Giáo án Lớp 3 - Tuần thứ 19 - Trường Tiểu học Ialy

Giáo án Lớp 3 - Tuần thứ 19 - Trường Tiểu học Ialy

-+A Tập đọc:H/s đọc trơn đọc diễn cảm đọc đúng.

Đọc đúng các từ ngữ :lên rừng,lập mưu,ruộng nương,.giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện.

+ học sinh đọc với tốc độ nhanh hơn.

 - Đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật .

- Hiểu các từ khó: (sgk)

- Hiểu ý nghĩa của truyện: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâmcủa Hai Bà Trưngvà nhân dân ta.

B/ Kể chuyện:

1/ Rèn kĩ năng nói: Hs kể lại đ¬ợc toàn bộ câu chuyện theo theo tranh và trí nhớ của mình. Kể tự nhiên, biết phân biệt lời các nhân vật.

2/ Rèn kĩ năng nghe: Nghe và nhận xét đánh giá bạn kể.

 

doc 152 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 811Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần thứ 19 - Trường Tiểu học Ialy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Thứ hai ngày tháng năm 20 
Tập đọc - Kể chuyện: 
HAI BÀ TRƯNG
I/ Mục tiêu:
-+A Tập đọc:H/s đọc trơn đọc diễn cảm đọc đúng.
Đọc đúng các từ ngữ :lên rừng,lập mưu,ruộng nương,..giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
+ học sinh đọc với tốc độ nhanh hơn.
 - Đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật .
- Hiểu các từ khó: (sgk) 
- Hiểu ý nghĩa của truyện: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâmcủa Hai Bà Trưngvà nhân dân ta. 
B/ Kể chuyện: 
1/ Rèn kĩ năng nói: Hs kể lại đợc toàn bộ câu chuyện theo theo tranh và trí nhớ của mình. Kể tự nhiên, biết phân biệt lời các nhân vật.
2/ Rèn kĩ năng nghe: Nghe và nhận xét đánh giá bạn kể.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ .
III/ Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Mở đầu: Giới thiệu 7 chủ điểm của SGK.
- Cho HS quan sát tranh minh họa chủ điểm Bảo vệ Tổ quốc.
2/ Dạy bài mới: 
a) Giới thiệu bài : Cho HS quan sát và miêu tả những hình ảnh trong tranh minh họa bài đọc.
b) Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: 
* Đọc diễn cảm toàn bài.
* Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1:
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối 4 câu trong đoạn, giáo viên theo dõi sửa lỗi phát âm.
- Mời 2 em đọc cả đoạn trước lớp. 
- Giải nghĩa từ: giặc ngoại xâm, đô hộ.
(thuồng luồng: vật dữ ở nước, hình giống con rắn, hay hại người - theo truyền thuyết).
- Yêu cầu từng cặp luyện đọc đoạn 1.
- Yêu cầu cả lớp đọc đông thanh đoạn 1.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại đoạn 1 và trả lời câu hỏi :
+ Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với dân ta ?
+ Ở đoạn 1 ta nên đọc như thế nào ?
- Mời 2 em đọc lại đoạn văn .
* Luyện đọc tìm hiểu nội dung đoạn 2:
- Mời HS tiếp nối đọc 4 câu của đoạn 2.
- Theo dõi sửa lối phát âm cho HS.
- Mời hai em đọc cả đoạn trước lớp.
- Giúp HS hiểu nghĩa từ : nuôi chí ( mang, giữ, nung nấu một ý chí, chí hướng).
- Yêu cầu từng cặp luyện đọc đoạn .
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2. 
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại đoạn 2 và trả lời câu hỏi :
+ Hai Bà Trưng có tài và có chí lớn như thế nào?
- Yêu cầu HS đề xuất cách đọc. 
- Mời hai học sinh thi đọc đoạn văn.
