Giáo án lớp 3 - Tuần thứ 13 - Trường tiểu học Hoài Phú

Giáo án lớp 3 - Tuần thứ 13 - Trường tiểu học Hoài Phú

MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

 A-Tập đọc:

 1-Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

-Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai:vùng quê nọ, vịt rán, miếng cơm nắm, hít hương thơm, trả tiền.

 -Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật (chủ quán, bác nông dân, Mồ côi).

 2-Rèn kỹ năng đọc hiểu:

 -Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài:công đường, bồi thường.

 -Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh của Mồ côi bảo vệ được bác nông dân thật thà bằng cách xử kiện rất thông minh, tài trí và công bằng.

 B-Kể chuyện:

 1-Rèn kỹ năng nói:

 Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo trí nhớ và tranh minh hoạ. Kể tự nhiên.

 2-Rèn kỹ năng nghe:

 -Tập trung theo dõi bạn kể chuyện.

 

doc 17 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 694Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 3 - Tuần thứ 13 - Trường tiểu học Hoài Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Thứ ngày
Tiết
Môn
Tên bài dạy
2/12/12/2011
1
Tập đọc
Mồ côi xử kiện
2
Kể chuyện
Mồ côi xử kiện
3
Âm nhạc
GVBM lên lớp
4
Thể dục
GVBM lên lớp
5
Toán
Tính giá trị biểu thức (tt)
3/13/12/2011
1
Toán
Luyện tập
2
Chính tả
Nghe viết: Vầng trăng quê em
3
Đạo đức
Biết ơn các thương binh liệt sĩ
4
Anh văn
GVBM lên lớp
5
TN-XH
An toàn khi đi xe đạp
4/14/12/2011
1
Anh văn
GVBM lên lớp
2
Tập đọc
Anh đom đóm
3
Toán
Luyện tập chung
4
LTVC
Ôn về từ chỉ đặc điểm – Ôn câu “Ai thế nào” , Dấu phẩy
5
HĐTT
5/15/12/2011
1
Toán
Hình chữ nhật
2
Chính tả
Nghe viết: Âm thanh thành phố
3
TN-XH
Ôn tập, kiểm tra định kỳ học kỳ I
4
Thủ công
Cắt, dán chữ VUI VẺ
5
6/16/12/2011
1
Thể dục
GVBM lên lớp
2
Toán
Hình vuông
3
Mỹ thuật
GVBM lên lớp
4
T.L Văn
Viết về thành thị hoặc nông thôn
5
Tập viết
Ôn viết chữ hoa N
6
HĐNGLL
Sơ kết tuần 18
Học thầy không tầy học bạn!
Thứ Hai ngày 12 tháng 12 năm 2011
TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN(§33): MỒ CÔI XỬ KIỆN
. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 A-Tập đọc:
 1-Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
-Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai:vùng quê nọ, vịt rán, miếng cơm nắm, hít hương thơm, trả tiền.
 -Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật (chủ quán, bác nông dân, Mồ côi).
 2-Rèn kỹ năng đọc hiểu:
 -Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài:công đường, bồi thường.
 -Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh của Mồ côi bảo vệ được bác nông dân thật thà bằng cách xử kiện rất thông minh, tài trí và công bằng.
 B-Kể chuyện:
 1-Rèn kỹ năng nói:
 Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo trí nhớ và tranh minh hoạ. Kể tự nhiên.
 2-Rèn kỹ năng nghe:
 -Tập trung theo dõi bạn kể chuyện.
 -Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
‚. CHUẨN BỊ: -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK (phóng to) -Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần HS luyện đọc.
ƒ. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU TRÊN LỚP:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
3’
1’
28’
