I/ Mục tiêu:
- Ngắt nhịp, nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ rõ ý; bước đầu biết đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật.
- Hiểu ND: Sáng kiến của Bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện tấm lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà (trả lời được các CH trong SGK).
* Giáo dục Bảo vệ môi trường
* Kĩ năng sống: Tư duy sáng tạo ( động não)
Ra quyết định ( Trình bày ý kiến cá nhân)
II/ Đồ dùng dạy – học
- GV: Bảng phụ ghi câu đọc.
III/ Các hoạt động dạy - học:
Tuần 10 Từ ngày 22 đến ngày 26/10/2012 Thứ hai ngày 22 tháng 10 năm 2012 Chào cờ đầu tuần Môn: Tập đọc Tiết 28-29 Tên bài dạy: Sáng kiến của bé Hà Sgk: 78,79 ./ TGDK: 70’ I/ Mục tiêu: - Ngắt nhịp, nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ rõ ý; bước đầu biết đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật. - Hiểu ND: Sáng kiến của Bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện tấm lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà (trả lời được các CH trong SGK). * Giáo dục Bảo vệ môi trường * Kĩ năng sống: Tư duy sáng tạo ( động não) Ra quyết định ( Trình bày ý kiến cá nhân) II/ Đồ dùng dạy – học - GV: Bảng phụ ghi câu đọc. III/ Các hoạt động dạy - học: Tiết 1 1/ Hoạt động đầu tiên : Kiểm tra bài cũ: - Nhận xét bài kiểm tra định kì. 2/ Hoạt động dạy học bài mới : a/ Hoạt động 1 : Giới thiệu bài. b/ Hoạt động 2: Luyện đọc * Luyện đọc câu - GV đọc mẫu - HS nghe, theo dõi sgk. - HS luyện đọc nối tiếp mỗi em 1 câu lượt 1 - GV theo dõi, sửa sai. - GV theo dõi rút từ khó ghi bảng – HS luyện đọc từ khó - HS đọc nối tiếp câu lượt 2, GV giảng thêm từ: công nhân - GV đưa bảng phụ ghi câu khó và hướng dẫn HS ngắt, nghỉ hơi: Hai bố con bàn nhau/ lấy ngày lập đông hằng năm/ làm “ ngày ông bà “ ,/ vì khi trời bắt đầu rét,/ mọi người cần chăm lo sức khoẻ/ cho các cụ già.// * Luyện đọc đoạn - HS luyện đọc đoạn nối tiếp lượt 1 – GV theo dõi, sửa sai + GV giúp hs hiểu nghĩa một số từ ngữ trong sgk: Cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ. + GV đính bảng đoạn văn hướng dẫn hs đọc đoạn diễn cảm: GV chọn đoạn 2 - HS đọc nối tiếp đoạn lượt 2, GV và hs nhận xét * GV kèm HS yếu đọc đúng biết ngắt, nghỉ hơi khi gặp dấu câu, đoạn dài. - Luyện đọc đọan khó - Luyện đọc nhóm 2 em - Đại diện 2 nhóm đọc. - GV cùng lớp nhận xét, sửa sai, tuyên dương. * Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, 2 Tiết 2 c/ Hoạt động 3: Tìm hiểu bài - Đọc câu hỏi sgk , đọc thầm đoạn GV yêu cầu và TLCH. GV chốt ý: Câu 1: Tổ chức ngày lễ cho ông bà. * Giáo dục kĩ năng sống: Tư duy sáng tạo ( động não) Câu 2: Ngày lập đông vì thời tiết bắt đầu rét. Mọi người đều phải chăm lo đến sức khỏe của ông bà. Câu 3: Chưa biết chọn quà gì cho ông bà. * Giáo dục kĩ năng sống: Ra quyết định ( Trình bày ý kiến cá nhân) Câu 4: Hà tặng cho ông bà, chùm điểm 10 đỏ chói. Câu 5: Là một cô bé ngoan, thông minh có nhiều sáng kiến và rất kính trọng ông bà. * Rút nội dung bài: Sáng kến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông, bà thể hiện