Giáo án Lớp 4 Tuần 25

Giáo án Lớp 4 Tuần 25

TẬP ĐỌC

TIẾT 49 : KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN

I Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy được toàn bài.Biết đọc đúng giọng kể khoan thai nhưng dõng dạc,phù hợp với diễn biến câu chuyện.Đọc phân biệt lời nhân vật(lời tên cướp biển cục cằn, hung dữ.Lời bác sĩ Ly điềm tĩnh nhưng kiên quyết,đầy sức mạnh.

 - Hiểu nội dung bài:Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối

 đầu với tên cướp biển hung hãn.Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự

 hung ác,bạo ngược.

 -Hiểu nghĩa các từ ngữ:bài ca man rợ,nín thít,gườm gườm,làu bàu.

II. Đồ dùng dạy- học:

 -Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc.

 - Tranh minh hoạ trong SGK

 

doc 38 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 631Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TậP ĐọC
Tiết 49 : KHUấT PHụC TêN CướP BIểN
I Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy được toàn bài.Biết đọc đúng giọng kể khoan thai nhưng dõng dạc,phù hợp với diễn biến câu chuyện.Đọc phân biệt lời nhân vật(lời tên cướp biển cục cằn, hung dữ.Lời bác sĩ Ly điềm tĩnh nhưng kiên quyết,đầy sức mạnh.
 - Hiểu nội dung bài:Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối
 đầu với tên cướp biển hung hãn.Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự 
 hung ác,bạo ngược.
 -Hiểu nghĩa các từ ngữ:bài ca man rợ,nín thít,gườm gườm,làu bàu...
II. Đồ dùng dạy- học: 
 -Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc.
 - Tranh minh hoạ trong SGK 
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KTBC:
- Gọi HS lên bảng đọc thuộc lòng bài"Đoàn thuyền đánh cá"và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét và cho điểm HS .
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:GV cho HS quan sát tranh và giới thiệu bài.
 b)Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài : 
 * Luyện đọc:
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn(3 lượt HS đọc).
- Gọi HS đọc phần chú giải.
+ GV giải thích : hung hãn là : sẵn sàng gây tai hoạ cho người khác bằng hành động tàn ác,thô bạo.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. 
- GV đọc mẫu, chú ý cách đọc :Toàn bài đọc với giọng rõ ràng,rành mạch và dứt khoát,gấp gáp dần theo diễn biến câu chuyện.
* Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn1 và trả lời câu hỏi.
+ Tính hung hãn của tên chúa tàu được thể hiện qua những chi tiết nào ?
 - Đoạn 1 cho em biết điều gì?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi.
- Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào ?
- Cặp câu nào trong bài khắc hoạ hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển ?
+ Nội dung đoạn 2 cho biết điều gì ?
- Ghi bảng ý chính đoạn 2 .
-Yêu cầu HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi.
- Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn ?
+ Nội dung đoạn 3 cho biết điều gì ?
- Ghi bảng ý chính đoạn 3 .
-Yêu cầu HS đọc thầm câu truyệnvà trả lời câu hỏi.
- Truyện đọc trên giúp em hiểu ra điều gì?
 - Ghi nội dung chính của bài.
 * Đọc diễn cảm : 
-Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. 
-Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
-Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
-Tổ chức cho HS thi đọc theo cách phân vai. 
-Nhận xét và cho điểm học sinh.
3. Củng cố - dặn dò:
- Hỏi: Bài văn giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau:Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
- 3em lên bảng đọc và trả lời nội dung bài.
- HS ghi vở.
-3HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự.
+Đoạn 1: Từ đầu đến .bài ca man rợ. 
+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến .. .anh bị treo cổ trong phiên toà sắp tới.
+ Đoạn 3 : Trông bác sĩ lúc này ...đến tên chúa tàu im như thóc.
 - 1 HS đọc thành tiếng.
- Luyện đọc theo cặp.
- Lắng nghe .
- 1HS đọc thành tiếng,lớp đọc thầm. 
- . . .đập tay xuống bàn quát mọi người im,quát bác sĩ Ly:"Có câm mồm không?"Rút soạt dao ra . . .
- Sự hung hãn thô bạo của tên chúa tàu 
- 1 HS đọc thành tiếng,lớp đọc thầm 
- . . .ông là người rất hiền hậu, điềm đạm . Nhưng cũng rất cứng rắn, dũng cảm dám đối đầu,chống cái xấu,cái ác,bất chấp nguy hiểm.
- Hình ảnh cho thấy sự đối nghịch: một bên thì đức độ,hiền từ mà nghiêm nghị. Một bên thì hung ác.. . 
- . . .nói lên sự cứng rắn,dũng cảm dám đối đầu,chống cái xấu,cái ác, bất chấp nguy hiểm của bác sĩ Ly 
- 1 HS đọc thành tiếng,lớp đọc thầm
- Vì bác sĩ Ly bình tĩnh,kiên quyết bảo vệ lẽ phải . . .
- . . . tên cướp biển phải khuất phục trước bác sĩ Ly. 
- HS đọc thầm bài trả lời.
-Trong cuộc đối đầu quyết liệt giữa cái thiện và cái ác,người có chính nghĩa,dũng cảm,và kiên quyết sẽ chiến thắng.
- 3 HS tiếp nối đọc 3 đoạn.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm.
-3 HS thi đọc phân vai toàn bài.
- 2 HS trả lời.
 Tuần 25
 Thứ hai ngày 1 tháng 3 năm 2010 
 Toán 
Tiết 121 : PHéP NHâN PHâN Số
I. Mục tiêu:Giúp HS: 
- Nhận biết ý nghĩa của phép nhân phân số(qua cách tính diện tích hình chữ nhật).
- Biết thực hiện phép nhân hai phân số: + Lấy tử số nhân với tử số. 
 + Lấy mẫu số nhân với mẫu số.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Vẽ sẵn hình vẽ vào bảng phụ như SGK.
III.Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng chữa bài tập số 3.
- Nhận xét bài làm ghi điểm học sinh.
 2.Bài mới: 
 a)Giới thiệu bài.
b) Tìm hiểu ý nghĩa của phép nhân phân số thông qua tính diện tích hình chữ nhật. 
- Gọi 1 HS đọc ví dụ trong SGK.
+ Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào ? 
- Hãy tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài m,chiều rộng m.
c)Tìm quy tắc thực hiện phép nhân phân số:
* Tính diện tích hìnhchữ nhật dựa vào hình vẽ.
-Treo hình vẽ như SGK lên bảng.
- Hình vuông có diện tích bao nhiêu?
-Hình vuông có mấy ôvuông,mỗi ô có diện tích là bao nhiêu?
- Hình chữ nhật(tô màu)chiếm mấy ôvuông?
- Vậy diện tích hình chữ nhật là bao nhiêu?
* Phát hiện qui tắc nhân hai phân số:
- HS quan sát hình vẽ để nêu nhận xét:
8(số ô vuông hình chữ nhật)bằng 4 x 2 
15(số ô của hình vuông)bằng 5 x 3 
+ Từ đó ta có : x = = m2
- Vậy muốn nhân hai phân số ta làm như thế nào ? 
- GV nêu quy tắc,gọi HS nhắc lại.
d)Luyện tập :
Bài 1 : Gọi 1 em nêu đề bài .
-Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. 
- Gọi hai em lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nêu giải thích cách làm.
-Yêu cầu em khác nhận xét bài bạn.
Bài 2 : Gọi HS nêu yêu cầu đề bài.
- GV lưu ý HS đề bài yêu cầu rút gọn rồi tính.
- Yêu cầu HS thực hiện các phép tínhvào vở.
- Gọi HS đọc kết quả và giải thích cách làm.
- Gọi em khác nhận xét bài bạn.
Bài 3 :Gọi HS đọc đề bài.
-Yêu cầu lớp tự suy nghĩ làm vào vở. 
- Gọi 1 HS lên bảng giải bài.
- GV nhận xét,chốt lời giải đúng.
3) Củng cố - Dặn dò:
- Muốn nhân hai phân số ta làm như thế nào?
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà học bài và chuẩn bị bài sau:Phép nhân phân số.
- 2HS lên bảng giải bài.
- HS ghi vở.
- 1 HS đọc thành tiếng,lớp đọc thầm bài.
+ Ta lấy chiều dài nhân chiều rộng(cùng một đơn vị đo)
+ Thực hành tính diện tích hình chữ nhật.: Ta lấy: x .
- Quan sát hình vẽ.
- Hình vuông có diện tích là 1 m2.
- Hình vuông có 15 ô,mỗi ô có diện tích là m2.
- Hình chữ nhật tô màu chiếm 8 ô vuông.
- Diện tích hình chữ nhật tô màu là:815m2. 
- Quan sát,suy nghĩ và phát biểu ý kiến.
- Ta lấy tử số nhân với tử số và mẫu số nhân với mẫu số. 
- 2 HS đọc thành tiếng,lớp đọc thầm.
- Một em nêu đề bài.
- Lớp làm vào vở.
 - Hai học sinh làm bài trên bảng
a/ Tính : x 
 x = 
- Học sinh khác nhận xét bài bạn.
- Một em đọc thành tiếng.
- HS tự làm vào vở. 
- 4 HS lên bảng làm bài.
 a/ Tính : Ta có : 
 =1 x 78 x 5 = 740
- Nhận xét bài bạn.
- 1 HS đọc thành tiếng,lớp đọc thầm.
- HS thực hiện vào vở.
- 1HS lên bảng giải bài.
 Giải
 Diện tích hình chữ nhật là : 
 x = m2 
 Đáp số:m2
- 2HS nhắc lại. 
 CHíNH Tả
Tiết 25 : KHUấT PHụC TêN CướP BIểN
I. Mục tiêu: 
 - Nghe -viết chính xác,đẹp và trình bày đúng một đoạn trong bài"Khuất phục tên cướp biển".
 - Làm đúng BT chính tả phân biệt các âm đầu dễ lẫn r / d / gi. 
II. Đồ dùng dạy- học: 
 - Viết các dòng thơ trong bài tập 2a vào bảng phụ.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KTBC:
- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết bảng lớp.Cả lớp viết vào vở nháp.
 +kểchuyện,đọctruyện,truyện cười,nóichuyện,câuchuyện,viết truyện,xâu chỉ, chăm chỉ ...
-Nhận xét về chữ viết trên bảng và vở.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài.
 b. Hướng dẫn viết chính tả:
 - Gọi HS đọc bài:Khuất phục tên cướp biển . 
- Hỏi: + Đoạn này nói lên điều gì?
-Yêu cầu các HS tìm các từ khó,dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
- GV đọc để viết vào vở đoạn trích trong bài"Khuất phục tên cướp biển".
- GV đọc lại đoạn văn để HS soát lỗi.
 c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
*GV dán tờ phiếu đã viết sẵn yêu cầu bài tập 2a lên bảng.
- GV chỉ các ô trống giải thích bài tập 2. Yêu cầu lớp đọc thầm sau đó thực hiện làm bài vào vở.
- Gọi HS đọc các từ vừa tìm được.
- Yêu cầu HS nhận xét bổ sung bài bạn.
- GV nhận xét,chốt ý đúng,tuyên dương những HS làm đúng và ghi điểm từng HS .
 3. Củng cố - dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà viết lại các từ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau:Thắng biển.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
-1 HS đọc thành tiếng.Cả lớp đọc thầm.
+Đoạn văn nói về sự hung hãn,thô bạo của tên cướp biển và ca ngợi sự gan dạ, cương quyết của bác sĩ Ly.
- Các từ:đứng phắt,rút soạt,quả quyết, nghiêm nghị, vạm vỡ, sạm như gạch nung, chém dọc,trắng bệch,loạnóc,man rợ,trừng mắt,câm mồm,điềm tĩnh,...
-Nghe và viết bài vào vở.
- Từng cặp soát lỗi cho nhau và ghi số lỗi ra ngoài lề vở.
-1 HS đọc thành tiếng.
- Quan sát ,lắng nghe GV giải thích.
-Trao đổi,thảo luận và tìm từ cần điền ở mỗi câu.
-1 HS đọc các từ vừa tìm được.
+ Thứ tự các từ có âm đầu là r / d / gi cần chọn để điền là: 
a/ không gian 
 bao giờ 
 dãi dầu 
 đứng gió 
 rõ ràng 
khu rừng. 
                                                                                        
