Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 1 đến tuần 13 - Tô Thế Hùng

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 1 đến tuần 13 - Tô Thế Hùng

I. MỤC TIÊU

- Giúp học sinh ôn tập, củng cố cách đọc, viết. so sánh các số có ba chữ số.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ ghi bài 1

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ : 5

- Kiểm tra sách toán 3, vở toán, bảng con, nháp

* Hoạt động 2: Thực hành luyện tập: 30'

Bài 1: HS đọc đề - làm sách

- GV chấm, chữa bài : gọi học sinh đọc theo dãy.

- Cách đọc, viết số có 3 chữ số?

Bài 2: HS đọc đề - Làm SGK

- Nhận xét đặc điểm các số ở từng phần.

 

doc 149 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 10/01/2022 Lượt xem 477Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 1 đến tuần 13 - Tô Thế Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1:
Thứ hai ngày 16 tháng 8 năm 2010
Toán
Tiết 1: Đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số
(Dạy tiết 2 – 3A; Tiết 4 – 3B)
I. Mục tiêu
Giúp học sinh ôn tập, củng cố cách đọc, viết. so sánh các số có ba chữ số.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ ghi bài 1
III. Các hoạt động dạy học
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ : 5
Kiểm tra sách toán 3, vở toán, bảng con, nháp
* Hoạt động 2: Thực hành luyện tập: 30'
Bài 1: HS đọc đề - làm sách
GV chấm, chữa bài : gọi học sinh đọc theo dãy.
Cách đọc, viết số có 3 chữ số?
Bài 2: HS đọc đề - Làm SGK
Nhận xét đặc điểm các số ở từng phần.
Bài 3: HS nêu yêu cầu - làm SGK.
Khi so sánh 2 số có 3 chữ số, em làm như thế nào?
Bài 4: HS đọc thầm đề - làm vở
Chữa bài
Làm thế nào để tìm được số lớn nhất, số bé nhất? 
Bài 5: HS đọc đề - làm vở
Để xếp các số đó đúng thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại, em phải làm gì trước? (So sánh số)
* Hoạt động 3: Củng cố: 5'
Hệ thống bài.
Đọc, viết, so sánh các số: 423, 342, 720, 702.
* Dự kiến sai lầm của học sinh:
HS đọc, viết chưa chính xác số có 3 chữ số mà có chữ số 4, 5, 1 ở hàng đơn vị, chữ số 0 ở hàng chục.
So sánh nhiều số còn nhầm lẫn.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................
Thứ ba ngày 17 tháng 8 năm 2010
Toán
Tiết 2: Cộng, trừ các số có 3 chữ số (không nhớ)
(Dạy tiết 1 – 3A; tiết 3 – 3B)
I. Mục tiêu
Giúp học sinh: 
 Ôn tập củng cố cách tính cộng, trừ số có 3 chữ số.
Củng cố giải bài toán nhiều hơn, ít hơn.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy học
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ : 5'
Đọc viết các số sau: 514, 701, 315, 804. 
Hãy xếp các số đó theo thứ tự tăng dần. HS làm bảng con.
Chữa bài.
* Hoạt động 2: Thực hành luyện tập: 30'
Bài 1: 
HS làm SGK - chữa miệng
Nêu cách tính nhẩm ở từng phần?
Bài 2: 
HS làm bảng con.
Chữa bài: nêu cách đặt tính và tính?
Bài 3: 
HS làm vở - Chữa bài.
Dạng toán?
Bài 4: 
HS giải bài toán vào vở – Chữa bài.
Dạng toán?
So sánh bài toán 3 và bài toán 4?