tấm lòng kính yêu, sự quan tâm đến ông bà. * Nội dung tích hợp giáo dục Bảo vệ môi trường: Giáo dục hs có ý thức quan tâm đến ông bà và những người thân trong gia đình. d/ Hoạt động 4: Luyện đọc lại - GV hướng dẫn cách đọc - Giáo viên đọc mẫu. - HS luyện đọc (đọc nối tiếp, đọc phân vai) trong nhóm. Thi đọc giữa các nhóm. - GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương. 3/ Hoạt động cuối cùng : Củng cố, dặn dò: Gọi 1 học sinh đọc lại bài - Em học được gì qua bạn Hà trong câu chuyện? - Tiết sau: Sáng kiến của bé Hà (tt) - Nhận xét tiết học. IV/ Phần bổ sung : - Thời gian . - Nội dung .. - Phương pháp Môn: Toán Tiết 44 Tên bài dạy: Kiểm tra định kỳ lần 1 Kiểm tra theo đề của chuyên môn Thứ ba ngày 23 tháng 10 năm 2012 Môn: Thể dục Tiết 18 (GV bộ môn dạy ). Môn: Toán Tiết 45 Tên bài dạy: Tìm một số hạng trong một tổng Sgk: 45/ Tgdk:35’ I/ Mục tiêu: - Biết tìm x trong các bài tập dạng: x + a = b; a + x = b (với a, b là các số có không quá hai chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính. - Biết cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia. - Biết giải bài toán có một phép trừ. - Bài 1 (a, b, c, d, e), bài 2 (cột 1, 2, 3) II/ Đồ dùng dạy - học: - Hộp đồ dùng - GV: 3 hình vẽ ô vuông như trong sgk. Bảng phụ bài tập. - HS: Bảng con. III/ Các hoạt động dạy - học: 1. Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ: -Nhận xét bài kiểm tra định kì. 2. Hoạt động dạy học bài mới: a/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Tìm một số hạng trong một tổng b/ Hoạt động 2: Giới thiệu kí hiệu chữ và cách tìm 1 số hạng trong một tổng. * GV gắn lần luợc từng tấm bìa lên và hỏi - Tấm bìa trên có mấy hình vuông? (6 hv) (TCTV) - Tấm bìa thứ hai có mấy hình vuông? (4hv) (TCTV) - 6 hình vuông thêm 4 hình vuông có tất cả mấy hình vuông?( 10 hình vuông ) (TCTV) - Gv thực hiện như SGK- giảng cho HS hiểu: 6+4=10 -Hs nêu tên các thành phần?(6: là số hạng; 4: là số hạng; 10: là tổng) - 6 + 4 = 10 .Vậy: 6 = 10 - ? 4 = 10 - ? . Mỗi số hạng bằng thành phần nào trừ thành phần nào?(Tổng trừ số hạng đã biết) (TCTV) -GV đặt vào 6 ô vuông bị che lấp -GV hỏi x có mấy ô vuông? (TCTV) *GV giới thiệu kí hiệu và cách tìm một số hạng trong một tổng: - x + 4 = 10 - GV chỉ vào hình và nói: Ta lấy số ô vuông chưa biết cộng với số ô vuông đã biết (4) có tất cả 10 ô vuông.Hỏi: + Ta đuợc phép tính như thế nào? (x + 4 = 10) + HS nhắc lại , gv ghi bảng: x + 4 =10 (TCTV) + Trong phép cộng này x là số hạng gì?(số hạng chưa biết ) 4 là gì?( số hạng đã biết) 10 là gì? ( Tổng) - Muốn tìm x ta phải nhu thế nào?( lấy 10 – 4 = 6 ) (TCTV) - GV ghi bảng như sgk, gọi vài hs nhắt lại (TCTV) * 6 + x = 10 tiến hành tuơng tự như x + 4 = 10 * Qua hai bài toán , gv hỏi: +Muốn tìm x ta phải làm qua mấy dòng? (3dòng) x + 4 = 10 6 + x = 10 x = 10 – 4 x = 10 - 6 x = 6 x = 4 - GV hướng dẫn cách trình bày ( 3 dòng, các dấu = thẳng cột nhau) + Cách tìm x( Số hạng chưa biết ) ta làm sao?