- Nhận xét, tuyên dương.
* Luyện đọc tìm hiểu nội dung đoạn 3: 
- Mời HS tiếp nối đọc 8 câu của đoạn 3.
- Mời 2HS đọc cả đoạn trước lớp.
- Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa từ : giáp phục , Luy Lâu, trẩy quân, phấn khích .
- Yêu cầu từng cặp luyện đọc đoạn 3.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3. 
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại và trả lời câu hỏi :
+ Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa ?
+ Tìm những chi tiết nói lên khí thế của quân khởi nghĩa ?
- Mời 2HS thi đọc lại đoạn văn.
* Luyện đọc tìm hiểu nội dung đoạn 4: 
- Mời HS tiếp nối đọc 4 câu của đoạn 4 .
- Mời 2 em đọc cả đoạn trước lớp.
- Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa từ “thành trì “
- Yêu cầu từng cặp luyện đọc đoạn 4 .
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn và TLCH: 
+ Kết quả cuộc khởi nghĩa như thế nào ?
+ Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng ?
- Mời 2HS thi đọc lại đoạn văn.
 c) Luyện đọc lại : 
- Đọc diễn cảm đoạn 3.
- Mời 3 em thi đọc lại đoạn văn.
- Mời 1HS đọc cả bài văn. 
- Nhận xét, tuyên dương em đọc hay nhất .
 ­) Kể chuyện : 
* .Giáo viên nêu nhiệm vu.
* Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: 
- Yêu cầu HS quan sát lần lượt từng tranh trong SGK.
- Gọi 1HS khá kể mẫu một đoạn câu chuyện. dự
- Mời 4 em tiếp nối nhau kể 4 đoạn câu chuyện trước lớp 
- Yêu cầu 1HS kể lại cả câu chuyện.
- Nhận xét tuyên dương em kể hay nhất .
d) Củng cố dặn dò : 
- Câu chuyện giúp em hiểu được điều gì ?
- Dặn về nhà học bài xem trước bài “ Bộ đội về làng” 
- Lắng nghe.
- Quan sát và phân tích tranh minh họa.
- Lớp theo dõi lắng nghe GV đọc bài.
- 4 em đọc nối tiếp 4 câu trong đoạn 1.
- 2 em đọc cả đoạn trước lớp.
- Tìm hiểu từ mới (SGK). 
- Từng cặp luyện đọc đoạn 1 trong bài.
- Cả lớp đọc ĐT.
- Lớp đọc thầm lại đoạn 1.
+ Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương, ... Lòng dân oán hận ngút trời.
+ Đọc với giọng chậm rãi, căm hờn, nhấn giọng ở những TN nói lên tội ác của giặc, sự căm hờn của nhân dân ta.
- 2 em đọc lại đoạn 1của bài. 
- 4 em đọc nối tiếp 4 câu trong đoạn.
- 2HS đọc cả đoạn trước lớp. 
- Từng cặp luyện đọc đoạn 2.
- Lớp đọc đồng thanh.
- Cả lớp đọc thầm trả lời.
+ Rất giỏi võ nghệ, nuôi chí giành lại non sông
- Cần nhấn giọng những TN tài trí của hai chị em : tài trí, giỏi võ nghệ. 
- 2 em thi đọc lại đoạn 2 của bài. 
- 8 em đọc nối tiếp 8 câu trong đoạn. 
- 2 em đọc cả đoạn trước lớp. 
- Tìm hiểu các từ mới (SGK).
- Từng cặp luyện đọc đoạn 3 trong bài.
- Lớp đọc đồng thanh đoạn 3 .
- Cả lớp đọc thầm và trả lời.
+ Vì Hai Bà yêu nước,thương dân, căm thù giặc đã giết hại ông Thi Sách và gây bao tội ác với nhân dân ta.
+ Hai Bà Trưng mặc giáp phục thật đẹp, bước lên bành voi rất oai phong, ...
- 2 em thi đọc lại đoạn 3 của bài. 
- 4 em đọc nối tiếp 4 câu trong đoạn 4.
- 2HS đọc cả đoạn trước lớp. 
- Từng cặp luyện đọc.
- Lớp đọc đồng thanh đoạn 4 .
- Cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi .
+ Kết quả thành trì của giặc sụp đổ. Tô Định trốn về nước. Đất nước sạch bóng quân thù.
+ Vì Hai Bà Trưng đã lành đạo ND giải phóng đất nước, là 2 vị anh hùng chống giặc đầu tiên 