12’
10’
2’
18’
4’
1’
1-Ổn định tổ chức: 
2-Kiểm tra bài cũ: 
 -2HS tiếp nối nhau đọc bài Về quê ngoại.Sau đó trả lời câu hỏi.
3-Giảng bài mới:
*Giới thiệu bài: 
*Luyện đọc:
a- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b-Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
-Đọc từng câu. Kết hợp luyện phát âm các từ theo mục tiêu.
-Đọc từng đoạn trước lớp.
+Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó: sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng.
-Đọc từng đoạn trong nhóm 
-Cả lớp đọc đồng thanh 1lần
*Hướng dẫn tìm hiểu bài:
-HS đọc thầm đoạn 1, trả lời:
+Câu chuyện có những nhân vật nào?
+Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì?
GV:Vụ án thật khó phân xử, phải xử sao cho công bằng, bảo vệ được bác nông dân bị oan, làm cho chủ quán bẽ mặt mà vẫn phải”tâm phục, khẩu phục”
-1HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm, trả lời:
+Tìm câu nêu rõ lý lẽ của bác nông dân?
+Khi bác nông dân nhận có hít hương thơm của thức ăn trong quán, Mồ côi phán thế nào?
+Thái độ của bác nông dân thế nào khi nghe lời phán xử?
 -HS đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi:
+Tại sao Mồ côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần?
+Mồ côi đã nói gì để kết thúc phiên toà?
+Em hãy thử đặt tên khác cho truyện.
*Luyện đọc lại:
-GV đọc diễn cảm đoạn 3. Hướng dẫn HS đọc đúng đoạn 3.
-Tổ chức cho HS thi đọc. 
-Tuyên dương cá nhân và nhóm đọc hay nhất 
Kể chuyện:
1-GV nêu nhiệm vụ:
Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh hoạ, kể lại toàn bộ câu chuyện: Mồ côi xử kiện.
2-Hướng dẫn HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
-Yêu cầu cả lớp quan sát tranh minh hoạ.
-GV yêu cầu HS kể mẫu đoạn 1.
*Nhận xét phần kể chuyện của HS 
-Kể trong nhóm:
+Yêu cầu HS chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe. 
-Kể trước lớp:
+Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện 
-Nhận xét và ghi điểm cho HS.
-Tuyên dương HS kể tốt.
4-Củng cố: -Nêu nội dung câu chuyện.(Ca ngợi chàng Mồ côi thông minh, xử kiện giỏi, bảo vệ được người lương thiện )
5-Dặn dò: Về nhà tiếp tục kể chuyện, kể lại cho bạn bè và người thân nghe.
-Chú ý lắng nghe.
-Thực hiện 
-HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài.
-Thực hiện 
-Đọc theo sự hướng dẫn của GV 
-Đồng thanh
-Chủ quán, bác nông dân, Mồ côi.
-Về tội bác vào quán hít mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền.
-Chú ý lắng nghe.
-Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm mắm.Tôi không mua gì cả.
Bác nông dân phải bồi thường, đưa 20 đồng để quan toà phân xử.
-Bác giãy nảy lên:Tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quán đâu mà phải trả tiền 
-Xóc 2 đồng bạc 10 lần mới đủ số tiền 20 đồng.
-Bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền.Một bên”hít mùi thịt”một bên”nghe tiếng bạc”.Thế là công bằng.
-HS phát biểu.VD:Phiên xử thú vị, Bẽ mặt kẻ tham lam
-HS luyện đọc đoạn 3.
-2 tốp HS (mỗi tốp 4 em )tự phân vai thi đọc truyện trước lớp.
-Cả lớp theo dõi nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất. 
-1HS đọc, cả lớp theo dõi SGK.
-Cả lớp quan sát 4 tranh minh hoạ.
-1HS kể đoạn 1 trước lớp.
-Chú ý lắng nghe
-Kể chuyện theo cặp.
