Giáo án Lớp 3 - Tuần thứ 16 - Trường tiểu học Ialy

Giáo án Lớp 3 - Tuần thứ 16 - Trường tiểu học Ialy

Đọc thành tiếng

• Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : giặc Mĩ, thị xã, san sát, nườm nượp, lăn tăn, vùng vẫy, tuyệt vọng, ướt lướt thướt, hốt hoảng, sẵn lòng sẻ nhà sẻ cửa,.

• Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

• Đọc trôi chảy được toàn bài và phân biệt được lời dẫn chuyện và lời của nhân vật.

2. Đọc hiểu

• Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng,.

• Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những người dân làng quê sẵn sàng giúp đỡ người khác, hi sinh vì người khác và lòng thuỷ chung của người thành phố với những người sẵn sàng giúp đỡ mình lúc khó khăn, gian khổ.

 

doc 79 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 610Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần thứ 16 - Trường tiểu học Ialy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Thứ hai ngày tháng năm 2011
Tập đọc – Kể chuyện: $ 31
ĐÔI BẠN(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
A - Tập đọc
1. Đọc thành tiếng
Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : giặc Mĩ, thị xã, san sát, nườm nượp, lăn tăn, vùng vẫy, tuyệt vọng, ướt lướt thướt, hốt hoảng, sẵn lòng sẻ nhà sẻ cửa,...
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Đọc trôi chảy được toàn bài và phân biệt được lời dẫn chuyện và lời của nhân vật.
2. Đọc hiểu
Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng,...
Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những người dân làng quê sẵn sàng giúp đỡ người khác, hi sinh vì người khác và lòng thuỷ chung của người thành phố với những người sẵn sàng giúp đỡ mình lúc khó khăn, gian khổ.
B - Kể chuyện
Dựa vào gợi ý kể lại được toàn bộ câu chuyện.
Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to, nếu có thể).
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Tập đọc
1. KIỂM TRA BÀI CŨ ( 4 phút )
- Yêu cầu 2 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Nhà rông ở Tây Nguyên. 
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
* Giới thiệu bài (1 phút )
- Yêu cầu HS mở SGK trang 129 và đọc tên chủ điểm, sau đó giới thiệu : Trong tuần 16 và 17 các bài học Tiếng Việt sẽ cho các em có thêm hiểu biết về con người và cảnh vật thành thị và nông thôn. Bài tập đọc mở đầu chủ điểm là bài Đôi bạn. Qua câu chuyện về tình bạn của Thành và Mến, chúng ta sẽ biết rõ hơn về những phẩm chất tốt đẹp của người thành phố và người làng quê.
* Hoạt động 1 : Luyện đọc ( 30 phút )
 Mục tiêu : Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : giặc Mĩ, thị xã, san sát, nườm nượp, lăn tăn, vùng vẫy, tuyệt vọng, ướt lướt thướt, hốt hoảng, sẵn lòng sẻ nhà sẻ cửa,...
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng,...
Cách tiến hành :
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt, chú ý:
+ Giọng người dẫn chuyện : thong thả, rõ ràng.
+ Giọng chú bé : kêu cứu thất thanh.
+ Giọng bố Thành : trầm lắng, xúc động.
b) HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài.
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
* Hoạt động 2 : HD tìm hiểu bài ( 8 phút )
 Mục tiêu :
HS trả lời được câu hỏi.
Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.
Cách tiến hành :
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1 và hỏi : Thành và Mến kết bạn với nhau vào dịp nào ?
- Giảng : Vào những năm 1965 đến 1973, giặc Mĩ không ngừng ném bom phá hoại miền Bắc, nhân dân thủ đô và các thành thị ở miền Bắc đều phải sơ tán về nông thôn, chỉ những người có nhiệm vụ mới ở lại thành phố.
- Hỏi : Mến thấy thị xã có gì lạ ?
- Ra thị xã Mến thấy cái gì cũng lạ nhưng em thích nhất là ở công viên. Cũng chính ở công viên, Mến để lại trong lòng những người bạn thành phố sự khâm phục. Vậy ở công viên, Mến đã có hành động gì đáng khen ?
- Hỏi : Qua hành động này, em thấy Mến có đức tính gì đáng quý ?
- Hãy đọc câu nói của người bố và cho biết em hiểu như thế nào về câu nói của bố ?
