Giáo án Lớp 4 Tuần 20

Giáo án Lớp 4 Tuần 20

TẬP ĐỌC

TIẾT 39: BỐN ANH TÀI (tiếp theo)

I.Mục tiêu:

1. Đọc trôi chảy,lưu loát toàn bài. Biết thuật lại sinh động cuộc chiến đấu của bốn anh tài chống yêu tinh.Biết đọc diễn cảm bài văn, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện: hồi hộp ở đoạn đầu ; gấp gáp , dồn dập ở đoạn tả cuộc chiến đấu chống yêu tinh; chậm rãi , khoan thai ở lời kết.

 2. Hiểu nghĩa các từ ngữ : núc nác , núng thế.

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: (phần cuối) Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của 4 anh em Cẩu Khây.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc.

- Tranh ảnh hoạ bài đọc trong SGK

 

doc 38 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 568Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TậP ĐọC
Tiết 39: BốN ANH TàI (tiếp theo)
I.Mục tiêu: 
1. Đọc trôi chảy,lưu loát toàn bài. Biết thuật lại sinh động cuộc chiến đấu của bốn anh tài chống yêu tinh.Biết đọc diễn cảm bài văn, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện: hồi hộp ở đoạn đầu ; gấp gáp , dồn dập ở đoạn tả cuộc chiến đấu chống yêu tinh; chậm rãi , khoan thai ở lời kết. 
 2. Hiểu nghĩa các từ ngữ : núc nác , núng thế.
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: (phần cuối) Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của 4 anh em Cẩu Khây.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc.
- Tranh ảnh hoạ bài đọc trong SGK
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng đọc thuộc lòng bài 
 "Chuyện cổ tích về loài người" và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét và cho điểm HS .
II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ .
- Tranh vẽ gì ?
 - GV giới thiệu bài và ghi đề bài.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
- Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.GVsửa lỗi cho HS.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
 - Gọi HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu, chú ý cách đọc. 
 * Tìm hiều bài:
+ Tới nơi yêu tinh ở anh em Cẩu Khây gặp ai và được giúp đỡ như thế nào ? 
+ Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt ?
+Đoạn 1 cho em biết điều gì?
+ Hãy thuật lại cuộc chiến đấu giữa bốn anh em Cẩu Khây chống yêu tinh ?
+Vì sao anh em Cẩu Khây thắng được yêu tinh ?
+ Nội dung đoạn 2 cho biết điều gì ?
 - Câu chuyện ca ngợi điều gì?
- Ghi nội dung chính của bài.
 * Đọc diễn cảm
- yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài.
- Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn: “Cẩu Khây mở cửa . . . Yêu tinh đau quá hét lên , gió bão nổi ầm ầm , đất trời tối sầm lại” .
- Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS 
- Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài.
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
III. Củng cố - dặn dò:
- Hỏi: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau:Trống đồng Đông Sơn.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Quan sát ..
- Tranh vẽ miêu tả về cuộc chiến đấu quyết liệt của bốn anh em Cẩu Khây với yêu tinh .
- HS ghi đầu bài.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự.
+Đoạn 1: Từ đầu ... đến bắt yêu tinh đấy 
+ Đoạn 2: Phần còn lại.
-1 HS đọc thành tiếng.
-2 HS đọc toàn bài.
+ Anh em Cẩu Khây chỉ gặp có một bà cụ còn sống sót . Bà cụ nấu cơm cho họ ăn và cho họ ngủ nhờ .
+ Có phép thuật phun nước. . .
+Đoạn 1 nói về anh em Cẩu Khây được bà cụ giúp đỡ 
+ Yêu tinh trở về nhà, đập cửa ầm ầm . Bốn anh em đã chờ sẵn . . . Yêu tinh núng thế phải quy hàng. 
- có sức khỏe và tài năng phi thường, biết đoàn kết 
+ Nói lên cuộc chiến đấu ác liệt , sự hiệp sức chống yêu tinh của bốn anh em Cẩu Khây . 
- Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết hiệp lực chiến đấu qui phục yêu tinh, cứu dân bản của 4 anh em Cẩu Khây.
-2 HS tiếp nối nhau đọc và tìm cách đọc (như đã hướng dẫn).
-1 HS đọc thành tiếng.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm.
- 3 HS thi đọc toàn bài.
- 1HS trả lời.
- HS chuẩn bị theo lời dặn của GV.
