Giáo án lớp 3 Tuần thứ 25 năm học 2013

Giáo án lớp 3 Tuần thứ 25 năm học 2013

-Học sinh đọc đúng, rành mạch, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

-Hiểu nội dung: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi. ( Trả lời được các câu hỏi ở sgk )

 Kể chuyện: Học sinh kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý sgk.

-Biết nhận xét lời kể của bạn.

*Các KNS giáo dục HS :

-Tự nhận thức , xác định giá trị

 

doc 26 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 774Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần thứ 25 năm học 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Thứ hai, ngày 25 tháng 2 năm 2013
Tập đọc – Kể chuyện
Tiết 73,74: HỘI VẬT
I/ MỤC TIÊU:
-Học sinh đọc đúng, rành mạch, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
-Hiểu nội dung: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi. ( Trả lời được các câu hỏi ở sgk )
 Kể chuyện: Học sinh kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý sgk.
-Biết nhận xét lời kể của bạn.
*Các KNS giáo dục HS : 
-Tự nhận thức , xác định giá trị 
-Thể hiện sự tự tin , lắng nghe tích cực .
II/ CHUẨN BỊ : 
 - Tranh minh họa , các bảng phụ 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG:
 1. Ổn định : hát 
 2. Kiểm tra
	- Học sinh đọc bài và TLCH về bài đọc: Tiếng đàn ( 3 HS )
	- Nhận xét ghi điểm
 3. Bài mới
	- Giới thiệu bài: Hội vật
Hoạt động 1: Tập đọc
 1.1 Luyện đọc hiểu 
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài
 - Học sinh đọc câu, mỗi học sinh đọc 1 câu.
 + Luyện đọc lại các từ : Cản Ngũ , Quắm Đen , sới vật , thoắt hóa 
 -Luyện đọc đoạn : Đọc nối tiếp ( 5 đoạn )
 - Giảng từ : GV , HS giảng các từ ngữ SGK / 59
 - Học sinh đọc bài theo nhóm 5 ( nhóm cố định )
 - Thi đọc giữa các nhóm: 3 nhóm
 - GV , cả lớp nhận xét 
 1.2 Luyện đọc hiểu : 
 - Học sinh đọc thầm từng đoạn trong bài, trả lời các câu hỏi :(Đặt câu hỏi) 
 + Tìm chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi nổi của hội vật? 
 + Cách đánh của Ong Cản Ngũ và Quắm Đen có gì khác nhau?
 + Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào?
 + Theo em, vì sao ông Cản Ngũ thắng? ( trao đổi nhóm đôi ) , trình bày ý kiến .
HS nhận xét 
GV chốt lại 
 1.3 Luyện đọc lại
 - Học sinh đọc lại đoạn 3, 4 của bài
 - Học sinh đọc nhóm 2
 - Thi đọc lại đoạn 3,4
 - 1 học sinh đọc lại toàn bài.
Hoạt động 2: Kể chuyện
 2.1 Kể chuyện theo tranh theo nhóm ( lắng nghe và nhận xét tích cực )
 - GV chuẩn bị các tranh tương ứng với các đoạn ở SGK . Ghi đúng các câu gợi ý để giúp HS kể lại từng đoạn .
 - Kể tùng đoạn trong nhóm ( nhóm đếm số ) ( GV theo dõi , gợi ý cho các nhóm )
 2.2 Thi kể giữa các nhóm 
 - Thi đua kể ( 3 nhóm )
 - GV , cả lớp nhận xét và chọn nhóm kể tốt nhất để khen ngợi .
 - 1 học sinh kể toàn bộ câu chuyện.
4. Củng cố : ( trao đổi cả lớp ) . Trình bày ý kiến cá nhân 
 - Qua bài học em thấy Quắm đen là người như thế nào ? Em học tập điều gì qua bài học này ?
 - GV nhận xét , giáo dục HS
- Tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------------------------
Toán
Tiết 120 : THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ
I/ MỤC TIÊU:
- Nhận biết về thời gian ( chủ yếu là về thời điểm). 
- Biết xem đồng hồ, chính xác đến từng phút.
- Tư duy nhanh nhẹn , chính xác .
 II/ CHUẨN BỊ :
 -GV mô hình đồng hồ , bảng phụ 
 -HS đồng hồ , bảng con 
III CÁC HOẠT ĐỘNG:
 1. Ổn định : hát 
 2. Kiểm tra
	- Giáo viên hỏi: 4 que diêm xếp được chữ số La Mã nào? ( IV, VI, VII, XII, XX ) 
	- Nhận xét
 3. Bài mới
	- Giới thiệu bài: Thực hành xem đồng hồ
Hoạt động 1: Hướng dẫn xem đồng hồ.
- Giáo viên giới thiệu chiếc đồng hồ có chia vạch phút.
- Học sinh quan sát hình 1. đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Nêu vị trí kim giờ, kim phút?
- Học sinh tiếp tục quan sát hình 2. kim giờ , kim phút đang ở vị trí nào?
- Vậy kim đồng hồ thứ 2 chỉ mấy giờ?
- Vài học sinh nêu giờ theo yêu cầu của giáo viên. 
 - GV nhận xét , chốt lại 
Hoạt động 2: Thực hành
 Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu
 - Học sinh làm việc cặp đôi, quan sát nêu giờ từng đồng hồ.
 - Đại diện nêu trước lớp.
 - Nhận xét – sửa chữa
 Bài 2: Học sinh tự vẽ kim đồng hồ vào vở. ( GV nhắc HS vẽ kim phút dài hơn kim giờ ).
	- Sau đó , đổi chéo vở kiểm tra.
 - GV chuẩn bị sẵn ( 3 hình 8 giờ 7 phút , 12 giờ 34 phút , 4 giờ kém 13 phút ) . Gọi 3 học sinh lên đặt thêm kim phút .
	-HS nhận xét , GV chốt lại 
 Bài 3: Học sinh đọc yêu cầu bài : Đồng hồ nào ứng với mỗi thời gian đã cho .
Giáo viên cho HS trao đổi nhóm nhỏ , sau đó từng tổ chọn ra 4 bạn lên thực hiện nối tiếp ( 3 tổ ) .
GV , cả lớp nhận xét 	GV chốt lại , tuyên dương 
Cả lớp sữa bài vào vở 
 4. Củng cố - dặn dò :
 - Về nhà luyện tập xem đồng hồ cho quen 
 - Chuẩn bị : Thực hành xem đồng hồ ( TT ) - Giáo viên nhận xét tiết học.
-------------------------------------------------------------------------
Tự nhiên và xã hội
Tiết 48: QUẢ
I.MỤC TIÊU :
- Nêu được chức năng của quả đối với đời sống của thực vật và ích lợi của quả đối với đời sống con người.
- Kể tên các bộ phận thường có của 1 quả.
*HS khá, giỏi: Kể tên một số quả có hình dáng, kích thước hoặc mùi vị khác nhau.
Biết được có loại quả ăn được và loại quả không ăn được.
* KNS: Kĩ năng quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài của một số loại quả.. Tổng hợp, phân tích thông tin để biết chức năng và ích lợi của quả với đời sống của thực vật và đời sống của con người.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên :Các hình trong SGK trang 92, 93. GV và HS sưu tầm các quả thật hoặc ảnh chụp mang đến lớp. Phiếu bài tập.
2.Học sinh : SGK, quả.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Ổn định.
2. KTBC: Hoa.
w Nêu các bộ phận của hoa?
w Nêu lợi ích của hoa đối với đời sống con người?
- HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương.	
3. Bài mới: Quả
ó Hoạt động 1: Sự đa dạng về màu sắc, hình dạng, kích thước, mùi vị của các loại quả.
- Học sinh để các loại quả đã chuẩn bị. Yêu cầu nêu tên quả, màu sắc, mùi vị khi ăn quả.
- Quan sát bên ngoài:
+ Quả chín thường có màu gì?
+ Hình dạng quả của các loại cây giống nhau hay khác nhau?