-4HS kể.Cả lớp theo dõinhận xét và bình chọn cá nhân và nhóm kể hay nhất 
RÚT KINH NGHIỆM
+Nội dung:
+Phương pháp và Hình thức tổ chức dạy học:
TOÁN(§81): TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC (Tiếp theo)
. MỤC TIÊU:
 -Giúp HS biết tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc đơn.
 -Ghi nhớ quy tắc tính giá trị biểu thức của dạng này.
 -Giáo dục HS tính cẩn thận, tự tin và hứng thú trong học tập toán.
‚. CHUẨN BỊ: -Bảng phụ, phấn màu. -SGK, vở toán 
ƒ. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU TRÊN LỚP:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
3’
1’
10’
6’
5’
10’
3’
1’
1-Ổn định tổ chức: 
2-Kiểm tra bài cũ: 
 -Một HS lên tính giá trị biểu thức: 68 + 32 – 10; 147: 7 x 6 
 -Một HS thực hiện tính giá trị biểu thức: 306 + 93: 3 ; 64: 8 + 30 
3-Giảng bài mới:
*Giới thiệu bài: 
*Hướng dẫn tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc đơn:
Viết lên bảng 2 biểu thức:
 30 + 5: 5 và (30 + 5: 5 )
 -Yêu cầu HS suy nghĩ và tính giá trị của 2 biểu thức trên.
-Yêu cầu HS tìm điểm khác nhau giữa 2 biểu thức.
Giới thiệu: Khi tính giá trị của biểu thực có dấu ngoặc đơn thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc đơn trước.
 -Viết lên bảng biểu thức: 3 x (20 – 10 )
Yêu cầu HS nêu cách tính và thực hành tính 
*Thực hành:
Bài tập 1:
-Cho HS nhắc lại cách làm bài, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
-Chữa bài, ghi điểm cho HS 
Bài tập 2:Hướng dẫn HS làm bài tương tự như bài tập 1
Bài tập 3:
-Gọi HS đề bài.
+Hướng dẫn HS tóm tắt bài toán.
-Gọi 1HS lên bảng làm bài.
 -Cả lớp làm bài vào vở.
Kiểm tra bài ở bảng lớp.Nhận xét ghi điểm.
-Thu chấm nhanh một số bài.Nhận xét
4-Củng cố: -1HS nêu lại quy tắc tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc.
5-Dặn dò: -Về nhà luyện tập thêm về cách tính giá trị của biểu thức
-Chú ý theo dõi
 30 + 5: 5 = 30 + 1= 31
 (30 + 5 ): 5 = 35: 5 = 7
Biểu thức thứ nhất không có dấu ngoặc, biểu thức thứ hai có dấu ngoặc 
-Chú ý lắng nghe
HS nêu cách tính giá trị của biểu thức và thực hành tính.
 3 x (20 – 10 ) = 3 x 10 = 30
-HS thực hiện 
-Chú ý theo dõi
-2HS đọc 
-Chú ý theo dõi 
-Thực hiện 
-Chú ý theo dõi
-Nộp khoảng 5 đến 7 bài 
RÚT KINH NGHIỆM
+Nội dung:
+Phương pháp và Hình thức tổ chức dạy học:
Thứ Ba ngày 13 tháng 12 năm 2011
TOÁN(§82): LUYỆN TẬP
. MỤC TIÊU:
 -Giúp HS củng cố và rèn luyện kỹ năng tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc.
 -Áp dụng tính giá trị biểu thức vào việc điền dấu > < =.
 -Giáo dục HS tính cẩn thận, tự tin và hứng thú trong học tập toán.
‚. CHUẨN BỊ:-Bảng phụ, phấn màu -SGK, vở toán 
ƒ. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU TRÊN LỚP:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
1’
8’
10’
8’
4’
3’
1’
1-Ổn định tổ chức: 
2-Kiểm tra bài cũ: 
 -Gọi vài HS nhắc lại quy tắc tính giá trị của biểu thức.
3-Giảng bài mới:
*Giới thiệu bài: 
Bài tập 1:
-Yêu cầu HS nêu cách làm, sau đó tự làm bài.
-Chữa bài.
Bài tập 2:
-Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó 2 em ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
-Yêu cầu HS so sánh giá trị của biểu thức:
(421 – 200) x 2 với 421 – 200 x 2 
-Giải thích tại sao?
Vậy khi tính giá trị của biểu thức, ta cần xác định đúng dạng của biểu thức đó, sauđó thực hiện các phép tính đúng theo thứ tự.
Bài tập 3:
-Viết lên bảng (12 + 11 ) x 3  45
-Để điền được đúng dấu cần điền vào chỗ trống,chúng ta cần làm gì?
-Yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức.
-Yêu cầu HS so sánh 69 và 45
-Vậy ta điền dấu > vào chỗ trống.
Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại.
Bài tập 4:
Cho HS sử dụng bộ hình xếp thành hình cái nhà.
4-Củng cố: -Cho vài HS nhắc lại các quy tắc tính giá trị của biểu thức.
-Vài HS nêu lại kết quả bài tập 2.
5-Dặn dò: -Về nhà luyện tập thêm về tìm giá trị của biểu thức.
-Thực hiện tính trong ngoặc đơn trước. HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở 
-Làm bài và kiểm tra bài của bạn.
-Gía trị của 2 biểu thức khác nhau. Vì thứ tự thực hiện các phép tính trong 2 biểu thức này khác nhau.
-Chú ý theo dõi.
Tính giá trị của biểu thức (12 + 11) x 3 trước, sau đó so sánh giá trị của biểu thức với 45.
-Thực hiện.
-Thực hiện 
RÚT KINH NGHIỆM
+Nội dung:
+Phương pháp và Hình thức tổ chức dạy học:
CHÍNH TẢ (nghe viết)(§17): VẦNG TRĂNG QUÊ EM
. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Rèn kỹ năng viết chính tả:
 -Nghe viết chính xác, trình bày đúng đoạn văn Vầng trăng quê em.
 -Làm đúng các bài tập điền các tiếng chứa các âm, vần dễ lẫn: ăt hay ăc vào chỗ trống 
 -Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, có óc thẩm mỹ.
‚. CHUẨN BỊ: -Hai tờ phiếu to viết nội dung bài tập 2b -SGK, vở chính tả.
ƒ. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU TRÊN LỚP:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
3’
1’
5’
12’
5’
5’
2’
1’
1-Ổn định tổ chức: 
2-Kiểm tra bài cũ: 
 Gọi 2HS lên bảng viết các từ ngữ:lưỡi, những, thẳng băng, thuở bé, nửa chừng, đã già.
3-Giảng bài mới:
*Giới thiệu bài: 
*Hướng dẫn HS viết chính tả:
a-Hướng dẫn HS chuẩn bị:
GV đọc rõ ràng, thong thả đoạn chính tả.
-Hướng dẫn HS nắm nội dung và nhận xét chính tả.
+ Vầng trăng đang nhô lên được tả đẹp như thế nào?
+ Bài chính tả gồm mấy đoạn?
+ Chữ đầu mỗi đoạn được viếy như thế nào?
-Yêu cầu HS viết chữ khó, dễ lẫn.
b- Viết chính tả:
 -GV đọc cho HS viết đúng theo yêu cầu.
c-Chấm, chữa bài:
-GV đọc lại bài, dừng lại phân ...  VUI VẺ. -Tranh quy trình kẻ,cắt, dán chữ VUI VẺ.
-Giấy thủ công, rthước kẻ, bút chì, kéo thủ công, hồ dán.
ƒ. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU TRÊN LỚP:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
3’
1’
6’
6’
14’
3’
1’
1-Ổn định tổ chức: 
2-Kiểm tra bài cũ: 
-Một HS nhắc lại cách kẻ, cắt, dán chữ V.
-Một HS nhắc lại cách kẻ, cắt, dán chữ E.
-Kiểm tra dụng cụ học tập của HS chuẩn bị cho tiết học.
3-Giảng bài mới:
*Giới thiệu bài: 
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
-Giới thiệu mẫu các chữ VUI VẺ, yêu cầu HS quan sát và nêu tên các chữ cái trong mẫu chữ.
-Cho HS nhắc lại cách kẻ, cắt các chữ: V, U, I, E.
-Nhận xét và củng cố cách kẻ, cắt chữ.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu.
Bước 1: Kẻ cắt các chữ cái của chữ VUI VẺ và dấu hỏi.
-Kích thước, cách kẻ, cắt các chữ V, U, I,E giống như đã học.
-Cắt dấu hỏi: Kẻ dấu? trong 1 ô vuông.
Bước 2: Dán thành chữ VUI VẺ.
-Kẻ một đường chuẩn, sắp xếp các chữ cho cân đối trên đường chuẩn.
+Giữa các chữ cái cách 1 ô, giữa chữ VUI vẻ cách 2 ô.