CHíNH Tả
Tiết 20 : CHA Đẻ CủA CHIếC LốP XE ĐạP
I. Mục tiêu: 
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài"Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp". 
- Phân biệt cáctiếng có âm đầu dễ lẫn ch / tr 
II. Đồ dùng dạy học: 
Một số tờ phiếu viết nội dung bài tập2 , BT3 .
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. KTBC:
- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết vào vở nháp.
+,xanh biếc , luyến tiếc , chiếc xe ....
- Nhận xét về chữ viết trên bảng và vở.
II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
Trong giờ chính tả hôm nay các em sẽ nghe, viết bài "Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp" và làm bài tập chính tả.
2. Hướng dẫn viết chính tả:
 * Trao đổi về nội dung đoạn văn:
- Gọi HS đọc đoạn văn.
-Hỏi: + Đoạn văn nói lên điều gì ?
* Hướng dẫn viết chữ khó:
-Yêu cầu các HS tìm các từ khó, đễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết vào nháp.
 * Nghe viết chính tả:
+ GV đọc cho học sinh viết vào vở .
 * Soát lỗi chấm bài:
+ Đọc lại toàn bài một lượt để HS soát lỗi 
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
 Bài 2: a/Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Phát giấy và bút dạ cho nhóm HS . Yêu cầu HS thực hiện trong nhóm, nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
- Gọi các nhóm khác bổ sung từ mà các nhóm khác chưa có.
- Nhận xét và kết luận các từ đúng.
Bài 3:a/ Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm và tìm từ.
- Gọi 3 HS lên bảng thi làm bài .
- Gọi HS nhận xét và kết luận từ đúng.
III. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại các từ vừa tìm được 
- Chuẩn bị bài sau:Chuyện cổ tích về loài người.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- Lắng nghe.
-1 HS đọc . Cả lớp đọc thầm .
+Đoạn văn nói về nhà khoa học người Anh Đân - lớp từ một lần đi xe đạp bằng bánh gỗ vấp phải ống cao su làm ông suýt ngã đã giúp ông nghĩ ra cách cuộn ống cao su cho vừa vành bánh xe và bơm hơi căng lên thay vì làm bằng gỗ và nẹp sắt .
- HS tìm và luyện viết: Đân - lớp, nước Anh, nẹp sắt, rất xóc, cao su, suýt ngã, lốp, săm,...
+ Viết bài vào vở .
+ Từng cặp soát lỗi cho nhau và ghi số lỗi ra ngoài lề vở.
-1 HS đọc .
-Trao đổi, thảo luận và tìm từ, ghi vào phiếu.
- Bổ sung.
-1 HS đọc các từ vừa tìm được trên phiếu: 
+ Thứ tự các từ cần chọn để điền là : 
a/ chuyền trong vòm lá 
Chim có gì vui 
Mà nghe ríu rít 
Như trẻ vui cười .
-1 HS đọc .
- HS ngồi cùng bàn trao đổi và tìm từ.
- 3 HS lên bảng thi tìm từ.
- 1 HS đọc từ tìm được.
- Đoạn a : đãng trí - chẳng thấy - xuất trình 
- HS chuẩn bị theo lời dặn của GV.
 LUYệN Từ Và CâU
Tiết 39 : LUYệN TậP Về CâU Kể AI Làm Gì ?
I. Mục tiêu: 
- Củng cố kiến thức và kĩ năng sử dụng câu kể Ai làm gì ?: Tìm được các câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn . Xác định được bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu .
- Thực hành viết được một đoạn văn có dùng kiểu câu Ai làm gì ? 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Một số tờ phiếu viết từng câu văn ở bài tập1 để HS làm bài tập 1,2.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. KTBC:
- Gọi 3 HS lên bảng tìm những câu tục ngữ nói về " Tài năng "
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng các câu tục ngữ trong BT3 và trả lời câu hỏi ở bài tập 4 .
- Nhận xét và cho điểm HS 
II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
- Các tiết học trước các em đã được tìm hiểu các bộ phận chủ ngữ ,vị ngữ trong câu kể Ai làm gì ? 
 Bài học hôm nay các em sẽ tiếp tục luyện tập để nắm chắc hơn cấu tạo của kiểu câu này . 
2. Tìm hiểu ví dụ:
 Bài 1:
-Yêu cầu HS mở SGK đọc nội dung và làm bài tập 1.
