéo dài hai cạnh AD & BC về hai phía & nêu nhận xét: AD & BC là hai đường thẳng song song.
Đường thẳng AB & đường thẳng CD có cắt nhau hay vuông góc với nhau không?
GV kết luận: Hai đường thẳng song song thì không bao giờ gặp nhau.
Cách nhận biết hai đường thẳng song song: đường thẳng AB & CD cùng vuông góc với đường thẳng nào?
GV kết luận: để nhận biết hai đường thẳng song song thì hai đường thẳng đó phải vuông góc với một đường thẳng khác.
Yêu cầu vài HS nhắc lại cách nhận biết hai đường thẳng song song.
GV cho HS liên hệ thực tế để tìm ra các đường thẳng song song.
Hoạt động 2: Thực hành:15’
Bài tập 1:
GV treo hình vẽ lên bảng , gọi HS nêu 
Bài tập 2:
Gv treo hình vẽ lên bảng , gọi HS nêu 
1em làm trên bảng 
Bài tập 3:
- Gv treo hình vẽ lên bảng , gọi HS nêu 
1em làm trên bảng 
Củng cố :5’
Như thế nào là hai đường thẳng song song?
Dặn dò: 1’
Làm bài 1,2 trong SGK
Chuẩn bị bài: Vẽ hai đường thẳng vuông góc.
- Hát
HS sửa bài
HS nhận xét
HS nêu
HS nêu
HS quan sát
HS thực hiện trên giấy
 A B
 D C
HS quan sát hình & trả lời
Vài HS nêu lại.
HS nêu tự do
Vài HS nhắc lại
HS liên hệ thực tế
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
AB // DC , AD // BC 
MN // PQ , MQ// NP 
HS làm bài
HS sửa
BE // AG và CD 
HS làm bài
HS sửa bài
a. MN // QP , DI // GH 
b. MQ	MN và QP 
 IH DI và HG 
Môn: Lịch sử
Tiết 9: ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
HS thấy được đây là thời kì của buổi đầu dựng nước, nhân dân ta phải đấu tranh trong nội bộ dân tộc & đấu tranh chống giặc ngoại xâm để củng cố nền độc lập dân tộc & thống nhất đất nước.
HS biết sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, nền kinh tế bị kìm hãm bởi chiến tranh liên miên.
Đinh Bộ Lĩnh đã có công thống nhất đất nước, lập nên nhà Đinh.
2.Kĩ năng:
HS nắm được sự ra đời của đất nước Đại Cồ Việt & tên tuổi, sự nghiệp của Đinh Bộ Lĩnh.
3.Thái độ:
Tự hào về truyền thống dựng nước & giữ nước của dân tộc.
II.CHUẨN BỊ:
GV: Tranh về quê hương đất nước 
HS: SGK+ tìm đọc truyện về Đinh Bộ Lĩnh
Bảng so sánh tình hình đất nước trước & sau khi được thống nhất
 	Thời gian
Các mặt
Trước khi thống nhất
Sau khi thống nhất
Lãnh thổ
Triều đình
Đời sống của nhân dân
Bị chia thành 12 xứ
Lục đục
Làng mạc, đồng ruộng bị tàn phá, đổ máu vô ích
Đất nước quy về một mối
Được tổ chức lại quy củ 
Đồng ruộng trở lại xanh tươi, ngược xuôi buôn bán, khắp nơi chùa tháp được xây dựng
III.LÊN LỚP :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động:1’ Hát
KTBài cũ: 
Người nào đã giúp nhân dân ta giành được độc lập sau hơn 1000 năm bị quân Nam Hán đô hộ?
Bài mới: 
Giới thiệu: 1’ 
Ngô Vương lên làm vua 6 năm thì mất, quân thù tiếp tục lăm le bờ cõi, trong nước thì rối ren, ai cũng muốn được nắm quyền nhưng không đủ tài. Vậy ai sẽ là người đứng lên củng cố nền độc lập của nước nhà & thống nhất đất nước? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp:5’
GV yêu cầu HS dựa vào SGK thảo luận vấn đề sau:
+ Tình hình đất nước sau khi Ngô Vương mất?
Hoạt động2: Hoạt động cá nhân:8’
- GV đặt câu hỏi:
+ Em biết gì về con người Đinh Bộ Lĩnh? 
 GV giúp HS thống nhất: 
+Ông đã có công gì?
 GV giúp HS thống nhất:
+ Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì?
 GV giúp HS thống nhất: 
GV giải thích các từ
+ Hoàng: là Hoàng đế, có ý nói ngang hàng với Hoàng đế Trung Hoa
+ Đại Cồ Việt: nước Việt lớn
+ Thái Bình: yên ổn, không có loạn lạc & chiến tranh
GV đánh giá & chốt ý.
