TIẾT TKB 2: THỂ DỤC
TIẾT CT 49: ÔN NHẢY DÂY – TRÒ CHƠI: NÉM BÓNG TRÚNG ĐÍCH
A/ MỤC TIÊU:
- Biết cách nhảy dây kiểu chụm hai chân và thực hiện đúng cách so dây chao dây, quay dây, động tác nhảy nhẹ nhàng, nhịp điệu.
- TC : “Ném trúng đích”. Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
B/ CHUẨN BỊ:
- Dây nhảy, hai em một sợi. Sân bãi vệ sinh sạch sẽ.
- Chuẩn bị còi, kẻ sân chơi trò chơi, một số quả bóng để chơi trò chơi.
TUẦN 25 Thứ hai ngày 1 tháng 3 năm 2010 TIẾT TKB 2: THỂ DỤC TIẾT CT 49: ÔN NHẢY DÂY – TRÒ CHƠI: NÉM BÓNG TRÚNG ĐÍCH A/ MỤC TIÊU: - Biết cách nhảy dây kiểu chụm hai chân và thực hiện đúng cách so dây chao dây, quay dây, động tác nhảy nhẹ nhàng, nhịp điệu. - TC : “Ném trúng đích”. Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được. B/ CHUẨN BỊ: - Dây nhảy, hai em một sợi. Sân bãi vệ sinh sạch sẽ. - Chuẩn bị còi, kẻ sân chơi trò chơi, một số quả bóng để chơi trò chơi. C/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Nội dung và phương pháp Định lượng Đội hình tập luyện 1. Phần mở đầu: - GV phổ biến nội dung tiết học. - Chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân tập. - Yêu cầu lớp thực hiện bài thể dục phát triển chung 2 lần x 8 nhịp - Trò chơi "Chim bay cò bay". 2/ Phần cơ bản : - Nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân: + Các tổ luyện tập theo khu vực đã quy định, từng đôi thay nhau người nhảy, người đếm số lần. Có thể nhảy dây có và không có bước đệm. GV đi lại giữa các tổ và nhắc giữ gìn trật tự kỉ luật, học sinh không được ngồi hoặc không rời khỏi khu vực đã tập luyện. + Các tổ thi đua với nhau, học sinh đồng loạt nhảy, tính trong một lượt, tổ nào có người nhảy được lâu nhất, tổ đó thắng và được cả lớp biểu dương. * Từng tổ cử 5 bạn nhảy được nhiều nhất lên thi đồng loạt. * Chơi trò chơi “Ném bóng trúng đích”. - Nêu tên trò chơi hướng dẫn cho học sinh cách chơi. - Yêu cầu học sinh tập hợp thành 2 đội có số người bằng nhau - Cho một nhóm ra chơi làm mẫu, đồng thời giải thích cách chơi. - Học sinh thực hiện chơi trò chơi thử một lượt. - Sau đó cho chơi chính thức. - Nhắc nhớ đảm bảo an toàn trong luyện tập và trong khi chơi và chú ý một số trường hợp phạm qui. - Các đôị không được đứng đối diện với nhau để ném và cự li phải đúng quy định không nên đứng quá gần sẽ gây nguy hiểm cho những bạn nhặt bóng. 3/ Phần kết thúc: - Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng. - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn dò học sinh về nhà ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. 1 phút 2 phút 2 phút 2 phút 15 phút 13 phút 2 phút 2 phút 1 phút - Tập hợp đội hình 4 hàng ngang. - Đội hình 4 hàng ngang. * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * D * * * * * - Đội hình 4 hàng ngang. * * * * * * * * * * * * Đội hình 4 hàng ngang * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * TIẾT TKB 3: TOÁN TIẾT CT 121: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ (TT) A/ MỤC TIÊU: - Nhận biết được về thời gian(thời điểm, khoảng thời gian). - Biết xem đồng hồ, chính xác đến từng phút (cả mặt đồng hồ bằng chữ số La Mã ). - Biết thời điểm làm các công việc hàng ngày của học sinh. B/ Đồ dùng dạy học: - Một số mặt đồng hồ. Đồng hồ điện tử. C/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ: 4’ - Quay mặt đồng hồ, gọi 2 em TLCH: + Đồng hồ chỉ mấy giờ ? - Nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: 30’ a) Giới thiệu bài: b) Dạy bài mới: Hướng dẫn HS luyện tập Bài 1: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 1. - Yêu cầu HS quan sát từng tranh, hiểu các hoạt động và thời điểm diễn ra hoạt động đó rồi trả lời các câu hỏi. - Gọi HS nêu kết quả. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 2: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 2. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Mời học sinh nêu kết quả. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 3: - Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài. - Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. - Chấm vở một số em, nhận xét chữa bài. c) Củng cố - dặn dò:5’ - GV quay giờ trên mô hình đồng hồ và gọi HS đọc. - Về nhà tập xem đồng hồ. - 2 em quan sát và TLCH. - Lớp theo dõi nhận xét bài bạn. - Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu. Bài 1: - Một em đề đề bài 1. - Cả lớp tự làm bài. - 3 em nêu miệng kết quả cả lớp bổ sung: + An tập thể dục lúc 6 giờ 10 phút + Đến trường lúc 7 giờ 12 phút + Học bài lúc 10 giờ 24 phút + Ăn cơm chiều lúc 6 giờ kém 15 phút + Đi ngủ lúc 10 giờ kém 5 phút Bài 2: - Một em đọc yêu cầu bài tập 2. - Cả lớp tự làm bài. - 3 em nêu miệng kết quả cả lớp bổ sung: + Các cặp đồng hồ chỉ cùng thời gian là: H – B ; I – A ; K - C ; L - G ; M – D ; N - E. Bài 3: - Một em đọc yêu cầu BT. - Cả lớp thực hiện vào vở. - Hai em chữa bài, lớp nhận xét bổ sung: a) Hà đánh răng và rử mặt hết : 10 phút, b) Từ 7 giờ kém 5 đến 7 giờ là 5 phút. c) Từ 8 giờ đến 8 giờ rưỡi là 30 phút. - 2HS nêu số giờ. TIẾT TKB 4 : ĐẠO ĐỨC TIẾT CT 25 : THỰC HÀNH KĨ NĂNG HỌC KÌ I A/ Mục tiêu : - Hệ thống các chuẩn mực, hành vi đạo đức đã học của các tuần đầu của học kì II. - Có kĩ năng lựa chọn và thực hiện một số hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực trong từng tình huống cụ thể trong cuộc sống. B /Tài liệu và phương tiện: - Chuẩn bị 1 số phiếu, mỗi phiếu ghi 1 tình huống. C/ Hoạt động dạy - học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Giới thiệu bài:1’ 2/ Hướng dẫn HS thực hành:35’ - Giáo viên lần lượt nêu các câu hỏi gợi ý để học sinh nhắc lại các kiến thức đã học trong các tuần đầu của học kì II (HS bốc thăm và TLCH theo yêu cầu trong phiếu) Câu 1 : Em hãy nêu những việc cần làm để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế. Câu 2 : Vì sao cần phải tôn trọng người nước ngoài? Câu 3 : Em sẽ làm gì khi có vị khách nước ngoài mời em và các bạn chụp ảnh kỉ niệm khi đến thăm trường? Câu 4 : Khi em nhìn thấy một số bạn tò mò vây quanh ô tô của khách nước ngoài, vừa xem vừa chỉ trỏ, lúc đó em sẽ ứng xử như thế nào? Câu 5 : Vì sao cần phải tôn trọng đám tang? Câu 6: Theo em, những việc làm nào đúng, những việc làm nào sai khi gặp đám tang: a) Chạy theo xem, chỉ trỏ b) Nhường đường c) Cười đùa d) Ngả mủ, nón đ) Bóp còi xe xin đường e) Luồn lách, vượt lên trước Câu 7: Em đã làm gì khi gặp đám tang? - Nhận xét đánh giá. 3/Củng cố - Dặn dò :4’ - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. - Về nhà ôn lại và xem trước bài mới "Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. - Nghe giới thiệu. - Lần lượt từng HS lên bốc thăm, chuẩn bị và trả lời theo yêu trong phiếu. - Cả lớp theo dõi, nhận xét. + Học tập, giao lưu, viết thư, quyên góp ủng hộ những nơi bị lụt, bão, thiên tai khác... + ... để thể hiện lòng mến khách, giúp họ hiểu và quý trọng đất nước, con người Việt Nam. + Em sẽ cùng các bạn cùng chụp ảnh với vị khách nước ngoài. + Khuyên các bạn ấy không nên làm như vậy. + Thể hiện sự tôn trọng người đã khuất và thông cảm với những người thân của họ. + Các việc làm a, c, đ, e là sai. Các việc làm b, d là đúng. + Tự liên hệ. TIẾT TKB 5 : THỦ CÔNG TIẾT CT 25 : LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG (TIẾT 1) A/ Mục tiêu : - Biết