- Quan sát bên trong:
+ Bóc hoặc gọt vỏ, nhận xét về vỏ quả xem có gì đặc biệt.
+ Bên trong quả gòm có bộ phận nào? Chỉ phần ăn được của quả đó?
+ Nếm thử mùi vị của quả đó.
+ Mùi vị của các loại quả giống nhau hay khác nhau?
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung
- GV kết luận: Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc và mùi vị.
ó Hoạt động 2: Các bộ phận của quả.
- Học sinh quan sát hình 1;2;4;5;6;7;8 SGK
+ Tìm các bộ phận chính của quả.
+ Quả gồm những bộ phận nào? Chỉ rõ các bộ phận đó.
+ Người ta thường ăn bộ phận nào của quả đó?
- Giáo viên kết luận: Mỗi quả thường có 3 phần chính: vỏ, hạt, thịt.
- Mở rộng: Vỏ của quả khác nhau thì khác nhau. Có loại quả có vỏ không ăn được, có quả lại có vỏ mỏng dính sát vào thịt và ăn đươc. Có quả có nhiều hạt, có quả chỉ có một hạt. Có hạt ăn được (đỗ, lạc), có hạt không ăn được (xoài, bưởi, cam )
ó Hoạt động 3: Ích lợi của quả, chức năng của hạt.
- Học sinh thảo luận và phát biểu ý kiến: 
+ Quả thường dùng để làm gì? Nêu VD
+ Các quả trong sgk quả nào dùng để ăn tươi, quả nào dùng để chế biến thức ăn?
+ Hạt có chức năng gì?
- Giáo viên kết luận: 
+ Hạt để trồng cây mới. Khi gặp điều kiện thích hợp, hạt sẽ mọc thành cây mới.
+ Quả có nhiều ích lợi: quả để ăn, làm thuốc, ép dầu ăn. Quả có thể ăn tươi, chế biến để ăn. Quả có nhiều vitamin, ăn nhiều quả có lợi cho sức khoẻ.
	4. Củng cố- Dặn dò.
- Tổ chức cho HS chơi các trò chơi : đố quả.
- Hỏi HS về mùi vị của quả được ăn?
- Yêu cầu HS nhắc lại phần ghi nhớ.
- GV tổng kết giờ học
- Chuẩn bị: Động vật: tìm hiểu cơ thể những con vật em nuôi trong nhà. 
----------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba, ngày 26 tháng 2 năm 2013
Chính tả
Tiết 48: TIẾNG ĐÀN
I/ MỤC TIÊU:
- Nghe – viết đúng bài chính tả , trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập 2
- Viết đúng chính tả, sạch đẹp.
 II/ CHUẨN BỊ : 
 -GV các bảng phụ , bảng từ 
 -HS bảng con , vở chính tả 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG:
 1. Ổn định : hát 
 2. Kiểm tra
	- Học sinh viết bảng con từ : đuổi nhau , Cao Bá Quát 	
	- Nhận xét
 3. Bài mới
	- Giới thiệu bài: Nghe – viết : Tiếng đàn
Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết
 -Giáo viên đọc mẫu đoạn viết
 -2 học sinh đọc lại, giáo viên hỏi:
 + Đoạn văn miêu tả gì?
 + Đoạn viết có mấy câu?
 + Tìm chữ viết hoa? Vì sao?
 - Giáo viên đọc câu, học sinh rút từ khó viết bảng con.
 - Từ khó: mát rượi, vũng, dân chài, lướt, mái nhà.
 - Giáo viên đọc bài lần 2
 - Giáo viên đọc , học sinh viết vở.
 - Soát lỗi, chấm điểm 1 số vở.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
 Bài 2: Thi tìm nhanh 
 -Học sinh làm việc nhóm 4 , nhóm cố định ( bài a ) : Các từ gồm hai tiếng , trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm s , âm x . ( ghi vào bảng nhóm các từ tìm được ) .
 - Trình bày 4 nhóm , nhóm khác nhận xét 
 - Giáo viên nhận xét – chốt lời giải đúng.