Trong lịch sử nước nhà.
- 2HS thi đọc lại 4.
- Lắng nghe giáo viên đọc mẫu .
- 3 em thi đọc lại đoạn 3 của bài .
- 1HS đọc cả bài văn .
- Lớp theo dõi nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất .
- Lớp quan sát các tranh minh họa.
- 1 em khá kể mẫu đoạn 1 câu chuyện.
- Lần lượt mỗi lần 4 em kể nối tiếp theo 4 đoạn của câu chuyện.
- Một em kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp. 
- Lớp theo dõi, bình chọn bạn kể hay nhất.
- Dân tộc VN ta có truyền thống chống giặc ngoại xâm bất khuất từ bào đời nay.
------------------------------------------------
Toán : 
Các số có bốn chữ số
 A/ Mục tiêu 
 - Học sinh nắm được các số có 4 chữ số ( các chữ số đều khác 0 ).
 - Bước đầu biết đọc viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng . Bước đầu nhận ra thứ tự các số trong một nhóm các số có 4 chữ số .
 B/ Chuẩn bị : HS có các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 100, 10, 1 ô vuông.
 C/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1) Giới thiệu bài: 
2) Khai thác :
a. Giới thiệu số có 4 chữ số .
- Giáo viên ghi lên bảng số : 1423
- Yêu cầu HS lấy ra 10 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 100 ô vuông rồi xếp thành 1 nhóm như SGK. 
- GV đính lên bảng.
- Yêu cầu hS lấy tiếp 4 tấm bìa như thế, xếp thành nhóm thứ 2.
- GV đính lên bảng.
- Yêu cầu HS lấy 2 cột, mỗi cột có 10 ô vuông, xếp thành nhóm thứ 3.
- Yêu cầu HS lấy tiếp 3 ô vuông, xếp thành nhóm thứ 4.
- Gọi HS nêu số ô vuông của từng nhóm.
- GV ghi bảng như SGK.
 1000 400 20 3
+ Nếu coi 1 là một đơn vị thì hàng đơn vị có mấy đơn vị ?
+ Nếu coi 10 là một chục thì hàng chục có mấy chục ?
+ Nếu coi 100 là một trăm thì hàng trăm có mấy trăm ?
+ Nếu coi 1000 là một nghìn thì hàng nghìn có mấy nghìn ?
- GV nêu : Số gồm 1 nghìn , 4 trăm , 2 chục và 3 đơn vị viết là: 1423 ; đọc là : "Một nghìn bốn trăm hai mươi ba" .
- Yêu cầu nhiều em chỉ vào số và đọc số đó. 
- Nêu: 1423 là số có 4 chữ số, kể từ trái sang phải : chữ số 1 chỉ 1 nghìn, chữ số 4 chỉ 4 trăm, chữ số 2 chỉ 2 chục, chữ số 3 chỉ 3 đơn vị.
- Chỉ bất kì một trong các chữ số của số 1423 để HS nêu tên hàng.
b) Luyện tập:
Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập 1.
- Yêu cầu HS quan sát mẫu - câu a.
+ Hàng nghìn có mấy nghìn ?
+ Hàng trăm có mấy trăm ?
+ Hàng chục có mấy chục ?
+ Hàng đơn vi có mấy đơn vị ?
- Mời 1 em lên bảng viết số.
- Gọi 1 số em đọc số đó.
- Yêu cầu HS tự làm câu b. sau đó gọi HS nêu miệng kết quả. 
- Nhận xét đánh giá.
Bài 2: - Gọi học sinh nêu bài tập 2. 
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở. 
- Mời một em lên bảng giải bài. 
- Yêu cầu lớp đổi chéo vở KT bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài 3. 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
d) Củng cố - Dặn do:
- Yêu cầu HS viết số có 4 chữ số rồi đọc số đó.
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà học và xem lại các BT đã làm .
- HS lấy các tấm bìa rồi xếp thành từng nhóm theo hướng dẫn của GV.
- HS nêu số ô vuông của từng nhóm: Mỗi tấm bìa có 100 ô vuông, nhóm thứ nhất có 10 tấm bìa sẽ có 1000 ô vuông. Nhóm thứ hai có 4 tấm bìa vậy nhóm thứ hai có 400 ô vuông. Nhóm thứ 3 có 20 ô vuông còn nhóm thứ tư có 3 ô vuông.