cách làm lọ hoa gắn tường. - Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa tương đối cân đối. B/ Đồ dùng dạy học: - Mẫu lọ hoa gắn tường bằng bìa đủ to để học sinh quan sát được. - Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường. - Bìa màu giấy A4, giấy thủ công, bút màu, kéo thủ công, hồ dán. C/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ:5’ - Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. - Giáo viên nhận xét đánh giá. 2.Bài mới:30’ a) Giới thiệu bài: b) Khai thác: * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. - Cho HS quan sát vật mẫu và giới thiệu. + Lọ hoa có mấy phần ? + Màu sắc của lọ hoa như thế nào ? - Cho học sinh mở dần lọ hoa gắn tường để nhận biết về từng bước làm lọ hoa. + Tờ giấy gấp hình gì ? + Lọ hoa được gấp giống mẫu gấp nào đã học ? * Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu - Treo tranh quy trình vừa hướng dẫn, vừa làm mẫu. Bước 1: Làm đế lọ hoa. Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lo.ï Bước 3: Hoàn chỉnh thành lọ hoa gắn tường. - Cho HS tập làm lọ hoa trên giấy nháp. d) Củng cố - dặn dò:5’ - Yêu cầu HS nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường. - Về nhà tiếp tục tập làm, chuẩn bị giờ sau thực hành. - Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình. - Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài . - Lớp quan sát hình mẫu. + Lọ hoa có 3 phần : miệng lọ, thân và đáy lọ. + Có màu sắc đẹp. - 1 em lên bảng mở dần lọ hoa, lớp theo dõi và trả lời: + Tờ giấy gấp lọ có dạng hình chữ nhật. + Là mẫu gấp quạt đã học. - Theo dõi GV làm và hướng dẫn mẫu. - 2 em nhắc lại quy trình làm lọ hoa gắn tường. - Tập gấp lọ hoa gắn tường bằng giấy. - HS dọn dẹp, vệ sinh lớp học. Thứ ba ngày 2 tháng 3 năm 2010 TIẾT TKB 1+3 : TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN TIẾT CT 73 : HỘI VẬT A / Mục tiêu: - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. - Hiểu nội dung:Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đo vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng cuả đo vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đo vật trẻ còn xốc nổi(trả lời được các câu hỏi SGK) - Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước(sgk). B / Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh họa truyện trong sách giáo khoa. - Bảng lớp viết 5 gợi ý kể 5 đoạn của câu chuyện. C/ Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ:4’ - Gọi học sinh lên bảng đọc bài “ Tiếng đàn”. - Yêu cầu học sinh nêu nội dung bài. - Nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: 70’ a) Giới thiệu bài: b) Luyện đọc: * Đọc diễn cảm toàn bài. * Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: - Yêu cầu học sinh đọc từng câu, giáo viên theo dõi uốn nắn khi học sinh phát âm sai. - Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp. - Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới - SGK. - Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm. - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài. c) Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Câu 1 : Tìm những chi tiết miêu tả sự sôi động của hội vật ? - Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 2. Câu 2 : Cách đánh của Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau ? - Yêu cầu đọc thầm 3. Câu 3 : Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào ? - Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 4 và đoạn 5. Câu 4 : Ông Cản Ngũ đã bất ngờ chiến thắng như thế nào? Câu 5 : Theo em vì sao ông Cản Ngũ chiến thắng ? d) Luyện đọc lại: - Đọc diễn cảm đoạn 2 và 3 của câu chuyện. - Hướng dẫn học sinh đọc đúng đoạn văn. - Mời 3HS thi đọc đoạn văn. - Mời 1HS đọc cả bài. - Theo dõi bình chọn em đọc hay nhất. Kể chuyện 1. Giáo viên nêu nhiệm vụ - Gọi một học sinh đọc các câu hỏi gợi ý. 2. Hướng dẫn kể từng đoạn câu chuyện - ... m bài tập: - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Viết lên bảng hai câu hỏi: + Quang cảnh trong từng bức ảnh như thế nào ? + Những người tham gia lễ hội đang làm gì ? - Yêu cầu từng cặp học sinh quan sát 2 tấm ảnh, trao đổi, bổ sung, nói cho nhau nghe về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong từng ảnh. - Mời HS lên thi giới thiệu quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội. - Nhận xét, biểu dương những em giới thiệu tốt. c) Củng cố - dặn dò:5’ - Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung. - Về nhà viết lại vào vở những điều mình vừa kể. Chuẩn bị ND cho tiết TLV tới : Kể về một ngày hội. - Hai em lên kể lại câu chuyện Và TLCH: - Lớp theo dõi, nhận xét. - Một em đọc yêu cầu bài tập. - Quan sát các bức tranh trao đổi theo bàn. - Sau đó nhiều em nối tiếp lên giới thiệu về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội từng bức ảnh. Cả lớp theo dõi bổ sung, bình chọn bạn nói hay nhất. + Ảnh 1: Đó là cảnh một sân đình ở làng quê, có nhiều người mặc áo quần đủ màu sắc, có lá cờ nhiều màu treo ở trước đình có hàng chữ “Chúc mừng năm mới màu đỏ... Họ đang chơi trò chơi đu quay... + Ảnh 2: Là quang cảnh hội đua thuyền trên sông có nhiều người tham gia - Hai em nhắc lại nội dung bài học. TIẾT TKB 2 : CHÍNH TẢ TIẾT CT 25 : HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN A/ Mục tiêu: - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài “Hội đua voi ở Tây Nguyên” Không mắc quá 5 lỗi trong bài. Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng bài tập 2a/b. B/ Chuẩn bị: - Bảng lớp viết nội dung bài tập 2b. C/ Hoạt động dạy-học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ:5’ - GV đọc, yêu cầu 2HS viết ở bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con các từ. - Nhận xét đánh giá chung. 2. Bài mới:30’ 2.1. Giới thiệu bài 2.2. Hướng dẫn nghe viết : a. Hướng dẫn chuẩn bị: - Đọc đoạn chính tả 1 lần: - Yêu cầu hai em đọc lại bài cả lớp đọc thầm. b. Hướng dẫn viết từ khó : + Những chữ nào trong bài viết hoa? - Yêu cầu HS luyện viết từ khó vào bảng con. c. Viết chính tả : - Đọc cho học sinh viết bài vào vở. d. Soát lỗi : e. Chấm, chữa bài. 2.3. Hướng dẫn làm bài tập Bài 2a/b: - Gọi HS đọc yêu BT. - Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài tập. - Yêu cầu lớp làm bài cá nhân. - Yêu cầu các nhóm mỗi nhóm cử một bạn lên bảng thi làm bài. - Cả lớp cùng thực hiện vào vở - Yêu cầu cả lớp nhận xét chốt ý chính - Mời một đến em đọc lại đoạn văn. - Giáo viên nhận xét đánh giá. 2.4.Củng cố - dặn dò:5’ - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. - Về nhà viết lại cho đúng những từ đã viết sai. - Chuẩn bị bài : Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử. - Hai em lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con : bứt rứt, bực tức, nứt nẻ. - Lớp lắng nghe giới thiệu bài - Lớp lắng nghe giáo viên đọc. - 2 học sinh đọc lại bài. - Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài. + Viết hoa các chữ đầu tên bài, đầu đoạn, tên riêng của người. - Cả lớp viết từ khó vào bảng con: Man-gát, xuất phát - Cả lớp nghe và viết bài vào vở. - Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì. - Hai em đọc lại yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm. - Cả lớp thực hiện vào vở. - 3 em lên bảng thi làm bài đúng và nhanh. - Lớp nhận xét và bình chọn bạn làm nhanh và làm đúng nhất. - Cả lớp chữa bài theo lời giải đúng: + Thức nâng nhịp cối thậm thình suốt đêm + Gió đừng làm đứt dây tơ. - Một - hai học sinh đọc lại. TIẾT TKB 3 : TOÁN TIẾT CT 125 : TIỀN VIỆT NAM A/ Mục tiêu: - Nhận biết tiền Việt Nam loại: 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000đồng. - Bước đầu biết chuyển đổi tiền. - Biết cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng. - Bài 1 hình c và bài 2 câu c, d dành cho học sinh khá, giỏi. B/ Đồ dùng dạy học: - Các tờ giấy bạc 2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng và các loại đã học. C/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ:5’ - Gọi hai em lên bảng làm lại BT1 và 2 tiết trước. - Nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới:30’ a) Giới thiệu bài: * Giới thiệu các tờ giấy bạc 2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng. + Trước đây khi mua bán các em đã quen với những loại giấy bạc nào ? - Cho quan sát kĩ hai mặt của các tờ giấy bạc và nhận xét đặc điểm của từng tờ giấy bạc. b) Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS nêu cầu của bài. - Yêu cầu học sinh nhẩm và nêu số tiền. - Mời ba em nêu miệng kết quả. - Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn - Giáo viên nhận xét đánh giá Bài 2: - Gọi HS nêu cầu của bài. - Yêu cầu HS quan sát mẫu. - Hướng dẫn HS cách làm. - Yêu cầu cả lớp thực hành làm bài. - Mời ba nêu các cách lấy khác nhau. - Yêu cầu lớp theo dõi nhận xét bài bạn. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 3: - Gọi HS nêu cầu của bài. - Hướng dẫn HS xem tranh rồi trả lời câu hỏi - Yêu cầu cả lớp trả lời. c) Củng cố - dặn dò:5’ - Về nhà xem lại các bài tập đã làm. - Chuẩn bị bài : Luyện tập. - Giáo viên nhận xét tiết học. - 2HS lên bảng làm bài. - Lớp theo dõi nhận xét bài bạn. - Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu. + Ta thường dùng một số tờ giấy bạc như: 1000 đồng, 2000 đồng, 5000 đồng và 10000 đồng. - Quan sát và nêu về: + Màu sắc của tờ giấy bạc, + Dòng chữ “Hai nghìn đồng” và số 2000. + “ Năm nghìn đồng” số 5000 + “ Mười nghìn đồng” số 10000. Bài 1: - Một em đọc yêu cầu của bài. - Cả lớp quan sát từng hình vẽ và tính nhẩm.. - 3 HS đứng tại chỗ nêu miệng kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung: a. Con lợn a có: 6200 đồng b.Con lợn b có: 8400 đồng c. Con lợn c có: 4000 đồng Bài 2: - Một em đọc nêu cầu của bài. - Cả lớp tự làm bài. - Ba học sinh nêu kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung a. Lấy 3 tờ 1000đồng, 1 tờ 500 đồng và 1 tờ 100 đồng hay:1 tờ 2000 đồng, 1 tờ 1000 đồng và 1 tờ 500 đồng,1 tờ 100 đồng b. Lấy các tờ giấy bạc sau để được 10000 : 5000, 5000. c. Lấy các tờ giấy bạc sau để được 10000 : 2000, 2000, 2000, 2000, 2000. d. Lấy các tờ giấy bạc sau để được 5000 : 2000, 2000, 1000 hoặc 2000, 1000, 1000, 1000. Bài 3: - Một em đọc nêu cầu của bài. a. Bút chì có giá tiền ít nhất, lọ hoa có giá tiền nhiều nhất. - Cả lớp tự làm bài. - Hai học sinh làm bảng, cả lớp nhận xét bổ sung. b. Số tiền mua một quả bóng bay và một chiếc bút chì là. 1000 + 1500 = 2500 (đồng) c. Gía tiền một lọ hoa nhiều hơn một chiếc lược là: 8700 – 4000 = 4700 ( đồng) TIẾT TKB 4 : TỰ NHIÊN XÃ HỘI TIẾT CT 50 : CÔN TRÙNG ( GDMT liên hệ) A/ Mục tiêu : - Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số loại côn trùng đối với con người. - Nêu tên và chỉ được các bộ phận cơ thể bên ngoài của một số loại côn trùng trên hình vẽ hoặc vật thật. - Biết côn trùng là động vật không không xương sống, chân có đốt, phần lớn đều có cánh. B/ Đồ dùng dạy học : - Các hình trong SGK trang 96, 97. - Sưu