 - Bài b/ HS làm vào vở , sửa bài tiếp sức ( 3 nhóm , mỗi nhóm 4 HS )
 - HS nhận xét , GV chốt lại 
 4.Củng cố : 
 - Thi đua đặt câu có từ xôn xao ( nhiều HS )
 - Về nhà lỗi chính tả.
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------------------------
Toán
Tiết 121 : THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ ( TT )
I/ MỤC TIÊU:
- Nhận biết được về thời gian ( thời điểm, khoảng thời gian) .
- Biết xem đồng hồ chính xác đến từng phút ( cả trường hợp mặt đồng hồ có chữ số La Mã.
- Biết thời điểm làm các công việc hằng ngày.
 II/ CHUẨN BỊ : 
 - GV mô hình đồng hồ ghi chữ số thường , chữ số La Mã 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG:
 1. Ổn định : hát 
 2. Kiểm tra
	- Giáo viên cho học sinh đọc giờ trên đồng hồ theo yêu cầu.
	- Nhận xét
 3. Bài mới
	- Giới thiệu bài: Thực hành xem đồng hồ ( tt ) 
Hoạt động 1: Học sinh biết thời gian hằng ngày
 Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu
 -Học sinh thảo luận cặp đôi, quan sát tranh hỏi – đáp
 -Đại diện hỏi – đáp trước lớp.
 -Nhận xét
Hoạt động 2: Học sinh biết xem giờ chính xác đến từng phút.
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu
 - Trò chơi Ai nhanh hơn: quan sát các đồng hồ có cùng thời gian, thi đua nêu đáp án.
 - Giáo viên hỏi, học sinh trả lời nhanh , GV ghi bảng .
 - HS nhận xét , GV chốt lại 
 - Nhận xét – tuyên dương
Hoạt động 3: Học sinh biết thời gian làm việc hằng ngày
Bài 3: Giáo viên nêu yêu cầu
 - Học sinh hoạt động cá nhân, quan sát tranh trả lời câu hỏi.
 - Học sinh làm vở toán.
 - Chấm điểm 1 số tập.
 - Nhận xét
 4. Củng cố :
 - Quan sát đồng hồ , chọn đáp án đúng 
 - Đồng hồ chỉ : A : 9 giờ 4 phút ; B : 21 giờ 4 phút c: 9 giờ 20 phút 
 - Cả lớp đưa đáp án , GV chốt lại đáp án đúng : 9 giờ 20 phút 
 -Luyện tập thêm về cách xem đồng hồ.
 - Nhận xét tiết học.
------------------------------------------------------ ...  trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: Cần tôn trọng đám tang, không nên làm gì khiến người khác thêm đau buồn. Tôn trọng đám tang là nếp sống mới, hiện đại có văn hóa.
	4. Củng cố- Dặn dò.
Hỏi: Thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, ngôn ngữ, điều kiện sống, nhưng có điểm chung là gì?
- Tôn trọng đám tang là thể hiện điều gì?
- Về ôn lại bài	CB: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
------------------------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
Tiết 25: NHÂN HÓA - ÔN CÁCH ĐẶT
 VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: VÌ SAO?
I/ MỤC TIÊU:
- Nhận ra hiện tượng nhân hóa, bước đầu nêu được cảm nhận về cái hay của những hình ảnh nhân hóa (BT1)
- Xác định được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: vì sao?
- Trả lời đúng 2,3 câu hỏi: vì sao?
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG:
A. Kiểm tra
- Học sinh tìm các từ ngữ:
	+ Chỉ hoạt động nghệ thuật
	+ Chỉ các môn nghệ thuật
- Nhận xét
B. Bài mới
- Giới thiệu bài: Nhân hóa - ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao? 
Hoạt động 1: Nhận ra các hiện tượng nhân hóa (nhóm 2)
Bài tập 1: Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh đọc đoạn thơ, tìm:
	+ Tìm con vật, sự vật nhân hóa?
	+ Cách gọi và tả có gì hay?
- Học sinh đại diện nhóm trả lời.
- Nhận xét - chốt ý
Hoạt động 2: Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi: Vì sao?
Bài tập 2: Học sinh nêu yêu cầu
- Học sinh làm bài cá nhân vào vở
- 3 học sinh sửa bảng lớp 
- Giáo viên nhận xét chốt ý.
	Bài tập 3: Giáo viên nêu yêu cầu bài
- Học sinh hỏi đáp nhóm đôi
- Đại diện nhóm hỏi đáp trước lớp
- Nhận xét - nhận xét
C. Dặn dò – nhận xét
- Xem lại và ghi nhớ bài tập
- Giáo viên tổng kết tiết học.
-------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu, ngày 29 tháng 2 năm 2013
Thể dục
Tiết 50 : ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG.
ÔN NHẢY DÂY. 
TRÒ CHƠI “ NÉM BÓNG TRÚNG ĐÍCH”
I/ MỤC TIÊU
- Biết cách nhảy dây kiểu chụm hai chân và thực hiện đúng cách so dây, chao dây, quay dây, động tác nhảy dây nhẹ nhàng, nhịp điệu.
- Biết cách thực hiện bài thể dục phát triển chung với hoa và cờ.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
II/ ĐỊA ĐIỂM , PHƯƠNG TIỆN
 _ Địa điểm : Trên sân trường
 _ Phương tiện : Còi , kẻ sân
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1/-Phần mở đầu :
-GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
-Đi theo vòng tròn và hít thở sâu giơ tay từ thấp lên cao ngang vai rồi dang ngang (hít vào bằng mũi), đưa tay ngược chiều trở lại (thở ra bằng miệng). Sau đó đứng lại quay mặt vào tâm vòng tròn, cho Học sinh đứng cách nhau một cánh tay.
-Trò chơi “Tìm những quả ăn được”
+GV lần lượt chỉ vào từng em, em đó phải nói ngay tên một thứ quả ăn được, nếu không nói đúng hoặc nói tên thứ quả đã có bạn kể rồi, hay loại quả đó không ăn được, thì đều coi như phạm qui và sẽ phải chạy quanh lợp một vòng.
+Chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
2/-Phần cơ bản :
-Ôn bài thể dục phát triển chung với cờ.
+Cho lớp dàn hàng triển khai đội hình đồng diễn thể dục. Cho HS cầm cờ để thực hiện.
+GV thực hiện trước với động tác với cờ để HS nắm và tập thử ; Rồi tập chính thức.
+GV cho tập cả 8 động tác : Lần 1 GV hô, lần 2 cán sự hô nhịp. GV đi giúp đỡ, sửa sai cho HS.
-Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân :
+Các tổ tập luyện theo khu vực đã qui định.
+GV đến từng tổ nhắc nhở HS và bao quát lớp.
-Ôn trò chơi “Ném bóng trúng đích”.
+GV tổ chức và làm trọng tài cho các em chơi, đảm bảo trật tự.
+Lần lượt từng tổ thi đua ném trúng vào ba vòng tròn đồng tâm.
3/-Phần kết thúc :
-Đứng thành vòng tròn, vổ tay, hát.
-Đứng tại chổ hít thở sâu (Dang tay : hít vào, buông tay : Thở ra)
-GV cùng HS hệ thống bài.
-GV nhận xét, giao bài tập về nhà. 
----------------------------------------------------------------------
Tập làm văn
Tiết 25: KỂ VỀ LỄ HỘI
I/ MỤC TIÊU:
- Bước đầu kể về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong bức ảnh.
- Học sinh biết kể có sáng tạo.
- Biết tìm kiếm và xử lí các thông tin , phân tích , đối chiếu .
- Có khả năng lắng nghe và phản hồi tích cực .
 II/ CHUẨN BỊ : 
 - Các tranh minh họa SGK , một số tranh sưu tầm , bảng phụ .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG:
 1. Ổn định : hát 
 2. Kiểm tra
	- Học sinh kể lại câu chuyện: người bán quạt may mắn
	- Nhận xét
 3. Bài mới
	- Giới thiệu bài: Kể về lễ hội
Hoạt động 1: Hướng dẫn kể về lễ hội ( tìm kiếm và xử lí thông tin )
- Học sinh quan sát 2 bức tranh, nói nội dung. Học sinh làm việc theo cặp đôi.
- Giáo viên ghi bảng phụ ghi câu hỏi gợi ý: 
 + Quang cảnh trong bức ảnh như thế nào?
 + Những người tham gia lễ hội đang làm gì?
Học sinh tập nói theo câu hỏi gợi ý. Giáo viên nhận xét bổ sung thêm
Rèn học sinh nói lại cho đủ ý , diễn đạt rõ ràng ( nhiều HS )
Hoạt động 2: Thực hành kể ( có tư duy sáng tạo , lắng nghe tích cực )
- Học sinh thực hành kể về lễ hội theo 2 bức tranh sgk/64 . Học sinh kể nhóm 4. ( nhóm cố định )
- Giáo viên theo dõi , gợi ý 
- Thi đua kể trước lớp. ( trình bày 1 phút )
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét về lời kể, cách diễn đạt.
- 2 học sinh kể lại lễ hội dựa vào 2 tranh, mỗi em kể 1 tranh. ( HS khá , giỏi )
- Nhận xét – tuyên dương học sinh kể tốt.
 4. Củng cố :
 - Kể tên các lễ hội mà em biết ( 2,3 HS )
 - GV nhận xét , giáo dục HS 
 - Tập kể về lễ hội.
- Chuẩn bị : Kể về một lễ hội mà em biết.
- Nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------------------------
Toán
Tiết 124 : LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị .
- Viết và tính được giá trị của biểu thức .
- HS có kĩ năng giải toán tốt , sáng tạo .
 II/ CHUẨN BỊ : 
 - GV các bảng phụ , HS bảng nhóm .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG:
 1. Ổn định : hát 
 2. Kiểm tra : Luyện tập
	- GV bài sửa của HS 
 - Nhận xét
 3. Bài mơí
 -Giới thiệu bài : Luyện tập 
 Hoạt động 1: HS biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị 
- Bài 2 : Bài toán 
 HS đọc bài toán , cả lớp đọc thầm để xác định yêu cầu bài 
GV nêu câu gợi ý , HS xung phong trả lời 
Bài toán cho biết gì ? 
Bài toán hỏi gì ? 
Muốn lát 7 căn phòng như thế bao nhiêu viên gạch em phải tìm gì ? 
Em thực hiện như thế nào ?
GV nhận xét chốt lại : 
Ta thực hiện 2 bước :
+ Bước 1 : Tìm số viên gạch của 1 phòng 
+ Bước 2 : Tìm số viên gạch của 7 phòng 
Cả lớp làm vào vở , HS sửa bài , nhận xét 
GV chốt lại đáp án đúng . 
Bài 3 : Số ( Thi đua Ai nhanh hơn )
HS đọc yêu cầu bài 
GV hướng dẫn HS bài mẫu , HS thi đua điền số , nêu cách thực hiện 
HS nhận xét , GV chốt lại 
 Hoạt động2 : Viết và tính giá trị của biểu thức 
 Bài 4 ( HS thực hiện bài a , b ) 
 - HS nhắc lại qui tắc tính giá trị của biểu thức( chỉ có phép nhân , chia) .
 - Bài a / 32 chia 8 nhân 3 ( trao đổi nhóm nhỏ , nhóm cố định ) 
 - Giải vào bảng nhóm , trình bài ( 3 nhóm ) 
 - HS nhận xét , GV chốt lại 	- Nhận xét – tuyên dương
 - Bài b/ 45 nhân 2 nhân 5 ( cả lớp giải vào vở )
- HS thi đua sửa bài ( 3 HS ) , nhận xét 	GV chốt lại , tuyên dương 
 4. Củng cố : 
 - HS nhắc lại các bước thực hiện giải toán có văn .
 - Về nhà đọc lại các qui tắc tính giá trị của biểu thức 
 - Nhận xét tiết học.
-------------------------------------------------------------------------
Tự nhiên và xã hội
Tiết 49 : ĐỘNG VẬT 
I/ MỤC TIÊU :
- Biết được cơ thể động vật gồm 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển .
- Nhận ra sự đa dạng và phong phú của động vật về hình dạng , kích thước, cấu tạo ngoài. 
- Nêu được ích lợi và tác hại của một số động vật đối với con người.
- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số động vật.
HS khá, giỏi: Nêu được những điểm giống và khác nhau của một số con vật. 
II/ CHUẨN BỊ: 
 -Giáo viên :Tranh ảnh về động vật trang 94,95 SGK, tranh ảnh do HS sưu tầm giấy, bút vẽ, hồ dán cho mỗi nhóm.
-Học sinh : Vở bài tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.KHỞI ĐỘNG
2. BÀI CŨ: Quả
w Nêu các bộ phận của quả?
w Nêu lợi ích của quả, chức năng của hạt đối với đời sống con người?
- HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương.	
Hát một liên khúc các bài hát có tên các con vật.
3. BÀI MỚI: Động vật
Hoạt động 1: Quan sát cơ thể động vật
Mục tiêu: Xác định được ba bộ phận chính của cơ thể động vật.
Cách tiến hành: ( tranh )
*Làm việc nhóm:
-GV yêu cầu HS chia thành các nhóm.
-Yêu cầu các HS đưa ra tranh ảnh về động vật sưu tầm được, quan sát đó là con vật gì, có đặc điểm gì về hình dạng, kích thước 
+Sau đó yêu cầu các nhóm HS ghi lại kết quả quan sát được vào bảng:
*Tổ chức làm việc cả lớp.
-GV yêu cầu các nhóm dán các bảng ghi kết quả quan sát trên bảng.
-Yêu cầu các nhóm đọc nhanh kết quả và nhận xét bài làm của các nhóm.
+Kết luận: Động vật sống ở khắp mọi nơi (trên cạn, dưới nước, trên sa mạc ) chúng di chuyển bằng chân, nhảy, hoặc bay bằng cánh, bơi nhờ vây.
* Hoạt động 2: Các bộ phận chính bên ngoài cơ thể động vật.
Mục tiêu: Nắm được các bộ phận chính bên ngoài của cơ thể động vật.
Cách tiến hành: ( tranh, cây )
*Làm việc nhóm:
-Yêu cầu HS ngồi theo nhóm: một nửa số nhóm quan sát tranh 1,2,4,8,10. Một nửa còn lại quan sát tranh 3,5,6,7,9. và trả lời câu hỏi:
+Kể tên các bộ phận giống nhau trên cơ thể các con vật trong tranh.
*Làm việc cả lớp:
-Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
-Nêu kết luận: Cơ thể động vật thường có ba bộ phận: đầu, mình và cơ quan di chuyển. Chân, cánh, vây, đuôi gọi là cơ quan di chuyển.
* Hoạt động 3: Trò chơi: Thử tài hoạ sĩ
-Mục tiêu:Hình dung các con vật để vẽ nhanh.
-Cách tiến hành: ( tranh, cây )
*Làm việc nhóm:
-Yêu cầu các nhóm HS nhận giấy, bút màu.
-Yêu cầu các nhóm trong thời gian 5 phút vẽ được con vật bất kì (hoặc con vật em thích).
*Làm việc cả lớp:
-Yêu cầu các nhóm dán kết quả lên bảng.
-Yêu cầu các nhóm lần lượt giới thiệu con vật được vẽ là gì? Hãy chỉ ra và gọi tên các bộ phận chính.
+Yêu cầu HS nêu lại ba bộ phận chính của cơ thể động vật.
+Nhận xét, khen ngợi các nhóm vẽ đẹp, chỉ đúng các bộ phận của con vật.
4. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
-Tổ chức cho HS chơi trò chơi : Đố bạn con gì?
-Hướng dẫn HS tham gia chơi trò chơi.
-Gọi 10 HS lên chơi.
-GV nhận xét, khen gợi những HS am hiểu về những tiếng con vật.
* Nhận xét tiết học.
* Chuẩn bị: Bài 50 và sưu tầm các tranh về côn trùng.
-------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 3 tuan 25(1).doc