Bài 5: 
HS đọc đề, làm bảng con.
Chữa bài
* Hoạt động 3: Củng cố: 5'
Ôn tập những nội dung gì?
* Dự kiến sai lầm của học sinh:
HS cộng chưa thành thạo, đặt tính viết chưa cân đối.
Lời giải bài 3, 4 chưa gãy gọn sát với câu hỏi.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: 
..........................................................................................................................................................................................................................................
Toán (Bổ sung)
Tiết 1 + 2
(Dạy tiết 5 – 3A; tiết 6 – 3B)
I. Mục đích yêu cầu:
Giúp HS ôn tập, củng cố cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số
Củng cố về giải toán có lời văn: Nhiều hơn; ít hơn
II. đồ dùng: VBT
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ: 3 – 5 phút
Đặt tính và tính
251 + 341; 676 – 371
2. Bài mới:
a) GTB: 1 – 2 phút
b) Thực hành – Luyện tập
Bài 1: (trang 4) Đọc yêu cầu – Nêu yêu cầu
Cả lớp làm bài VBT
Gọi HS trình bày
Nhận xét
Chốt: Đọc bài làm
Bài 2; 3; 4; 5 (trang 4) Cách tiến hành tương tự bài 1
Chốt: Bài 2: Cách đặt tính và tính
Bài 3: Dạng toán về nhiều hơn
Bài 4: Dạng toán về ít hơn
Bài 5: Lập phép tính đúng
c) Củng cố – Dặn dò; 2 – 3phút
Nhận xét giờ học
Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau
HS làm bảng con
HS đọc, nêu yêu cầu
HS làm bài
HS trình bày
Thứ tư ngày 18 tháng 8 năm 2010
Toán
Tiết 3: Luyện tập
(Dạy tiết 1 – 3A; tiết 4 – 3B)
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
Củng cố kỹ năng cộng, trừ (không nhớ) các số có 3 chữ số.
Củng cố ôn tập bài toán "tìm x", giải toán, xếp hình.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng cài, 4 miếng nhựa hình tam giác (bộ đồ dùng).
III. Các hoạt động dạy học
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ : 5'
HS làm bảng con: 	275 + 402 ; 648 - 417
* Hoạt động 2: Thực hành luyện tập: 30'
Bài 1: 
GV đọc, làm bảng con - chữa bài
Nêu cách tính và đặt tính?
Bài 2: 
HS làm vở. 
Chữa bài.
Cách tìm SBT và số hạng chưa biết?
Bài 3: 
HS làm vở.
Chữa bài. 
Bài toán thuộc dạng toán nào? 
Bài 4: HS nêu yêu cầu, chuẩn bị 4 hình tam giác trong bộ đồ dùng.
HS xếp hình, kiểm tra chéo.
Cách xếp 4 hình tam giác thành hình con cá? 
* Hoạt động 3: Củng cố: 5'
Ôn luyện những nội dung gì?
* Dự kiến sai lầm của học sinh:
Đặt tính viết chưa cân đối, thẳng cột.
Trình bày sai bài tìm x không đúng mẫu lớp 2.
Chưa thống nhất danh số bài 4: Bạn - người - nữ.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: 
..........................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 19 tháng 8 năm 2010
Toán
Tiết 4: Cộng các số có 3 chữ số (có nhớ một lần)
(Dạy tiết 1 – 3A; tiết 2 – 3B)
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
Trên cơ sở phép cộng không nhớ đã học, biết cách thực hiện phép cộng các số có 3 chữ số ( nhớ một lần).
Củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc, tiền Việt Nam. 
II. Đồ dùng dạy học
Bảng cài, số.
III. Các hoạt động dạy học
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ : 5'
Đặt tính và tính:
35 + 62, 	25 + 16, 	435 + 120
* Hoạt động 2: Dạy học bài mới: 14'
HĐ2.1 Phép cộng có nhớ sang hàng chục: 
435 + 127 = ?
+
Hướng dẫn đặt tính: 	435
 127
Hướng dẫn tính: Cộng từ hàng đơn vị (từ trái sang phải), có nhớ 1 sang hàng chục.
HĐ2.2 Phép cộng có nhớ sang hàng trăm
+
HS đặt tính: 	 256
 160
HS cộng: nhớ 1 sang hàng trăm
* Hoạt động 3: Thực hành, luyện tập: 18'
Bài 1: 
HS làm SGK.
GV chấm, chữa
ị Chốt: Cộng số có 3 chữ số có nhớ sang hàng chục
Bài 2: 
HS làm SKG - đổi chéo sách kiểm tra đúng – sai.
ị Chốt: Cộng số có 3 chữ số có nhớ sang hàng trăm.
Bài 3: 
HS làm vở - GV chấm chữa
ị Chốt: Cộng số có 3 chữ số có nhớ một lần
Bài 4:
HS làm nháp.
ị Chốt: Cách tính độ dài đường gấp khúc?
Bài 5: 
HS làm SGK
GV chấm, chữa
ị Chốt: Để lấy ra 500 đồng có mấy cách?
* Hoạt động 4: Củng cố :3'
Dãy 1: 327 + 415 ; 	Dãy 2: 362 + 377
Đặt tính và tính vào các bảng con, nêu cách thực hiện 
* Dự kiến sai lầm của học sinh:
Đặt tính chưa thẳng hàng
Quên nhớ khi cộng.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: 
.....................................................................................................................
Tự nhiên xã hội
Hoạt động thở và cơ quan hô hấp
(Dạy tiết 3 – 3A; tiết 4 – 3B)
I. Mục tiêu
HS nhận ra sự thay đổi của nồng ngực khi hít vào thở ra.
Chỉ, nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp trên sơ đồ.
Chỉ và nói được đường đi của không khí khi hít vào, thở ra 
Hiểu được vai trò của hoạt động thở với sự sống của con người
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học
Khởi động ( 3 - 5’): Lớp hát bài: Tập thể dục
Hoạt động 1: ( 16') : Thực hành cách thở sâu
* Mục tiêu: HS nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào thật sâu và thở ra hết sức.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Trò chơi
Cả lớp thực hiện động tác "bịt mũi, nín thở"
 ? Cảm giác của em khi nín thở lâu.
Bước 2:
HS thực hiện động tác thở sâu H1/4.
Cả lớp đặt một bàn tay lên ngực, cùng thực hiện. 
? Nhận xét sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào, thở ra hết sức
? So sánh lồng ngực khi hít vào và thở ra bình thường, thở sâu 
? ích lợi của việc thở sâu
* Kết luận:
Hoạt động 2: Làm việc với sách giáo khoa
*Mục tiêu: Chỉ trên sơ đồ và nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp: Chỉ và nói tên đường đi của không khí khi hít vào, thở ra trên sơ đồ. Hiểu vai trò của hoạt động thở với sự sống con người.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp
HS mở SKG quan sát H2/5: Một bạn hỏi, một bạn trả lời
Bước 2: Làm việc cả lớp
Một số cặp hỏi đáp trước lớp
GV giúp HS hiểu cơ quan hô hấp và các bộ phận của cơ quan hô hấp
* Kết luận 
Toán (Bổ sung)
Tuần 1
(Dạy tiết 5 – 3A; tiết 6 – 3B)
I. Mục đích yêu cầu:
HS hoàn thiện các bài tập ở phần 1 - tuần 1 trong “VBT trắc nghiệm”.
Củng cố lại kiến thức đã học trong tuần 1.
II. đồ dùng:
VBT trắc nghiệm toán 3 tập 1
III. Các hoạt động dạy và học:
a) Kiểm tra bài cũ: Đặt tính và tính:
351 + 123 ; 546 + 271 ; 678 + 213
b) Bài mới:
GV yêu cầu HS lấy “VBT trắc nghiệm Toán 3 – Tập 1”
Yêu cầu HS hoàn thiện các bài tập của phần 1 - tuần 1
GV quan sát, giúp đỡ HS yếu, kém.
c) Củng cố – Dặn dò:
 GV nhận xét giờ học
Về nhà làm lại các bài tập đã làm sai, chuẩn bị bài sau..
Thứ sáu ngày 20 tháng 8 năm 2010
Toán
Tiết 5: Luyện tập
(Dạy tiết 1 – 3A; tiết 2 – 3B)
I. Mục tiêu
Giúp học sinh: Củng cố kỹ năng cộng, trừ (có nhớ) các số có 3 chữ số.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ : 5'
Đặt tính rồi tính: 	275 + 282 ; 	648 - 467
* Hoạt động 2: Thực hành luyện tập: 30'
Bài 1: 
HS làm sách giáo khoa.
Chữa bài.
Nêu cách tính?
Bài 2:
HS làm vở.
Chữa bài.
Chốt: Cách đặt tính và tính đối với phép cộng?
Bài 3:
HS đặt đề theo tóm tắt.
HS làm vở - Chữa bài. Chốt lời giải đúng. 
Bài 4: 
HS nêu yêu cầu: tính nhẩm.
Làm sách giáo khoa.
Chữa bài.
Nêu cách tính nhẩm?
Bài 5: 
HS nêu yêu cầu.
Hs làm vở, tô màu vào hình vừa vẽ được.
* Hoạt động 3: Củng cố: 5'
Hệ thống bài
* Dự kiến sai lầm của học sinh:
Đặt tính viết chưa cân đối, thẳng cột
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: 
.....................................................................................................................
Toán (Tự học)
Tuần 1:
(Dạy tiết 5 – 3A; tiết 7 – 3B)
I. Mục đích yêu cầu:
HS hoàn thiện các bài tập của phần 2 - tuần 1 trong “VBT trắc nghiệm”.
Củng cố lại kiến thức đã học trong tuần 1.
II. đồ dùng:
VBT trắc nghiệm toán 3 tập 1
III. Các hoạt động dạy và học:
a) Kiểm tra bài cũ: Đặt tính và tính:
451 + 123 ; 526 + 271 ; 768 + 213
b) Bài mới:
GV yêu cầu HS lấy “VBT trắc nghiệm Toán 3 – Tập 1”
Yêu cầu HS hoàn thiện các bài tập của phần 2 - tuần 1
GV quan sát, giúp đỡ HS yếu, kém.
c) Củng cố – Dặn dò:
 GV nhận xét giờ học
Về nhà làm lại các bài tập đã làm sai, chuẩn bị bài sau..
Tự nhiên xã hội
Nên thở như thế nào?
(Dạy tiết 6 – 3A; tiết 8  ...  mấy 25?
*Rút kinh nghiệm giờ dạy
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Thứ tư ngày 17 tháng 11 năm 2010
Toán
Tiết 63: Bảng nhân 9
(Dạy tiết 1 – 3A; tiết 3 – 3B)
I.Mục tiêu: 
 +HS tự lập và thuộc được bảng nhân 9
 +Thực hành nhân 9 và đếm thêm 9, giải bài toán bằng phép nhân
 +Rèn luyện kĩ năng tính toán và giải toán
II.Đồ dùng dạy học
 +Các tấm bìa nhựa, mỗi tấm có 9 chấm tròn
III.Các hoạt động dạy học
1.Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ(5')
 + Bảng con: 56 : 8 ;72 : 8 ;16 : 8
 +2 HS đọc bảng chia 8
2.Hoạt động 2:Dạy bài mới (15')
2.1.Giới thiệu phép nhân 9
 +GV lần lượt đưa ra các trực quan( gồm các tấm bìa có 9 chấm tròn) và hỏi HS để hình thành phép nhân ( HS kết hợp lấy trực quan) 
 -Lần 1: Có mấy tấm bìa?Mỗi tấm bìa có mấy chấm tròn? 9 chấm tròn được lấy mấy lần? 9 được lấy 1 lần ta có phép nhân nào?