+Bôi hồ vào mặt kẻ ô và dán chữ vào vị trí đã định.
+Đặt tờ giấy nháp lên chữ vừa dán và miết cho phẳng.
-Cho HS tập kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ.
4-Củng cố: -Cho vài HS nhắc lại các bước kẻ, cắt chữ VUI VẺ
5-Dặn dò: -Chuẩn bị dụng cụ để thực hành.
-Chú ý quan sát.
-Một số HS nhắc lại cách kẻ, cắt, chữ V, U, I, E.
-Chú ý theo dõi.
-Cả lớp cùng thực hành cắt, dán chữ vui vẻ.
RÚT KINH NGHIỆM
+Nội dung:
+Phương pháp và Hình thức tổ chức dạy học:
Thứ Sáu ngày 16 tháng 12 năm 2011
TOÁN(§85): HÌNH VUÔNG
. MỤC TIÊU:
 -Giúp cho HS nhận biết hình vuông qua đặc điểm về cạnh và góc của nó.
 -Biết vẽ hình vuông đơn giản.
 -Giáo dục HS tính cẩn thận, tự tin, hứng thú với giờ học toán.
‚. CHUẨN BỊ: -Một số mô hình về hình vuông, ê ke, thước thẳng.
ƒ. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU TRÊN LỚP:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
1’
10’
5’
5’
5’
5’
3’
1’
1-Ổn định tổ chức: 
2-Kiểm tra bài cũ: 
 Nêu các đặc điểm của hình chữ nhật.
 Nêu kết quả bài tập 3 (Tiết 84 )
3-Giảng bài mới:
*Giới thiệu bài: 
*Giới thiệu hình vuông:
Vẽ lên bảng một hình vuông, một hình tròn, một hình chữ nhật, một hình tam giác.
-Yêu cầu HS đoán về góc ở các đỉnh của hình vuông.
-Yêu cầu HS dùng ê ke kiểm tra kết quả ước lượng góc, sau đó đưa ra kết luận: hình vuông có 4 góc ở 4 đỉnh đều là góc vuông.
-Yêu cầu HS ước lượng và so sánh độ dài các cạnh của hình vuông, sau đó dùng thước đo để kiểm tra lại.
Kết luận: Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau. 
-Yêu cầu HS tìm điểm giống nhau và khác nhau của hình vuông và hình chữ nhật.
*Thực hành:
Bài tập 1:
-Nêu yêu cầu của bài toán và yêu cầu HS làm bài.
Bài tập 2:
Yêu cầu HS nêu lại cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước, sau đó làm bài.
Bài tập 3:
Tổ chức cho HS tự làm bài và kiểm tra vở HS.
Bài tập 4:
-GV hướng dẫn HS vẽ trên giấy kẽ ô vuông.
Kiểm tra, nhận xét
4-Củng cố: Nêu đặc điểm của hình vuông?
5-Dặn dò: Về nhà luyện tập thêm về các hình đã học.
*Điều chỉnh:Bài tập 4 cho HS vẽ trên giấy kẻ ô vuông.GV hướng dẫn vẽ
-HS tìm và gọi tên hình vuông trong các hình vẽ GV đưa ra.
-Các góc ở các đỉnh của hình vuông đều là góc vuông.
Độ dài 4 cạnh của một hình vuông bằng nhau.
-Chú ý lắng nghe.
*Giống nhau: hình vuông là hình chữ nhật đều có 4 góc vuông.
*Khác nhau: hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau. Còn hình vuông có 4 cạnh bằng nhau
-HS thực hành kiểm tra từng hình. Sau đó báo cáo kết quả.
-Làm bài và báo cáo kết quả 
-Thu chấm một số vở.Nhận xét
-Thực hành
-Chú ý lắng nghe
RÚT KINH NGHIỆM
+Nội dung:
+Phương pháp và Hình thức tổ chức dạy học:
TẬP LÀM VĂN(§17): VIẾT VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN
. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Rèn kỹ năng viết:
-Dựa vào nội dung bài tập làm văn miệng ở tuần 16, HS viết được một lá thư cho bạn kể những điều em biết về thành thị ( hoặc nông thôn)
-Thư trình bày đúng thể thức, đủ ý.
‚. CHUẨN BỊ: -Bảng lớp viết trình tự mẫu của lá thư ( trang 83 SGK) -SGK, vở tập làm văn.
ƒ. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU TRÊN LỚP:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
1’
5’
20’
3’
1’
1-Ổn định tổ chức: ( 1phút)
2-Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút)
-Một HS kể lại câu chuyện Kéo cây lúa lên.
-Một HS kể những điều mình biết về nông thôn ( hoặc thành thị)
3-Giảng bài mới:
*Giới thiệu bài: ( 1 phút )
*Hướng dẫn HS làm bài tập:
-Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài.
+Em cần viết thư cho ai?
+Em viết thư để làm gì?
*Hướng dẫn: Mục đích chính viết thư là để kể cho bạn về những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn. Em cần viết theo đúng hình thức một bức thư, cần thăm hỏi tình hình của bạn nhưng ngắn gọn và chân thành.
-Yêu cầu HS nhắc lại cách trình bày của một bức thư.
-Gọi 1 HS làm miệng trước lớp.
*Thực hành viết thư.
-Yêu cầu HS cả lớp viết thư.
-Yêu cầu 5 HS đọc bài trước lớp.
-Nhận xét, chấm điểm một số bài viết tốt.
4-Củng cố: -Vài HS đọc bài trước lớp.
5-Dặn dò: -Nhắc những HS chưa hoàn thành bài viết về nhà viết tiếp.
-1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK.
-Viết thư cho bạn.
-Để kể những điều em biết về nông thôn( hoặc thành thị)
-Lắng nghe.
-2 HS nhắc lại.
-1 HS khá trình bày, cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
-Thực hiện.
-5HS đọc thư trước lớp.
-Chú ý lắng nghe.
RÚT KINH NGHIỆM
+Nội dung:
+Phương pháp và Hình thức tổ chức dạy học:
TẬP VIẾT(§17): ÔN CHỮ HOA N
. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
-Củng cố cách viết chữ hoa N qua bài tập ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ:
-Viết tên riêng Ngô Quyền .
-Viết câu ứng dụng: Đường vô xứ Huế quanh quanh
 Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
‚. CHUẨN BỊ: -Mẫu chữ viết hoa N. -Các chữ Ngô Quyền và câu ứng dụng viết trên dòng kẽ ô li.
ƒ. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU TRÊN LỚP:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
3’
1’
8’
13’
4’
3’
1’
1-Ổn định tổ chức: 
2-Kiểm tra bài cũ: 
-Gọi 1 HS nhắc lại từ và câu ứng dụng đã học ở bài trước.
-2 HS viết bảng, cả lớp viết bảng con các từ Mạc, Một.
3-Giảng bài mới:
*Giới thiệu bài: 
*Hướng dẫn viết trên bảng con:
a-Luyện viết chữ hoa:
-Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
-Treo các chữ hoa và gọi HS nhắc lại quy trình viết.
-Viết mẫu, nhắc lại cách viết.
-Yêu cầu HS tập viết chữ N, Q vào bảng con
b-Luyện viết từ ứng dụng:
-Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng.
-Giới thiệu:Ngô Quyền là một vị anh hùng dân tộc của nước ta. Năm 938, ông đã đánh bại quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở đầu thời kỳ độc lập tự chủ của nước ta.
-Viết mẫu, lưu ý cách viết.
-Yêu cầu HS viết bảng từ ứng dụng.
c-Luyện viết câu ứng dụng:
-Yêu cầu 1 HS đọc câu ứng dụng.
-Giúp HS hiểu câu tục ngữ
-Yêu cầu HS viết chữ Nghệ, Non
*Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
-Nêu yêu cầu:
+Viết chữ N: 1 dòng
+Viết chữ Q, Đ: 1 dòng.
+Viết chữ Ngô Quyền: 2 dòng.
+Viết câu tục ngữ: 2 lần.
-Yêu cầu HS viết vào vở, chú ý theo dõi uốn nắn cách viết, tư thế.
*Chấm chữa bài:
-Chấm nhanh từ 5 đến 7 bài.
-Nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
4-Củng cố: -Cho HS nhắc lại từ và câu ứng dụng.
-Cho HS nêu lại cách viết chữ N, Q, Đ
5-Dặn dò: -Yêu cầu HS luyện viết thêm ở nhà. Học thuộc lòng từ và câu ứng dụng
-Có các chữ hoa N, Q.
-2 HS nhắc lại quy trình viết,cả lớp theo dõi.
-2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
-1 HS đọc Ngô Quyền
-Lắng nghe.
-Chú ý.
-2 HS viết bảng, cả lớp viết bảng con.
-1 HS đọc: Đường vô xứ Nghệ quanh quanh.Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
-Lắng nghe.
-Thực hiện.
-Viết vào vở theo yêu cầu.
-Lắng nghe.
RÚT KINH NGHIỆM
+Nội dung:
+Phương pháp và Hình thức tổ chức dạy học:
SINH HOẠT TẬP THỂ: SƠ KẾT TUẦN 17
. MỤC TIÊU: Thông qua hoạt động báo cáo, nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần và triển khai công tác tuần mới, giúp HS thấy được:
- Những ưu điểm, tích cực, tiến bộ cần duy trì, củng cố, phát huy, nhân rộng thêm cho cả lớp.
- Những khuyết điểm, toàn tại, hạn chế cịn kéo dài hoặc mới phát sinh cần khắc phục và chấm dứt.
Qua đó củng cố nền nếp, chất lượng rèn luyện hạnh kiểm, đạo đức, tác phong đúng đắn trong học tập, sinh hoạt, thực hiện nội quy nhà trường, quy định của lớp đề ra. 
‚. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU TRÊN LỚP:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4’
1’
20’
10’
❶. Ổn định tổ chức: Cho lớp hát hoặc chơi trị chơi tập thể.
❷. Bài mới: 
 Giới thiệu bài mới: Nêu nội dung, yêu cầu, cách thức SHTT
‚ Nội dung bài mới: Tổ chức HS báo cáo, nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần 17:
a/Học tập: Các tổ, nhóm, cá nhân dẫn đầu về những mặt sau:
- Nghiêm túc học tập trong giờ Ôn bài 15 phút đầu giờ học.
- Thuộc bài cũ đầy đủ, làm đủ BT và bài làm trong giờ tự học.
- Chuẩn bị bài mới, chép bài mới đầy đủ, đầy đủ đồ dùng học tập, giữ sách vở sạch sẽ, viết chữ sạch đẹp.
- Trật tự, nghiêm túc, tập trung chú ý chăm chú nghe giảng, phát biểu xây dựng bài sơi nổi, tích cực tham gia trong hoạt động học tập của nhóm, có nhiều lần xung phong giải bài trên bảng lớp.
- Có nhiều lần phát biểu đúng, làm bài đúng có nhiều điểm khá giỏi hoặc điểm tiến bộ.
b/Hạnh kiểm, đạo đức, tác phong:
- Lễ phép chào hỏi, vâng lời thầy cơ giáo, người lớn dạy bảo.
- Đi học chuyên cần, khơng đi học trễ, thực hiện tốt ATGT.
- Cư xử hịa nhã, thân ái, đồn kết, quan tâm giúp đỡ bạn vượt khĩ, tiến bộ trong học tập và mọi mặt.
- Thực hiện đầy đủ và tốt 5 diều Bác Hồ dạy, nội quy nhà trường, quy định của lớp.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp tốt. Lao động trực nhật lớp, lao động VSMT cuối tuần đầy đủ, tích cực, nhiệt tình.
❸. Triển khai công tác tuần 18:
a/Thực hiện tốt những nội dung đã nhận xét, đánh giá đã nêu.
b/Tập trung học Ôn các bảng cộng, bảng trừ, bảng nhân các ghi nhớ, quy tắc, các dạng toán đã học.
c/Tập trung học Ôn các BT đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn đã học, đã Ôn, bài chưa học cùng chủ điểm.
d/Kiểm tra lại các HS cịn chưa thuộc bài cũ, bảng cộng, trừ, nhân nhiều lần để có biện pháp chấn chỉnh.
đ/ Vừa học vừa ôn tập để chuẩn bị kiểm tra định kỳ CHKI
❶ Cán sự điều khiển lớp
❷ Nghe, nhớ và chép đề.
 Nghe, nhớ
‚ Báo cáo, nhận xét, đánh giá các hoạt động:
+ Nghe, nhớ lời GV nhận xét, đánh giá.
+ Phát biểu ý kiến để báo cáo, bổ sung xây dựng lớp.
+ Đóng gĩp ý kiến gĩp ý cho các bạn tiến bộ.
+ Bình chọn bạn, nhóm, tổ có sự gưông mẫu, tích cực, tiến bộ dẫn đầu trong lớp cần tuyên dưông.
❸. Nghe, nhớ và chép

Tài liệu đính kèm:

  • doc17LOP3TUAN 17.doc