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm:10’
GV yêu cầu các nhóm lập bảng so sánh tình hình đất nước trước & sau khi được thống nhất
Củng cố :5’
GV cho HS thi đua kể các chuyện về Đinh Bộ Lĩnh mà các em sưu tầm được.
GV chốt: Buổi đầu độc lập của dân tộc ta là một thời kì khó khăn. Với tấm lòng yêu nước, thương dân cao độ, Đinh Bộ Lĩnh đã có công lớn thống nhất đất nước, đưa lại nền thái bình cho toàn dân. Tên tuổi của nhà nước Đại Cồ Việt từ lâu là niềm tự hào dân tộc của các thế hệ người Việt Nam trong lịch sử đấu tranh bảo vệ & xây dựng đất nước.
Dặn dò: 1’
- Chuẩn bị bài: Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất (981)
Ngô Quyền
HS hoạt động theo nhóm
Các nhóm cử đại diện lên trình bày
HS dựa vào SGK để trả lời
Đinh Bộ Lĩnh sinh ra & lớn lên ở Hoa Lư, Gia Viễn, Ninh Bình, truyện Cờ lau tập trận nói lên từ nhỏ Đinh Bộ Lĩnh đã có chí lớn
Lớn lên gặp buổi loạn lạc, Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng lực lượng, đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân. Năm 968, ông đã thống nhất được  ...  (Phần luyện tập) 
III.LÊN LỚP :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 1’
Bài cũ: 5’Mở rộng vốn từ: ước mơ 
GV kiểm tra 1 HS làm lại BT4
GV mở bảng phụ ghi BT3 lên bảng lớp (để kiểm tra HS nhớ lại kiến thức về danh từ chung, danh từ riêng): mời 1 HS lên bảng gạch 1 gạch dưới danh từ chung, 2 gạch dưới danh từ riêng. 
GV nhận xét & chấm điểm 
Bài mới: 
Giới thiệu bài :1’
Các em đã có kiến thức về danh từ, 
bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm được ý nghĩa của động từ & nhận biết được động từ trong câu.
Hoạt động1: Hình thành khái niệm:12’
Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét
GV phát riêng phiếu cho một số nhóm HS
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
GV hướng dẫn HS rút ra nhận xét: Các từ nêu trên chỉ hoạt động, chỉ trạng thái của người, của vật. Đó là các động từ. Vậy động từ là gì?
Bước 2: Ghi nhớ kiến thức
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập :12’
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV phát riêng phiếu cho một số HS
GV nhận xét, kết luận HS làm bài đúng nhất, tìm được nhiều từ nhất. 
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV phát riêng phiếu cho một số HS
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: đến, yết kiến, xin, làm, dùi, có thể, lặn, mỉm cười, ưng thuận, thử, bẻ, biến thành, thành, tưởng 
Bài tập 3:
GV treo tranh minh hoạ phóng to, chỉ tranh, giải thích yêu cầu của bài tập bằng cách mời 2 HS chơi mẫu (GV nhận xét 2 HS này chơi có tự nhiên không, thể hiện động tác kịch câm có rõ ràng không, dễ hiểu không)
Tổ chức thi biểu diễn động tác kịch câm & xem kịch câm
+ GV gợi ý các đề tài để HS lưạ chọn: động tác học tập, động tác khi vệ sinh bản thân, động tác vui chơi giải trí 
Củng cố - Dặn dò: 5’
Qua các bài luyện tập & trò chơi, các em đã thấy động từ là một loại từ được dùng nhiều trong nói & viết. Trong văn kể chuyện, nếu không dùng động từ thì không kể được các hoạt động của nhân vật. 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài
Chuẩn bị bài: Ôn tập giữa học kì I 
- Hát
HS làm lại BT4
HS thực hiện
Cả lớp nhận xét.
2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT1, 2
Cả lớp đọc thầm đoạn văn ở BT1, suy nghĩ, trao đổi theo cặp, tìm các từ theo yêu cầu BT2.
Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả.
Cả lớp nhận xét
HS đọc thầm phần ghi nhớ & trả lời. 
HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS viết nhanh ra nháp tên hoạt động mình thường làm ở nhà & ở trường, gạch dưới động từ trong các cụm từ chỉ hoạt động ấy. 
Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả.
Cả lớp nhận xét
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS làm bài vào VBT – gạch dưới động từ có trong đoạn văn bằng bút chì.
Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả.
Cả lớp nhận xét
1 HS đọc yêu cầu của bài tập 
2 HS chơi mẫu 
+ GV nêu nguyên tắc chơi: Hai nhóm A & B có số HS bằng nhau, lần lượt từng bạn trong nhóm A làm động tác, lần lượt từng bạn trong nhóm B phải xướng đúng / nhanh tên hoạt động. Sau đó, đổi vai cho nhau. Nhóm nào đoán đúng / nhanh, có hành động kịch đẹp mắt, tự nhiên, rõ ràng sẽ thắng cuộc. Nhóm nào đoán sai một từ bị trừ một điểm.
HS thi đua theo nhóm 
Môn: Toán
Tiết 45: THỰC HÀNH VẼ HÌNH VUÔNG
I.MỤC TIÊU:
Kiến thức - Kĩ năng: Giúp HS
Bằng thước thẳng & ê ke, vẽ được một hình vuông biết độ dài một cạnh cho trước.
II.CHUẨN BỊ: Thước thẳng & ê ke.
III.LÊN LỚP :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 1’
Bài cũ:5’ Thực hành vẽ hình chữ nhật.
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 1’
Hoạt động1: Vẽ một hình vuông có cạnh là 3 cm.15’
GV nêu đề bài: “Vẽ hình vuông ABCD có cạnh là 3 cm”
Yêu cầu HS nêu đặc điểm của hình vuông.
Ta có thể coi hình vuông là một hình chữ nhật đặc biệt có chiều dài là 3cm, chiều rộng là 3 cm. Từ đó có cách vẽ hình vuông tương tự cách vẽ hình chữ nhật ở bài học trước.
GV vừa hướng dẫn, vừa vẽ mẫu lên bảng theo các bước sau:
Hoạt động 2: Thực hành:15’
Bài tập 1:	
Yêu cầu HS tự vẽ vào vở hình vuông.
Bài tập 2:
Yêu cầu HS vẽ hình vuông ở trong hình tròn rồi tô màu hình vuông.
Bài tập 3:
Củng cố - Dặn dò: 5’
Làm bài 2 trong SGK
Chuẩn bị bài: Luyện tập
- Hát
HS sửa bài
HS nhận xét
Có 4 cạnh bằng nhau & 4 góc vuông.
HS quan sát & vẽ vào vở nháp theo sự hướng dẫn của GV.
Vài HS nhắc lại thao tác vẽ hình vuông.
Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 3 cm
Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông 
góc với AB tại A, lấy đoạn thẳng AD = 3 cm.
Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc 
với AB tại B, lấy đoạn thẳng BC = 3 cm.
Bước 4: Nối D với C. Ta được hình 
vuông ABCD.
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
a.
 1cm 
 b. Chu vi hình vuông là :1 x 4 = 4 (cm) 
HS quan sát mẫu
HS làm bài
HS sửa
HS làm bài
HS sửa bài
 A B
 D C
KL: hai đường chéo của hình vuông vuông góc với nhau
Môn: Tập làm văn
Tiết 18: LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN 
I.MỤC TIÊU:
Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi.
Lập được dàn ý (nội dung) của bài trao đổi đạt mục đích.
Biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, cử chỉ thích hợp, lời lẽ có sức thuyết phục, đạt mục đích đặt ra. 
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ viết sẵn đề bài TLV.
III.LÊN LỚP
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 1’
Bài cũ :5’
GV kiểm tra 2 HS kể miệng bài văn đã được chuyển thể từ trích đoạn của vở kịch Yết Kiêu 
GV nhận xét & chấm điểm 
Bài mới: 
Giới thiệu bài :1’
Trong tiết TLV hôm nay, các em sẽ 
học cách trao đổi ý kiến với người thân. Bài văn Thưa chuyện với mẹ đã cho các em biết anh Cương rất khéo léo thuyết phục mẹ đồng tình với nguyện vọng của mình. Tiết học này sẽ giúp các em phát hiện ai trong lớp mình là người biết khéo léo thuyết phục người cùng trò chuyện để đạt mục đích trao đổi. 
Hoạt động1: Hướng dẫn HS phân tích đề bài :5’
GV gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài để giúp HS nắm vững đề bài: Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu (hoạ, nhạc, võ thuật ). Trước khi nói chuyện với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh (chị) để anh (chị) hiểu & ủng hộ nguyện vọng của em. 
 Hãy cùng bạn đóng vai em & anh (chị) để thực hiện cuộc trao đổi. 
Hoạt động 2: Xác định mục đích trao đổi; hình dung những câu hỏi sẽ có:7’ - GV yêu cầu - HS đọc các gợi ý 
GV hướng dẫn HS xác định đúng trọng tâm của đề bài:
+ Nội dung trao đổi là gì?
+ Đối tượng trao đổi là ai?
+ Mục đích trao đổi để làm gì? 
+ Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì?
GV nhận xét
Hoạt động 3: HS thực hành trao đổi theo cặp :8’
GV đến từng nhóm giúp đỡ 
Hoạt động 4: Thi trình bày trước lớp :7’
GV hướng dẫn cả lớp nhận xét theo các tiêu chí sau:
+ Nội dung cuộc trao đổi có đúng đề tài không?