 -Lần 2 và lần 3 tương tự như vậy đế được phép nhân 9 x1=9, 9x2=18, 9x3=27
 + Để tính được kết quả phép nhân em dựa vào đâu?
2.2.Thành lập bảng nhân 9
 +GV cho HS đọc cả 3 phép nhân: Em có nhận xét gì về các phép nhân liền nhau?
 +GV kết luận: Đây chính là các phép nhân 9 có trong bảng nhân 9. Vậy dựa vào các phép nhân vừa lập được hãy lập tiếp các phép nhân còn lại vào SGK
2.3.Học thuộc bảng nhân 9
 +HS đọc to bảng nhân 9( 2 em): Em có nhận xét gì về các cột số của bảng nhân?
 +GV yêu cầu HS đọc thuộc bảng nhân 9 bằng cách xóa dần bảng nhân
3.Hoạt động 3: Luyện tập- thực hành(17')
*SGK: -Bài 1(4')
 +Kiến thức:Củng cố các phép nhân trong bảng nhân 9
 +Em có nhận xét gì về các phép nhân của bài 1?
 -Bài 4(3')
 +Kiến thức: Củng cố về cột tích ở bảng nhân 9
 +Em có nhận xét gì về dãy số này? Hãy đếm xuôi, đếm ngược?
 *Bảng con: -Bài 2(5')
 +Kiến thức: củng cố về tính giá trị biểu thức
 +Nêu thứ tự thực hiện biểu thức?
 +Dự kiến sai lầm : HS còn thực hiện sai thứ tự thực hiện biểu thức
*Vở: -Bài 3(5')
 +Kiến thức:Củng cố giải toán có liên quan đến phép nhân
 +Bài toán thuộc dạng nào?
4.Hoạt động 4: Củng cố ,dặn dò (3')
 +GV cho HS đọc bảng nhân 9
 +HS viết bảng nhân 9 vào bảng con
*Rút kinh nghiệm giờ dạy
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Thứ năm ngày 18 tháng 11 năm 2010
Toán
 Tiết 64: Luyện tập
(Dạy tiết 1 – 3A; tiết 3 – 3B)
I.Mục tiêu: 
 +Củng cố cho HS kĩ năng thuộc bảng nhân 9
 +HS biết vận dụng bảng nhân 9 vào làm bài tập
 +Rèn kĩ năng làm tính và giải toán
II.Đồ dùng dạy học
 +Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học
1.Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ(5')
 +Bảng con: Viết bảng nhân 9
 +Đọc bảng nhân 9 
2.Hoạt động 2: Luyện tập(32')
*SGK: -Bài 1(8')
 +Kiến thức: Củng cố về phép nhân 9 ở bảng nhân 9
 +Nhận xét về các phép nhân của bài 1?
 +Dự kiến sai lầm :HS còn làm sai kết quả ở phép nhân 9 x 0, 0 x 9
 -Bài 4(7') 
 +Kiến thức:Củng cố về các bảng nhân đẫ học ở lớp 3
 +Em có nhận xét gì về các phép nhân của bài 4?
 +Dự kiến sai lầm: HS còn chưa thuộc bảng nhân 
 *Vở: -Bài 2(7')
 +Kiến thức:Rèn kĩ năng tính giá trị của biểu thức
 +Nêu thứ tự thực hiện biểu thức?
 +Dự kiến sai lầm :HS còn tính sai kết quả
 -Bài 3(10')
 +Kiến thức:Củng cố về giải toán bằng 2 phép tính
 +Bài toán thuộc dạng nào? Nêu các bước giải của bài toán?
 +Dự kiến sai lầm:HS ghi lời giải chưa gọn, rõ ý trả lời
3.Hoạt động 3: Củng cố , dặn dò(3')
 +Bảng con:Viết bảng chia 9
 +Thi đọc thuộc bảng nhân 9
*Rút kinh nghiệm giờ dạy
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Tự nhiên xã hội
Một số hoạt động ở trường ( tiếp theo )
 (Dạy tiết 2 – 3A; tiết 4 – 3B)
I. Mục tiêu
HS có khả năng, kể được tên một số hoạt động ở trường.
Nêu được ích lợi của những hoạt động đó.
Tham gia tích cực các hoạt động phù hợp với sức khoẻ và khả năng.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh ảnh hoạt động ở trường.