- Yêu cầu HS tự làm bài tìm các câu kiểu Ai làm gì ? có trong đoạn văn .
- Gọi HS phát biểu .
- Gọi HS nhận xét, chữa bài cho bạn 
- Nhận xét , kết luận lời giải đúng .
Bài 2 :
- Yêu cầu HS tự làm bài .
- Gọi HS lên bảng xác định chủ ngữ , vị ngữ ở các câu vừa tìm được.
- Nhận xét , kết luận lời giải đúng.
Bài 3 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu .
- GV nhắc HS : + Đề bài yêu cầu viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu kể về công việc trực nhật lớp của tổ em, cần viết ngay vào phần thân bài, kể công việc cụ thể của từng người không cần viết hoàn chỉnh cả bài .
+ Đoạn văn có một số câu kể Ai làm gì ?
- Yêu cầu HS viết đoạn văn .
- Mời một số HS đọc đoạn văn của mình .
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
III. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà viết lại đoạn văn vào vở,
- Chuẩn bị bài sau: Mở rộng vốn từ:Sức khỏe.
-3 HS thực hiện viết các câu thành ngữ , tục ngữ .
- 2 HS đứng tại chỗ đọc .
-Lắng nghe, ghi vở
-Một HS đọc thành tiếng, HS trao đổi thảo luận cặp đôi .
-HS đánh dấu vào các câu kiểu Ai làm gì? trong đoạn văn .
- HS tiếp nối nhau phát biểu.
- Nhận xét, bổ sung bài của bạn .
- Đọc lại các câu kể.
- 1 HS làm bảng lớp, cả lớp gạch bằng chì vào SGK .
- Nhận xét , chữa bài bạn làm trên bảng 
+Tàu chúng tôi / buông neo trong vùng 
 C N VN
biển Trường Sa.
+ Một số chiến sĩ / thả câu .
 CN VN
+Một số khác/ quây quần trên boong 
 CN VN
+ Cá heo / gọi nhau quây đến quanh 
 CN VN
tàu như để chia vui .
- Một HS đọc.
- Lắng nghe .
- HS làm bài.
- Tiếp nối đọc đoạn văn mình viết .
- Sáng hôm ấy, chúng em đến trường sớm hơn mọi ngày.Theo sự phân công của tổ trưởng. Chúng em bắt tay vào công việc ngay. Hai bạn Hương và Hoa quét thật sạch nền lớp. Bạn Hùng và Nam thì kê lại bàn ghế cho ngay ngắn. Bạn Khương lau bàn ghế của cô giáo và lau bảng cho thật sạch,còn em thì sắp xếp lại các đồ dùng trên cái tủ kê bên bàn cô giáo cho thật ngay ngắn. Phút chốc lớp học đã sạch sẽ, mọi công việc đã làm xong .
- HS chuẩn bị theo lời dặn của GV.
Kể Chuyện 
Tiết 20: Kể CHUYệN Đã NGHE , Đã ĐọC
I. Mục tiêu: 
 1. Rèn kĩ năng nói:
- HS biết kể tự nhiên,bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn chuyện) các em đã nghe, đã đọc nói về một người có tài ( qua chủ điểm tài năng ) .
- Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
 2. Rèn kĩ năng nghe: HS chăm chú nghe lời bạn kể,nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Viết sẵn trên bảng lớp dàn ý kể chuyện. 
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi3 HS tiếp nối nhau kể từng đoạn truyện “Bác đánh cá và gã hung thần” bằng lời của mình .
- Nhận xét và cho điểm HS .
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Kiểm tra việc HS chuẩn bị truyện ở nhà.
- Các em đã được nghe và được đọc nhiều câu chuyện ca ngợi tài năng , trí tuệ , sức khoẻ của con người .
- Tiết kể chuyện hôm nay lớp mình sẽ thi xem bạn nào có câu chuyện hay nhất, bạn nào kể chuyện hấp dẫn nhất về các câu chuyện đó.
- GV ghi bảng đầu bài.
2. Hướng dẫn kể chuyện;
 * Tìm hiểu đề bài:
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV phân tích đề bài,dùng phấn màu gạch các từ: được nghe, được đọc, một người có tài .
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh minh hoạ và đọc tên truyện .
+ Em còn biết những câu chuyện nào có nhân vật là người có tài năng ở các lĩnh vực khác nhau ?
- Hãy kể cho bạn nghe .
+ Gọi HS đọc lại gợi ý dàn bài kể chuyện .
 * Kể trong nhóm:
- HS thực hành kể trong nhóm đôi .
- Gợi ý:
+Em cần giới thiệu tên truyện, tên nhân vật mình định k ... - GV nhận xét giờ học,
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập
- 2 HS lên bảng làm.
- HS ghi bài.
 - HS trả lời: 4 phần
- HS thảo luận ,sau đó trình bày trước lớp.
- quả cam.
- HS minh họa bằng hình tròn.
 - HS trả lời: 5 : 4 =
- HS so sánh để thấy quả cam nhiều hơn 1 quả cam.Ta viết > 1
- HS so sánh để rút ra kết luận.
- 1 số HS nhắc lại.
- 1 HS đọc đề.
- Viết thương của mỗi phép chia dưới dạng phân số.
- HS làm bài vào vở,2 HS lên bảng làm.
- 1 HS đọc đề bài.
- HS làm bài và trả lời:
Hình 1: Hình 2:
- 1 HS đọc.
- HS làm bài vào vở,3 HS lên bảng làm.
- 2 HS nêu.
- HS chuẩn bị theo lời dặn của GV.
 Thứ năm ngày 20 tháng 1 năm 2011
 Toán
 Tiết 99:luyện tập
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Củng cố một số hiểu biết ban đầu về phân số: đọc ,viết phân số ; quan hệ giữa phép chia số tự nhiên và phân số.
 - Bước đầu biết so sánh độ dài một đoạn thẳng bằng mấy phần độ dài một đoạn thẳng khác ( trường hợp đơn giản).
 II. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS làm bài tập 1,3 tiết 98.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
II. Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Luyện tập
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Gọi HS đọc đề.
 - BT yêu cầu gì?
 - GV gọi HS lần lượt đọc từng phân số.
 - GV theo dõi và nhận xét.
Bài 2: Gọi HS đọc đề.
 - Yêu cầu HS tự làm bài.
 - GV theo dõi và nhận xét.
Bài 3: Gọi HS đọc đề.
- Hỏi: mọi số tự nhiên đều có thể viết dưới dạng phân số như thế nào
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV theo dõi và nhận xét.
Bài 4: Gọi HS đọc đề bài.
- HS tự làm bài, sau đó yêu cầu các em nối tiếp nhau đọc các phân số của mình trước lớp.
- GV nhận xét.
Bài 5: Gọi HS đọc đề bài. 
- Yêu cầu HS quan sát hình trong SGK và làm bài
- GV chữa bài và yêu cầu HS giải thích:
a) Vì sao em biết CP = CD?
III. Củng cố- Dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà làm lại các bài tập 
- Chuẩn bị bài sau: Phân số bằng nhau.
 - 2 HS lên bảng làm.
- HS ghi bài.
- 1 HS đọc đề bài.
- Đọc các số đo đại lượng.
- HS đọc lần lươt.
- 1 HS đọc đề bài.
- HS làm bài vào vở,1 HS lên bảng chữa bài.
- 1 HS đọc.
- có tử số là số tự nhiên đó và mẫu số là 1
 - 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- HS nhận xét,chữa bài: 8 = 
 14 = ; 32 = ; 0 = ; 1 = 
- 1 HS đọc đề bài.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở - 1 số HS đọc phân số mình đã viết. .
- 1 HS đọc.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở 
-Vì đoạn thẳng CD được chia thành 4 phần baawngf nhau,CP bằng 3 phần như thế nên CP = CD.
- HS giải thích tương tự với các ý còn lại.
- HS chuẩn bị theo lời dặn của GV.
 Thứ sáu ngày 21 tháng 1 năm 2011
 Toán
 Tiết 100: phân số bằng nhau
 I. Mục tiêu:Giúp HS :
 - Bước đầu nhận biết tính chất cơ bản của phân số.
 - Bước đầu nhận ra sự bằng nhau của hai phân số.
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Hai băng giấy như bài học SGK.
 III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS làm bài 3,4.
- GV nhận xét, ghi điểm.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Phân số bằng nhau.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
a. Nhận biết hai phân số bằng nhau.
 *Hoạt động với đồ dùng trực quan:
- GV đưa ra 2 băng giấy bằng nhau và yêu cầu HS nhận xét 2 băng giấy.
- Băng giấy thứ nhất được chia làm mấy phần bằng nhau, đã tô màu mấy phần?