( Muốn tìm một số hạng chưa biết ta lấy số tổng trừ số hạng đã biết) - GV ghi bảng ghi nhớ như sgk và gọi hs nhắt lại ( TCTV) + GV cho ví dụ, hs làm bài, nhận xét - GV gọi 2 HS yếu lên bảng làm bài x + 2 = 4 ; 3 + x = 6 - GV nhận xét, sửa sai, tuyên dương. c/Hoạt động 3: Thực hành *Bài 1/vbt: Tìm x ( theo mẫu): * Củng cố tìm thành phần chưa biết trong phép tính cộng. - GV nhắc lại cách trình bày ( làm bài mẫu) ( TCTV) - HS tự làm bài – GV kèm HS yếu. - HS lên bảng làm bài – Lớp nhận xét, sửa bài. a/ x + 8 = 10 b/ x + 5 = 17 c/ 2 + x = 12 d/ 7 + x = 10 x = 10 - 8 x = 17 – 5 x = 12 – 2 x = 10 - 7 x = 2 x = 12 x = 10 x = 3 *Bài 2/vbt: Viết số thích hợp vào ô trống: * Củng cố cách tìm thành phần chưa biết và điền số thích hợp. - GV nhắc HS nhìn thật kĩ từng ô vuông trong bài cho biết gì và yêu cầu tìm gì? - HS tự làm bài - GV kèm HS yếu. - HS lên bảng làm phiếu. - Lớp nhận xét, sửa bài. Số hạng 14 8 27 Số hạng 2 2 0 Tổng 16 10 27 3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò: - Gọi HS nhắc lại Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết. (TCTV) - Tiết sau: Tìm một số hạng trong một tổng(tt). - Nhận xét tiết học. IV/ Phần bổ sung : - Thời gian . - Nội dung .. - Phương pháp Môn: Chính tả(Tập chép) Tiết 19 Tên bài dạy: Ngày lễ Sgk:79 / Tgdk: 35’ I/ Mục tiêu: - Chép chính xác, trình bày đúng bài CT Ngày lễ. - Làm đúng BT2; BT(3) a/b, hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn. - Chép chính xác, trình bày đúng bài CT Ngày lễ. - Làm đúng BT2; BT(3) a/b, hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn. II/ Đồ dùng dạy – học: - GV: Bảng phụ viết đoạn chính tả cần viết.Bảng phụ bài tập 1, 2b/vbt. - HS: Vở chính tả, bảng con, sách Tiếng Việt 2/t1, vbtTV2/t1 III/ Các hoạt động dạy – học: 1. Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ: - Nhận xét bài kiểm tra định kì ( phần viết chính tả) 2. Hoạt động dạy học bài mới: a/ Hoạt động 1:Giới thiệu bài b/ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tập chép. * GV đọc mẫu bài chính tả: Người mẹ hiền. - 2,3 HS khá đọc lại bài chính tả. * GV đặt câu hỏi để HS nắm nội dung và cách trình bày bài chính tả: + Trong bài chính tả gồm những ngày lễ nào? + Các chữ viết hoa trong bài chính tả là những chữ nào?( chữ đầu của mỗi bộ phận tên riêng) - GV đọc các từ khó quốc tế, ngày lễ, phụ nữ.... - HS viết bảng con các từ ngữ khó - GV gạch chân các từ ngữ dễ lẫn lộn. - GV nhắc lại cách trình bày bài chính tả. * HS nhìn bảng chép bài chính tả. * HS tự đổi vở soát lại bài - GV chấm bài – sửa bài. * GV nhận xét chung. c/ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1/vbt : Điền vào chỗ trống c hay k ? - HS tự làm bài- 1 HS lên bảng làm bài. Con cá con kiến cây cầu dòng kênh - Cả lớp nhận xét, sửa bài. - GV giải thích nghĩa của câu thành ngữ - cả lớp học thuộc lòng. Bài tập 2b/vbt: Điền l/n vào chỗ trống ? HS làm tương tự như bài tập 1 - 1 HS lên bảng làm bài – Cả lớp nhận xét, sửa bài. lo sợ ăn no hoa lan thuyền nan 3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò: - Ghi nhớ các từ đã viết để viết đúng chính tả. - Về nhà rèn thêm chữ viết cho đúng chính tả và đẹp. IV/ Phần bổ sung : - Thời gian . - Nội dung .. - Phương pháp Môn: Kể chuyện Tiết 10 Tên bài dạy: Sáng kiến của bé Hà Sgk: 79 / Tgdk: 35’ I/ Mục tiêu: - Dựa vào các ý cho trước, kể lại được từng đoạn câu chuyện sáng kiến của Bé Hà. - HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT2) II/ Đồ dùng dạy – học: - GV: bảng phụ viết ý chính của từng đoạn. III/ Các hoạt động dạy - học : 1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ: - Nhận xét bài kiểm tra định kì 2/ Hoạt động dạy học bài mới : a/ Hoạt động 1 : Giới thiệu bài: Sáng kiến của bé Hà b/ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện. *1 HS đọc yêu cầu 1/ sgk và các ý chính GV gắn trên bảng. - GV hướng dẫn và kể mẫu câu chuyện theo ý chính của đoạn 1.( chú ý giọng kể, điệu bộ...) - HS nghe và kể lại. - GV đặt câu hỏi theo sgv/ 195 để HS nhớ lại đoạn câu chuyện. * HS kể từng đoạn câu chuyện trong nhóm - GV hướng dẫn thêm cho nhóm yếu. - Đại diện các nhóm thi kể theo từng gợi ý. - GV cùng lớp nhận xét, bổ sung. c/ Hoạt động 3: Kể toàn bộ câu chuyện. - GV hướng dẫn, nêu yêu cầu cụ thể. - HS kể trong nhóm ( kể nối tiếp) – GV đến các nhóm giúp đỡ thêm. - GV khuyến khích HS yếu mạnh dạn, tự tin kể chuyện. - Một số nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện. - Các nhóm khác nhận xét, tuyên dương. - GV nhận xét tuyên dương những nhóm kể hay 3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò: - 1 Học sinh kể lại câu chuyện. - HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện. - GV tuyên dương HS tham gia kể chuyện tốt. Khuyến khích những em chưa mạnh dạn, tự tin. - GV nhận xét tiết học IV/ Phần bổ sung : - Thời gian . - Nội dung .. - Phương pháp Chiều Môn: Tự nhiên và xã hội. Tiết 9 Tên bài dạy: Đề phòng bệnh giun Sgk: 20 / Tgdk: 35’ I/ Mục tiêu: - ... Số quả cam mẹ còn lại là: 30 - 12 = 18 (quả) Đáp số: 18 quả. 3/ Hoạt động cuối cùng : Củng cố, dặn dò: - GVnhắc HS về nhà luyện tập làm thêm bài. - Học sinh nhắc lại nội dung bài. (TCTV) - Tiết sau: Số tròn chục trừ đi một số ( tt) - GV nhận xét tiết học. IV/ Phần bổ sung : - Thời gian . - Nội dung .. - Phương pháp Môn: Thể dục Tiết 19 GV bộ môn dạy Môn: Âm nhạc Tiết 7 Tên bài dạy: Ôn tập bài hát “ Múa vui”. Sgv: 21,22 / Tgdk : 35’ I/ Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết hát kết hợp một vài động tác phụ hoạ đơn giản. - Thuộc lời ca II/ Đồ dùng dạy học : - GV hát chuẩn xác bài hát - Một vài động tác phụ họa III/ Các họat động dạy học : 1/ Hoạt động đầu tiên : Kiểm tra bài cũ - 3 Hs hát lại bài “ Múa vui“( TCTV) - Nhận xét, đánh giá. - Nhận xét bài cũ. 2/ Hoạt động dạy học bài mới a/ Hoạt động 1 : Giới thiệu bài: Ôn tập bài hát “ Múa vui“. b/ Hoạt động 2 : Ôn bài hát “ Múa vui “ - Hát cả bài: HS hát luân phiên theo nhóm, theo dãy ( TCTV) - GV theo dõi, sửa sai - Gọi cá nhân lên bảng hát c/ Hoạt động 3 : Hát kết hợp phụ họa các động tác - GV hướng dẫn cho Hs một số động tác đơn giản, GV làm mẫu động tác phù hợp với từng câu trong bài, HS đứng tại chỗ phụ họa theo - Từng tốp lên biểu diễn trước lớp - Nhận xét tuyên dương tốp biểu diễn đúng, đẹp d/ Hoạt động 4: Giáo dục NGLL - GV cho học sinh nghe một số bài hát của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. 