III. các hoạt động dạy học
	Khởi động: ( 3-4’ )
Lớp hát bài : Nơi ấy có tình thương
	Hoạt động 1: ( 12-14’ ) quan sát theo cặp.
	* Mục tiêu: 
Biết được một số hoạt động ngoài giờ lên lớp của HS tiểu học. Biết được một số điểm cần lưu ý khi tham gia các hoạt động khác. 
	* Cách tiến hành:
Bước 1: HS quan sát H/48, 49 trả lời câu hỏi của bạn 
Bước 2: Một số cặp trả lời trước lớp.
Hình 1 thể hiện hoạt động gì ?
Hoạt động này diễn ra ở đâu ?
Nhận xét gì về thái độ, ý thức của các bạn khi tham gia các hoạt động?
GV – HS nhận xét bổ sung
* Kết luận:
	Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm ( 13-15’ )
* Mục tiêu: 
Giới thiệu được các hoạt động của mình ngoài giờ lên lớp ở trường
* Các tiến hành
Bước 1: HS thảo luận điền vào phiếu mẫu
Bước 2: Đại diện trình bày:
Bước 3: GV nhận xét
* Kết luận:
Ghi vở 2’
Toán (Bổ sung)
Tuần 13
(Dạy tiết 5 – 3A; tiết 6 – 3B)
I. Mục đích yêu cầu:
HS hoàn thiện các bài tập của phần 1 - tuần 13 trong vở “Bài tập trắc nghiệm”.
Củng cố lại kiến thức đã học trong tuần 13.
II. Đồ dùng:
Vở “Bài tập trắc nghiệm Toán 3, tập 1”
III. Các hoạt động dạy và học:
a) Kiểm tra bài cũ: 2 – 3’ 
Đọc bảng nhân 9
Nhận xét
b) Bài mới: 28 – 30’ 
Giáo viên yêu cầu HS lấy vở “Bài tập trắc nghiệm Toán 3 – Tập 1”
Yêu cầu HS hoàn thiện các bài tập của phần 1 - tuần 13
Giáo viên quan sát giúp đỡ HS yếu, kém.
c) Củng cố – Dặn dò:	 1 – 2’
Giáo viên nhận xét giờ học
Về nhà làm lại các bài tập đã làm sai, chuẩn bị bài sau	
Thứ sáu ngày 19 tháng 11 năm 2010
Toán
Tiết 65: Gam
(Dạy tiết 1 – 3A; tiết 3 – 3B)
I.Mục tiêu: 
 + HS biết về gam ( một đơn vị đo khối lượng) và sự liên hệ giữa gam và ki - lô - gam
 +HS biết đọc được kết quả cân khi cân một vật bằng cân đĩa và cân đồng hồ.
 +Biết thực hiện phép tính trừ, cộng , nhân ,chia với số đo khối lượng và biết áp dụng vào giải toán
II. Đồ dùng dạy học
 +Cân đồng hồ, cân đĩa 
III.Các hoạt động dạy học
 + Vì sao em biết quả lê cân nặng 400 g ?
 - Bài 2 (3')
1.Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ(5')
 + Bảng con: Viết bảng nhân 9
 + Đọc bảng nhân 9
2.Hoạt động 2:Dạy bài mới (15')
2.1.Giới thiệu về gam
 +Các em đã được học nhưĩng đơn vị đo khối lượng nào?
 +GV giới thiệu: Vậy để cân một vật nhẹ hơn ta dùng đơn vị đo là gam
 + Gam được viết tắt như sau: gam được viết tắt là gam
 +1 kg = ? g (1 kg = 1000 g ) ->1 vài HS đọc phần GV viết bảng
2.2.Giới thiệu quả cân
 +GV giới thiệu các quả cân khác nhau để HS phân biệt
 + GV giới thiệu tiếp cân đĩa và cân đồng hồ
 +GV thực hành cân mẫu một số gói hàng nhỏ bằng 2 loại cân khác nhau và đều cùng ra một kết quả
2.4. Kết luận
 +Vậy để cân một vật nhẹ hơn ta dùng đơn vị cân là gì?
 +1000 g = ? kg ; 1 kg = ? g
3.Hoạt động 3: Luyện tập- thực hành(17')
*Miệng: -Bài 1(3')
 +Kiến thức: Củng cố kĩ năng cân bằng đơn vị đo gam
 +Kiến thức: Củng cố kĩ năng đọc kết quả cân bằng cân đồng hồ
 +Dự kiến sai lầm: HS còn đọc sai kết quả cân
 *SGK: -Bài 3(4')