+ Cuộc trao đổi có đạt được mục đích đặt ra không?
+ Lời lẽ, cử chỉ của 2 bạn HS có phù hợp với vai đóng không, có giàu sức thuyết phục không?
Củng cố - Dặn dò: 5’
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS VN viết lại vào vở 
Nhắc HS chuẩn bị cho bài luyện tập trao đổi với người thân về một nhân vật trong truyện có nghị lực, có ý chí vươn lên (tiết TLV, tuần 11). Cụ thể:
+ Chọn 1 bạn (đóng vai người thân) tham gia cuộc trao đổi.
+ Cùng bạn tìm đọc truyện về những con người có nghị lực, ý chí vươn lên (tìm trong SGK, sách báo hoặc truyện đọc lớp 4) 
- Hát
2 HS kể miệng
HS đọc thành tiếng, đọc thầm đề bài, tìm những từ ngữ quan trọng & nêu 
HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3.
HS trả lời:
+ Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu của em. 
+ Anh hoặc chị của em.
+ Làm cho anh, chị hiểu rõ nguyện vọng của em; giải đáp những khó khăn, thắc mắc anh, chị đặt ra để anh chị ủng hộ em thực hiện nguyện vọng ấy. 
+ Em & bạn trao đổi. Bạn đóng vai anh hoặc chị của em.
HS tiếp nối nhau phát biểu: Em chọn nguyện vọng học thêm môn năng khiếu nào để tổ chức cuộc trao đổi. 
HS đọc thầm lại gợi ý 2, hình dung câu trả lời, giải đáp thắc mắc mà anh (chị) có thể đặt ra. 
HS chọn bạn (đóng vai người thân) cùng tham gia trao đổi, thống nhất dàn ý đối đáp (viết ra nháp)
Thực hành trao đổi, lần lượt đổi vai cho nhau, nhận xét, góp ý để bổ sung hoàn thiện bài trao đổi. 
Vài cặp HS thi đóng vai trao đổi trước lớp.
Cả lớp nhận xét theo tiêu chí GV nêu ra. 
Cả lớp bình chọn cặp trao đổi hay nhất, bạn HS ăn nói giỏi giang, giàu sức thuyết phục người đối thoại. 
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 9
CHỦ ĐIỂM THÁNG: VÂNG LỜI BÁC DẠY
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: HS nhận ra ưu khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp.
Kỹ năng: Rèn tính tự giác, mạnh dạn, tự tin.
Thái độ: Giáo dục tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn
II. CHUẨN BỊ:
GV : Công tác tuần.
HS: Bản báo cáo thành tích thi đua của các tổ.
III. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP
GIÁO VIÊN
HỌC SINH 
Ổn định: Hát 
Nội dung:
GV giới thiệu:
Chủ điểm tháng :VÂNG LỜI BÁC DẠY
Phần làm việc ban cán sự lớp:
GV nhận xét chung:
Ưu: 
Thi đua đạt nhiều hoa điểm 10 : tổng số 117 điểm 10.
Thực hiện tốt nề nếp nội qui của trường của lớp
Trong lớp chú ý nghe giảng hăng hái phát biểu ý kến XD bài.
Có làm và học bài đầy đủ khi đến lớp
*Tồn tại: 
Gv khen thưởng cho tổ hạng nhất, cá nhân xuất sắc, cá nhân tiến bộ.
Công tác tuần tới:
- Không nói chuyện riêng trong giờ học
+ Nâng cao chất lượng học tập
+ Phát động đôi bạn cùng tiến trong học tập
+Tổ chức phong trào thi đua học tập giữa các tổ
+Nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
Bài hát kết thúc tiết sinh hoạt
Hát tập thể
 - Lớp trưởng điều khiển 
 - Tổ trưởng các tổ báo cáo về các mặt :
+ Học tập
+ Chuyên cần
+ Kỷ luật
+ Phong trào
+ Cá nhân xuất sắc, tiến bộ
----- - Tổ trưởng tổng kết điểm sau khi báo cáo. Thư ký ghi điểm sau khi cả lớp giơ tay biểu quyết.
Ban cán sự lớp nhận xét
+ Lớp phó học tập
+ Lớp phó kỷ luật
Lớp trưởng nhận xét
Lớp bình bầu :
+ Cá nhân xuất sắc 5 em.
+ cá nhân tiến bộ:4 em
Những HS đính tên lên Bảng danh dự:
.........................................................
.........................................................
...........................................................
Thư ký tổng kết bảng điểm thi đua của các tổ.
Tuyên dương tổ đạt điểm cao.
HS chơi trò chơi sinh hoạt, văn nghệ,theo chủ điểm tuần, tháng . 
 Soạn xong ngày 2 / 10 / 2011 	 Chuyên môn KT và kí duyệt
 Người soạn	

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 9.doc