Giáo án Lớp 4 Tuần 20 - Hoàng Thị An

Giáo án Lớp 4 Tuần 20 - Hoàng Thị An

Tập đọc:

Bốn anh tài (t)

I.Mục tiêu:

 - Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung câu chuyện.

 - Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của anh em Cẩu Khây.

 - Giáo dục H tinh thần dũng cảm dám đấu tranh vì lẽ phải, công bằng.

II.Đồ dùng dạy- học:

 - Tranh minh hoạ bài đọc, quả núc nác;

 - Bảng phụ.

III.Hoạt động dạy- học:

 1.Bài cũ:

 - 3 H đọc thuộc lòng bài thơ: Chuyện cổ tích về loài người.

 ? Nêu nội dung của bài ?

 

doc 19 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1089Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 20 - Hoàng Thị An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Thứ hai
Ngày soạn: 18 / 1 / 2010
Ngày dạy : 21 / 1 / 2010
Tập đọc:
Bốn anh tài (t)
I.Mục tiêu:
 - Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung câu chuyện.
 - Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của anh em Cẩu Khây.
 - Giáo dục H tinh thần dũng cảm dám đấu tranh vì lẽ phải, công bằng.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Tranh minh hoạ bài đọc, quả núc nác; 
 - Bảng phụ.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 3 H đọc thuộc lòng bài thơ: Chuyện cổ tích về loài người.
 ? Nêu nội dung của bài ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: H xem tranh minh hoạ sgk.
 b.Hướng dẫn H luyện đọc và tìm hiểu bài:
*Luyện đọc:
 - 1 H đọc bài.
 - H chia đoạn: Đ1: 6 dòng ; Đ2 : còn lại.
 - H đọc đoạn nối tiếp, kết hợp:
 + Hướng dẫn phát âm từ khó: sống sót, giục chạy trốn, núc nác, nước dâng.
 + Giải nghĩa từ mới: 
 Đ1: ? “Núc nác” là gì ? - Gv cho H quan sát quả núc nác, giới thiệu.
 Đ2: ? “Núng thế” nghĩa là gì ?
 - H đọc theo nhóm.
 - 1 H đọc bài, Gv đọc mẫu.
*Tìm hiểu bài:
 - H đọc và trả lồi câu hỏi theo nhóm 4 - Đại diện nhóm trả lời.
 - Lớp nhận xét, bổ sung.
 + Đoạn 1: H đọc thầm.
 ? Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và đã được giúp đỡ như thế nào? 
 + Đoạn 2: H đọc thầm:
 ? Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt ?
 ? Thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em chống yêu tinh ?
 ? Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh ? (có sức khoẻ, tài năng phi thường; đánh nó bị thương; phá phép thần thông của nó. Họ dũng cảm, đồng tâm, hiệp lực nên đã thắng được yêu tinh, buộc nó quy hàng.)
 ? Nêu nội dung câu chuyện ?(Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của anh em Cẩu Khây).
* Hướng dẫn đọc diễn cảm:
 - 2 H đọc nối tiếp 2 đoạn - Gv hướng dẫn đọc.
 + Đoạn đầu: hồi hộp, gấp gáp; dồn dập ở đoạn sau; nhịp khoan thai ở đoạn cuối.
 + Nhấn giọng: vắng teo, lăn ra ngủ, hé cửa, thò đầu.
 - Luyện đọc diễn cảm đoạn: “Cảu Khây hé cửa .... tối sầm lại”. (Gv treo bảng phụ)
 + Gv đọc mẫu - H luyện đọc theo nhóm đôi - thi đọc
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Nêu nội dung câu chuyện ?
 ? Em học được điều gì ở anh em Cẩu Khây ?
 - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 _____________________________
Toán:
Phân số
I.Mục tiêu:
 Giúp H:
 - Bước đầu nhân biết về phân số; biết phân số có tử số, mẫu số; biết đọc, viết phân số.
 - Giáo dục H tính chịu khó, ý thức vươn lên.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Bộ đồ dùng học toán.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 2 H chữa bài tập 3.
 ? Muốn tính chu vi hình bình hành ta làm như thế nào ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Giới thiệu phân số:
 - Gv cho H quan sát mô hình hình tròn.
 ? Hình tròn được chia thành mấy phần bằng nhau ? (6)
 ? Có mấy phần tô màu ? ( 5)
T. Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần. Ta nói đã tô màu năm phần sáu hình tròn.
 - Năm phần sáu viết thành: (viết số 5, viết gạch ngang, viết số sáu dưới gạch ngang và thẳng cột với số 5) - H đọc.
 - Ta gọi là phân số.	
 - Phân số có tử số là 5, mẫu số là 6.
 - Mẫu số viết dưới gạch ngang. Mẫu số cho biết hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau. 6 là số tự nhiên khác 0 (Mẫu số phải là số tự nhiên khác 0 )
 - Tử số viết trên dấu gạch ngang. Tử số cho biết đã tô màu 5 phần bằng nhau. 5 là số tự nhiên.
 - Làm tương tự với - H rút ra nhận xét ?
 + là những phân số.
 + Mỗi phân số đều có tử số và mẫu số.
 + Tử số là số tự nhiên viết trên dấu gạch ngang.
 + Mẫu số là số tự nhiên viết dưới dấu gạch ngang khác 0.
 c.Thực hành:
Bài 1(107): 1 H nêu yêu cầu: Viết rồi đọc phân số chỉ phần đã tô màu 
 - H làm vở nháp - Chữa bài.
 - Lớp nhận xét, bổ sung. 
Bài 2: 1 H nêu yêu cầu: Viết theo mẫu:
 - H làm vào vở - Gv chấm bài - 1 H chữa bài - Lớp thống nhất.
Bài 3: 1 H nêu yêu cầu: (H khá giỏi nếu còn thời gian)
 - H thi đua làm nhanh - Gv chấm 10 bài, nhận xét.
Bài 4: 1 H nêu yêu cầu:(nếu còn thời gian)
 Trò chơi:
 - Gv gọi 1 H đọc phân số thứ nhất, nếu đúng thì em đó chỉ định 1 H kia đọc tiếp, cứ như thế cho hết 5 phân số.
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Thi viết nhanh 5 phân số có mẫu số là những số chẵn.
 - Thi viết nhanh 5 phân số có mẫu số là những số lẻ.
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau.
 _____________________________
Chính tả (Nghe - viết):
Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp
I.Mục tiêu:
 - Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ 2a.
 - Giáo dục H cẩn thận, chịu khó, thẩm mĩ.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Phiếu ghi nội dung bài tập 2a. 
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 1 H viết bảng, lớp viết vở nháp: sản sinh, sắp xếp, sinh sôi, sục sạo.
 - Lớp nhận xét, chữa bài.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn nghe viết:
 - Gv đọc bài viết chính tả - H theo dõi sgk.
 - H đọc thầm bài văn - H chú ý những từ khó viết: Đân-lớp, Anh, 1880, nẹp sắt, suýt ngã,... cách trình bày - Gv nhắc nhở. 
 - H gấp sgk - Gv đọc H viết.
 - Gv đọc, H dò bài.
 - Gv chấm bài 1 tổ, H chấm chéo bài còn lại, nhận xét .
 c. Hướng dẫn H làm bài tập chính tả:
Bài 2a: H nêu yêu cầu: 
 - Gv dán 3 phiếu lên bảng - 3 H thi đua điền nhanh.
 - Lớp nhận xét, thống nhất kết quả, Gv chốt: 
Bài 3a: H nêu yêu cầu: (H khá, giỏi)
 - Lớp làm vào vở - 1 H nêu kết quả.
 - Lớp nhận xét, chữa bài: đãng trí - chẳng thấy - xuất trình
T.Giới thiệu tính khôi hài của truyện: Nhà bác học đãng trí.
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Thuộc các từ ngữ đã học, kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
________________________________________________________________
Thứ ba
Ngày soạn: 16 / 1 / 2010
Ngày dạy : 19 / 1 / 2010
Toán:
Phân số và phép chia số tự nhiên
I.Mục tiêu:
 - Biết được thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số: Tử số là số bị chia, mẫu số là số chia.
 - Giáo dục H tính cẩn thận, yêu môn học.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Bộ đồ dùng học toán.
III.Hoạt động dạy-học:
 1.Bài cũ:
 ? Nêu đặc điểm của phân số ?
 ? Lấy 5 phân số có mẫu số là số tròn chục ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Gv nêu vấn đề hướng dẫn H giải quyết vấn đề:
T. Có 8 quả cam chia đều cho 4 em: 8 : 4 = ? (2 quả)
 ? Khi chia 1 số tự nhiên cho 1 STN khác 0 thì kết quả của phép nhân có thể là như thế nào ? (số tự nhiên)
 ? Có 3 cái bánh chia đều cho 4 bạn. Hỏi mỗi bạn được bao nhiêu phần cái bánh ? 
 3 : 4 = ? 
 ? Trong phạm vi phép chia STN cho STN ta có thức hiện được không ?
T. Thực hiện phép chia như sgk: 3 : 4 = (cái bánh). Tức là chia đều 3 cái bánh cho 4 bạn thì mỗi bạn được cái bánh.
 ? Kết quả của phép chia 1 STN cho 1 STN (khác 0) là số như thế nào ? (phân số)
 ? Kết quả phép chia STN cho STN (khác 0) thương là phân số có đặc điểm gì?
( Thương của phép chia STN cho STN (khác 0) có thể viết thành 1 phân số, tử số là số bị chia, mẫu số là số chia.
 ? Nêu ví dụ ?
 ? Dấu gạch ngang hay có thể hiểu là gì ?
 c.Thực hành:
 Bài 1(108): H nêu yêu cầu: Viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số:
 - H tự làm vở nháp - 1 H chữa bài.
 - Lớp nhận xét.
Bài 2: H nêu yêu cầu: Viết theo mẫu:
 - H làm vào vở (2 ý đầu).
 - 1 H chữa bài lên bảng - Lớp nhận xét, thống nhất: 
 36 : 9 = ; 88 : 11= = 8
Bài 3: H nêu yêu cầu bài:
 - H làm vở.
 - GV chấm bài - chữa bài - nhận xét.
6 = ; 1 = ; 27 = ; 0 = ; 3 = 
 ? Qua bài tập này em có nhận xét gì ?
 (Mọi số tự nhiên có thể viết thành phân số có tử số là STN đó và mẫu số là 1.
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Vì sao mẫu số của phân số phải khác 0 ?
- Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 _____________________________
Luyện từ và câu:
Luyện tập về câu kể: Ai làm gì ?
I.Mục tiêu:
 - nắm vững kiến thức và kĩ năng sử dụng câu kể Ai làm gì ? Để nhận biết câu kể đó trong đoạn văn (BT1), xác định được bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể tìm được (BT2).
 - Viết được đoạn văn có dùng kiểu câu Ai làm gì ? (BT3)
 - Giáo dục H tính cẩn thận, chăm chỉ.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Phiếu học tập.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 ? Lấy 2 ví dụ câu kể Ai làm gì ? Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong câu ? 
 - Đọc thuộc lòng 3 câu tục ngữ ở bài tập 3, trả lời câu hỏi bài tập 4 (tiết trước)
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn H làm bài tập:
Bài 1: H nêu yêu cầu: Đọc đoạn văn  Tìm câu kể 
 - Lớp theo dõi sgk.
 - H trao đổi theo nhóm 2 - Gv dán phiếu.
 - H nêu, Gv nhận xét - chốt : Câu 3, 4, 5, 7,.
Bài 2: Gv nêu yêu cầu:
 - H làm bài vào vở - 2 H lên bảng làm.
 - Lớp nhận xét, Gv chốt.
Bài 3: H nêu yêu cầu: viết đoạn văn khoảng 5 câu, có một số câu kể Ai làm gì ?
 - GV phát phiếu cho 2 H - lớp làm vào vở.
 - H trình bày nối tiếp, nêu rõ câu nào là câu kể Ai làm gì ?
 - H dán phiếu - Gv nhận xét - Gv đọc cho H đoạn văn mẫu sgk (28)
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 - Hoàn thành đoạn văn.
 _____________________________
Địa lí:
Người dân ở đồng bằng Nam Bộ
I.Mục tiêu:
 - Nhớ tên được một số dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ: Kinh; Khơ-me; Chăm; Hoa.
 - Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về nhà ở, trang phục của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
 + Người dân ở Tây Nam Bộ thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch, nhà cửa đơn sơ.
 + Trang phục phổ biến của người dân đồng bằng Nam Bộ trước đây là quần áo bà ba và chiếc khăn rằn.
 - Giáo dục H ý thức bảo vệ môi trường.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Tranh ảnh về làng quê, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 ? Đồng bằng Nam bộ do những sông nào bồi đắp ? Có những đặc điểm gì tiêu biểu về diện tích, địa hình, đất đai ?
 ? Vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông ?
 ? Sông ở đồng bằng Nam Bộ có tác dụng gì ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Nhà ở của người dân: (sgk- 119)
*Hoạt động 1: Làm việc cả lớp:
 ? Người dân sống ở đồng bằng Nam bộ thuộc những dân tộc nào ?(Kinh; Khơ-me; Chăm; Hoa).
 ? Người dân thường làm nhà ở đâu ? Vì sao ? (Người dân ở Tây Nam Bộ thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch, nhà cửa đơn sơ; thuận tiện cho việc đi lại và sinh hoạt) (H khá, giỏi)
 ? Phương tiện đi lại phổ biến của người dân ở đây là gì ? (xuồng,  ... c tiêu:
 - Biết viết hoàn chỉnh bài văn tả đồ vật đúng yêu cầu của đề, có đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu rõ ý.
 - H tự giác, độc lập làm bài.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Bảng phụ.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - Không.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Đề bài:
 - Gv treo bảng phụ ghi 4 đề bài - dàn bài văn miêu tả đồ vật.
 Đề 1: Hãy tả 1 đồ vật em yêu thích nhất ở trường. Chú ý mở bài theo cách gián tiếp.
 Đề 2: Hãy tả 1 đồ vật gần gũi nhất với em ở nhà. Chú ý kết bài theo kiểu mở rộng.
 Đề 3: Hãy tả 1 đồ chơi mà em thích nhất. Chú ý mở bài theo cách gián tiếp.
 Đề 4: Hãy tả quyển sách Tiếng Việt 4 - Tập 2 của em. Chú ý kết bài theo kiểu mở rộng.
 - Gv nhắc nhở: Bài làm đủ ba phần, câu văn diễn đạt rõ ràng, biết ngắt câu đúng.
 c.H làm bài: Gv theo dõi, nhắc nhở H làm bài.
 - H làm bài.
 - Gv thu bài.
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau: 
 Luyện tập giới thiệu địa phương: quan sát những đổi mới ở xóm làng.
 _____________________________
Luyện từ và câu:
Mở rộng vốn từ: Sức khoẻ
I.Mục tiêu:
 - Biết thêm một số từ ngữ nói về sức khoẻ của con người và tên một số môn thể thao (BT1, BT2); nắm được một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến sức khoẻ.
 - Có ý thức giữ gìn sức khoẻ của bản thân và người thân.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Phiếu, bút dạ.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 2 H đọc đoạn văn kể về công việc làm trực nhật lớp, chỉ rõ các câu Ai làm gì? trong đoạn viết bài tập 3.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn H làm bài tập:
Bài 1: 1 H nêu yêu cầu :
 - Chia 5 nhóm - Gv phát phiếu cho 5 nhóm.
 - Đại diện nhóm trình bày.
 - Lớp và Gv nhận xét, kết luận:
(a. tập luyện, tập thể dục, đi bộ, chạy, chơi thể thao, ăn uống điều độ, nghỉ ngơi, an dưỡng, nghỉ mát, du lịch, giải trí...
 b.vạm vở, lực lưỡng, cân đối, rắn rỏi, rắn chắc, săn chắc, chắc nịch, cường tràng, dẻo dai, nhanh nhẹn...)
Bài 2: 1 H nêu yêu cầu :
 - Trao đổi nhóm 4.
 - Thi đua tiếp sức - 3 nhóm.
 - Nhận xét - chốt, phân thắng thua.
 - H hoàn thành vở bài tập: bóng đá, bóng chuyền...
Bài 3: 1 H nêu yêu cầu :
 - H làm vào vở - Chữa bài.
a.khoẻ như (voi, trâu, hùm )
b.nhanh như (cắt, tên bắn, gió, chớp, điện, sóc...)
Bài 4: 1 H nêu yêu cầu:
 ? Người “không ăn không ngủ” được là người như thế nào ?
 ? “Không ăn không ngủ” được khổ như thế nào ?
 ? “ăn được ngủ được là tiên” nghĩa là như thế nào ?
 ? “tiên” ... ? (sướng như tiên)
 3.Củng cố, dặn dò:
T. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn sức khoẻ bản thân và những người thân trong gia đình
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 - Thuộc các từ ngữ, thành ngữ.
 ________________________________________________________________
Lịch sử:
Chiến thắng Chi Lăng
I.Mục tiêu:
 - Nắm được một số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn (tập trung vào trận Chi Lăng):
 + Lê Lợi chiêu tập binh sĩ xây dựng lực lượng tiến hành khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh (khởi nghĩa Lam Sơn). Trận Chi Lăng là một trong những trận quyết định thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn.
 + Diễn biến trận Chi Lăng: quân địch do Liễu Thăng chỉ huy đến ải Chi Lăng; kị binh ta nghênh chiến, nhử Liễu Thăng và kị binh giặc vào ải. Khi kị binh của giặc vào ải, quân ta tấn công, Liễu Thăng bị giết, quân giặc hoảng loạn và rút chạy.
 + ý nghĩa: Đập tan mưu đồ cứu viện thành Đông Quan của quân Minh, quân Minh phải xin hàng và rút về nước.
 + Thua trận ở Chi Lăng và một số trận khác, quân Minh phải đầu hàng, rút về nước. Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế (năm 1428), mở đầu thời Hậu Lê.
 - Nêu các mẫu chuyện về Lê Lợi (kể chuyện Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần...).
 - Cảm phục sự thông minh, sáng tạo trong cách đánh giặc của ông cha ta qua trận Chi Lăng.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Hình sgk, phiếu học tập của H.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 ? Cuối thời Trần vua quan nhà Trần sống như thế nào ?
 ? Những kẻ có quyền thề đối xử với nhân ta ra sao ?
 ? Cuộc sống của nhân dân ta như thế nào ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Giảng bài:
*Hoạt động 1: Làm việc cả lớp:
 ? H nêu hoàn cảnh nước ta lúc bấy giờ ? 
T. Bối cảnh lịch sử: Cuối năm 1406, quân Minh xâm lược nước ta, nhà Hồ không đoàn kết được nhân dân nên thất bại (1407). Dưới ách đô hộ của nhà Minh nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng ....
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm:
 - Gv chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu cho các nhóm.
 - H thảo luận, trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung.
 ? Khi quân Minh đến ải Chi Lăng, kị binh ta đã hành động như thế nào ?
 ? Kị binh của nhà Minh đã phản ứng như thế nào trước hành động của quân ta? 
 ? Kị binh của nhà Minh đã thua trận ra sao ?
 ? Bộ binh của nhà Minh đã thua trận ra sao ?
 - Dựa vào dàn ý trên 2 H thuật lại diễn biến chính của trận Chi Lăng ? (quân địch do Liễu Thăng chỉ huy đến ải Chi Lăng; kị binh ta nghênh chiến, nhử Liễu Thăng và kị binh giặc vào ải. Khi kị binh của giặc vào ải, quân ta tấn công, Liễu Thăng bị giết, quân giặc hoảng loạn và rút chạy).
*Hoạt động 3: Làm việc cả lớp:
 ? Trong trận Chi Lăng, nghĩa quân Lam Sơn đã thể hiện sự thông minh như thế nào ? (kị binh ta nghênh chiến, nhử Liễu Thăng và kị binh giặc vào ải. Khi kị binh của giặc vào ải, quân ta tấn công).
 ? Sau trận Chi Lăng, thái độ của quân Minh ra sao ? 
 (quân Minh phải đầu hàng, rút về nước).
 ? Nêu kết quả, ý nghĩa của trận Chi Lăng ?
 (Đập tan mưu đồ cứu viện thành Đông Quan của quân Minh, quân Minh phải xin hàng và rút về nước).
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Trình bày diễn biến chính của trận Chi Lăng ?
- Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
________________________________________________________________
Thứ sáu
Ngày soạn: 17 / 1 / 2010
Ngày dạy : 22 / 1 / 2010
Toán:
Phân số bằng nhau
I.Mục tiêu:
 Giúp H:
 - Bước đầu nhận biết tính chất cơ bản của phân số; phân số bằng nhau.
 - Giáo dục H tính cẩn thận, chăm chỉ.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Các băng giấy.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 1 H : Viết 1 phân số: a. Bé hơn 1 ; b. Bằng 1 ; c. Lớn hơn 1.
 - 1 H : Viết 3 phân số có mẫu số là những số lẻ ?
 - Lớp nhận xét.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Giảng bài:
1, Hướng dẫn H hoạt động để nhận biết = và tự nêu được tính chất cơ bản của phân số:
 - Gv dán 2 băng giấy H quan sát:
 ? Hai băng giấy như thế nào với nhau ?
 ? Băng giấy thứ nhất chia thành mấy phần bằng nhau và đã tô màu mấy phần của băng giấy ?
 ? Băng giấy thứ hai chia thành mấy phần bằng nhau và đã tô màu mấy phần của băng giấy ?
 ? băng giấy như thế nào với băng giấy ?
 ? như thế nào với ? ( = )
 ? Làm thế nào để từ phân số có phân số ?
T.Gợi ý: + Phân số : Mẫu số và tử số cùng nhân với mấy để được ? (2)
 + Phân số : Mẫu số và tử số cùng chia cho mấy để được ? (2)
 = = và = = 
 ? Nêu kết luận ? (sgk)
T.Đây là tính chất cơ bản của phân số .
 2.Thực hành:
Bài 1(112): H nêu yêu cầu:
 - H làm vở nháp - Chữa bài - thống nhất kết quả.
Bài 2: 1 H nêu yêu cầu:
 - H làm vào vở - 2 H chữa bài lên bảng:
a. 18 : 3 và (18 : 4) : (3 x 4)	 b. 81 : 9 và (81 : 3) : (9 : 3)
 = 6 = 72 : 12	= 9 = 27 : 3
 = 6	= 9
 ? Qua 2 ví dụ trên em rút ra nhận xét gì ? (sgk)
Bài 3: 1 H nêu yêu cầu: Viết số thích hợp ....
 Thi đua giải nhanh - H làm vào vở nháp - 2 H giải lên bảng.
 - Gv chốt:
a. = = b. = = = 
3.Củng cố, dặn dò:
 ? Nêu tính chất cơ bản của phân số ?
 ? Viết 5 phân số bằng nhau: 
 + = ... = ... = ... = ...
 + = ... = ... = ... = ...
Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
_____________________________
Tập làm văn:
Luyện tập giới thiệu địa phương
I.Mục tiêu:
 - H nắm được về cách giới thiệu về địa phương qua những bài văn mẫu “ Nét mới ở Vĩnh Sơn”.
 - Bước đầu biết quan sát và trình bày được những đổi mới nơi các em sinh sống.
 - Có ý thức đối với công việc xây dựng quê hương.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Bảng phụ.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - Nhận xét bài kiểm tra viết - công bố điểm.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn H làm bài tập:
Bài 1 (19): 1 H nêu yêu cầu, nội dung bài tập.
 - H làm bài cá nhân: Đọc thầm bài “Nét mới ...” - Trả lời câu hỏi.
 ? Bài văn giới thiệu những đổi mới của địa phương nào ?
 ? Kể lại những nét đổi mới nói trên ?
T. Giúp H nắm dược dàn ý bài giới thiệu:
 - Treo bảng phụ ghi sẵn dàn ý - H đọc.
 + Mở bài: Giới thiệu chung về địa phương em sinh sống (tên, đặc điểm chung)
 + Thân bài: Giới thiệu đổi mới ở địa phương.
 + Kết bài: Nêu kết quả đổi mới của địa phương, cảm nghĩ của em về sự đổi mới đó.
Bài 2: 1 H nêu yêu cầu:
 - Gv giúp H phân tích đề, lưu ý H:
 + Nhận ra những đổi mới của làng xóm, ... phát triển chăn nuôi, phát triển nghề phụ, giữ gìn xóm làng sạch sẽ, xâu dựng nhiều trường học mới, chống tệ nạn xã hội...
 + Chọn 1 hoạt động em thích hoặc ấn tượng.
 - H nối tiếp nêu nội dung mình chọn để giới thiệu.
 - H thực hành giới thiệu:
 + Giới thiệu theo nhóm 2.
 + Thi giới thiệu trước lớp.
 + Lớp bình chọn bạn kể chuyện tự nhiên, chân thực, hấp dẫn nhất.
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Viết lại bài vào vở.
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
_____________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Giáo dục truyền thống quê hương 
I.Mục tiêu: 
 - H nắm được những truyền thống của quê hương.
 - H nắm được kế hoạch tuần tới.
 - Giáo dục H ý thức giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương.
II.Hoạt động dạy- học: 
 1.Hoạt động 1: Giúp H nắm được những truyền thống của quê hương:
 ? Quê hương em có những truyền thống tốt đẹp nào mà em biết? (truyền thống chống giặc ngoại xâm anh dũng, kiên cường; truyền thống nhân hậu, thật thà, yêu thương con cháu; cần cù, chịu khó; tiết kiệm...)
 ? Em cần phải làm gì đối với những truyền thống tốt đẹp của quê hương ?
 2.Hoạt động 2: 
 - Gv nêu kế hoạch tuần tới:
 + Đi học đúng giờ, chuyên cần.
 + Tăng cường luyện đọc diễn cảm nhiều hơn.
 + Hăng say xây dựng bài, chuẩn bị bài mới chu đáo. 
 + Cán bộ lớp tăng cường giúp đỡ các bạn học yếu: Nghĩa, Hương, Yên ...về thực hiện phép chia, ôn lại kiến thức cũ...
 + Tích cực luyện đọc nhiều hơn, thi đọc diễn cảm.
 + Chú ý chăm sóc các chậu cây cảnh, lau lá thường xuyên, thêm nước cho cây.
 + Thu nộp đợt 3 đầy đủ, đúng thời gian.
 + VS QC sạch , đúng giờ.
 3.Sinh hoạt văn nghệ:
 ________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20.doc