Giáo án Lớp 4 Tuần 15 - Hoàng Thị An

Giáo án Lớp 4 Tuần 15 - Hoàng Thị An

Tập đọc:

Cánh diều tuổi thơ

I.Mục tiêu:

 - Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.

 - Hiểu nội dung của bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho lứa tuổi nhỏ.

 - Giáo dục H tình yêu quê hương, đất nước, có những ước mơ đẹp, trân trọng những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.

II.Đồ dùng dạy- học:

 - Tranh minh hoạ sgk.

 

doc 17 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 904Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 15 - Hoàng Thị An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Thứ Hai 
Ngày soạn: 4 / 12 / 2009
Ngày dạy : 7 / 12 / 2009
Tập đọc:
Cánh diều tuổi thơ
I.Mục tiêu:
 - Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
 - Hiểu nội dung của bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho lứa tuổi nhỏ.
 - Giáo dục H tình yêu quê hương, đất nước, có những ước mơ đẹp, trân trọng những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Tranh minh hoạ sgk.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 2 H đọc nói tiếp bài “Chú Đất Nung” (P2) - TLCH : 3,4 sgk.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn H luyện đọc và tìm hiểu bài:
*Luyện đọc:
 - 1 H nêu yêu cầu đọc toàn bài.
 - H chia đoạn: (Đ1: 5 dòng; Đ2: còn lại.)
 - H đọc đoạn nối tiếp, kết hợp:
 + Hướng dẫn H đọc từ khó: mục đồng, vì sao sớm
 + Hướng dẫn giải nghĩa từ:
 Đ1: ? “Mục đồng” là gì ?
 Đ2: ? Đặt câu với từ “huyền ảo” ?
 ? Tìm từ cùng nghĩa với “tuổi thần tiên” ?
 ? “Khát khao” là như thế nào ?
T. Hướng dẫn nghỉ hơi sau dấu ba chấm, nghỉ hơi sau câu dài: Tôi đã ngữa cổ...từ trời /....Bay đi/”
 - H đọc đoạn theo nhóm 2 - 1 H đọc toàn bài - Gv đọc mẫu.
*Tìm hiểu bài:
 - H đọc thầm các câu hỏi - Hoạt động theo nhóm: 5 nhóm
 - Đại diện từng nhóm trả lời câu hỏi - Lớp và Gv nhận xét, bổ sung.
 ? Tác giả chọn những chi tiết nào để tả cánh diều ? (...mềm mại như cánh bướm, trên cánh có nhiều loại sáo... trầm bổng.)
 ? Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn như thế nào ? (...hò hét.... phát dại...)
 ? Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn như thế nào ? 
 ( nhìn bầu trời đêm...cháy mãi khát vọng / Suốt thời gian mới lớn...bay đi !)
 ? Qua những câu kết bài, mở bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ ?
 (khơi gợi những ước mơ tốt đẹp cho tuổi thơ).
 ? Nêu nội dung của bài ?
* Hướng dẫn H đọc diễn cảm:
 - 2 H đọc nối tiếp 2 đoạn bài - Lớp nhận xét, tìm giọng đọc đúng.
 - Gv hướng dẫn : Toàn bài đọc giọng vui, tha thiết. Nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm thể hiện vẻ đẹp của bầu trời, cánh diều, niềm vui sướng của đám trẻ: nâng lên, hò hét, mềm mại, phát dại...
 - Hướng dẫn H đọc diễn cảm và thi đọc đoạn 1: Gv đọc mẫu, H luyện đọc theo cặp, thi đọc cá nhân.
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Nêu nội dung của bài ? Em có những ước mơ gì trong tương lai ?
T. Những cảnh đẹp thiên nhiên của quê hương đất nước làm cho chúng ta yêu quý và những cảnh đẹp ấy nó gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ. Nên chúng ta cần trân trọng, giữ gìn và có ý thức bảo vệ ...
- Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 _____________________________
Toán:
Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0
I.Mục tiêu:
 - Thực hiện được chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
 - Luyện chia đúng, nhanh.
 - Giáo dục H tính cẩn thận, chính xác.
 II.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 ? Muốn chia một tích cho một số ta làm như thế nào ? Tính: (45 x 9) : 9
 ? Muốn chia một số cho một tổng ta làm như thế nào ? Ví dụ ?
 ? Muốn chia một số cho một tích ta làm như thế nào ? Tính: 60 : (6 x 2) = ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Bước chuẩn bị:
 - Giúp H ôn tập: + Chia nhẩm cho 10, 100, 1000,...
 + Chia một số cho một tích.
 c.Giới thiệu trường hợp số bị chia và số chia đều có một chữ số 0 ở tận cùng:
 320 : 40 = ?
 ? Phép chia trên số bị chia và số chia có gì giống nhau ?
 ? Có mấy cách để thực hiện phép chia ?
 (+ Thực hiện theo cách chia 1 số cho một tích: 
 320 : 40 = 320 : (4 x 10)
 = 3320 : 4 : 10 hoặc 3320 : 10 : 4
 = 80 : 10
 = 8
 + Cùng xoá một chữ số 0 tận cùng ở SBC và SC:
 320 40 
 0 8
 d.Giới thiệu trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của SBC nhiều hơn SC:
 32 000 : 400 = ?
 Thực hiện các bước tương tự như trên.
 đ.Kết luận chung: Sgk.
 g.Thực hành:
Bài 1: 1 H nêu yêu cầu: Tính:
 - H làm vở nháp.
 - 2 H chữa bài lên bảng, lớp nhận xét, thống nhất kết quả.
a. 7; 9 b. 170; 230
Bài 2a: 1 H nêu yêu cầu: Tìm x:
 - Làm vào vở – Gv chấm bài.
 a) x = 640; b) x = 420. (H khá, giỏi)
Bài 3a: 1 H nêu yêu cầu:
 - 1 H nêu cách giải.
 - Lớp làm vở, 1 H chữa bài - Gv chấm vở 5 em, chốt:
 a.180 tấn hàng xếp vào số toa là: 180 : 20 = 9 (toa)
 b.(dành cho H khá, giỏi): 180 : 30 = 6 (toa)
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Muốn chia hai số có tận là chữ số 0 ta làm như thế nào?
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
______________________________________
Chính tả (Nghe-Viết):
Cánh diều tuổi thơ
I.Mục tiêu:
 - Nghe - Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn. 
 - Làm đúng bài tập 2a.
 - H cẩn thận, chịu khó.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Bút dạ, phiếu.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 2 H viết bảng - Lớp viết vở nháp: 5 từ bắt đầu bằng s/x .
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn nghe viết:
 - Gv đọc đoạn viết: Từ đầu đến “những vì sao sớm” - H theo dõi sgk.
 - H đọc thầm đoạn văn - H chú ý những từ khó viết, cách trình bày. 
 - H gấp sgk - Gv đọc H viết.
 - Gv đọc, H dò bài.
 - Gv chấm bài 1 tổ, nhận xét .
 c. Hướng dẫn H làm bài tập chính tả:
Bài 2b: H nêu yêu cầu: tìm tên đồ chơi, trò chơi có thanh ’/~.
 - H Làm theo nhóm, Gv phát phiếu cho 3 nhóm .
 - Lớp nhận xét, thống nhất kết quả.
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Thuộc các từ ngữ đã học.
 - Nhận xét giờ học 
 - Chuẩn bị bài sau. 
________________________________________________________________
Thứ Ba
Ngày soạn: 4 / 12 / 2009
Ngày dạy: 8 / 12 / 2009
Toán:
Chia cho số có hai chữ số
I.Mục tiêu:
 Giúp H:
 - Biết đặt tính và thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư) .
 - Giáo dục H tính cẩn thận.
II.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 2 H : Tính: 
 93 000 : 30 8 800 : 440 ; 72 : (8 x 3)
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Giảng bài:
 1)Trường hợp chia hết : 672 : 21
 - 1 H thử nêu cách thực hiện.
 a) Đặt tính:
 b) Tính từ trái sang phải.
 - Gv hướng dẫn cách chia (Như sgk)
 - Chú ý: giúp H ước lượng thương của mỗi lần chia.
 2)Trường hợp chia có dư: 779 : 18 = ? 
 ? Nêu cách thực hiện ?
 - Gv chốt. (Như sgk)
 c.Thực hành:	
Bài 1(81): 1 H nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính: 
 - Đặt tính vào vở nháp.
 - H chữa bài, thống nhất, chốt: a. 12 ; 16 (dư 20) b.7; 7 (dư 5)
Bài 2: 1 H nêu yêu cầu:
 - Tự giải vào vở, 1 H chữa bài.
 240 : 15 = 16 (bộ)
Bài 3: 1 H nêu yêu cầu, nhắc lại quy tắc tìm một thừa số chưa biết (Dành cho H khá, giỏi)
 - H giải vào vở, 2 H chữa.
 - Lớp nhận xét.
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Thi đua thực hiện đúng, nhanh:
 946 : 27
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
_______________________________________
Luyện từ và câu:
Mở rộng vốn từ: Đồ chơi - Trò chơi
I.Mục tiêu:
 - H biết thêm một số trò chơi, đồ chơi (BT1, BT2); phân biệt được những đồ chơi có lợi và những đồ chơi có hại (BT 3); nêu được một số từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi (BT 4).
 - Giáo dục H ý thức giữ gìn các đồ chơi, tham gia chơi an toàn.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Giấy khổ to viết tên các trò chơi, đồ chơi.
 - 2 phiếu BT3, BT4
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - Nêu ghi nhớ của bài trước ?
 - Lấy ví dụ là những câu hỏi tỏ thái độ khen/chê; khẳng định/phủ định.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: H nêu yêu cầu: H nêu tên đồ chơi, trò chơi ứng với các đồ chơi đó.
 - Lớp đọc thầm, hoạt động theo nhóm 4.
 - Đại diện nhóm trình bày kết quả.
 - Lớp và Gv nhận xét, bổ sung.
 ( diều - thả diều; đầu sư tử - múa sư tử; dây thừng - kéo co.
Bài 2: H nêu yêu cầu: Đặt 2 câu với 2 từ chọn ở 2 nhóm trên.
 - H nêu tên các đồ chơi, trò chơi dân gian, hiện đại (dựa vào bài chính tả tiết trước)
Bài 3: 1 H nêu yêu cầu: Gv phát 2 phiếu cho 2 nhóm.
 - H trao đổi theo cặp, đại diện nhóm trình bày.
 - Lớp bổ sung, nhận xét .
Bài 4: 1 H nêu yêu cầu: 
 - H làm vào vở: say mê, say sưa, đam mê, mê thích, ham thích, hào hứng...
 - Đặt câu với mỗi từ trên.
 - Gv chấm vở nhận xét.
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Nêu ghi nhớ những từ ngữ vừa tìm được về trò chơi?
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
__________________________________________
Địa lí:
Hoạt động sản xuất của người dân 
ở đồng bằng Bắc Bộ (T)
I.Mục tiêu:
 - Biết đồng bằng Bắc Bộ có trăm nghề thủ công truyền thống: dệt lụa, sản xuất đồ gốm, chiếu cói, chạm bạc, đồ gỗ
 - Dựa vào ảnh mô tả về cảnh chợ phiên.
 - Tôn trọng và bảo vệ các thành quả lao động của người dân.
II.Đồ dùng dạy- học:
 -Tranh ảnh về nghề thủ công.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 ? Đồng bằng Bắc Bộ có những thuận lợi nào đẻ trở thành vựa lúa lớn thứ hai của đất nước ?
 ? Kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Các hoạt động:
3. Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống :
*Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm 2:
 - H quan sát tranh ảnh, sgk thảo luận:
 ? Em biết gì về những nghề thủ công truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ ?
 ? Khi nào 1 làng trở thành làng nghề ? (H khá, giỏi) (một làng có nhiều nhà cùng làm một nghề gọi là làng nghề.)
 ? Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công ? (người làm nghề giỏi có kỉ năng, kỉ xảo.)
 - Các nhóm trình bày - Lớp nhận xét.
*Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
 - H quan sát các hình về sản xuất gốm Bát Tràng ( Các hình thể hiện 1 số công đoạn trong làm gốm chứ không phải là quy trình tạo ra sản phẩm gốm cụ thể )
 - H trình bày kết quả quan sát tranh, ảnh.
 - Yêu cầu sắp xếp đúng trình tự các công việc (H khá, giỏi)
T. Nguyên liệu làm gốm : đất sét đặc biệt, đất sét cao lanh.
 - Trình tự công việc : Nhào luyện đất tạo dáng phơi vẽ hoa tráng men.
T. Vẽ hoa văn có hai cách: vẽ trước hoặc sau khi nung.
 ? Em hãy kể các công việc của một nghề thủ công điển hình của địa phương nơi em sống ?
4. Chợ phiên:
*Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm 2:
 ? Em hãy kể chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ ?
 ? Mô tả chợ phiên theo tranh, ảnh ?
 - H báo cáo kết quả, lớp nhận xét, thống nhất ý kiến.
T. Ngoài những hàng hoá ở địa phương còn có những hàng hoá từ nơi khác đến. 
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Giữ gìn và phát huy các nghề thủ công truyền thống.
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
________________________________________________________________
Thứ Tư
Ngày soạn : 5 / 12 / 2009
Ngày dạy : 9 / 12 / 2009
Toán:
Chia cho số có hai chữ số (T2)
I.Mục tiêu:
 - Thực hiện được phép chia  ... .
 - H đọc thầm bài “ Chiếc xe đạp” của chú Tư.
 - H nêu miệng câu a, c, d.
Câu b: 1 H làm phiếu - Lớp làm vở nháp.
 - H trình bày phiếu, Gv nhận xét chốt: Phần thân bài được miêu tả theo trình tự: 
 + Tả bao quát chiếc xe: xe đẹp nhất, không có chiếc nào bằng.
 + Tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật:
 - xe màu vàng, 2 vành láng cóng, khi ngừng ... ro ro.
 - giữa tay cầm gắn hai con bướm bằng thiếc ... cành hoa.
 + Nói về tình cảm của chú Tư với chiếc xe:
 - dừng lau.
 - âu yếm gọi là con ngựa sắt, dặn bọn trẻ....
Câu d: Chú gắn hai con bướm bằng thiếc ... 1 cành hoa / Bao giờ xe dừng ... sạch sẽ / Chú âu yếm ... ngựa sắt / Chú dặn các bạn nhỏ ... / Chú hãnh diện ... của mình.
Bài 2: 1 H nêu yêu cầu:
 - Gv ghi bảng yêu cầu - H làm bài cá nhân - Gv phát phiếu, bút dạ ( 2 em)
 - 3 H đọc dàn ý - nhận xét - 2 H dán phiếu - Gv nhận xét,chốt.
T. Dàn ý chung:
 + Mở bài: Giới thiệu chiếc áo em đang mặc hôm nay: áo sơ mi đã cũ, mặc hơn một năm .
 + Thân bài:* Tả bao quát chiếc áo ( dáng, kiểu, rộng, hẹp, vải, màu...)
 - áo màu xanh lơ.
 - Chất vải cô tông, không có ni long nên mùa hè mát, mùa đông ấm.
 - Dáng rộng, tay không quá dài, mặc thoải mái.
 * Tả từng bộ phận: (thân áo, tay áo, nẹp áo, khuy...)
 - Cổ cồn mềm, vừa vặn.
 - áo có hai túi trước ngực nên rất tiện
 - Hàng khuy xanh bóng, khâu chắc chắn.
 + Kết bài: Tình cảm của em với chiếc áo:
 - áo cũ nhưng em rất thích.
 - Em có cảm giác lớn lên khi mặc áo. 
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Nhắc lại nội dung ghi nhớ của bài .
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
_____________________________
Luyện từ và câu:
Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
I.Mục tiêu:
 - Nắm được phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác: biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi, tránh những câu hỏi tò mò, làm phiền người khác (ND ghi nhớ).
 - Nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật, tính cách của nhân vật qua lời đối đáp (BT1, 2 mục III)
 - Giáo dục H tính lịch sự, lễ phép với mọi người.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Phiếu khổ to, bút dạ.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 1 H làm bài tập 1, 2 ( Tiết MRVT : Đồ chơi - Trò chơi)
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Phần Nhận xét: 
Bài 1: H nêu yêu cầu:
 - H nêu - Lớp nhận xét, Gv chốt:
 - Câu hỏi: Mẹ ơi, con tuổi gì ?
 - Từ ngữ thể hiện phép lịch sự, lễ phép: Mẹ ơi!
Bài 2: 1 H nêu yêu cầu:
 - H làm vở bài tập - Gv phát phiếu, bút dạ cho 2 H.
 - H trình bài phiếu - Lớp nhận xét, thống nhất.
Bài 3: H nêu yêu cầu:
 - H trình bày kết quả.
T. Chốt: Để giữ lịch sự cần tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng , phật ý người khác.
 Ví dụ: Thưa chú, sao chú cứ mặc mãi chiếc áo xanh này ạ ?
 Sao bạn cứ đeo mãi chiếc cặp cũ thế này ?
 c. Phần Ghi nhớ:
 - H nêu ghi nhớ.
 d.Phần Luyện tập:
Bài 1: 2 H nối tiếp nêu yêu cầu của bài:
 - Lớp đọc thầm, trao đổi nhóm 2.
 - Gv phát phiếu cho 3 nhóm - H làm và dán phiếu.
 - Lớp nhận xét, Gv chốt:
 Đoạn a: Quan hệ thầy trò: Thầy ân cần, trìu mến, chứng tỏ thầy rất yêu H, Lu-i: Lễ phép, ngoan, biết kính trọng thầy giáo.
 Đoạn b: Quan hệ thù địch: Tên sĩ quan phát xít cướp nước và cậu bé yêu nước bị bắt. Tên sĩ quan hống hách, xấc xược, gọi cậu bé là nhóc, mày. Cậu bé trả lời trống không vì yêu nước, căm thù giặc, khinh bỉ chúng.
Bài 2: 1 H nêu yêu cầu.
 - 2 H tìm, đọc câu hỏi trong bài “ Các em nhỏ và cụ già”:
 + 1 H đọc 3 câu các em nhỏ hỏi nhau.
 + 1 H đọc câu hỏi các em nhỏ hỏi cụ già.
 ? So sánh 3 câu hỏi các bạn tự hỏi nhau và câu các bạn nhỏ hỏi cụ già thì câu nào thích hợp hơn ? Vì sao ?
 - Lớp nhận xét, Gv chốt: Câu các bạn nhỏ hỏi cụ già :
 + Thưa cụ , chúng cháu ... không ạ ? - là câu hỏi thích hợp thể hiện thái độ tế nhị, thông cảm, sẵn lòng giúp đỡ cụ già của các bạn nhỏ.
 * Nếu hỏi:
 + Thưa cụ, chuyện gì xảy ra với cụ thế ạ ?
 + Thưa cụ, chắc là cụ bị ốm ạ ?
 + Thưa cụ, có phải cụ đánh mất cái gì không ạ ?
 Những câu này hoặc hơi tò mò hoặc chưa thật tế nhị.
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Nhắc lại ghi nhớ bài.
 - Cần lịch sự, lễ phép khi đặt câu hỏi.
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
________________________________________
Lịch sử:
Nhà Trần và việc đắp đê
I.Mục tiêu:
 - Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp:
 + Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt: lập Hà đê sứ; năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển; khi có kũ lụt, tất cả mọi người đều phải tham gia việc đắp đê; các vua Trần cũng có lúc tự mình trong coi việc đắp đê.
 - Có ý thức bảo vệ đê điều và phòng chống lũ lụt. Gd H có ý thức bảo vệ môi trường.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Tranh ảnh đắp đê dưới thời Trần.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 ? Nêu hoàn cảnh ra đời của nhà Trần ?
 ? Nêu những chính sách nào được nhà Trần thực hiện ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Giảng bài:
*Hoạt động 1: Làm việc cả lớp:
1.Thuận lợi và tác hại của sông ngòi:
 ? Sông ngòi tạo nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng cũng gây ra những khó khăn gì ?
 ? Em hãy kể tóm tắt về một cảnh lụt lội mà em đã chứng kiến hoặc đã được biết qua các phương tiện thông tin ?
 - H làm việc, Gv giúp đỡ - H trình bày, nhận xét.
T. Kl: Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển nhưng cũng có khi gây lụt lội làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp.
*Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
2.Kết quả của việc đắp đê:
 ? Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần?
 (...đặt lệ mọi người phải tham gia đắp đê. Có lúc Nhà Trần cũng trông nom đến việc đê điều.)
 - H nêu, lớp nhận xét, Gv bổ sung.
*Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
 ? Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê ?
 (Hệ thống đê dọc theo những con sông chính được xây đắp, nông nghiệp phát triển.)
 - Lớp nhận xét, bổ sung.
*Hoạt động 4: Làm việc theo nhóm 2.
 ? Địa phương em, nhân dân đã làm gì để chống lũ lụt ?
 (Xây cầu cống, mương...)
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Vì sao nhà Trần phải đắp đê ?
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
__________________________________________________
Thứ Sáu Ngày soạn: 7 / 12 / 2009
Ngày dạy: 11 / 12 / 2009
Toán:
Luyện tập
I.Mục tiêu:
 - Thực hiện được phép chia số có ba, bốn chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).
 - Giáo dục H tính cẩn thận, chịu khó.
II.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 1 H chữa bài tập 2 ( 291 tá bút chì, thừa 8 bút)
 - Lớp làm vở nháp : 15 051 : 53 = ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Luyện tập:
Bài 1(83): 1 H nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính:
 - H làm theo dãy vào vở nháp: Dãy 1, 2 câu a; Dãy 3 câu b.
a. 19 ; 16 (dư 2) ; b. 273 ; 237 (dư 33)
 - 2 H chữa bài câu a - Lớp nhận xét, thống nhất.
 - 2 H nêu miệng câu b - Lớp nhận xét, thống nhất. 
Bài 2b: 1 H nêu yêu cầu: Tính giá trị của biểu thức:
 - H nêu cách giải - H giải vào vở - Gv chấm bài 1 tổ - 2H chữa bài.
 46 857 + 3 444 : 28 = 
 46 857 + 123 = 46 980
601 759 – 1 988 : 14 = 
 601 759 – 142 = 601 617 
Bài 3: 1 H nêu yêu cầu: (Dành cho H khá, giỏi)
 - H nêu cách giải - Gv chấm bài 1 số em, 1 H chữa bài: GV chốt:
 Tổng sản phẩm 3 tháng làm được:
 825 + 920 + 1 350 = 3 125 (sản phẩm)
 Số sản phẩm trung bình 1 người làm được:
 3 125 : 25 = 125 (sản phẩm)
 3.Củng cố, dặn dò:
 Thi đua làm nhanh bài 4: 
 ? Sai ở đâu ? Gạch chân chỗ sai ? (2 H ở hai dãy)
 12345 67 12345 67
	 564	1 714	 564 184
	 95	285
	 285	 17
	 17
________________________________________
Tập làm văn:
Quan sát đồ vật
I.Mục tiêu:
 - H biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều cách khác nhau; phát hiện được đặc điểm riêng phân biệt được đồ vật này với đồ vật khác.
 - Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi quen thuộc. 
 - Giáo dục H yêu văn học, cẩn thận, tỉ mỉ.
II.Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ 1 số đồ chơi sgk.
 - Đồ chơi : Gấu bông, thỏ bông, ô tô, máy bay, tàu thuỷ... (H chuẩn bị )
 - Bảng phụ viết dàn ý .
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - Trình bày dàn bài tả chiếc áo ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Phần Nhận xét:
Bài 1: 3 H nối tiếp nêu yêu cầu và các gợi ý a, b, c - Lớp đọc thầm:
 - H giới thiệu với các bạn đồ chơi mình chuẩn bị - H trưng bày đồ chơi.
 - Quan sát đồ chơi mình mang đi, viết kết quả quan sát vào vở bài tập theo cách gạch đầu dòng.
 - H nối tiếp trình bày kết quả.
 - Lớp và Gv nhận xét theo tiêu chí:
 + Trình tự quan sát hợp lí.
 + Giác quan sử dụng khi quan sát.
 + Khả năng phát hiện những đặc điểm riêng.
 - Bình chọn H quan sát chính xác tinh tế, độc đáo.
Bài 2: H nêu yêu cầu :
 ? Khi quan sát đồ vật cần chú ý những gì ? 
( + Trình tự quan sát hợp lí : bao quát bộ phận
 + Giác quan sử dụng khi quan sát: nhiều giác quan: mắt, tay, tai...
 + Tìm ra những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật này với đồ vật khác nhất là những đồ vật cùng loại.)
 2.Phần Ghi nhớ: 2 H đọc ghi nhớ sgk
 3.Phần Luyện tập:
 - Gv nêu yêu cầu - H làm vào vở bài tập : Lập dàn ý cho bài văn miêu tả đồ chơi.
 - H nối tiếp trình bày kết quả - Lớp nhận xét, Gv bổ sung.
 - Gv tuyên dương những bài đầy đủ, tinh tế, hay.
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Nêu lại nội dung cần ghi nhớ ?
 - Hoàn thành bài văn.
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập giới thiệu địa phương.
_______________________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Tìm hiểu những con người anh hùng
I.Mục tiêu: 
 - H biết được những con người anh hùng của đất nước, quê hương.
 - Giáo dục H biết tự hào và noi gương các anh hùng liệt sĩ.
II.Hoạt động dạy- học: 
 1.Hoạt động 1: Tìm hiểu những con người anh hùng:
 ? Em biết những con người người anh hùng nào ? Họ sinh ra ở đâu? 
 ? Hãy kể về gương anh hùng của một anh hùng mà em biết ?
 - H nêu - Lớp nhận xét, bổ sung.
 - GV bổ sung.
 2.Hoạt động 2: Giáo dục H biết tự hào và noi gương các anh hùng liệt sĩ.
 ? Em cần phải làm gì để xứng đáng với gương hy sinh anh dũng của các anh hùng liệt sĩ đó ?
T. Ngoài việc học tập đạt được nhiều kết quả tốt thì mỗi một người học sinh cúng ta cần có ý thức bảo vệ những thành quả mà cha ông ta đã xây dựng nên và xây dựng ngày càng tươi đẹp hơn trong tương lai.
________________________________________________________________
________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 15.doc