Giáo án Lớp 4 - Quyển 1 - Trường TH Hoa Trung

Giáo án Lớp 4 - Quyển 1 - Trường TH Hoa Trung

Tập đọc:

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

I. Mục tiêu:

 1/Kiến thức: - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hiểu các từ ngữ khó có trong bài

 2/ Kỹ năng: - Đọc đúng các từ ngữ khó có trong bài: Giọng đọc phù hợp với diễn biến câu chuyện

 3/ Thái độ: - Giáo dục các em biết yêu thương giúp đỡ mọi người gặp khó khăn, hoạn nạn.

II. Chuẩn bị:

 - Thầy: Tranh trong SGK, tập truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”

 - Trò:

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 77 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 605Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Quyển 1 - Trường TH Hoa Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người thiết kế: MA DUY DOÃN
Trường TH Hoa Trung
 Thứ ba ngày 5 tháng 7 năm 2010
Tập đọc:
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. Mục tiêu:
 1/Kiến thức:	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hiểu các từ ngữ khó có trong bài
 2/ Kỹ năng:	- Đọc đúng các từ ngữ khó có trong bài: Giọng đọc phù hợp với diễn biến câu chuyện
 3/ Thái độ:	- Giáo dục các em biết yêu thương giúp đỡ mọi người gặp khó khăn, hoạn nạn.
II. Chuẩn bị:
	- Thầy: Tranh trong SGK, tập truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”
	- Trò: 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:KT SGK- TV5-Tập1 của HS 
3. Bài mới
 a) Giới thiệu chủ điểm và bài đọc
- Giới thiệu chủ điểm:Thương người như thể thương thân
- Giới thiệu tập truyện dế mèn phiêu lưu ký
- Giới thiệu bài tập đọc:Dế mèn bênh vực kẻ yếu
b) Luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc:
- Gọi 1 học sinh khá (giỏi) đọc cả bài
- Yêu cầu học sinh chia đoạn
- Gọi học sinh đọc đoạn kết hợp sửa lỗi phát âm và giúp học sinh hiểu các từ ngữ mới, khó trong bài.
- Yêu cầu học sinh đọc bài trong nhóm
- Gọi 2 học sinh đọc cả bài, lớp theo dõi, nhận xét 
- Đọc diễn cảm cả bài
* Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu 1 học sinh đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi:
 + Dế mèn gặp chị Nhà Trò trong hoàn cảnh nào?
 - Giảng từ cỏ xước (SGK)
- Yêu cầu 1 học sinh đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi
 + Tìm những chi tiết cho biết chị Nhà Trò rất yếu ớt?
- Giải nghĩa từ Nhà trò, bự
- Yêu cầu 1 học sinh đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi
 + Chị Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào?
- Giải nghĩa từ ăn hiếp (chú giải SGK)
- Yêu cầu 1 học sinh đọc đoạn 4, trả lời câu hỏi
 + Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
- Giải nghĩa từ: mai phục (SGK)
- Nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích?
- Yêu cầu học sinh nêu ý chính của bài
- Chốt: Ý chính: Bài văn ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp biết bênh vực kẻ yếu, xoá bỏ bất công
- Gọi học sinh đọc lại ý chính
c) Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm;
- Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn 3
- Gọi học sinh đọc diễn cảm đoạn 3
- Gv nhận xét , cho điểm HS đọc tốt
4. Củng cố:
- Học sinh nêu lại ý chính
- Gv nhận xét tiết học , giáo dục tình cảm cho học sinh
5.Dặn dò :
- Dặn học sinh về đọc phần tiếp theo của bài.
- Líp tr­ëng b¸o c¸o sÜ sè
- Lắng nghe
- Quan s¸t l¾ng nghe
- 1 học sinh đọc bài, lớp đọc thầm
- Học sinh chia đoạn
- Đọc nối tiếp các đoạn, nghe, sửa lỗi phát âm ,hiểu nghĩa từ khó 
- Nêu cách đọc bài
- Đọc bài theo nhóm 2
- Đọc bài và nhận xét 
- Lắng nghe
- 1 học sinh đọc đoạn 1, lớp đọc thầm
- Trả lời: Dế Mèn đi qua vùng cỏ xước gặp chị Nhà Trò gục đầu khóc bên tảng đá cuội 
- Lắng nghe
- 1 học sinh đọc đoạn 2, lớp đọc thầm
- Trả lời:Thân hình bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn nhưu mới lột, cánh mỏng, ngắn chun chủn, quá yếu, chưa quen mở. Vì ốm yếu chị kiếm bữa chưa đủ nên lâm vào cảnh nghèo túng.
- Lắng nghe
- 1 học sinh đọc đoạn 3, lớp đọc thầm
- Trả lời: ...
- Nghe
- 1 học sinh đọc đoạn 4, lớp đọc thầm
- Trả lời: Lời nói: Em đừng sợ  kẻ yếu lời nói dứt khoát, mạnh mẽ làm Nhà Trò yên tâm hơn.
- Cử chỉ hành động: phản ứng mạnh, xoè cả càng ra để bảo vệ che chở, dắt Nhà Trò đi.
- VD: Dế Mèn xoè cả càng ra, bảo Nhà Trò “Em đừng sợ”. Thích vì tả Dế Mèn như một võ sĩ oai vệ, có lời nói và hành động mạnh mẽ nói lên tấm lòng nghĩa hiệp 
- Một số em nêu ý chính
- 2 học sinh đọc lại ý chính.
- 4 học sinh đọc 4 đoạn 
- Nêu cách đọc
- Lắng nghe
- Học sinh đọc bài, lớp nhận xét 
-Nêu lại ý chính
-Lắng nghe ,ghi nhớ
- Ghi nhớ
Toán: 
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100000
I. Mục tiêu:
 1/Kiến thức:	- Ôn tập về các số đến 100000
 2/ Kỹ năng :	- Đọc viết các số đến 100000, phân tích cấu tạo số
 3/ Thái độ :	- Học sinh yêu thích, hứng thú học toán.
II. Chuẩn bị:
	- Thầy: Bảng phụ vẽ sẵn hình bài 4.
	- Trò: 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra SGK Toán 5 của HS
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Nội dung bài:
- Nêu yêu cầu bài 1
Bài 1: (3) Viết số thích hợp vào dưới mỗi vạch của tia số
b) Viết số thích hợp vào chỗ chấm
36000; 37000; 38000; 39000; 40000; 41000
Bài 2:Viết theo mẫu
 -Gv hướng dẫn học sinh làm mẫu
 -Yêu cầu HS làm bài vào SGK
 -Một số HS chữa bài ở bảng
Bài 3 (3) Viết theo mẫu
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn HS làm mẫu
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân sau đó chữa bài ở bảng
a)
9171 = 9000 + 100 + 70 + 1
3082 = 3000 + 80 + 2
7006 = 7000 + 6
 b) 7000 + 300 +50 +1=7351
 5000 +2 =5002
Bài 4 
 -Nêu yêu cầu, hướng dẫn học sinh làm bài dựa vào hình vẽ trên bảng phụ
 -Chu vi hình thang ABCD là: 6 + 4 + 3 + 4 = 17 (cm)
 -Chu vi hình chữ nhật MNPQ là: (8 + 4) x 2 = 24 (cm)
 -Chu vi hình vuông GHIK là: 5 x 4 = 20 (cm)
4. Củng cố
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5.Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà học bài
- H¸t 
 -Lắng nghe,
 -Hs làm bài vào sách 
- Học sinh lên bảng làm bài
- Học sinh đọc lại các số trên tia số
 - Hs viết số ở bảng
- 1 học sinh đọc yêu cầu 
- Quan sát ,lắng nghe
-Làm bài
-Chữa bài
- 1 học sinh đọc yêu cầu 
- Quan sát ,lắng nghe
-Làm bài
-Chữa bài
- Lắng nghe, nêu cách làm
- Làm bài vào vở
- Học sinh nêu kết quả
- L¾ng nghe 
- Ghi nhí
Lịch sử:
MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ
I. Mục tiêu:
 1/Kiến thức- Biết vị trí địa lý, hình dáng đất nước ta. Nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung một lịch sử, một tổ quốc
 -Biết yêu cầu khi học môn lịch sử và địa lý
 2/ Kỹ năng :Chỉ bản đồ
 3/ Thái độ- Yêu quý đất nước, con người Việt Nam.
II. Chuẩn bị:
	- Thầy: Bản đồ hành chính Việt Nam; tranh ảnh sinh hoạt của một số dân tộc.
	- Trò: 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:KT SGK Lịch sử và Địa lý của HS 
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài: Giới thiệu về cuốn SGK Lịch sử và Địa lý
b) Nội dung:
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Giới thiệu vị trí của đất nước ta và các cư dân ở mỗi vùng.
- Yêu cầu học sinh xác định trên bản đồ hành chính Việt Nam vị trí tỉnh mà mình đang sống.
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- Quan sát, mô tả về cảnh sinh hoạt của một dân tộc ở một vùng nào đó
- Hướng dẫn các nhóm làm việc, tìm hiểu, mô tả bức tranh, ảnh đó.
- Nhận xét, kết luận 
Kết luận: Mỗi dân tộc sống trên đất nước ta đều có nét văn hoá riêng song đều có cùng 1 tổ quốc, 1 lịch sử.
* Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp
-Nêu câu hỏi: Để có tổ quốc ta tươi đẹp như ngày hôm nay, ông cha ta phải trải qua hàng ngàn năm lao động, đấu tranh để dựng nước và giữ nước. Hãy kể một vài sự kiện lịch sử để chứng minh?
* Hoạt động 4: Hoạt động cả lớp
- Hướng dẫn học sinh cách học môn lịch sử và địa lý
- Yêu cầu học sinh đọc mục ghi nhớ (SGK)
4. Củng cố
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5 Dặn dò:
- Dặn học sinh về học bài.
- H¸t
 - Lắng nghe
- Lắng nghe
-Chỉ bản đồ
- Thảo luận theo nhóm 2 
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung 
- Lắng nghe
- Suy nghĩ, trả lời
- Lắng nghe
 -Đọc ghi nhớ
 -Lắng nghe
- Ghi nhớ
.
Đạo đức:
TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (T1)
I. Mục tiêu:
1/Kiến thức :- Biết cần phải trung thực trong học tập. Giá trị của sự trung thực
2/ Kỹ năng :- Đồng tình ủng hộ với hành vi trung thực, phê phán hành vi thiếu trung thực.
3/ Thái độ: - Trung thực trong cuộc sống
II. Chuẩn bị:
	- Thầy:
	- Trò: 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: KT SGK Đạo đức 5 của HS
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài: Giới thiệu bằng lời
b) Nội dung:
* Hoạt động 1: Xử lý tình huống
- Yêu cầu học sinh đọc tình huống trong SGK và trả lời câu hỏi:
? Theo em bạn Long có những cách giải quyết nào
a) Mượn tranh ảnh của bạn để đưa cho cô giáo xem
b) Nói dối cô đã sưu tầm nhưng để quên ở nhà
c) Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm và nộp sau
- Chốt lại và đưa ra cách giải quyết
Phương án c: Thể hiện tính trung thực trong học tập
* Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
- Nêu yêu cầu bài tập
Kết luận: Việc làm c: là thể hiện sự trung thực trong học tập
 Các việc a,b,d là thiếu trung thực trong học tập.
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm bài tập 2 (4)
- Chia nhóm
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 2 (4) 
Kết luận: 
 - Ý kiến (b, c) là đúng
 - Ý kiến a là sai
* Ghi nhớ (SGK)
 - Hệ thống bài: Kể cho học sinh nghe về các tấm gương trung thực trong cuộc sống
 - Hoạt động tiếp nối: - Yêu cầu 2 bàn chuẩn bị một tiểu phẩm về chủ đề bài học
- H¸t 
-L¾ng nghe
- 1 học sinh đọc tình huống 
- Suy nghĩ trả lời
- Đọc ghi nhớ
- Lắng nghe ,làm bài vào vở bài tập,nêu kết quả
- Lắng nghe
- Làm bài theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
- Lớp nhận xét 
- 2 học sinh đọc ghi nhớ
- Học sinh liên hệ thực tế
- Ghi nhí
.
Chính tả: 
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. Mục tiêu
 1/Kiến thức : Hiểu nội dung bài viết
 2/ Kỹ năng Nghe, viết, trình bày đúng bài chính tả
 3/ Thái độ: Rèn chữ viết, tính cẩn thận cho học sinh
II. Chuẩn bị:
	- Thầy: Bảng phụ chép yêu cầu bài 2
	- Trò: 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:Vở viết chính tả của HS 
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn học sinh nghe – viết
- Đọc mẫu đoạn viết chính tả
* Tìm hiểu đoạn viết:
- Yêu cầu học sinh tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt
(Chị bé nhỏ lại gầy yếu, người bự phấn như mới lột, cánh mỏng ngắn chùn chùn)
* Nhận xét chính tả:
- Yêu cầu học sinh tìm những từ viết hoa trong đoạn (chữ đầu câu, tên riêng)
- Đọc cho Hs viết từ khó, dễ lẫn:chùn chùn, cỏ xước, Nhà Trò
* Đọc bài cho học sinh viết chính tả
* Đọc cho học sinh soát lỗi
* Chấm ,chữa bài cho HS
c) Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 2(a): Điền vào chỗ trống l hay n
Đáp án:
a) Lần lượt điền: lẫn, nở, lẳn, nịch, lông, loà, làm
Bài 3(a) :Giải câu đố
Gv nhận xét ,chốt lại đấp án đúng
 *Đáp án :
 a) Cái la bàn
4. Củng cố:
	- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5.Dặn dò: Dặn HS ghi nhớ các hiện tượng chính tả ở các BT
- H¸t
- Lắng nghe, theo dõi sgk
- Trả lời
- Trả lời
- Viết vào bảng con
- Viết bài vào vở
- Soát lỗi chính tả, sửa lỗi nếu có
- Làm bài tập vào sách , chữa bài ở bảng
- Hs suy nghĩ ,trả lời miệng
- Lắng nghe ,ghi nhớ
- L¾ng nghe
- Ghi nhí
 Thứ ba ngày 25 tháng 8 năm 2009
Toán:
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 1 ... ng của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 1 học sinh kể lại câu chuyện: Nàng tiên Ốc và nói ý nghĩa của truyện
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Hướng dẫn học sinh kể chuyện
* Tìm hiểu yêu cầu của đề bài
Yêu cầu học sinh đọc đề bài
Đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về lòng nhân hậu
- Gạch chân những từ quan trọng
- Gọi học sinh đọc gợi ý 1, 2, 3, 4
- Nhắc nhở học sinh: Trước khi kể cần giới thiệu câu chuyện mình kể, kể phải có đầu có cuối 
c) Học sinh thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện:
- Yêu cầu học sinh học sinh kể theo nhóm rồi trao đổi về ý nghĩa
- Yêu cầu HS thi kể trước lớp
-Cùng học sinh nhận xét, bình chọn bạn kể hay.
4. Củng cố:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5.Dặn dò:
- Dặn học sinh về kể lai câu chuyện đã kể ở lớp và chuẩn bị bài sau
- Cả lớp theo dõi
- 1 học sinh đọc ở bảng lớp
- Theo dõi
- 4 học sinh nối tiếp nhau đọc, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe
- Kể truyện trong nhóm,trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
- Đại diện 1 số nhóm thi kể chuyện trước lớp,trao đổi cùng các bạn về nội dung ,ý nghĩa câu chuyện
	.
 Thứ năm ngày 4 tháng 9 năm 2008
Toán:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức:
 Giúp học sinh củng cố về:
 - Cách đọc số, viết số đến lớp triệu
 - Thứ tự các số
 2.Kỹ năng:
 -Đọc,viết số
 -Đọc bảng số liệu
 3.Thái độ:
 -Tích cực học tập
II. Đồ dùng dạy học:
	- Thầy: 
	- Trò: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: HS cả lớp viết các số ở BT3(Tr.16) vào bảng con
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Luyện tập:
Bài 1 (Trang 17) Đọc số và nêu giá trị của chữ số 3 và chữ số 5 trong mỗi số sau
a) 356274490
c) 82175263
b) 850003200
d) 850003200
-Gọi học sinh nêu yêu cầu 
- Ghi số lên bảng 
-Gọi HS đọc số, nêu miệng giá trị của chữ số 3 và chữ số 5 trong mỗi số
Bài 2: Viết số
- Giáo viên đọc cho học sinh viết vào bảng con
Đáp án: 
a) 5760342
b) 5706342 
c) 50076342
d) 576340012
Bài 3: Đọc bảng số liệu, trả lời câu hỏi
- Gọi học sinh đọc số dân của từng nước
- Yêu cầu một số học sinh trả lời câu hỏi ở SGK
Đáp án:
a) – Nước Ấn Độ nhiều dân nhất
 - Nước Lào ít dân nhất
b) Tên các nước có số dân theo thứ tự từ ít đến nhiều là:
Lào, Cam – pu – chia, Việt Nam, Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Ấn Độ.
Bài 4: Cho biết “Một nghìn triệu gọi là một tỉ”
- Viết vào chỗ chấm theo mẫu
- Gọi học sinh đếm thêm 100 triệu từ 100 triệu đến 900 triệu
- Nếu đếm tiếp sau số 900 triệu là số nào? số 1000 triệu
- Gv nêu: Số 1000 triệu còn gọi là 1 tỉ
- Giới thiệu mẫu như SGK
-Các ý còn lại cho học sinh tự làm bài
Đáp án: Các số được viết lần lượt sau năm tỉ là: ba trăm mười lăm tỉ(315000000000);. 3000000000: ba nghìn triệu hay ba tỉ
4. Củng cố:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5.Dặn dò:
-Dặn HS ôn lai kiến thức của bài
- Cả lớp theo dõi
- 1 học sinh nêu yêu cầu 
-Quan sát
- Học sinh nối tiếp nhau đọc và nêu giá trị của chữ số 3,chữ số 5 trong mỗi số
- Viết vào bảng con,đọc số đã viết
- Đọc trong SGK 
- Trả lời
- Viết ra giấy nháp rồi đọc
- Đọc yêu cầu
- Học sinh đếm 
-Trả lời
- Lắng nghe
- Theo dõi
- Làm bài vào SGK 
	.
Tập đọc: 
NGƯỜI ĂN XIN
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức:	
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện
 -Hiểu nghĩa các từ khó trong bài
 2.Kỹ năng:
 - Đọc lưu loát toàn bài, giọng đọc phù hợp với nội dung bài
 3.Thái độ :
 -Sống nhân hậu
II. Đồ dùng dạy học:
 -Thầy :
 -Trò:	. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh đọc bài: Thư thăm bạn, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc
-Sửa lỗi phát âm, giọng đọc và giải nghĩa 1 số từ khó (như chú giải SGK) 
- Đọc diễn cảm toàn bài
* Tìm hiểu nội dung bài
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1 – trả lời câu hỏi
- Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào? (già lọm khọm, mắt đỏ đọc  trông rất thảm hại)
+ Thế nào là “Thảm hại” (dáng vẻ khổ sở, đáng thương)
 - Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2 – trả lời câu hỏi
+Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào?
(Cậu bé chân thành, thương xót và muốn giúp đỡ ông lão)
-Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3 , trả lời câu hỏi 3 (SGK trang 31)
(Ông nhận được sự tôn trọng, thông cảm và tình thương của cậu bé)
Theo em, cậu bé đã nhận được gì từ ông lão ăn xin
-Gọi học sinh nêu ý chính của bài
( Ý chính: Câu chuyện ca ngợi lòng nhân hậu của cậu bé biết thương xót với nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin)
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm: 
- Hướng dẫn học sinh thể hiện giọng đọc phù hợp 
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo vai
- Cho học sinh thi đọc trước lớp
4. Củng cố:
- Củng cố bài, liên hệ giáo dục HS 
5.Dặn dò:
- Về tập kể lại câu chuyện
- Cả lớp theo dõi
-1 HS đọc toàn bài
- 1 học sinh chia đoạn
 -Học sinh đọc nối tiếp đoạn trước lớp
-HS luyện đọc theo nhóm 2
- 2 học sinh đọc toàn bài
-1 học sinh đọc thành tiếng, lớp đọc thầm
- Trả lời
- Lớp đọc thầm
- Trả lời
- Lớp đọc thầm,trả lời
- Suy nghĩ, trả lời theo ý mình
- Học sinh nêu
- Lắng nghe
- Đọc theo vai
- Học sinh thi đọc
	.
Tập làm văn:
KỂ LẠI LỜI NÓI, Ý NGHĨA CỦA NHÂN VẬT
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức:
 - Nắm được tác dụng của việc dùng lời nói và ý nghĩa của nhân vật để khắc hoạ tính cách nhân vật, nói lên ý nghĩa câu chuyện.
 2.Kỹ năng:
 -Biết kể lại lời nói, ý nghĩa của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo 2 cách: trực tiếp và gián tiếp.
 3.Thái độ :Tích cực học tập
II. Đồ dùng dạy học:
	- Thầy:
	- Trò:Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh 
- Đọc ghi nhớ của tiết TLV trước
- Trả lời câu hỏi: Nêu những chú ý khi tả ngoại hình nhân vật.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Nhận xét:
- Gọi học sinh nêu yêu cầu 1, 2 (SGK – tr 32)
-Gọi học sinh đọc bài “Người ăn xin”
-Yêu cầu học sinh tự làm bài
-Gọi học sinh phát biểu ý kiến, giáo viên nhận xét đưa ra lời giải đúng
* Ý 1: Lời nói của cậu bé
+ Chao ôi!  biết nhường nào?
+ Cả tôi nữa  của ông lão
+ Ông đừng giận cháu;  cho ông cả
* Ý 2: Lời nói và ý nghĩ của cậu bé cho thấy cậu là một người nhân hậu
- Gọi học sinh đọc ý 3 (SGK)
- Ghi lên bảng 2 cách kể lại lời nói, ý nghĩ của ông lão
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ trả lời cho ý 3
* Ý 3:- Cách 1: Tác giả dẫn trực tiếp nguyên văn lời nói của ông lão
 -Cách 2: Tác giả thuật gián tiếp lời ông lão
c) Ghi nhớ: (SGK trang 32)
d) Luyện tập:
Bài tập 1: 
-Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập
-Yêu cầu học sinh làm bài
- Gọi học sinh phát biểu
- Nhận xét, chốt lời giải đúng
+ Lời dẫn gián tiếp: (Cậu bé  nói dối là bị chó sói đuổi)
+ Lời dẫn trực tiếp: 
-“ Còn tớ,  gặp ông ngoại”
- “Theo tớ,  nhận lỗi với bố mẹ”
Bài tập 2: Chuyển lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn trực tiếp
- Cho 1 học sinh giỏi làm mẫu 1 câu – giáo viên nhận xét 
- Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi trình bày kết quả
- Chốt lời giải đúng:
Lời dẫn gián tiếp
 Vua nhìn thấy trầu ai đó têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước xem ai đã têm
 Bà lão bảo chính tay bà têm
- Vua gặng hỏi mãi bà lão đành nói thật là con gái bà têm
Lời dẫn trực tiếp
Vua nhìn thấy  bèn hỏi bà hàng nước:
- Xin cụ cho biết ai têm trầu này?
Bà lão vẫn bảo:
- Tâu bệ hạ, trầu đó do chính tay già têm đấy ạ!
Nhà vua không tin gặng hỏi mãi, bà lão đành nói thật:- Thưa, trầu đó là do con gái già têm.
Bài tập 3: Chuyển lời dẫn trực tiếp thành gián tiếp
(Tiến hành như bài 2)
-Gv nhận xét chốt lại đáp án:
Lời dẫn trực tiếp
Bác thợ hỏi Hoè: Cháu có thích làm thợ xây không?
Hoè đáp:
- Cháu thích lắm
Lời dẫn gián tiếp
Bác thợ hỏi Hoè là cậu có thích làm thợ xây không?
Hoè đáp rằng Hoè thích lắm
4. Củng cố:	
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5.Dặn dò:
- Dặn học sinh về học bài, tìm và chuyển lời dẫn trong chuyện đã học
- Cả lớp theo dõi
- 1 học sinh nêu
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm
- Làm bài vào vở bài tập
- Lắng nghe.
- 1 học sinh đọc
- Theo dõi để phân biệt
- Trả lời
- 2 học sinh đọc ghi nhớ
- 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập 
- Làm bài cá nhân
- 2 học sinh phát biểu
- Lắng nghe
-1HS nêu yêu cầu bài tập, lớp theo dõi
- Lớp theo dõi
- Làm bài vào vở bài tập,1HS làm bài vào bảng phụ
-Trình bày kết quả
	.
Kỹ thuật: 
CẮT VẢI THEO ĐƯỜNG VẠCH DẤU
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức:
 - Biết vạch dấu vào vải và cắt theo đường vạch dấu
 2.Kỹ năng:	
 - Vạch dấu, cắt vải theo đúng quy trình kỹ thuật
 3.Thái độ:	
 - Giáo dục ý thức an toàn lao động
II. Đồ dùng dạy học:
	- Thầy: Vải, kéo, phấn vạch trên vải, thước
	- Trò: Bộ đồ dùng kỹ thuật
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: Hát
2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ của học sinh 
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Nội dung:
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét 
- Cho học sinh quan sát mảnh vải, nêu nhận xét 
- Chốt lại: Vạch dấu được thực hiện trước khi cắt, khâu, may. Vạch dấu để cắt vải chính xác
- Yêu cầu học sinh trả lời: Cắt vải theo đường vạch dấu theo mấy bước?
- Nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng: Cắt vải theo đường vạch dấu theo 2 bước:
+ Bước 1: Vạch dấu trên vải
+ Bước 2: Cắt vải
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thao tác kĩ thuật
- Nêu yêu cầu, vừa làm vừa hướng dẫn học sinh 
+ Vạch dấu theo đường thẳng: Vuốt thẳng mảnh vải. Đánh dấu hai điểm cách nhau 15cm. Kẻ đoạn thẳng.
+ Vạch dấu theo đường cong: Vuốt thẳng mảnh vải, kẻ dấu theo đường cong. 
- Thực hành để HS quan sát
* Hoạt động 3: Cắt vải theo đường vạch dấu
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 2a; 2b, nêu nhận xét như ghi nhớ (SGK)
* Hoạt động 4: Thực hành
- Yêu cầu học sinh thực hành
* Hoạt động 5: Đánh giá – nhận xét 
- Yêu cầu học sinh trưng bày bài lên bàn
- Nhận xét, đánh giá bài của học sinh 
4. Củng cố:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5.Dặn dò
- Dặn học sinh về nhà thực hành
- Cả lớp theo dõi
- Quan sát, nêu nhận xét 
- Lắn nghe
- Trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- Theo dõi, lắng nghe
- Quan sát
- Quan sát, nêu nhận xét 
- Thực hành trên vải
- Trưng bày bài 
.

Tài liệu đính kèm:

  • docquyển 1 sửa.doc