3/ Hoạt động cuối cùng : Củng cố , dặn dò - Thi hát cá nhân trước lớp - Dặn dò, nhận xét tiết học. IV/ Phần bổ sung : - Thời gian . - Nội dung .. - Phương pháp Thứ sáu ngày 26 tháng 10 nằm 2012 Hoạt động tập thể Vòng tay bạn bè S: 25 / Tgdk: 35’ ( Xem tài liệu hướng dẫn) Môn: Tập làm văn Tiết 10 Tên bài dạy: Kể về nguời thân. Sgk: 85 / Tgdk: 35’ I/ Mục tiêu: - Biết kể về ông bà hoặc người thân, dựa theo câu hỏi gợi ý (BT1). - Viết được đoạn văn ngắn từ 3-5 câu về ông bà hoặc người thân (BT2 ). * BVMT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong cuộc sống xã hội. II/ Đồ dùng dạy – học: - GV: Bảng phụ viết câu hỏi gợi ý bài tập. phiếu cho HS viết đoạn văn. III/ Các hoạt động dạy – học: 1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ: - Không thực hiện, nhận xét bài kiểm tra định kì lần 1 2/ Hoạt động dạy học bài mới: a/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Kể về nguời thân. b/ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập. *Bài tập 1/sgk: ( Miệng) - HS đọc yêu cầu và các câu hỏi gợi ý. - HS trả lời theo từng câu hỏi – GV nhận xét, sửa sai. - GV nhắc HS kể chứ không phải trả lời câu hỏi. - HS giới thiệu người thân sắp kể. -Gv gọi 1 hs giỏi kể mẫu - GV tuyên dương. - HS kể trong nhóm về người thân của mình. - Đại diện một vài nhóm thi kể - GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương. * Nội dung tích hợp giáo dục Bảo vệ môi trường: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong cuộc sống xã hội *Bài tập 2/vbt: (viết) - HS đọc yêu cầu bài tập – GV nêu rõ yêu cầu bài tập. - GV nhắc nhở HS dựa vào những gì đã kể trong bài tập 1 viết thành đoạn văn. Khi viết cần diễn đạt câu đúng, rõ ý, và viết đúng chính tả. - HS tự viết đoạn văn – GV kèm HS yếu viết đoạn văn. - 1 HS viết bảng phụ. - HS nối tiếp đọc đoạn văn đã viết – GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương. - GV cùng lớp nhận xét, sửa đoạn văn đã viết trên bảng phụ. - GV ghi điểm những đoạn văn viết hay, giàu tình cảm. 3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò - Giáo dục HS biết yêu thương, kính trọng những người thân trong gia đình. - HS viết chưa hay về nhà viết lại đoạn văn cho hay.Dặn hs về kể lại cho nguời thân nghe. - GV nhận xét tiết học. IV/ Phần bổ sung : - Thời gian . - Nội dung .. - Phương pháp Môn: Toán Tiết 48 Tên bài dạy : 11 trừ đi một số 11 – 5 Sgk: 48 / Tgdk: 35’ I/ Mục tiêu: - Biết cách thực hiện phép trừ dạng 11 - 5, lập được bảng 11 trừ đi một số. - Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 11 - 5 - Bài 1 (a), bài 2, bài 4 II/ Đồ dùng dạy - học: - GV: phiếu ghi bài tập, đồ dùng dạy toán - HS: Bảng con, que tính. III/ Các hoạt động dạy - học: 1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng làm bài tập 2 /tr 47. - HS dưới lớp làm nháp – Nhận xét, sửa sai. - Nhận xét bài cũ. 2/ Hoạt động dạy học bài mới : a/ Hoạt động 1 : Giới thiệu bài - ghi bảng. b/ Hoạt động 2: Giới thiệu phép tính 11 - 5 và thành lập bảng trừ. * Giới thiệu phép tính 11 - 5 - GV yêu cầu HS lấy 11 que tính, GV kiểm tra, sửa sai - GV lấy 11que tính cài bảng. - Yêu cầu HS bớt đi 5 que tính - Gv kiểm tra, sửa sai - GV cũng lấy bớt đi 5 que tính. - Còn lại bao nhiêu que tính? ( 6 que tính) (TCTV) - GV bớt que tính và thao tác như Sgk/ tr 48. - GV hướng dẫn HS cách đặt tính rồi tính như sgk/tr 48. * Hướng dẫn HS lập bảng trừ và học thuộc bảng trừ. (TCTV) - HS thực hiện trên que tính và nêu kết quả (TCTV) - GV ghi bảng bảng trừ dạng 11 trừ đi một số như sgk/ tr 48. - HS học thuộc bảng trừ. GV xóa dần kết quả gọi HS đọc thuộc lòng. (TCTV) * Gọi HS yếu đọc thuộc bảng trừ (TCTV)- GV nhận xét , sửa sai, tuyên dương. c/ Hoạt động 3: Thực hành * Bài 1a/vbt: số? * Củng cố vận dụng bảng cộng và trừ đã học. - HS tính và nêu miệng kết quả - GV cùng lớp nhận xét, sửa sai. - Gv ghi bảng – Lớp nhận xét, sửa sai. 7 + 4 = 11 5 + 6 = 11 2 + 9 = 11 8 + 3 = 11 4 + 7 = 11 6 + 5 = 11 9 + 2 = 11 3 +8 = 11 11 – 7 = 4 11 – 5 = 6 11 -2 = 9 11 -8 = 3 11 – 4 = 7 11 – 6 = 5 11 -9 = 2 11 -3 = 8 * Bài 2/vbt: Đặt tính rồi tính. * Củng cố cách đạt tính và tính theo cột dọc. - HS nêu lại 2 bước: Đặt tính và tính. - HS làm bảng con – GV nhận xét, sửa sai từng phép tính. * HS nêu lại tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ. 11 11 11 11 11 - 9 - 6 - 4 - 8 - 5 2 5 7 3 6 * Bài 3/ vbt: Toán giải. * Củng cố cách giải toán theo kiểu: còn lại. HS đọc đề toán (TCTV)– GV hỏi rúr ra tóm tắt đề toán. - HS nêu lời giải và phép tính giải bài toán – GV nhận xét, hướng dẫn. - HS làm vbt - GV kèm HS yếu - 1 em làm phiếu bài tập. Bài giải Số quả đào Huệ còn lại là: 11 - 5 = 6 (quả) Đáp số: 6 quả. 3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố- dặn dò - Học sinh nhắc lại nội dung bài. - Gọi HS đọc lại bảng trừ dạng 11 – 5. (TCTV) - Tiết sau: 31 – 5 - GV nhận xét tiết học. IV/ Phần bổ sung : - Thời gian . - Nội dung .. - Phương pháp Môn: Tiếng việt Tên bài dạy: Tiết 4 Vbt: 48,49 /tgdk: 35’ I/ Mục tiêu: - Viết đúng chữ hoa G (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) và viết đúng chữ hoa H (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ), câu ứng dụng: Gang vàng dạ sắt và Học một biết mười ( 1 dòng cỡ nhỏ). II/ Đồ dùng dạy – học: -GV: Mẫu chữ hoa G, H bảng phụ viết ứng dụng. - Bảng con. III/ Các hoạt động dạy – học: 1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ: - Cả lớp viết bảng con chữ hoa G, H - GV nhận xét. - HS đọc câu ứng dụng, nêu ý nghĩa của câu. - GV nhận xét, ghi điểm. 2/ Hoạt đông dạy học bài mới: a/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài : Luyện viết chữ hoa G, H b/ Hoạt động 2: Củng cố cách viết chữ hoa G, H - Chữ G, H cao mấy li? Gồm mấy đường kẻ ngang? Được viết bởi mấy nét? * GV chốt các ý . - HS viết bảng con: chữ hoa G, H - GV chọn bảng viết của HS nhận xét, tuyên dương. c/ Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng : Gang vàng dạ sắt và Học một biết mười - 5 HS đọc