 +Kiến thức: Củng cố cách tính bằng đơn vị đo là gam
 +Nêu cách làm 100g + 45 g - 26 g =?
 +Dự kiến sai lầm: HS còn quên không ghi đơn vị đo là gam khi làm bài.
*Bảng con: -Bài 4 (3')
 +Kiến thức :Củng cố kĩ năng về giải toán đơn
 +Bài toán thuộc dạng nào?
 *Vở : - Bài 5 (4')
 +Kiến thức : Củng cố về giải toán đơn 
 +Bài toán thuộc dạng nào?
 +Dự kiến sai lầm: HS còn trả lời câu lời chưa gọn
4.Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò (3')
 +HS làm bảng con: 100 g - 82 g ; 36 g + 18 g
*Rút kinh nghiệm giờ dạy
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Tự nhiên xã hội
Không chơi các trò chơi nguy hiểm
 (Dạy tiết 2 – 3A; tiết 4 – 3B)
I. Mục tiêu
HS có khả năng: sủ dụng thời gian nghỉ ngơi giữa giờ, trong giờ ra chơi vui vẻ.
Nhận biết được những trò chơi nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.
Lựa chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh nguy hiểm ở trường.
II. Đồ dùng dạy học
Chấm tròn 2 mặt X-Đ.
III. Các hoạt động dạy học
	1. Khởi động:3 - 5’: Lớp hát bài “ Nơi ấy có tình thương ‘’
	2. Giới thiệu bài.
	Hoạt động 1: Quan sát theo cặp ( 10 -13’ )
* Mục tiêu: 
Biết cách sử dụng thời gian nghỉ ngơi ở trường cho vui vẻ, khoẻ mạnh, an toàn. Nhận biết 1 số trò chơi gây nguy hiểm cho bản thân và người khác.
* Cách tiến hành.:
Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát, trả lời câu hỏi 
Tranh vẽ gì?
Chỉ và nói tên trò chơi nguy hiểm trong tranh?
Điều gì có thể xảy ra nếu chơi những trò chơi đó?
Em sẽ khuyên các bạn trong tranh điều gì?
Bước 2: Một số học sinh lên hỏi, trả lời.
Nhóm khác bổ sung
* Kết luận: Sau giờ học căng thẳng cần vui chơi, vận động. Xong không nên vui chơi quá sức, không chơi trò chơi nguy hiểm 
	Hoạt động 2: ( 13 - 14’ ) Thảo luận nhóm 
* Mục tiêu:
Biết lựa chọn, chơi những trò chơi để phòng tránh nguy hiểm.
* Cách tiến hành
Bước 1: Lần lượt HS nêu những trò chơi thường chơi trong giờ ra chơi, đầu giờ thư ký ghi
Nhóm thảo luận trò chơi nào có ích, trò chơi trò chơi nào nguy hiểm
Nhóm lựa chọn trò chơi khoẻ mạnh, vui vẻ, an toàn
Bước 2 - Đại diện trình bày kết quả
GV phân tích trò chơi nguy hiểm
* Kết luận: Khuyên HS không nên chơi trò chơi nguy hiểm
Ghi vở 2’
Toán (Tự học)
Tuần 13
(Dạy tiết 5 – 3A; tiết 6 – 3B)
I. Mục đích yêu cầu:
HS hoàn thiện các bài tập của phần 2 - tuần 13 trong vở “Bài tập trắc nghiệm”.
Củng cố lại kiến thức đã học trong tuần 13.
II. Đồ dùng:
Vở “Bài tập trắc nghiệm Toán 3, tập 1”
III. Các hoạt động dạy và học:
a) Kiểm tra bài cũ: 2 – 3’ 
Đọc bảng nhân 8; 9
Nhận xét
b) Bài mới: 28 – 30’ 
Giáo viên yêu cầu HS lấy vở “Bài tập trắc nghiệm Toán 3 – Tập 1”
Yêu cầu HS hoàn thiện các bài tập của phần 2 - tuần 13
Giáo viên quan sát giúp đỡ HS yếu, kém.
c) Củng cố – Dặn dò:	 1 – 2’
Giáo viên nhận xét giờ học
Về nhà làm lại các bài tập đã làm sai, chuẩn bị bài sau	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_1_den_tuan_13_to_the_hun.doc