+ Hàng đơn vị có 3 đơn vị.
+ Hàng chục có 2 chục.
+ Có 4 trăm.
+ Có 1 nghìn.
- Nhắc lại cấu tạo số và cách viết, cách đọc số có bốn chữ số .
- HS chỉ vào từng chữ số rồi nêu lại (từ hàng nghìn đến đơn vị rồi ngược lại. 
- Cả lớp quan sát mẫu.
+ Có 4 nghìn.
+ có 2 trăm.
+ Có 3 chục.
+ Có 1 đơn vị.
- 1 em lên bảng viết số, lớp bổ sung: 4231
- 3 em đọc số: " Bon nghìn hai trăm ba mươi mốt".
- Cả lớp tự làm bài, rồi chéo vở để KT.
- 3 em nêu miệng kết quả, lớp bổ sung.
- Một em đọc đề bài 2 .
- Cả lớp làm vào vở.
- Một học sinh lên bảng làm bài.
- Đổi chéo vở để KT bài. 
- Nhận xét chữa bài trên bảng.
- Một học sinh đọc đề bài 3.
- Cả lớp thực hiện vào vở.
- 1HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung.
a) 1984; 1985 ; 1986; 1987; 1988; 1989
b) 2681; 2682 ; 2683; 2684 ; 2685 ; 2686
c) 9512; 9513 ; 9514 ; 9515; 9516 ; 9517
- 2 em lên bảng viết số và đọc số.
Thứ ba ngày tháng năm 20 
Thể dục: 
Trò chơi “ thỏ nhảy”
 A/ Mục tiêu - Ôn các động tác rèn luyện thư thế cơ bản .Yêu cầu thực hiện được ở mức tương đối chính xác. 
 - Học trò chơi “Thỏ nhảy “. Yêu cầu biết cách chơi và chơi được ở mức ban đầu.
 B/ Địa điểm: - Sân bãi chọn nơi thoáng mát, bằng phẳng, vệ sinh sạch sẽ. 
 - Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi.
 C/ Lên lớp:
Nội dung và phương pháp dạy học
Định lượng
Đội hình luyện tập
 1/Phần mở đầu :
- GV nhận lớp phổ biến nội dung tiết học. 
- Yêu cầu lớp làm các động tác khởi động.
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- Chơi trò chơi : (Bịt mắt bắt dê )
- Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp. 
 2/Phần cơ bản :
* Ôn tập các bài tập RLTTCB:
- Giáo viên điều khiển cho cả lớp ôn lại các động tác đi theo vạch kẻ thẳng, đi hai tay chống hông, đi chuyển hướng phải, trái. Mỗi động tác thực hiện ( 1- 3 lần ) x ( 10 – 15 m).
- Lớp tập hợp  ... ng chữa bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2: 
- Gọi học sinh đọc bài toán, nêu tóm tắt bài. 
- Ghi tóm tắt lên bảng.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Mời 1HS lên bảng chữa bài. 
- Chấm vở một số em, nhận xét chữa bài.
Bài 3:
- Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu đề bài. 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Mời hai em lên bảng thực hiện.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
 c) Củng cố - dặn do:
- Nêu các bước giải"Bài toán giải bằng hai phép tính.
- Về nhà xem lại các BT đã làm. 
- 2HS lên bảng làm bài.
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn. 
- 2 em đọc bài toán.
- Phân tích bài toán. 
- Lớp thực hiện làm vào vở. 
- Một học sinh lên bảng giải bài, lớp bổ sung.
Giải:
giá tiền mỗi quả trứng là:
4500 : 5 = 900 ( đồng )
 Số tiền mua 3 quả trứng là:
900 x 3 = 2700 (đồng)
 Đ/S: 2700 đồng. 
- Đổi chéo vở để KTkết hợp tự sửa bài. 
- Một em đọc bài toán.
- Phân tích bài toán. 
- Lớp thực hiện làm vào vở. 
- Một học sinh lên bảng giải bài, lớp bổ sung.
Giải:
Số viên gạch lát nền 1 căn phòng là:
2550 : 6 = 425 (viên) Số viên gạch lát 7 phòng như thế là:
425 x 7 = 2975 (viên)
 Đ/S: 2975 viên gạch 
- Một em đọc yêu cầu bài (Tính giá trị của biểu thức)