- Băng giấy thứ hai được chia làm mấy phần bằng nhau, đã tô màu mấy phần?
 - So sánh phần tô màu của hai băng giấy.
- Vậy băng giấy so với băng giáy thì như thế nào?
- Hãy so sánh với ?
* Nhận xét:
- GV nêu vấn đề và hỏi HS : làm thế nào để từ phân số ta có được phân số từ phân số có được phân số ?
KL: Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
- Nếu cả tử số và mẫu số của một phân số cùng chia hết cho 1 số tự nhiên khác 0 thì sau khi chia ta được 1 phân số bằng phân số đã cho.
b. Luyện tập,thực hành:
Bài 1: Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV yêu cầu HS đọc 2 phân số bằng nhau trong từng ý của bài tập.
- GV theo dõi và nhận xét. 
Bài 2: Gọi HS đọc đề bài.
Yêu cầu HS tự làm bài
GV theo dõi và nhận xét.
Gọi HS đọc lại phần nhận xét.
Bài 3: Goi 1 HS đọc đề .
- GV viết lên bảng phần a: = = 
- GV hỏi: Làm thế nào để từ 50 có được 10?
- Vậy điền mấy vào ?
- Yêu cầu HS tự làm tiếp các phần còn lại vào vở.
- GV nhận xét,chữa bài.
III. Củng cố- Dặn dò:
- Nêu lại tính chất cơ bản của phân số.
- Dặn HS về nhà làm lại các bài tập 
- Chuẩn bị bài sau: Rút gọn phân số.
- 2 HS lên bảng làm.
- HS ghi bài.
- 2 băng giấy bằng nhau.
- 4 phần bằng nhau, đã tô màu 3 phần
- 8 phần bằng nhau, đã tô màu 6 phần.
- Phần được tô màu của 2 băng giấy bằng nhau.
- bằng nhau.
- = 
- thảo luận và phát biểu ý kiến.
- HS nhắc lại.
- 1 HS đọc đề bài.
- HS làm bài vào vở,2 HS lên bảng chữa bài.
- 2 HS nêu trước lớp.
- 1 HS đọc đề bài.
- Cả lớp làm vào vở,2 HS lên bảng làm.
- 2 HS đọc phần nhận xét.
 -1 HS đọc đề bài.
- Để từ 50 có được 10 ta thực hiện 50 : 5= 10
 Điền15 vì 75 : 5 = 15
 - 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở .
- 2 HS nêu
- Thực hiện theo lời dặn của GV.
ĐịA Lí
Tiết 19: Đồng bằng nam bộ
I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết:
- Chỉ vị trí đồng bằng Nam Bộ trên bản đồ VN: sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Mũi Cà Mau. 
- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên của đồng bằng Nam Bộ.
* BVMT:
II. Chuẩn bị
 - Bản đồ: Địa lí tự nhiên, hành chính VN.
 - Tranh, ảnh về thiên nhiên của đồng bằng Nam Bộ.
III. Hoạt động trên lớp 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hải Phòng? 
II. Bài mới
 1. Giới thiệu bài: Nêu và ghi đầu bài.
 2. Tìm hiểu bài: 
 a. Đồng bằng lớn nhất của nước ta.
 * Hoạt động cả lớp 
 - GV yêu cầu HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình để trả lời các câu hỏi:
 + ĐB Nam Bộ nằm ở phía nào của nước ta? Do các sông nào bồi đắp nên?
+ ĐB Nam Bộ có những đặc điểm gì tiêu biểu (diện tích, địa hình, đất đai.)?
+ Tìm và chỉ trên BĐ Địa Lí tự nhiên VN vị trí ĐB Nam Bộ, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau, các kênh rạch.
 GV nhận xét, kết luận.
b. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
 * Hoạt động cá nhân:
 GV cho HS quan sát SGK và trả lời câu hỏi:
 + Tìm và kể tên một số sông lớn,kênh rạch của ĐB Nam Bộ.
 + Nêu nhận xét về mạng lưới sông ngòi, kênh rạch của ĐB Nam Bộ (nhiều hay ít sông?)
 + Nêu đặc điểm sông Mê Công.
 + Giải thích vì sao nước ta lại có tên là sông Cửu Long?
 - GV nhận xét và chỉ lại vị trí sông Mê Công, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, trên bản đồ.