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi 5 và thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi này : Tìm những chi tiết nói lên tình cảm thuỷ chung của gia đình Thành đối với những người giúp đỡ mình.
 Kết luận : Câu chuyện cho ta thấy phẩm chất tốt đẹp của những người làng quê, họ sẵn sàng chia sẻ khó khăn với người khác, sẵn sàng hi sinh cứu người và lòng thuỷ chung của người thành phố đối với những người đã giúp đỡ mình.
* Hoạt động 3 : Luyện đọc lại bài ( 6 phút )
 Mục tiêu :
Đọc trôi chảy được toàn bài và phân biệt được lời dẫn chuyện và lời của nhân vật.
Cách tiến hành :
- GV chọn đọc mẫu một đoạn trong bài, sau đó yêu cầu HS chọn đọc lại một đoạn trong bài.
- Nhận xét và cho điểm HS.
- Đọc tên chủ điểm và nghe GV giới thiệu bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- HS nhìn bảng đọc các từ ngữ cần chú ý phát âm đã nêu ở mục tiêu.
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV.
- Đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc các câu khó :
- Người làng quê như thế đấy,/ con ạ.// Lúc đất nước có chiến tranh,/ họ sẵn lòng sẻ nha/ sẻ cửa.// Cứu người,/ họ không he ngần ngại.//
- Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới. HS đặt câu với từ tuyệt vọng.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- Đọc thầm và trả lời : Thành và Mến kết bạn với nhau từ ngày nhỏ, khi giặc Mĩ ném bom miền Bắc, gia đình Thành phải rời thành phố sơ tán về quê Mến ở nông thôn.
- Nghe GV giảng.
- Mến thấy cái gì ở thị xã cũng lạ, thị xã có nhiều phố, phố nào nhà ngói cũng san sát, cái cao, cái thấp chẳng giống những ngôi nhà ở quê Mến ; những dòng xe cộ đi lại nườm nượp ; đêm đèn điện sáng như sao sa.
- Khi chơi ở công viên, nghe tiếng kêu cứu, Mến lập tức lao xuống hồ cứu một em bé đang vùng vẫy tuyệt vọng.
- Mến dũng cảm và sẵn sàng cứu người, bạn còn rất khéo léo trong khi cứu người.
- Câu nói của người bố khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người làng quê, họ sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khó khăn gian khổ với người khác, khi cứu người họ không hề ngần ngại.
- HS thảo luận và trả lời : Gia đình Thành tuy đã về thị xã nhưng vẫn nhớ gia đình Mến. Bố Thành về lại nơi sơ tán đón Mến ra chơi. Khi Mến ở thị xã chơi, Thành đã đưa bạn đi thăm khắp nơi trong thị xã. Bố Thành luôn nhớ và dành những suy nghĩ tốt đẹp cho Mến và những người dân quê.
- Tự luyện đọc, sau đó 3 đến 4 HS đọc một đoạn trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
Kể chuyện
* Hoạt động 4 : Xác định yêu cầu (1 phút )
 Mục tiêu :
Dựa vào gợi ý kể lại được toàn bộ câu chuyện.
Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
Cách tiến hành :
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu 1 của phần kể
chuyện trang 132, SGK.
* Hoạt động 5 : Kể mẫu ( 2 phút )
 Mục tiêu :
Dựa vào gợi ý kể lại được toàn bộ câu chuyện.
Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
Cách tiến hành :
- Gọi HS kể mẫu đoạn 1.
- Nhận xét phần kể chuyện của HS.
* Hoạt động 6 : Kể trong nhóm ( 8 phút )
 Mục tiêu :
Dựa vào gợi ý kể lại được toàn bộ câu chuyện.
Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
Cách tiến hành :
- Yêu cầu HS chọn một đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
* Hoạt động 7 : Kể trước lớp ( 8 phút )
 Mục tiêu :
Dựa vào gợi ý kể lại được toàn bộ câu chuyện.
Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
Cách tiến hành :
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện. Sau đó, gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét và cho điểm HS.
- 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS khác đọc lại gợi ý.
- 1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét : 
+ Bạn ngày nhỏ : Ngày Thành và Mến còn nhỏ, giặc Mĩ ném bom phá hoại miền Bắc, gia đình Thành phải về sơ tán ở quê Mến, vậy là hai bạn kết bạn với nhau. Mĩ thua, Thành chia tay Mến trở về thị xã.