tầm các loại côn trùng thật hoặc tranh ảnh mang đến lớp. C/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ:5’ - Kiểm tra bài "động vật". - Gọi 2 học sinh trả lời nội dung : Nêu đặc điểm chung của các loại động vật. - Nhận xét đánh giá. 2.Bài mới:30’ a) Giới thiệu bài: b) Khai thác: * Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. Bước 1 : Thảo luận theo nhóm - Chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát các hình trong SGK trang 96, 97 và các hình con vật sưu tầm được và thảo luận các câu hỏi sau: + Hãy chỉ đâu là đầu, ngực, bụng, chân, cánh (nếu có) của từng con côn trùng có trong hình ? Chúng có mấy chân ? Chúng sử dụng chân cánh để làm gì ? + Bên trong cơ thể chúng có xương sống không ? Bước 2 : Làm việc cả lớp - Mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận (Mỗi nhóm trình bày đặc điểm của 1 con côn trùng). + Côn trùng có đặc điểm gì chung ? - Giáo viên kết luận: sách giáo khoa. * Hoạt động 2:Làm việc với vật thật và tranh ảnh côn trùng sưu tầm được. Bước 1: Thảo luận theo nhóm - Chia lớp thành 3 nhóm. - Yêu cầu các nhóm thảo luận với yêu cầu: + Hãy sắp xếp các côn trùng và tranh ảnh sưu tầm các côn trùng thành 3 nhóm có ích, có hại và nhóm không ảnh hưởng gì đến con người. - Theo dõi và giúp đỡ các nhóm. Bước 2: Mời đại diện các nhóm lên trưng bộ sưu tập của nhóm mình và thuyết trình trước lớp. - Nhận xét đánh giá. - Nêu kết luận chung. c) Củng cố - dặn dò:5’ - Kể tên các côn trùng có lợi và những côn trùng có hại ? * Nhắc nhở học sinh cần bảo vệ những côn trùng có lợi và tiêu diệt những côn trùng có hại. - Về nhà học bài và xem trước bài mới. - Giáo viên nhận xét tiết học. - 2HS trả lời câu hỏi: - Lớp theo dõi. - Các nhóm quan sát các hình trong SGK, các hình con vật sưu tầm được và thảo luận các câu hỏi trong phiếu. - Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. + Côn trùng là những động vật không có xương sống. Chúng có 6 chân và phân thành các đốt. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại côn trùng theo 3 nhóm. - Các nhóm trưng bày sản phẩm, đại diện nhóm giới thiệu trước lớp. - Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc. TIẾT TKB 5 : SINH HOẠT LỚP TIẾT CT : NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG TUẦN 25 – KẾ HOẠCH TUẦN 26 I. Nhận xét : 1. Lớp trưởng tiến hành điều khiển cho các bạn sinh hoạt: - Tổ trưởng tổ các tổ 1, 2, 3, 4 đúc kết hoạt động của tổ trong tuần như : Các bạn đi học đúng giờ, học bài và làm bài ở nhà đầy đủ trước khi đến lớp, hăng say phát biểu xây dựng bài, vệ sinh trường lớp sạch đẹp, đi muộn, đến lớp chưa chú ý nghe giảng, ngồi học hay nói chuyện riêng... - Tổ đề nghị tuyên dương bạn...., nhắc nhở bạn... 2. GV nhận xét . a. Ưu điểm: - Đi học đều đúng giờ, không có học sinh nghỉ học. - Thực hiện tốt nội quy trường lớp. - Sách vở đò dùng học tập, đầy đủ - Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng say phát biểu bài. - Về nhà có chuẩn bị bài ở nhà. b.Tồn tại: - Trực nhật một số buổi làm vệ sinh chưa sạch tổ 1. - Chữ viết một số em chưa đẹp. - Một số em nhút nhát chưa mạnh dạn phát biểu xây dựng bài. - Chưa tập trung học tập còn nói chuyện riêng trong lớp học. II.Kế hoạch tuần 26 : - Phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm trên. - Thực hiện đúng nội quy trường lớp: Đồng phục, bỏ áo vào quần từ nhà đến trường. -- Thực hiện tốt 15 phút đầu giờ. Vệ sinh trường lớp, Vệ sinh cá nhân sạch sẽ. - Trong lớp chăm chú nghe giảng, hăng say phát biểu. - Ở nhà luyện đọc thật nhiều. - Tiếp tục luyện viết chữ đep. - Ôn đề cương và thực hiện tốt kiểm tra GHKII.
Tài liệu đính kèm: