Giáo án Lớp 4 Tuần 22

Giáo án Lớp 4 Tuần 22

 LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 43: CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO ?

I. Mục tiêu:

 - Nắm được ý nghĩa và cấu tạo của bộ phận CN trong câu kể Ai thế nào?

 - Xác định đúng chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?. Viết được một đoạn văn ngắn tả về một loại trái cây có dùng một số câu kể Ai thế nào ?

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng nhóm viết sẵn 5 câu kể Ai thế nào?(3, 4, 5, 6, 8 ) bài 1 (phần luyện tập)

III. Hoạt động trên lớp:

 

doc 36 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 685Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LUYệN Từ Và CâU
Tiết 43: CHủ NGữ TRONG CâU Kể AI THế NàO ?
I. Mục tiêu: 
 - Nắm được ý nghĩa và cấu tạo của bộ phận CN trong câu kể Ai thế nào? 
 - Xác định đúng chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?. Viết được một đoạn văn ngắn tả về một loại trái cây có dùng một số câu kể Ai thế nào ? 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng nhóm viết sẵn 5 câu kể Ai thế nào?(3, 4, 5, 6, 8 ) bài 1 (phần luyện tập) 
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3HS lên bảng tìm những từ ngữ miêu tả trong đó có vị ngữ trong câu Ai thế nào ?
- Gọi 2 HS trả lời câu hỏi : 
- Trong câu kể Ai thế nào ? vị ngữ do từ loại nào tạo thành ? Nó có ý nghĩa gì ? 
- Nhận xét, kết luận và cho điểm HS 
II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: GV nêu và ghi đầu bài.
 2. Tìm hiểu ví dụ:
 Bài 1:
-Yêu cầu HS mở SGK đọc nội dung và trả lời câu hỏi bài tập 1.
- Yêu cầu HS tự làm bài .
- Gọi HS Nhận xét , chữa bài cho bạn 
- Nhận xét , kết luận lời giải đúng .
Bài 2 : Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài .
- Gọi HS phát biểu. Nhận xét, chữa bài cho bạn 
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng .
Bài 3 :
- Chủ ngữ trong các câu trên cho ta biết điều gì ?
- Chủ ngữ nào là do 1 từ , chủ ngữ nào là do 1 ngữ ?
-Hỏi : Chủ ngữ trong câu có ý nghĩa gì ?
 3. Ghi nhớ:
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- Gọi HS đặt câu kể Ai thế nào ? 
 - Nhận xét câu HS đặt, khen những em hiểu bài, đặt câu đúng hay.
4. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1:Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung .
+ Lưu ý HS thực hiện theo 2 ý sau : 
- Tìm các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau đó xác định chủ ngữ của mỗi câu .
- Chia nhóm HS , thảo luận 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi các nhóm trình bày
- Kết luận về lời giải đúng và treo bảng nhóm viết sẵn 5 câu văn đã làm sẵn. HS đối chiếu kết quả .
+ GV nêu : Các câu 1 và 2 ( ôi chao ! Chú chuồn nước mới đẹp làm sao! ) không phải là câu kể mà chúng là câu cảm các em sẽ học sau 
- Câu 5 là câu kể Ai thế nào ? Về cấu tạo là câu ghép đẳng lập có 2 vế câu ( 2 cụm chủ vị ) đặt song song với nhau .
- Câu 7(Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ) là kiểu câu Ai làm gì? 
Bài 2 :Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung .
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi .
+Trong tranh vẽ những loại cây trái gì ?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài. Các em viết đoạn văn ngắn khoảng 5 câu về một loại trái cây có dùng câu kể Ai thế nào ? 
- Gọi HS đọc bài làm . 
- GV nhận xét cho điểm HS viết tốt .
III. Củng cố - dặn dò:
-Trong câu kể Ai thế nào? chủ ngữ do từ loại nào tạo thành ? Nó có ý nghĩa gì ?
- Dặn HS về viết một đoạn văn ngắn có dùng câu kể Ai thế nào ? (3 đến 5 câu)
- Chuẩn bị bài sau:MRVT: Cái đẹp.
-3 HS thực hiện viết các câu thành ngữ , tục ngữ .
- 2 HS đứng tại chỗ đọc .
- HS ghi vở.
-Một HS đọc thành tiếng , trao đổi , thảo luận cặp đôi .
+Một HS lên bảng gạch chân các câu kể bằng phấn màu , HS dưới lớp gạch bằng chì vào SGK.
- Nhận xét , bổ sung bài bạn làm trên bảng .
+ Đọc lại các câu kể :
- 1 HS đọc yêu cầu
-1 HS làm bảng lớp, cả lớp gạch bằng chì vào SGK .
- HS nhận xét.
- Chủ ngữ trong câu chỉ tên của người , tên địa danh và tên của sự vật( cho ta biết sự vật sẽ được thông báo về đặc điểm tính chất ở vị ngữ trong câu.)
- Chủ ngữ ở câu 1 do danh từ riêng Hà Nội tạo thành . Chủ ngữ các câu còn lại do cụm danh từ tạo thành .
- Phát biểu theo ý hiểu .
- 2 HS đọc .
- Tiếp nối đọc câu mình đặt.
-1 HS đọc.
- Hoạt động trong nhóm theo nhóm 4 thảo luận 
- Đại diện nhóm trình bày
- HS lắng nghe.
 - 1 HS đọc.
- Quan sát và trả lời câu hỏi .
- Trong tranh vẽ về cây sầu riêng, trên cành cây có nhiều quả treo lủng lẳng như những tổ kiến còn có những chú chim đang chuyền cành hót líu lo.
- Trong tranh vẽ cây xoài, cành lá sum sê. Cây xoài đang trong thời kì trổ hoa trắng. Phía dưới có một bạn nhỏ đang tưới nước cho cây .
- Tự làm bài .
- 3,4HS đọc bài
- 3 HS trình bày .
- HS chuẩn bị theo lời dặn của GV
Thứ ba ngày 8 tháng 2 năm 2011
Toán
Tiết 107: SO SáNH HAI PHâN Số CùNG MẫU Số
I. Mục tiêu : Giúp HS : 
 - Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số. 
 - Củng cố về nhận biết một phân số bé hơn hoặc lớn hơn 1 .
II.Đồ dùng dạy học
 - Hình vẽ sơ đồ các đoạn thẳng được chia theo tỉ lệ như SGK. 
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
I. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hai HS lên bảng chữa bài tập số 3 .
- Nhận xét bài làm ghi điểm học sinh . 
II. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài- Ghi bảng 
 2.Tìm hiểu ví dụ :
- Gọi 1 HS đọc ví dụ trong SGK.
-Treo bảng phụ đã vẽ sẵn sơ đồ các đoạn thẳng chia theo các tỉ lệ như SGK.
- GV nêu câu hỏi gợi ý :
+Đoạn thẳng AB được chia thành mấy phần bằng nhau ?
+ Độ dài đoạn thẳng AC bằng mấy phần độ dài đoạn thẳng AB ?
+ Độ dài đoạn thẳng AD bằng mấy phần độ dài đoạn thẳng AB ?
+ Hãy so sánh độ dài đoạn thẳng AC với độ dài đoạn thẳng AD?
+ Hãy viết chúng dưới dạng phân số ?
+ Em có nhận xét gì về tử số và mẫu số của hai phân số và ?
+ Vậy muốn so sánh hai phân số cùng mẫu số ta làm như thế nào ? 
+ GV ghi quy tắc lên bảng .Gọi HS nhắc lại 
3. Luyện tập
Bài 1 :Gọi 1 em nêu đề bài .
-Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. 
- Gọi hai em lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nêu giải thích cách so sánh 
- Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh .
Bài 2 :Gọi HS đọc đề bài .
a/ + GV ghi 2 phép tính mẫu và nhắc HS nhớ lại về những phân số có giá trị bằng 1.( là phân số có tử số bằng mẫu số )
 -Yêu cầu lớp làm vào vở. 
- Gọi HS lên bảng làm bài.
+ Phân số như thế nào thì bé hơn 1 ?
+ Phân số như thế nào thì lớn hơn 1 ?
- GV ghi bảng nhận xét .
- Gọi HS nhắc lại .
b/ GV nêu yêu cầu đề bài .
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ thực hiện vào vở .
- Gọi HS đọc kết quả và giải thích cách so sánh .
 - Gọi em khác nhận xét bài bạn
 - Giáo viên nhận ghi điểm từng học sinh .
Bài 3 :Gọi HS đọc đề bài .
- Phân số như thế nào thì bé hơn 1 ? 
 -Yêu cầu lớp tự làm vào vở. 
- Gọi 1 HS lên bảng viết các phân số bé hơn 1 có mẫu số là 5 và tử số khác 0 .
- Gọi em khác nhận xét bài bạn
 - Giáo viên nhận xét bài làm học sinh 
III. Củng cố - Dặn dò:
-Muốn so sánh 2 phân số cùng mẫu số ta làm như thế nào ?
-Nhận xét đánh giá tiết học .
- Dặn về nhà học bài và làm bài.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
- 2HS thực hiện trên bảng .
HS lắng nghe. 
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm bài .
- Quan sát nêu nhận xét .
- Đoạn thẳng AB được chia thành 5 phần bằng nhau .
- Độ dài đoạn thẳng AC bằng độ dài đoạn thẳng AB ?
+ Độ dài đoạn thẳng AD bằng độ dài đoạn thẳng AB ?
+ Độ dài đoạn thẳng AD lớn hơn độ dài đoạn thẳng AC hay độ dài đoạn thẳng AC bé hơn độ dài đoạn thẳng AD 
- Hai phân số này có mẫu số bằng nhau và bằng 5 . Tử số của phân số bé hơn tử số của phân số .
+ HS tiếp nối phát biểu quy tắc .
- 2 HS đọc , lớp đọc thầm .
-Một em nêu đề bài .
 -Lớp làm vào vở .
 - Hai học sinh làm bài trên bảng
- Một em đọc thành tiếng .
- HS lắng nghe.
-HS tự làm vào vở. 
- Một HS lên bảng làm bài .
 - So sánh : và 1.
- Ta có : < mà = 1 nên : < 1. 
+ Phân số có tử số bé hơn mẫu số thì phân số đó bé hơn 1. 
 + và 1.
- Ta có : > mà = 1 nên : > 1. 
+ Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn 1. 
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm .
- 1 HS đọc , lớp tự làm vào vở
- Tiếp nối phát biểu .
- Nhận xét bài bạn.
- 1HS đọc đề , lớp đọc thầm .
- Phân số có tử số bé hơn mẫu số thì phân số đó bé hơn 1. 
- HS thực hiện vào vở.
- Các phân số cần tìm là : 
 ; ; ; .
- HS nhận xét bài bạn .
-2HS nhắc lại. 
-Về nhà học thuộc bài và làm lại các bài tập còn lại.
Kể Chuyện
Tiết 22: CON VịT XấU Xí
I. Mục tiêu: 
1. Rèn kĩ năng nói :
- Nghe thầy cô kể chuyện, nhớ chuyện, sắp xếp đúng thứ tự các tranh minh hoạ trong SGK, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên .
- Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Phải nhận ra cái đẹp của người khác, biết yêu thương người khác. Không lấy mình làm mẫu khi đánh giá người khác.
2. Rèn kĩ năng nghe : Chăm chú nghe thầy cô kể chuyện, nhớ chuyện .
- Lắng nghe bạn KC. Nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
- GD HS biết yêu quý các loài vật quanh ta, không vội đánh giá 1 con vật chỉ dựa vào hình thức bên ngoài.
II. Đồ dùng dạy học: 
+Đề bài viết sẵn trên bảng lớp .
+4 bức tranh minh hoạ truyện đọc trong SGK 
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS kể lại câu chuyện về 1 người có khả năng hoặc có sức khoẻ đặc biệt mà em biết(trong bài kể chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia đã học tuần trước )
- Nhận xét và cho điểm HS .
II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: GV nêu và ghi đầu bài.
 2. GV kể chuyện:
 - GV kể lần 1.
 - GV kể lần 2.
 3. Hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu của bài tập:
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV treo 4 bức tranh minh hoạ truyện lên bảng không theo thứ tự câu chuyện
 ( như SGK) 
- Yêu cầu HS sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự của câu chuyện . 
- Yêu cầu HS quan sát, suy nghĩ, nêu cách sắp xếp của mình kết hợp trình bày nội dung.
- Gọi HS tiếp nối phát biểu .
* Kể trong nhóm:
- Cho HS thực hành kể trong nhóm đôi .
- GV đi hướng dẫn những HS gặp khó khăn.
 * Kể trước lớp:
- Tổ chức cho HS thi kể.
- GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung truyện, ý nghĩa truyện.
* BVMT: Qua câu chuyện này tác giả An - đéc - xen muốn khuyên các em: Phải biết nhận ra cái đẹp của người khác, biết yêu thương người khác. Không lấy mình làm mẫu khi đánh giá người khác. Thiên nga là loài chim đẹp nhất trong thế giới loài chim nhưng lại bị các bạn vịt con xem là xấu xí. Vì các bạn vịt thấy hình dáng thiên nga không giống như mình, nên bắt nạt, hắt hủi thiên nga. Khi đàn vịt đã nhận ra sai lầm thì thiên nga đã bay đi mất. Cô mong rằng các em biết yêu quí bạn bè xung quanh, nhận ra những nét đẹp riêng trong mỗi bạn .
III. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện mà em đã được nghe cho các bạn nghe và kể cho người thân nghe. 
- Chuẩn bị bài sau: KC đã nghe, đã đọc.
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- HS ghi vở
- HS nghe.
-2 HS đọc đề bài, lớp theo dõi.
- HS quan sát.
-Suy nghĩ, quan sát nêu cách sắp xếp.
- 1 HS lên bảng sắp xếp lại tranh theo thứ tự đúng( 2 ,1, 3, 4)
+ Tranh 1: Vợ chồng thiên nga gử ...  đêm, máy cưa, máy khoan bê tông .
+ Những loại tiếng ồn: tiếng tàu hoả, tiếng loa phóng thanh công cộng, loa đài, + Hầu hết các tiếng ồn nêu trên đều do con người gây ra .
- HS theo dõi
+ Thực hiện thảo luận theo nhóm HS.
- Quan sát tranh minh hoạ, trao đổi và trả lời các câu hỏi vào giấy .
- Tiếp nối nhau phát biểu :
- Tiếng ồn có hại : gây điếc tai , nhức đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, ảnh hưởng tới tai .
+ Các biện pháp để phòng chống tiếng ồn là : cần có những quy định chung về tiếng ồn như : không gây tiếng ồn những nơi công cộng , sử dụng những vật không gây tiếng ồn để cách âm , ngăn cách làm giảm tiếng ồn đến tai , trồng nhiều cây xanh .
- 2 HS ngòi cùng bàn , trao đổi và trả lời - + Những việc nên làm : 
-Trồng nhiều cây xanh, nhắc nhớ mọi người cùng có ý thức giảm ô nhiễm tiếng ồn: công trường xây dựng, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp xây dựng xa nơi đông dân cư hoặc lắp các bộ phận giảm thanh .
+ Những việc không nên làm :
- Nói to, cười đùa ở nơi cần yên tĩnh, mở nhạc công suất to, mở ti vi to, trêu đùa súc vật để chúng kêu, sủa, ... nổ xe máy, ô tô trong nhà xây dựng công trường gần trường học, bệnh viện .
- Lắng nghe .
- HS chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.
CHíNH Tả( Nghe - viết)
Tiết 22: SầU RIêNG
I. Mục tiêu: 
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn của bài "Sầu riêng " .
- Làm đúng BT chính tả phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn l/n. 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng lớp viết các dòng thơ trong bài tập 2a hoặc 2b cần điền âm đầu hoặc vần vào chỗ trống .
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. KTBC:
- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết vào vở nháp.
+ rong chơi , ròng rã , rổ rả , rượt đuổi , 
dạt dào, dồn dập, dòng thơ, dữ tợn, da dẻ 
giông bão, giục giã, giương cờ ....
- Nhận xét về chữ viết trên bảng và vở.
II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
Trong giờ chính tả hôm nay các em sẽ nghe, viết đúng và viết đẹp một đoạn trong bài "Sầu riêng" đã học và làm bài tập chính tả có viết với âm đầu l/n. 
2. Hướng dẫn nghe - viết:
* Tìm hiểu nội dung đoạn viết:
 - Gọi HS đọc đoạn văn.
-Hỏi: + Đoạn văn này nói lên điều gì ?
* Hướng dẫn viết chính tả
-Yêu cầu các HS tìm các từ khó, đễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết vào nháp.
* Nghe viết chính tả
+ GVđọc cho học sinh viết vào vở .
 * Soát lỗi chính tả
+ Đọc lại toàn bài một lượt để HS soát lỗi tự bắt lỗi .
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
 Bài 2:
a/ Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS thực hiện trong nhóm, 
- Gọi các nhóm khác bổ sung từ mà các nhóm khác chưa có.
-Nhận xét và kết luận các từ đúng.
+ ở câu a ý nói gì ?
Bài 3:
a/ Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm và tìm từ.
- Gọi 3 HS lên bảng thi làm bài .
- Gọi HS nhận xét và kết luận từ đúng.
III. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại các từ vừa tìm được 
- Chuẩn bị bài sau: Chợ Tết (Nhớ - viết).
-HS thực hiện theo yêu cầu.
- Lắng nghe.
-1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm .
+Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp và hương vị đặc biệt của hoa và quả sầu riêng.
- HS tìm và viết vào nháp các từ dễ viết sai.
- Viết bài vào vở .
- Từng cặp soát lỗi cho nhau và ghi số lỗi ra ngoài lề.
-1 HS đọc.
-Trao đổi, thảo luận và tìm từ cần điền ở mỗi dòng thơ 
-Bổ sung.
-1 HS đọc các từ vừa tìm được 
- Cậu bé bị ngã không thấy đau . Tối mẹ về nhìn thấy xuyt xoa thương xót mới oà khóc nức nở vì đau .
-1 HS đọc thành tiếng.
- HS ngồi cùng bàn trao đổi và tìm từ.
-3 HS lên bảng thi tìm từ.
- 1 HS đọc từ tìm được.
-Lời giải : Nắng - trúc xanh - cúc - lóng lánh - nên - vút - náo nức .
- HS chuẩn bị theo lời dặn của GV.
TUầN 22
Thứ hai ngày 7 tháng 2 năm 2011
Toán :
Tiết 106: LUYệN TậP CHUNG .
I. Mục tiêu : 
 Giúp HS : Củng cố về khái niệm ban đầu về phân số, rút gọn phân số và qui đồng mẫu số các phân số ( chủ yếu là 2 phân số). 
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
I. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hai em lên bảng chữa bài tập số 3 .
- Nhận xét bài làm ghi điểm học sinh .
II. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài-Ghi bảng 
- Bài học hôm nay chúng ta củng cố về khái niệm ban đầu về phân số , rèn kĩ năng rút gọn phân số và qui đồng mẫu số các phân số qua bài”Luyện tập chung"
2. Luyện tập:
Bài 1 : Gọi 1 em nêu đề bài .
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. 
- Gọi hai em lên bảng làm bài.
-Yêu cầu em khác nhận xét bài bạn.
- GV nhắc HS những HS không rút gọn được một lần thì có thể rút gọn dần để được phân số tối giản 
+ Chẳng hạn : 
-Giáo viên nhận xét bài học sinh .
Bài 2 : Gọi HS đọc đề bài .
 -Yêu cầu lớp làm vào vở. 
 - Gọi HS lên bảng làm bài.
- Những phân số nào bằng phân số ?
- Gọi em khác nhận xét bài bạn
 - Giáo viên nhận ghi điểm từng học sinh .
Bài 3 : Gọi HS đọc đề bài .
- Muốn qui đồng mẫu số của phân số ta làm như thế nào? 
- Hướng dẫn HS ở hai phép tính c và d các em có thể lấy MSC bé nhất . 
- Chẳng hạn ở câu c MSC bé nhất là 36 ; câu d MSC bé nhất là 12 .
 -Yêu cầu lớp làm vào vở. 
 - Gọi 2HS lên bảng làm bài.
- Gọi em khác nhận xét bài bạn
- Giáo viên nhận xét bài làm học sinh 
Bài 4 : Gọi HS đọc đề bài .
- Hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ các ngôi sao để nhận biết ở hình vẽ nào có số ngôi sao được tô màu .
- Yêu cầu HS tự làm bài .
 - Gọi HS nêu miệng kết quả .
- Gọi em khác nhận xét bài bạn
 - Giáo viên nhận xét bài làm học sinh 
III. Củng cố - Dặn dò:
- Muốn quy đồng mẫu số nhiều phân số ta làm như thế nào ?
- Nhận xét tiết học .
- Dặn về nhà học bài và làm bài.
- Chuẩn bị bài sau: So sánh 2 phân số có cùng mẫu số.
-2học sinh lên bảng làm bài
-Lắng nghe -HS ghi vở .
- Một em nêu đề bài.
- Lớp làm vào vở.
 -Hai học sinh lên bảng làm bài
-Học sinh khác nhận xét bài bạn.
- Một em đọc .
-HS tự làm vào vở. 
- Một HS lên bảng làm bài .
 - Phân số không rút gọn được vì đây là phân số tối giản .
- Những phân số rút gọn được là : 
- Những phân số bằng phân số là :
 và 
- 1 HS đọc.
- Tiếp nối phát biểu .
- HS làm bài vào vở.
- 2HS thực hiện trên bảng.
- 1 HS đọc.
- Quan sát - Lắng nghe .
- HS thực hiện trả lời yêu cầu vào vở.
- 1 HS phát biểu : 
- Nhóm ngôi sao ở phần b có số ngôi sao được tô màu .
- Nhận xét bài bạn .
- 2HS nhắc lại. 
-Về nhà học thuộc bài và làm lại các bài tập còn lại.
TậP ĐọC
Tiết 43: SầU RIêNG
I. Mục tiêu: 
 1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, chậm rãi.
 2. Hiểu các từ ngữ trong bài.
 - Hiểu giá trị và vẻ đặc sắc của cây sầu riêng.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc .
- ảnh chụp về cây, trái sầu riêng trong SGK.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động củaGV
Hoạt động của HS
I. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc thuộc lòng bài"Bè xuôi Sông La" và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét và cho điểm HS .
II. Bài mới:
 1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc:
- GV cho HS xem tranh minh hoạ vẽ chủ điểm và hỏi : 
- Tranh vẽ gì ?
- GV: Từ tuần 22, các em bắt đầu tìm hiểu về chủ điểm : "Vẻ đẹp muôn màu"
+ Bài học mở đầu cho chủ điểm này là bài sầu riêng. Đây là một giống cây quí hiếm được coi là đặc sản của miền Nam nước ta.
- GV ghi đầu bài. 
 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
 * Luyện đọc:
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc).
- GVsửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS
- Gọi HS đọc phần chú giải.
 - Gọi HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu, chú ý cách đọc:
 * Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Sầu riêng là đặc sản của vùng nào ?
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, trao đổi thảo luận trong bàn trả lời câu hỏi :
- Dựa vào bài văn tìm những nét miêu tả những nét đặc sắc của hoa sầu riêng ?
- Em hiểu " hao hao giống " là gì ? 
- Lác đác là như thế nào ? 
-Đoạn 1 cho em biết điều gì?
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2 trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Tìm những chi tiết miêu tả quả sầu riêng ?
-Em hiểu “ mật ong già hạn “là loại mật ong như thế nào ?
- "vị ngọt đam mê"là gì?
- Nội dung đoạn 2 cho biết điều gì ?
-Yêu cầu HS đọc đoạn 3 trao đổi và trả lời câu hỏi.
-Tìm những chi tiết miêu tả về cái dáng không đẹp của cây sầu riêng ? Tác giả tả như thế nhằm mục đích gì ?
- Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng ?
 - Bài văn nói lên điều gì ?
-Ghi nội dung chính của bài.
* Đọc diễn cảm
-Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. 
-Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
-Yêu cầu HS luyện đọc.
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
-Nhận xét và cho điểm học sinh.
III. Củng cố - dặn dò:
-Hỏi: Câu truyện giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Chợ Tết.
-Ba em lên bảng đọc và trả lời nội dung bài .
- Tranh vẽ cảnh sông núi , nhà cửa, chùa chiền, cánh đồng, dòng sông, biển cả,... của đất nuớc .
-Lớp lắng nghe . 
- HS ghi vở.
-3 HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự.
+Đoạn 1: Từ đầu đến kì lạ . 
+ Đoạn 2: tiếp theo đến ...tháng 5 ta 
+ Đoạn 3 : Đoạn còn lại . 
- 1 HS đọc thành tiếng .
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm bài 
- Lắng nghe .
- 1 HS đọc , lớp đọc thầm . 
- Sầu riêng là loại cây trái đặc sản của Miền Nam nước ta .
- Lớp đọc thầm cả bài , từng bàn thảo luận và trả lời :
+ Hoa : Trổ vào dạo cuối năm, mùi thơm ngát như hương cau, hương bưởi.
- Hao hao giống có nghĩa là gần giống - giống như - gần giống như , ...
- Lác đác là nhuỵ thưa thớt, lâu lâu mới có một nhuỵ.
- Miêu tả vẻ đẹp của hoa sầu riêng .
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm bài để trả lời.
+ Quả : 
-Lủng lẳng duới cành, trông như những tổ kiến, mùi thơm đậm 
-"mật ong già hạn" có nghĩa là mật ong để lâu ngày nên có vị rất ngọt .
- " vị ngọt đam mê " ý nói ngọt làm mê lòng người ...
- Miêu tả hương vị của quả sầu riêng .
- 1 HS đọc , lớp đọc thầm bài .
+ Dáng cây :
-Thân nó khẳng khiu , cao vút, cành ngang thẳng đuột. 
-Tác giả tả như thế nhằm làm nổi bật ý ngon và đặc biệt của quả sầu riêng . 
- Câu: Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam/ Hương vị quyến rũ/ Đứng ngắm cây sầu riêng/ Vậy mà khi trái chín. vị ngọt đến đam mê.
- Bài văn miêu tả cây sầu riêng loại cây đặc sản của miền Nam nước ta .
- 3 HS tiếp nối đọc 3 đoạn .
-HS luyện đọc theo cặp.
-3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm.
- HS nêu
- HS chuẩn bị theo lời dặn của GV.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4(5).doc