câu ứng dụng - GV giải nghĩa câu ứng dụng. - GV đưa câu ứng dụng đã viết trong dòng kẻ li – HS nhận xét và trả lời. + Cách đặt dấu thanh ở các chữ? + Các chữ cách nhau một khoảng bằng (1 con chữ o). *GV viết bảng và hướng dẫn HS viết nối nét của chữ. d/ Hoạt động 4: HS viết vở tâp viết - GV nhắc nhở tư thế ngồi viết. - GV nêu yêu cầu cần viết của bài: viết đúng cỡ chữ, đúng độ cao các con chữ, khoảng cách giữa các chữ. - GV theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho HS yếu. 3/ Hoạt động cuối cùng : Củng cố, dặn dò: - Nhắc HS ghi nhớ cách viết chữ G, H hoa. - Về nhà viết cho hoàn thành bài. - Luôn rèn thêm chữ viết ở nhà, cẩn thận khi viết bài. - Nhận xét tiết học SINH HOẠT TẬP THỂ Tuần 10 I. Đánh giá hoạt động tuần 10: 1. Hạnh kiểm * Ưu : Học sinh đi học đúng giờ, ra vào lớp nghiêm túc. - Đồng phục gọn gàng , sạch sẽ. Nghỉ giữa trưa nghiêm túc hơn tuần trước. Tập đều các động tác thể dục. - Xếp hàng thể dục nhanh nhẹn. * Khuyết: - Vài em học trễ. - Tổ trực nhật còn chậm nhưng sạch sẽ. 2. Học tập: * Ưu : - Đa số học sinh về nhà có làm bài tập đầy đủ. - Có chú ý nghe giảng, một số em tích cực tham gia xây dựng bài. - Học sinh biết soạn sách vở và dụng cụ học tập. * Khuyết : - Vẫn còn nói chuyện riêng trong giờ học nhiều. - Một số bạn chưa chú ý bài. II. Phương hướng hoạt đông tuần 11: * Khắc phục những thiếu sót trong tuần 10 và thực hiện phương hướng như sau: - Thực hiện tốt an tòan giao thông. Phòng chống dịch cúm A/H1N1. Phòng chống tai nạn học đường, tê nạn xã hội, bảo vệ của công - Lễ phép với thầy cô và người lớn. Biết đưa và nhận bằng hai tay. - Ổn định nềp nếp học tập, sinh hoạt đầu giờ . - Không đi học trễ, không nói tục. Nói năng lễ phép. - Tổ trực trực lớp sớm, quét lớp sạch sẽ. Cá nhân không xả rác trong lớp học. - Giữ quần áo gọn gàng, sạch sẽ. Xếp hàng thể dục nhanh, đều, tuyệt đối không nói chuyện trong khi tập các động tác thể dục. - Xếp hàng ra vào lớp trật tự. - Đi học chuyên cần. - Chú ý nghe giảng, không làm việc riêng, không nói chuyện riêng trong giờ học. - Tổ trưởng ghi tên các bạn nói chuyện, nghỉ học vào sổ theo dõi hàng tuần. - Chăm sóc cây xanh trong và ngòai lớp - Tập thể dục giữa giờ đều, xếp hàng khẩn trương. - Tập hát theo chủ đề hàng tháng III/ Giáo dục: - Giáo dục hs phòng chống tai nạn giao thông như: khi đi học và lúc đi học về đều phải đi về phía tay phải của mình. Khi ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm. - Giáo dục học sinh phòng chống tai nạn học đường, bảo vệ của công, phòng chống tệ nạn xã hội. - Giáo dục hs về và nghĩa vụ của trẻ em - Giáo dục một vài kỹ năng sống cho các em: Khi đi học gặp trời mjưa phải làm gi? Vào mùa mưa đi học cần đem áo mưa. * Tích hợp về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: - Chủ đề: Vâng lời Bác Hồ dạy: + Tấm gương cần cù lao động, học tập của Bác. + Vâng lời bác chúng cháu học tập chăm ngoan. IV/ Vui chơi giải trí - Thi hát cá nhân , tập thể. An toàn giao thông Bài 4: Đi bộ và qua đường an toàn. ( Xem tài liệu hướng dẫn trang )
Tài liệu đính kèm: