Giáo án Lớp 4 - Quyển 6 - Trường TH Hoa Trung

Giáo án Lớp 4 - Quyển 6 - Trường TH Hoa Trung

Tập đọc:

BỐN ANH TÀI (Tiếp)

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Hiểu nghĩa từ mới trong bài. Hiểu ý nghĩa câu chuyện

 2. Kỹ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết thuật lại sinh động cuộc chiến đấu của bốn anh tài chống lại yêu tinh. Biết đọc diễn cảm bài văn, chuyển giọng linh hoạt, phù hợp với diễn biến của câu chuyện

 3. Thái độ: Biết đoàn kết, giúp đỡ mọi người.

II. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

 

doc 72 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 560Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Quyển 6 - Trường TH Hoa Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20:
 Thứ hai ngày 12 tháng 1 năm 2009
Tập đọc:
BỐN ANH TÀI (Tiếp)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Hiểu nghĩa từ mới trong bài. Hiểu ý nghĩa câu chuyện
 2. Kỹ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết thuật lại sinh động cuộc chiến đấu của bốn anh tài chống lại yêu tinh. Biết đọc diễn cảm bài văn, chuyển giọng linh hoạt, phù hợp với diễn biến của câu chuyện
 3. Thái độ: Biết đoàn kết, giúp đỡ mọi người.
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK 
	- Học sinh:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
-Đọc thuộc lòng bài "Chuyện cổ tích về loài người" nêu nội dung của bài.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:Bằng tranh và lời
b) Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
- Gọi1 học sinh đọc toàn bài, chia đoạn (2 đoạn)
- Gọi học sinh đọc đoạn
- Giải nghĩa từ khó, hướng dẫn HS đọc đúng giọng đọc của bài .
- Cho HS luyện đọc trong nhóm
- Gọi học sinh đọc cả bài
- Đọc mẫu toàn bài
* Tìm hiểu bài
- Chia lớp thành 5 nhóm. Mỗi nhóm đọc thầm từng đoạn văn gắn với mỗi câu hỏi, thuật lại sôi nổi cuộc chiến đấu của bốn anh em chống yêu tinh
- Gọi đại diện nhóm trả lời câu hỏi:
+ Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và được giúp đỡ như thế nào? (Gặp một bà cụ còn sống sót, được bà cụ nấu cơm cho ăn, cho ngủ nhờ)
+ Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt? (Phun nước như mưa làm nước dâng ngập cả cánh đồng, làng mạc)
+ Thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em chống yêu tinh? (Yêu tinh về nhà đập cửa ầm ầm. Bốn anh em chờ sẵn, Cẩu Khây hé cửa, yêu tinh thò đầu vào ... yêu tinh núng thế phải quy hàng)
+ Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng yêu tinh? (Vì anh em Cẩu Khây có sức khoẻ và tài năng phi thường, biết đoàn kết hiệp lực nên đã thắng được yêu tinh)
+ Ý nghĩa câu chuyện này là gì? 
-Ý chính: Câu chuyện ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh cứu dân của bốn anh em Cẩu Khây.
* Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Gọi học sinh đọc lại toàn bài
- Yêu cầu học sinh nêu lại giọng đọc của bài
- Yêu cầu học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn 2
- Gọi học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp
-Gv nhận xét, khen HS đọc diễn cảm tốt
4. Củng cố:
- Hệ thống bài, liên hệ giáo dục HS, nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Về nhà thuật lại câu chuyện cho người thân nghe 
- Hát tập thể
-1 - 2 học sinh lên bảng
- 1 học sinh đọc, chia đoạn
- Nối tiếp đọc đoạn (4 lượt)
- Lắng nghe
- Đọc theo nhóm đôi
- 2 học sinh đọc cả bài
- Lắng nghe
- Đọc thầm, thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày
- 2 học sinh nêu
- 1 HS đọc
- HS nêu
-Luyện đọc diễn cảm đoạn 2
- 2 học sinh thi đọc diễn cảm
- Lắng nghe
-Lắng nghe
- Về kể lại câu chuyện
Toán:
PHÂN SỐ
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Bước đầu nhận biết phân số, tử số và mẫu số.
 2. Kỹ năng: Biết đọc, viết phân số
 3. Thái độ: Yêu thích học toán.
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên:Bộ đồ dùng dạy toán
	- Học sinh: Bộ đồ dùng học toán
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 2 HS làm bài 3 (Tr.105)
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung
* Giới thiệu về phân số:
- Gắn hình tròn ở bảng và hướng dẫn học sinh thoa tác với bộ đồ dùng học toán để nhận biết về phân số như hướng dẫn ở SGK
* Giới thiệu tử số, mẫu số:
- Hướng dẫn học sinh nhận xét các tử số và mẫu số
+ Mẫu số là số tự nhiên viết dưới dấu gạch ngang (mẫu số phải là số tự nhiên khác 0). Mẫu số chỉ số phần bằng nhau được chia ra
+ Tử số là số tự nhiên viết trên dấu gạch ngang, chỉ phần được tô màu(hoặc được lấy ra)
c) Thực hành:
Bài 1 :
- Goi học sinh đọc yêu cầu
- Yêu cầu học sinh làm bài, chữa bài
- Nhận xét, chốt lại:
+ Hình 1: ( hai phần năm)
+ Hình 2: (năm phần tám)
+ Hình 3: (ba phần tư)
+ Hình 4: ( bảy phần mười)
+ Hình 5: (ba phần sáu)
+ Hình 6: ( ba phần sáu)
Trong mỗi hình đó tử số cho biết số phần đã tô màu trong mỗi hình,mẫu số cho biết số phần được chia ra trong mỗi hình
Bài 2 : Viết theo mẫu
- Phân tích mẫu
- Yêu cầu học sinh làm bài ở SGK
- Nêu miệng kết quả bài làm
- Nhận xét, lưu ý học sinh về tử số, mẫu số
Bài 3 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu 
- Đọc các phân số để học sinh viết các phân số vào bảng con
- Nhận xét, chốt lại:
a) d)
b) e)
c)
Bài 4:
- Yêu cầu học sinh nhìn SGK, nối tiếp nhau đọc các phân số đã cho
- Nhận xét 
4. Củng cố:
- Hệ thống bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài, xem lại các bài tập
- Hát tập thể
- 1 học sinh lên bảng làm
- Làm theo hướng dẫn 
- Nêu nhận xét 
- 1 học sinh đọc yêu cầu
- Làm bài, chữa bài trên bảng
- Theo dõi
- Lắng nghe
- Làm bài ở SGK 
- Vài học sinh nêu miệng
- Lắng nghe
-1 học sinh đọc yêu cầu 
- Nghe, viết vào bảng
- Nối tiếp đọc các phân số trong SGK 
- Lắng nghe
- Về làm bài, học bài
Lịch sử:
CHIẾN THẮNG CHI LĂNG
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Biết nguyên nhân,kết quả, ý nghĩa của chiến thắng Chi Lăng
 2. Kỹ năng: Thuật lại diễn biến trận Chi Lăng
	-Nêu ý nghĩa quyết định của trận Chi Lăng đối với thắng lợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
 3. Thái độ: Cảm phục sự thông minh, sáng tạo trong cách đánh giặc của ông cha ta qua trận Chi Lăng.
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Lược đồ chiến thắng Chi Lăng
	- Học sinh:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
+ Nêu tình hình nước ta cuối thời Trần?
+ Nhà Hồ đã có những chính sách cải cách gì để khôi phục đất nước?
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Trình bày bối cảnh dẫn đến trận Chi Lăng:
+ Cuối năm 1406, quân Minh xâm lược nước ta, nhà Hồ không đoàn kết được toàn dân nên cuộc kháng chiến thất bại (1407). Dưới ách đô hộ của nhà Minh, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng.
+ Năm 1418, từ vùng núi Lam Sơn (Thanh Hoá) cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ngày càng lan rộng ra cả nước. Năm 1426 quân Minh bị bao vây ở Thăng Long - Vương Thông (tướng giặc) một mặt xin hoà, mặt khác xin cứu viện. Liễu Thăng kéo 10 vạn quân tiến vào nước ta theo đường Lạng Sơn.
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu học sinh quan sát lược đồ và đọc thông tin ở SGK để thấy được khung cảnh của Ải Chi Lăng
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
- Đưa ra các câu hỏi để học sinh thảo luận nhóm
+ Khi quân Minh đến trước cửa ải Chi Lăng, kị binh ta đã hành động như thế nào? 
+ Kị binh nhà Minh đã phản ứng thế nào và bị thua ra sao?
+ Trong trận Chi Lăng, thái độ của quân Minh ra sao?
* Hoạt động 4: Làm việc cả lớp
- Gọi học sinh phát biểu
- Kết luận:
- Gọi học sinh đọc bài học 
Bài học (SGK)
4. Củng cố:
- Hệ thống bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Về nhà học thuộc bài
- Hát tập thể
- 2 học sinh lên bảng
- Lắng nghe
- Quan sát, đọc thông tin
- Thảo luận, trả lời câu hỏi
-Đại diện nhóm trả lời
- Lắng nghe
- 2 học sinh đọc
- Lắng nghe
-Về nhà học bài
Đạo đức:
KÍNH TRỌNG VÀ BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (T2)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Nhận thức được vai trò quan trọng của người lao động
 2. Kỹ năng: Đóng vai, thảo luận nhóm
 3. Thái độ: Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn người lao động
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai
	- Học sinh:Sản phẩm để trưng bày
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu ghi nhớ của bài đã học ở tiết 1
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung
* Hoạt động 1: Đóng vai (BT4)
- Chia lớp thành 3 nhóm, giao cho mỗi nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai một tình huống
- Các nhóm thảo luận và lên đóng vai
- Phỏng vấn các học sinh đóng vai
- Yêu cầu cả lớp thảo luận về cách xử sự đối với người lao động trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao?
- Kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống
* Hoạt động 2: Trình bày sản phẩm (BT5, 6 SGK)
- Gọi học sinh trình bày sản phẩm theo nhóm
- Gọi nhóm khác nhận xét
- Gọi học sinh đọc to phần ghi nhớ
* Hoạt động nối tiếp: Thực hiện kính trọng, biết ơn những người lao động 
- Hát tập thể
- 1 - 2 học sinh 
- Các nhóm thảo luận, làm bài
- Lên trình bày
- Trả lời
- Thảo luận, trả lời
- Lắng nghe
- Các nhóm trình bày
- Theo dõi, nhận xét 
- 2 học sinh đọc, lớp theo dõi
- Thực hiện
 Thứ ba ngày 13 tháng 1 năm 2009
Toán:
PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh nhận ra:
+ Phép chia một số tự nhiên (STN) cho 1 STN (khác 0) không phải bao giờ cũng có thương là số tự nhiên
+ Thương của phép chia STN cho STN (khác 0) có thể viết thành 1 phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.
2. Kỹ năng: Biết cách viết phép chia dưới dạng phân số
3. Thái độ: Yêu thích học toán
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên:
	- Học sinh:Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc các phân số cho học sinh viết bảng: hai phần trăm; sáu mươi chín phần tám mươi hai; Bảy phần mười lăm
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung
- Nêu vấn đề rồi hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề:
* Nêu: Có 8 quả cam chia đều cho 4 em, mỗi em được mấy quả cam? ( 8 : 4 = 2 (quả))
+ Đây là phép chia có dư hay chia hết? (phép chia hết)
+Số bị chia, số chia, thương gọi là những số gì đã học? (số tự nhiên)
- Nêu: Kết quả của phép chia 1 STN cho 1 STN (khác 0) có thể là 1 STN
* Nêu: Có 3 cái bánh, chia đều cho 4 em. Hỏi mỗi em được bao nhiêu phần của cái bánh? 
- Yêu cầu học sinh nhắc lại rồi tự nêu phải thực hiện phép chia 3 : 4
- Gọi học sinh nêu cách chia và kết quả phép chia như SGK 
- Sau mỗi lần chia bánh như thế mỗi em được 3 phần. Ta nói mỗi em được cái bánh. 
+ Vậy phép chia 3 : 4 bằng bao nhiêu? (viết lên bảng)
3 : 4 = 
- Gọi học sinh nhận xét số bị chia, số chia, thương (Số bị chia, số chia là STN; Tử số là số bị chia, mẫu số là số chia).
- Chốt lại như phần nhận xét (SGK)
- Gọi học sinh nêu 1 số ví dụ
c) Thực hành:
Bài 1 
- Nêu phép chia, học sinh viết thương của mỗi phép chia đó dưới dạng phân số vào bảng con
- Nhận xét, chốt bài làm đúng
7 : 9 = 
5 : 8 = 
6 : 19 = 
1 : 3 = 
Bài 2 
- Nêu yêu cầu
- Yêu cầu học sinh làm bài theo mẫu
- Gọi học sinh chữa bài
- Nhận xét, chốt kết quả đúng:
36 : 9 = = 4
88  ... g đoạn cần viết
- Viết vào bảng con
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Lắng nghe, viết bài
- Nghe – soát lỗi
- Theo dõi
- Lắng nghe
- Đọc thầm, làm vào vở
- 1 học sinh làm trên bảng lớp
- Theo dõi
- Làm tương tự bài 2
- Lắng nghe
- Về học bài, xem lại bài
Luyện từ và câu::
MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁI ĐẸP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ, nắm nghĩa các từ thuộc chủ điểm: vẻ đẹp muôn màu. Bước đầu làm quen với các thành ngữ liên quan đến cái đẹp
2. Kỹ năng: Biết sử dụng các từ ngữ đã học để đặt câu
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng từ ngữ chính xác khi nói, viết
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Một số phiếu khổ to để làm bài tập 1, 2. Viết sẵn nội dung, yêu cầu bài tập 4
	- Học sinh:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc đoạn văn kể về một loại trái cây em thích có dùng câu kể Ai thế nào?
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1:
Bài tập 1: 
- Cho học sinh nêu yêu cầu 
- Yêu cầu học sinh làm bài vào phiếu
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- Cùng học sinh cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng
a) Các từ thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người: đẹp, xinh, xinh đẹp, xinh tươi, xinh xắn, xinh xinh, tươi tắn, rực rỡ, lộng lẫy 
b) Các từ thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người: thùy mị, dịu dàng, hiền dịu, đôn hậu, nết na 
Bài tập 2: 
- Tiến hành như bài tập 1
- Lời giải đúng:
a) Các từ chỉ dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật: tươi đẹp, sặc sỡ, huy hoàng, tráng lệ, mĩ lệ, hùng vĩ, hoành tráng, 
b) Các từ dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên cảnh vật và con người: xinh xắn, xinh tươi, xinh đẹp, lộng lẫy, duyên dáng, thướt tha 
Bài tập 3: Đặt câu với 1 từ vừa tìm được ở bài tập 1 hoặc bài tập 2
- Nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh đặt câu
- Gọi học sinh đọc câu vừa đặt được
- Cùng cả lớp nhận xét 
Bài tập 4: Nối các thành ngữ hoặc cụm từ ở cột A với các từ ở cột B
- Cho học sinh nêu yêu cầu
- Yêu cầu lớp làm bài vào vở bài tập.
- Gọi học sinh làm trên bảng lớp
- Nhận xét, chốt đáp án đúng:
+ Mặt tươi như hoa em mỉm cười chào mọi người
+ Ai cũng khen chị Ba đẹp người, đẹp nết
+ Ai viết cẩu thả thì chắc chắn chữ như gà bới
4. Củng cố: Hệ thống bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò: Về nhà học bài, xem lại bài tập
- 2 học sinh
- 1 học sinh nêu yêu cầu 
- Thảo luận nhóm làm bài 
- Đại diện nhóm trình bày
- Theo dõi, nhận xét 
- Làm tương tự bài tập 1
- Theo dõi
- Lắng nghe
- Đặt câu
- Nối tiếp đọc câu vừa đặt
- Theo dõi, nhận xét 
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- Làm bài vào vở bài tập
- Vài học sinh làm trên bảng 
- Theo dõi, nhận xét 
- Lắng nghe
- Về học bài, xem lại bài
Khoa học:
ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết được tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống
 2. Kỹ năng: Sau bài học học sinh nhận biết được một số loại tiếng ồn
 3. Thái độ: Có ý thức chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và cho mọi người
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Tranh ảnh ở SGK 
	- Học sinh:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Âm thanh cần thiết cho cuộc sống của chúng ta như thế nào?
+ Nêu ích lợi của việc ghi lại âm thanh?
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra tiếng ồn
- Cho học sinh quan sát hình vẽ SGK trang 88, yêu cầu học sinh nêu các nguồn phát ra tiếng ồn
- Yêu cầu học sinh nêu thêm các loại tiếng ồn có ở trường em và nơi em sinh sống?
- Kết luận: Hầu hết tiếng ồn đều do con người gây ra
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về tác hại của tiếng ồn và cách phòng chống
- Cho học sinh quan sát hình vẽ, kết hợp đọc thông tin ở SGK
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm về tác hại của âm thanh và cách phòng chống tiếng ồn. Trả lời các câu hỏi trong SGK
- Gọi vài học sinh trình bày
- Kết luận như mục Bạn cần biết 
- Gọi học sinh đọc lại kết luận
* Hoạt động 3: Nói về việc nên và không nên làm để phòng chống tiếng ồn cho bản thân và cho người xung quanh
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm, làm bài
- Gọi học sinh trình bày
- Nhận xét, chốt ý đúng
4. Củng cố: Hệ thống bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò: Về nhà học bài, xem lại bài
- 2 học sinh
- Quan sát, vài học sinh nêu
- Nối tiếp kể 
- Lắng nghe
- Quan sát, đọc SGK
- Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi ở SGK
- Đại diện nhóm trình bày
- Lắng nghe
- 2 học sinh đọc lại
- Thảo luận nhóm, làm bài
- Đại diện nhóm trình bày
- Theo dõi
- Lắng nghe
- Về học bài, xem lại bài
Thứ sáu ngày 6 tháng 2 năm 2009
Toán:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố về so sánh hai phân số
2. Kỹ năng: So sánh được hai phân số 
3. Thái độ: Yêu thích môn học
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: 
	- Học sinh: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: So sánh hai phân số
; 
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài tập 1: So sánh hai phân số
- Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào bảng
- Gọi học sinh làm bài trên bảng lớp
- Nhận xét, chốt bài làm đúng:
a) 
b) 
; giữ nguyên 
 nên 
Bài tập 2: So sánh hai phân số bằng hai cách khác nhau
- Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Gợi ý cho học sinh so sánh 2 phân số bằng 2 cách: quy đồng mẫu số và so sánh phân số với 1
- Cho học sinh làm bài vào nháp
- Gọi học sinh làm bài trên bảng
- Nhận xét, chốt bài làm đúng
a) 
Cách 1: Quy đồng mẫu số hai phân số:
; 
 vậy 
- Cách 2: So sánh từng phân số với 1
Ta có và vậy 
b) Làm tương tự ý a
Bài 3: So sánh hai phân số có cùng tử số
- Nêu yêu cầu bài tập
- Hướng dẫn học sinh thực hiện ví dụ a
- Cho học sinh nhận xét về tử số và mẫu số của 2 phân số, yêu cầu học sinh rút ra nhận xét về cách so sánh hai phân số có cùng tử số
- Nhận xét, chốt lại:
a) So sánh 
Ta có: ; 
Vì nên 
- Nhận xét: SGK 
b) So sánh ; 
4. Củng cố: Hệ thống bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò: Về nhà học bài, xem lại bài
- 2 học sinh
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- Làm bài vào bảng
- 2 học sinh làm bài trên bảng 
- Theo dõi
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Làm bài ra nháp
- 2 học sinh chữa bài trên bảng
 – Theo dõi
- Làm tương tự ý a
- Lắng nghe
- Nghe, làm ví dụ
- Nêu nhận xét
- Theo dõi
-2 HS nêu
- Lắng nghe
- Về học bài, xem lại bài
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Thấy được những điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối ở một số đoạn văn mẫu
2. Kỹ năng: Viết được một đoạn văn miêu tả được lá (hoặc thân, gốc của cây)
3. Thái độ: Yêu thích môn học
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Bảng viết sẵn lời giải bài tập 1
	- Học sinh:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc kết quả quan sát một cái cây mà em thích.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài tập 1: 
- Cho 2 học sinh đọc nối tiếp nội dung bài tập
- Yêu cầu học sinh phát hiện cách tả của tác giả trong mỗi đoạn văn có gì đáng chú ý
- Gọi 1 số học sinh phát biểu ý kiến
- Cúng học sinh cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng trên bảng
+ Đoạn tả lá bàng: Tả rất sinh động sự thay đổi màu sắc của lá bàng theo thời gian bốn mùa
+ Đoạn tả cây sồi: Tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông sang mùa xuân
+ Hình ảnh so sánh: nó (cây sồi) như một con quái vật  bạch dương tươi cười.
+ Hình ảnh nhân hóa làm cho cây sồi già như có tâm hồn con người: Mùa đông cây sồi cau có, khinh khỉnh,  xuân đến nó say sưa, ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều
Bài tập 2: Viết một đoạn văn tả lá, thân hay gốc của một cây mà em yêu thích
- Cho học sinh đọc yêu cầu
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ, làm bài
- Gọi học sinh đọc bài trước lớp
4. Củng cố: Hệ thống bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò: Về nhà học bài, hoàn chỉnh bài tập 2
- 2 học sinh
- 2 học sinh nối tiếp đọc, lớp đọc thầm
- Suy nghĩ, tìm hiểu
- Vài học sinh phát biểu
- Theo dõi, nhận xét
- 1 học sinh đọc
- Làm bài vào vở bài tập
- 3 – 4 học sinh đọc bài trước lớp
- Lắng nghe
- Về học bài, làm bài
Địa lý:
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN 
Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ(TIẾP THEO) 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Đồng bằng Nam Bộ là nơi có sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta. Nêu được dẫn chứng cho đặc điểm trên và nguyên nhân của nó. Thấy được chợ nổi trên sông là nét độc đáo của miền Tây Nam Bộ
2. Kỹ năng: Khai thác kiến thức từ tranh ảnh
3. Thái độ: Yêu quý và tự hào về đất nước, con người Việt Nam
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Tranh ảnh về sản xuất công nghiệp, chợ nổi trên sông ở ĐBNB
	- Học sinh:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu những thuận lợi để ĐBNB trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất cả nước?
- Lúa gạo, trái cây, thủy sản của ĐBNB được tiêu thụ ở những đâu?
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung
* Vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta
* Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
- Cho học sinh đọc thông tin trong SGK, quan sát tranh ảnh, dựa vào vốn hiểu biết của mình để thảo luận theo gợi ý
+ Tại sao ĐBNB có công nghiệp phát triển mạnh? (Vì có nguồn nguyên liệu, lao động và được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy)
+ Nêu dẫn chứng thể hiện đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta? (Hàng năm, đồng bằng Nam Bộ đã tạo ra được một nửa giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước)
+ Kể tên các ngành công nghiệp nổi tiếng của ĐBNB? (Khai thác dầu khí, sản xuất điện, hóa chất, phân bón, cao su, dệt may )
* Chợ nổi trên sông
* Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
- Cho học sinh đọc thông tin ở SGK, quan sát tranh ảnh, nói qua vài nét về chợ nổi trên sông (Chợ nổi là nét độc đáo của đồng bằng sông Cửu Long. Chợ nổi họp ở nơi thuận tiện cho thuyền, ghe từ nhiều nơi đổ về. Ở chợ nổi diễn ra hoạt động mua bán tập nập)
4. Củng cố: Yêu cầu 2 học sinh đọc mục bài học
5. Dặn dò: Về nhà học bài, xem lại bài
- 2 học sinh
- Đọc sách, quan sát tranh ảnh, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi
- Đọc sách, quan sát tranh ảnh, thảo luận nêu hiểu biết về chợ nổi trên sông
- 2 học sinh đọc
- Về học bài, xem lại bài
 SINH HOẠT ĐỘI

Tài liệu đính kèm:

  • docquyển 6,đã sửa.doc