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Hai học sinh lên bảng giải, lớp nhận xét bổ sung. 
a/ 32: 8 x 3 = 4 x 3; b/ 45 x 2 x 5 = 90 x 5
 = 12 = 450
c/ 49 x 4 : 7 = 196 : 7; d/ 234 : 6 : 3 = 39 : 3 
 = 28 = 13
Chính tả: 
Hội đua voi ở Tây Nguyên
 A/ Mục tiêu: - Rèn kỉ năng viết chính tả: nghe viết lại chính xác một đoạn trong bài“ Hội đua voi ở Tây Nguyên “
 - Làm đúng bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có vần ưc / ưt.
 - Giáo dục HS ý thức rèn chữ giữ vở. 
 B/ Chuẩn bị: 3 tờ phiếu viết nội dung bài tập 2b. Bút dạ 
 C/ Hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cu:
- GV đọc, yêu cầu 2HS viết ở bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con các từ : bứt rứt, tức bực, nứt nẻ, sung sức.
- Nhận xét đánh giá chung. 
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn nghe viết :
* Hướng dẫn chuẩn bị:
- Đọc đoạn chính tả 1 lần: 
- Yêu cầu hai em đọc lại bài cả lớp đọc thầm. 
+ Những chữ nào trong bài viết hoa?
- Yêu cầu HS luyện viết từ khó vào bảng con.
* Đọc cho học sinh viết bài vào vơ.
* Chấm, chữa bài.
c/ Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2b: - Gọi HS đọc yêu BT.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài tập.
- Yêu cầu lớp làm bài cá nhân. 
- Giáo viên dán 3 tờ giấy lớn lên bảng. 
- Yêu cầu các nhóm mỗi nhóm cử một bạn lên bảng thi làm bài. 
- Cả lớp cùng thực hiện vào vở 
- Yêu cầu cả lớp nhận xét chốt ý chính 
- Mời một đến em đọc lại đoạn văn. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá. 
d) Củng cố - dặn do:
- Giáo vien nhận xét đánh giá tiết học.
- Về nhà viết lại cho đúng những từ đã viết sai
- Hai em lên bảng viết.
- Cả lớp viết vào bảng con. 
- Lớp lắng nghe giới thiệu bài 
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc.
- 2 học sinh đọc lại bài. 
- Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài.
+ Viết hoa các chữ đầu tên bài, đầu đoạn, tên riêng của người.
- Cả lớp viết từ khó vào bảng con: Man-gát, xuất phát  
- Cả lớp nghe và viết bài vào vơ.
- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì.
- Hai em đọc lại yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm.
- Cả lớp thực hiện vào vở. 
- 3 em lên bảng thi làm bài đúng và nhanh.
- Lớp nhận xét và bình chọn bạn làm nhanh và làm đúng nhất. 
- Cả lớp chữa bài theo lời giải đúng:
+  Thức nâng nhịp cối thậm thình suốt đêm
+  Gió đừng làm đứt dây tơ. 
- Một - hai học sinh đọc lại. 
- Ba em nhắc lại các yêu cầu khi viết chính tả.
Thứ sáu ngày tháng năm 20 
Tập làm văn: 
 Kể về lễ hội
 A/ Mục tiêu: - Rèn kĩ năng nói: Dựa vào vào kết quả quan sát hai bức tranh lễ hội (chơi đu và đua thuyền)học sinh chọn và kể lại được tự nhiên, dựng lại đúng và sinh động quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh. 
 B/ Chuẩn bị: Hai bức ảnh lễ hội trong SGK (phóng to)
 C/ Hoạt động dạy-học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cu:
- Gọi hai học sinh kể lại câu chuyện Người bán quạt may mắn và TLCH.
- Nhận xét ghi điểm. 
 2.Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Hướng dẫn làm bài tập:
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu BT. 
- Viết lên bảng hai câu hỏi:
+ Quang cảnh trong từng bức ảnh như thế nào ?
+ Những người tham gia lễ hội đang làm gì ?
- Yêu cầu từng cặp học sinh quan sát 2 tấm ảnh, trao đổi, bổ sung, nói cho nhau nghe về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong từng ảnh. 
- Mời HS lên thi giới thiệu quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội.
- Nhận xét, biểu dương những em giới thiệu tốt. 
c) Củng cố - dặn do:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung. 
- Về nhà viết lại vào vở những điều mình vừa kể. Chuẩn bị ND cho tiết TLV tới (Kể về một ngày hội mà em biết).
- Hai em lên kể lại câu chuyện Và TLCH:
 Qua câu chuyện hiểu gì ?
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Một em đọc yêu cầu bài tập. 
- Quan sát các bức tranh trao đổi theo bàn. 
- Sau đó nhiều em nối tiếp lên giới thiệu về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội từng bức ảnh. Cả lớp theo dõi bổ sung, bình chọn bạn nói hay nhất.
+ Ảnh 1: Đó là cảnh một sân đình ở làng quê, có nhiều người mặc áo quần đủ màu sắc, có lá cờ nhiều màu treo ở trước đình có hàng chữ “ Chúc mừng năm mới màu đỏ... Họ đang chơi trò chơi đu quay...
+ Ảnh 2: Là quang cảnh hội đua thuyền trên sông có nhiều người tham gia 
- Hai em nhắc lại nội dung bài học.
----------------------------------------------------
Toán: 
Tiền Việt Nam
 A/ Mục tiêu: - Học sinh biết tờ giấy bạc: 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000đồng. 
 - Bước đầu biết đổi tiền. 
 - Thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng. 
 B/ Chuẩn bị Các tờ giấy bạc 2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng và các loại đã học. 
 C/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ:
- Gọi hai em lên bảng làm lại BT1 và 2 tiết trước.
- Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
* Giới thiệu các tờ giấy bạc 2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng.
+ Trước đây khi mua bán các em đã quen với những loại giấy bạc nào ?
- Cho quan sát kĩ hai mặt của các tờ giấy bạc và nhận xét đặc điểm của từng tờ giấy bạc. 
b) Luyện tập:
 Bài 1: - Gọi HS nêu cầu của bài.
- Yêu cầu học sinh nhẩm và nêu số tiền. 
- Mời ba em nêu miệng kết quả. 
- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
- Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2: 
- Gọi HS nêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS quan sát mẫu.
- Hướng dẫn HS cách làm.
- Yêu cầu cả lớp thực hành làm bài. 
- Mời ba nêu các cách lấy khác nhau. 
- Yêu cầu lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3: Gọi HS nêu cầu của bài.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Mời một em lên bảng thực hiện. 
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
c) Củng cố - dặn do:
- Về nhà xem lại các bài tập đã làm. 
- 2HS lên bảng làm bài.
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn. 
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu. 
+ Ta thường dùng một số tờ giấy bạc như: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng và 1000 đồng. 
- Quan sát và nêu về: 
+ Màu sắc của tờ giấy bạc, 
+ Dòng chữ “ Hai nghìn đồng “ và số 2000.
+ “ Năm nghìn đồng “ số 5000 
+ “ Mười nghìn đồng “ số 10000. 