 * Hoạt động cá nhân:
 - Cho HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi :
 + Vì sao ở ĐB Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông?
 + Sông ở ĐB Nam Bộ có tác dụng gì ?
 + Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô, người dân nơi đây đã làm gì?
 - GV mô tả thêm về cảnh lũ lụt vào mùa mưa, tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô ở ĐB Nam Bộ .
III. Củng cố- Dặn dò: 
 - GV cho HS so sánh sự khác nhau giữa ĐB Bắc Bộ và ĐB Nam Bộ về các mặt địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai. 
 - Cho HS đọc phần bài học trong SGK.
 - Về nhà xem lại bài và chuẩn bị trước bài Người dân ở ĐB Nam Bộ.
 - Nhận xét tiết học.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS ghi đầu bài vào vở.
- HS trả lời.
 +  nằm ở phía nam của nước ta. Do sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp nên.
 + Là ĐB lớn nhất cả nước, có diện tích lớn gấp 3 lần ĐB Bắc Bộ. ĐB có mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt .Ngoài đất đai màu mỡ còn nhiều đất chua, mặn, cần cải tạo.
 + HS lên chỉ BĐ.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS ghi vở.
- HS trả lời câu hỏi.
+ HS tìm trên bản đồ và nêu.
+ Do dân đào rất nhiều kênh rạch nối các sông với nhau, làm cho ĐB có hệ thống kênh rạch chằng chịt.
 + Là một trong những sông lớn trên thế giới bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua nhiều nước và đổ ra Biển đông.
 + Do hai nhánh sông Tiền, sông Hậu đổ ra bằng chín cửa nên có tên là Cửu Long.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời .
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- HS so sánh và nêu.
- HS đọc.
- HS cả lớp.
Bỏ tiết này nhé, đừng in Kĩ THUậT
Tiết 22: TRồNG CâY RAU, HOA( tiết 1 )
I. Mục tiêu
 -HS biết cách chọn cây con rau hoặc hoa đem trồng.
 - Biết cách trồng cây rau, hoa trên luống và cách trồng cây rau, hoa trong chậu.
 -Trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong bầu đất.
 -Ham thích trồng cây, quí trọng thành quả lao động và làm việc chăm chỉ, đúng kỹ thuật.
II. Đồ dùng dạy- học
 - Cây con rau, hoa để trồng.
 -Túi bầu có chứa đầy đất.
 -Dầm xới, cuốc, bình tưới nước có vòi hoa sen( loại nhỏ).
III. Hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trồng cây rau và hoa, nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu quy trình kỹ thuật trồng cây con.
 - GV hướng dẫn HS đọc nội dung trong SGK và hỏi :
 +Tại sao phải chọn cây khỏe, không cong queo, gầy yếu, sâu bệnh, đứt rễ, gãy ngọn?
 +Cần chuẩn bị đất trồng cây con như thế nào?
 -GV nhận xét, giải thích: Cũng như gieo hạt, muốn trồng rau, hoa đạt kết quả cần phải tiến hành chọn cây giống và chuẩn bị đất. Cây con đem trồng mập, khỏe không bị sâu,bệnh thì sau khi trồng cây mau bén rễ và phát triển tốt.
 -GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK để nêu các bước trồng cây con và trả lời câu hỏi :
 +Tại sao phải xác định vị trí cây trồng ?
 +Tại sao phải đào hốc để trồng ?
 +Tại sao phải ấn chặt đất và tưới nhẹ nước quanh gốc cây sau khi trồng ?
 - Cho HS nhắc lại cách trồng cây con.
 * Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật 
 - GVkết hợp tổ chức thực hiện hoạt động 1 và hoạt động 2 ở vườn trường nếu không có vườn trường GV hướng dẫn HS chọn đất, cho vào bầu và trồng cây con trên bầu đất. (Lấy đất ruộng hoặc đất vườn đã phơi khô cho vào túi bầu . Sau đó tiến hành trồng cây con).
III. Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS. 
 -HS chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ học tiết sau: Trồng cây rau, hoa (tiếp)
-Chuẩn bị đồ dùng học tập.
- HS ghi vở.
-HS đọc nội dung bài SGK.
- HS d bài cũ.
-HS trả lời. 
-HS lắng nghe.
-HS quan sát và trả lời.
-2 HS nhắc lại.
-HS thực hiện trồng cây con theo các bước trong SGK.
-HS cả lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4(3).doc