+ Đón bạn ra chơi : Hai năm sau, bố Thành đón Mến ra chơi. Thành đưa bạn đi chơi khắp nơi trong thành phố, ở đâu Mến cũng thấy lạ. Thị xã có nhiều phố quá, nhà cửa san sát nhau không như ở quê Mến, trên phố người và xe đi lại nườm nượp. Đêm đến đèn điện sáng như sao sa..
- Kể chuyện theo cặp.
- 4 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét. 
Củng cố, dặn dò ( 4 phút )
- Hỏi : Em có suy nghĩ gì về người thành phố (người nông thôn) ?
- Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- 2 đến 3 HS trả lời theo suy nghĩ của từng em.
Tiết 76 LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu:
 Giúp hs: Rèn luyện kĩ năng tính và giải bài toán có 2 phép tín
II.Đồ dùng dạy học:
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi hs lên bảng làm bài 1, 2, 3/ 83 VBT
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm hs
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động1 : Luyện tập - Thực hành ( 25’)
 Mục tiêu:
 Rèn luyện kĩ năng tính và giải bài toán có 2 phép tính
 Cách tiến hành:
* Bài 1
- 1hs nêu y/c của bài
- Y/c hs tự làm bài
- Chữa bài, y/c hs nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân khi biết các thành phần còn lại
- Chữa bài và cho điểm hs
* Bài 2
- 1 hs nêu y/c của bài
- Y/c hs đặt tính và tính
- Lưu ý hs phép chia c, d là các phép chia có 0 ở tận cùng của thương
* Bài 3
- Gọi 1 hs đọc đề bài
- Y/c hs cả lớp tự làm bài
- Chữa bài và cho điểm hs
* Bài 4
- Y/c hs đọc cột đầu tiên trong bảng
- Muốn thêm 4 đơn vị cho 1 số ta làm thế nào?
- Muốn gấp 1 số lên 4 lần ta làm thế nào?
- Muốn bớt đi 4 đơn vị của 1 số ta làm thế nào?
- Muốn giảm 1 số đi 4 lần ta làm thế nào ?
- Y/c hs làm bài
- Chữa bài và cho điểm hs
* Bài 5
- Y/c hs quan sát hình để tìm đồng hồ có 2 kim tạo thành góc vuông
- Y/c hs so sánh 2 góc của 2 kim đồng hồ còn lại với góc vuông
- Chữa bài và cho điểm hs
 * Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò(5’)
- Cô vừa dạy bài gì ?
- Về nhà luyện tập thêm các bài toán có lliên quan đến phép nhân và phép chia
- Về nhà làm bài 1, 2, 3/84VBT
- Nhận xét tiết học
- Hs làm vào vở, 2 hs lên bảng làm bài
- Hs cả lớp làm vào vở, 4 hs lên bảng làm bài
- Hs cả lớp làm vào vở, 1 hs lên bảng làm bài
 Giải
Số máy bơm để bán là:
 36 : 9 = 4 (chiếc)
Số máy bơm còn lại là:
 36 – 4 = 32 (chiếc)
 Đáp so: 32 chiếc
- Ta lấy số đó cộng với 4
- Ta lấy số đó nhân với 4
- Ta lấy số đó trừ đi 4
- Ta lấy số đó chia cho 4
- Hs làm vào vở, 2hs lên bảng làm bài 
- Đồng hồ A
- Góc do 2 kim của đồng hồ B tạo thành nhỏ hơn 1 góc vuông 
- Góc do 2 kim đồng hồ C tạo thành lớn hơn 1 góc vuông
Thứ ba ngày tháng năm 2011
Toán $ 77
LÀM QUEN VỚI BIỂU THỨC
I. Mục tiêu:	
 Giúp hs:
- Bước đầu cho hs làm quen với biểu thức và giá trị của biểu thức 
- Hs tính giá trị các biểu thức đơn giản
II. Đ ...  viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó từng hàng.
- Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong một nhóm các số có bốn chữ số ( trường hợp đơn giản ).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Các tấm bìa: 100 hoặc 10 ô vuông.
- SGK và VBT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-ỔN ĐỊNH : 
B- BÀI CŨ :
C-BÀI MỚI :
1.Giới thiệu số có bốn chữ số: 
- GV giới thiệu số 1423.
- GV cho HS lấy các tấm bìa, rồi quan sát, nhận xét để biết mỗi tấm bìa có 10 cột, mỗi cột có 10 ô vuông.
- GV cho HS quan sát hình vẽ trong SGK rồi nhận xét để biết: mỗi tấm bìa có 100 ô vuông, nhóm thứ nhất có 10 tấm bìa, vậy nhóm thứ nhất có 1000 ô vuông; nhóm thứ hai có 4 tấm bìa như thế, vậy nhóm thứ hai có 400 ô vuông; nhóm thứ ba có hai cột, mỗi cột có 10 ô vuông, vậy nhóm thứ ba có 20 ô vuông; nhóm thứ tư có ba ô vuông. Như vậy trên hình vẽ có 1000, 400, 20, 3 ô vuông.
- GV cho HS quan sát các hàng, từ hàng đơn vị đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn. GV hướng dẫn HS nhận xét: coi 1 là đơn vị thì ở hàng đơn vị có 3 đơn vị, ta viết 3 ở hàng đơn vị, coi 10 là một chục thì ở hàng đơn vị có 2 chục, ta viết 2 ở hàng chục, coi 100 là một trăm thì ở hàng trăm có 4 trăm, ta viết 4 ở hàng trăm, coi 1000 là một nghìn thì ở hàng nghìn có 1 nghìn, ta viết 1 ở hàng nghìn.
- GV nêu: số gồm 1 nghìn, 4 trăm, 2 chục, 3 đơn vị viết là : 1423, đọc là: “ Một nghìn bốn trăm hai mươi ba “. HS đọc số đó.
- GV hướng dẫn HS quan sát rồi nêu: số 1423 có bốn chữ số, kể từ trái sang phải: chữ số 1 chỉ một nghìn, chữ số 4 chỉ bốn trăm, chữ số 2 chỉ hai chục, chữ số 3 chỉ ba đơn vị.
2.Thực hành:
 Bài 1: 
- GV hướng dẫn HS nêu bài mẫu.
- GV yêu cầu HS làm bài và đọc kết quả.
 Bài 2: 
- GV hướng dẫn HS nêu bài mẫu.
- GV yêu cầu HS làm bài và đọc kết quả.
 Bài 3: 
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài và đọc kết quả.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS làm bài tập trong VBT.
Lớp hát
Lấy 1 tấm bìa, quan sát.
- Có 10 cột
- 10 ô vuông
- 100 ô vuông
- Thực hành xếp,( đếm thêm 100 để có 100, 200, ..., 1000)
- 1000 ô vuông.
- 400 ô vuông
- 20 ô vuông
- 3 ô vuông
- 1000, 400, 20, 3 ô vuông.
- Đọc : nghìn, trăm, chục, đơn vị.
HÀNG
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
1000
100
10
1
1
4
2
3
- Viết 1423- Đọc : Một nghìn bốn trăm hai mươi ba.
- Nêu lại: Số 1423 là số có bốn chữ số, kể từ trái sang phải : chữ số 1 chỉ một nghìn, chữ số 4 chỉ 4 trăm, chữ số 2 chỉ 2 chục, chữ số 3 chỉ 3 đơn vị.
+ Viết theo mẫu
- 3 nghìn
- 4 trăm
- 4 chục
- 2 đơn vị.
- Số 3442 có 4 chữ số. Chữ số 3 chỉ 3 nghìn, chữ số 4 chỉ 4 trăm, chữ số 4 chỉ 4 chục, chữ số 2 chỉ 2 đơn vị.
+ Viết theo mẫu
- Từ trái sang phải, từ hàng nghìn đến hàng đơn vị.
5947:Năm nghìn chín trăm bốn mươi bảy.
9174:chín nghìn một trăm bảy mươi tư.
+ Làm phiếu HT
- Điền số thích hợp vào chỗ trống. 2 số đứng liền nhau hơn kém nhau 1 đơn vị. 
- Lấy số đứng trước cộng thêm 1 đơn vị.
2681; 2682; 2683; 2684; 2685; 2686.
9152; 9153; 9154; 9155; 9156; 9157.
- HS đọc và nêu giá trị của mỗi chữ số
Thứ ba ngày tháng năm 2011
MÔN : TOÁN: $ 92
BÀI : LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU :
Giúp HS:
- Củng cố về đọc, viết các số có bốn chữ số ( mỗi số đều khác 0 ).
- Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong từng dãy số. 
- Làm quen bước đầu với các số tròn nghìn ( từ 1000 d0ến 9000 ).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- SGK và VBT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-ỔN ĐỊNH :
B- BÀI CŨ :
C.BÀI MỚI :
1.Giới thiệu bài:
 Hôm nay, chúng ta học bài Luyện tập.
2.Thực hành:
 Bài 1:
- GV yêu cầu HS làm bài và đọc kết quả.
 Bài 2:
- GV yêu cầu HS làm bài vàđọc kết quả.
 Bài 3:
-GV yêu cầu HS nêu cách làm.
- GV yêu cầu HS làm bài và đọc kết quả.
 Bài 4:
- GV yêu cầu HS làm bài và đọc kết quả.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
- HS làm bài tập trong VBT.
HS nêu: Viết số.
- 2 HS lên viết các số trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS đọc theo tay chỉ của GV.
- Bài tập yêu cầu chúng ta điền số thích hợp vào ô trống.
- 3 HS lên bảng làm 3 phần a, b, c; HS cả lớp làm bài vào VBT.
- Hs làm bài theo yêu cầu của GV.
- HS lần lượt đọc từng dãy số.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- 2 HS nêu trước lớp.
THỂ DỤC: Bài : 37 
TRÒ CHƠI “THỎ NHẢY”
 I / MỤC TIÊU : 
	- Học trò chơi “Thỏ nhảy”. Ôn các bài tập RLTTCB.
 	- Biết cách chơi và tham gia chơi được ở mức ban đầu. Thực hiện được ở mức tương đối chính xác.
	- Trật tự, kỷ luật, tích cực tập luyện. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
	- Giáo viên : Chuẩn bị 1 còi. 
	- Học sinh : Trang phục gọn gàng. 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Khởi động : Xoay các khớp cơ bản. (2 phút) 
Kiểm tra bài cũ : Tập 2 động tác đã học. (1 phút) 
Bài mới : 
Giới thiệu bài : TRÒ CHƠI “THỎ NHẢY” (1 phút)
Các hoạt động :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1 : Học trò chơi “Thỏ nhảy”. 
* Mục tiêu : Biết cách chơi và tham gia chơi được ở mức ban đầu. 
* Cách tiến hành :
+ GV nêu tên trò chơi, giải thích và hướng dẫn cách chơi.
+ GV làm mẫu rồi cho các em bật nhảy thử bằng 2 chân bắt chước cách nhảy của thỏ. Cho chơi thử 2 lần.
+ Cách chơi: Khi có lệnh của GV, các em ở hàng thứ nhất chụm 2 chân bật nhảy về phía trước. Bật nhảy 3 lần liên tục, ai bật xa nhất người đó thắng. Hàng thứ nhất thực hiện xong về đứng cuối hàng, hàng thứ 2 tiếp tục, cứ như vậy cho đến hết. 
- Nhận xét : GV nhận xét.
* Hoạt động 2 : Ôn các bài tập RLTTCB
* Mục tiêu : Thực hiện được ở mức tương đối chính xác. 
* Cách tiến hành :
+ GV cho HS ông lại các động tác đi theo vạch kẻ thẳng, đi 2 tay chống hông, đi kiễng gót, đi vượt chướng ngại vật, đi chuyển hướng phải, trái. Mỗi động tác thực hiện theo dòng nước chảy.
+ Chia tổ tập luyện. GV chú ý bao quát lớp trong khi tập. 
- Nhận xét : GV nhận xét.
4 hàng dọc 
Dàn hàng cách nhau một sãi tay. Làm theo hiệu lệnh.
4 hàng ngang.
Dàn hàng cách nhau một sãi tay. 
Làm theo hiệu lệnh.
Tổ trưởng điều khiển.
 4. Củng cố : (4 phút) 
	- Thả lỏng. 
	- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài. 
IV/ Hoạt động nối tiếp : (2 phút) 
	- Biểu dương học sinh học tốt, giao bài về nhà. 
********************************
Thứ tư ngày tháng năm 2011
 MÔN : TẬP ĐỌC: $ 37
 BÁO CÁO KẾT QUẢ THÁNG THI ĐUA 
“ NOI GƯƠNG CHÚ BỘ ĐỘI “
I.MỤC TIÊU :
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ ngữ : kết quả, đầy đủ, đoạt giải, khen thưởng, ...
- Đọc trôi chảy, rõ ràng, rành mạch từng nội dung, đúng giọng đọc một bản báo cáo.
2.Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
- Nắm được nghĩa của các từ mới. 
- Hiểu nội dung một báo cáo hoạt động của tổ, lớp. Rèn cho HS thói quen mạnh dạn, tự tin khi điều khiển một cuộc họp tổ, họp lớp. 
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ ghi đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc.
- Băng giấy ghi chi tiết nội dung các mục của báo cáo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-ỔN ĐỊNH :
B-BÀI CŨ :
- 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Bộ đội về làng và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
C-BÀI MỚI :
1.Giới thiệu bài:
- GV cho HS quan sát tranh và dẫn dắt HS vào bài học. 
2.Luyện đọc:
2.1) GV đọc toàn bài:
2.2)GVhướng dẫn HS luyện đọc,kết hợp giải nghĩatừ:
a.Đọc từng đoạn trước lớp:
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- GV giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới và từ HS chưa hiểu trong đoạn.
b.Đọc từng đoạn trong nhóm.
c.Thi đọc lại bài.
3.Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn bản báo cáo và trả lời câu hỏi :
 + Bản báo cáo gồm những nội dung nào?
 + Báo cáo kết quả thi đua trong tháng để làm gì?
- Cả lớp và GV nhận xét.
4.Luyện đọc lại:
- GV tổ chức cho HS thi đọc lại bài.
- Cả lớp và GV nhận xét
5.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS về nhà tiếp tục đọc và chuẩn bị bài cho tiết TLV.
-HS hát.
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc
-Đọc từng đoạn trước lớp, HS tiếp nối đọc từng đoạn trong 1 báo cáo.
3 dòng đầu
-Nhận xét các mặt
-Đọc thầm và trả lời câu hỏi
Nêu các nhận xét về các mặt hoạt động của lớp: học tập, lao động, các Ct khác.
-1, 2 HS thi đọc toàn bài
*******************************
 TỰ NHIÊN XÃ HỘI: $ 37
BÀI : VỆ SINH MÔI TRƯỜNG ( TT )
I.MỤC TIÊU :
Sau bài học, HS biết:
- Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khoẻ con người.
- Những hành vi đúng để giữ cho nhà tiêu hợp vệ sinh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Các hình trong SGK trang 70, 71.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A – ỔN ĐỊNH :
B – BÀI CŨ :
C – BÀI MỚI :
- GV giới thiệu bài: Trong tiết học Tự nhiên xã hội hôm nay, các em sẽ học bài Vệ sinh môi trường ( tt ).
- GV viết tên bài lên bảng.
1.Hoạt động 1: QUAN SÁT TRANH
a.Mục tiêu: Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khoẻ con người.
b.Cách tiến hành:
*Bước 1: Quan sát cá nhân
- GV yêu cầu HS quan sát hình trang 70, 71.
* Bước 2: 
- GV mời HS nói nhận xét những gì quan sát trong tranh.
* Bước 3: Thảo luận nhóm
- GV yêu cầu HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý.
- GV mời các nhóm trình bày.
- GV kết luận: Phân và nước tiểu là chất cặn bã của quá trình tiêu hoá và bài tiết. Chúng có mùi hôi thối và chứa nhiều mầm bệnh. Vì vậy, chúng ta phải đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi quy định; không để vật nuôi phóng uế bừa bãi.
2.Hoạt động 2: THẢO LUẬN NHÓM
a.Mục tiêu: Biết được các loại nhà tiêu và cách sử dụng hợp vệ sinh.
b.Cách tiến hành:
* Bước 1: 
- GV chia nhóm và yêu cầu HS quan sát hình 3, 4 trang 71 và trả lời theo gợi ý.
* Bước 2: Thảo luận
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi.
- GV kết luận: Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh. Xử lí phân người và động vật hợp lí sẽ góp phần phòng chống ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS chuẩn bị bài tiếp theo.
-HS hát.
- HS quan sát các hình trong SGK trang 70, 71.
- HS tiến hành thảo luận nhóm
-HS thực hiện.
- Các nhóm tiến hành thảo luận.
- HS quan sát hình 3, 4 trang 71 SGK và trả lời.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
Thứ năm ngày tháng năm 2011
Thứ sáu ngày tháng năm 2011
TUẦN 20
Thứ hai ngày tháng năm 2011
Thứ ba ngày tháng năm 2011
Thứ tư ngày tháng năm 2011
Thứ năm ngày tháng năm 2011
Thứ sáu ngày tháng năm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan 1618.doc