- Một em đọc yêu cầu của bài. 
- Cả lớp quan sát từng hình vẽ và tính nhẩm.. 
- 3 HS đứng tại chỗ nêu miệng kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung: 
+ Con lợn a có: 6200 đồng 
+ Con lợn b có: 8400 đồng 
+ Con lợn c có: 4000 đồng 
- Một em đọc nêu cầu của bài. 
- Cả lớp tự làm bài. 
- Ba học sinh nêu kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung
A. Lấy 3 tờ 1000đồng, 1 tờ 500 đồng và 1 tờ 100 đồng hay: 1 tờ 2000 đồng, 1 tờ 1000 đồng và 1 tờ 500 đồng, 1 tờ 100 đồng 
- Một em đọc nêu cầu của bài. 
- Nêu điều bài toán cho biết, điều bài toán hỏi và cách làm.
- Lớp làm vào vở. 
- Một em lên chữa bài, cả lớp nhận xét bổ sung:
Giải
Mẹ mua hết số tiền là:
6700 + 2300 = 9000 ( đồng )
Cô bán hàng phải trả lại là:
10000 - 9000 = 1000 đồng
 ĐS: 1000 đồng
Thể dục: 
 Ôn bài thể dục phát triển chung, nhảy dây
 Trò chơi “ Ném bóng trúng đích” 
 A/ Mục tiêu: 
 - Ôn bài thể dục phát triển chung (tập với hoa hoặc cờ). Yêu cầu thuộc bài và biết cách thực hiện được động tác với hoa và cờ ở mức độ cơ bản đúng. Ôn động tác nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện được ở mức tương đối đúng. 
 - Ôn TC “Ném trúng đích“. Yêu cầu biết cách chơi và chơi được ở mức tương đối chu động. 
 B/ Địa điểm phương tiện : - Dây nhảy, mỗi em một sợi. Sân bãi c vệ sinh sạch sẽ. 
 - 3 quả bóng để chơi trò chơi.
 C/ Lên lớp:
Nội dung và phương pháp dạy học
Định lượng
Đội hình luyện tập
1/ Phần mở đầu :
- GV nhận lớp phổ biến nội dung tiết học. 
- Yêu cầu lớp thực hiện bài thể dục phát triển chung 2 lần x 8 nhịp 
- Chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân tập. 
- Trò chơi "Tìm những quả ăn được".
2/ Phần cơ bản :
* Ôn bài thể dục phát triển chung với cờ:
- Cho lớp dàn hàng triển khai đội hình đồng diễn thể dục. HS cầm cờ để thực hiện bài thể dục. 
- GV thực hiện mẫu và cho HS tập thử 1 lần.
- GV hô cho HS tập 1 lần.
- Lớp trưởng hô cho cả lớp thực hiện cả 8 động tác 1-2 lần mỗi lần 2 x 8 nhịp. GV theo dõi sửa sai. 
* Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân: 
- Điều khiển cho cả lớp ôn lại động tác nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân.
- Giáo viên chia lớp về từng tổ để luyện tập.
- Giáo viên đến từng tổ nhắc nhớ động viên học sinh tập. 
- Thi đua giữa các tổ bằng cách đếm số lần nhảy liên tục có thể phân từng cặp người nhảy người đếm số lần cho đến cuối cùng ai nhảy được nhiều lần hơn thi chiến thắng.
* Học trò chơi “Ném bóng trúng đích“.
- Nêu tên trò chơi hướng dẫn cho học sinh cách chơi.
- Yêu cầu học sinh tập hợp thành 2 - 4 hàng dọc số người bằng nhau em đầu hàng cầm bóng, moi hàng là một đội thi đấu.
- Cho một nhóm ra chơi làm mẫu, đồng thời giải thích cách chơi.
- Học sinh thực hiện chơi trò chơi thử một lượt.
- Sau đó cho chơi chính thức và chọn đội vô địch.
 3/ Phần kết thúc:
- Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng.
- Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn dò học sinh về nhà ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. 
5 phút
8 phút 
8 phút
8 phút
5 phút
§ § § § § § § § 
§ § § § § § § §
§ § § § § § § § 
§ § § § § § § §
 GV

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan 1925.doc