LUYệN Từ Và CâU
Tiết 49 : CHủ NGữ TRONG CâU Kể AI Là Gì ?
I. Mục tiêu: HS hiểu:
 - ý nghĩa và cấu tạo của bộ phận CN trong câu kể Ai là gì ? 
 - Biết xác định bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai là gì ? 
 - Biết đặt câu với bộ phận chủ ngữ cho sẵn.
II. Đồ dùng dạy- học: 
- Hai tờ giấy khổ to viết 4 câu kể Ai là gì ?(1,2,4,5)phần nhận xét(viết mỗi câu 1 dòng)
- 1tờ giấy khổ to viết sẵn 5 câu kể Ai là gì?(3,4,5,6,8)ở bài tập1(phần luyện tập,mỗi câu viết 1 dòng)
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KTBC:
- Gọi 2 HS trả lời câu hỏi : 
-Trong câu kể Ai là gì ? vị ngữ do từ loại nào tạo thành ? Nó có ý nghĩa gì ? 
-Nhận xét, kết luận và cho điểm HS 
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Tìm hiểu ví dụ:
 Bài 1: -Yêu cầu HS đọc nội dung.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS Nhận xét,chữa bài cho bạn 
- Nhận xét , kết luận lời giải đúng.
Bài 2 :
- Yêu cầu HS tự làm bài .
- Gọi HS phát biểu.Nhận xét,chữa bài cho bạn 
- Nhận xét,kết luận lời giải đúng.
Bài 3 :
- Chủ ngữ trong các câu trên cho ta biết điều gì ?
+ Chủ ngữ nào là do 1 từ,chủ ngữ nào là do 1 ngữ ?
- GV kết luận như(SGK)
+Hỏi:Chủ ngữ trong câu có ý nghĩa gì? 
c. Ghi nhớ:
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- Gọi HS đặt câu kể Ai l ... vào dịp nào?
d/ ấn tượng của em khi nhìn cây đó như thế nào? 
- GV nhận xét về câu trả lời của HS.
- Em cần làm gì để cây tươi tốt và làm đẹp hơn với môi trường thiên nhiên?
Bài 4 : Yêu cầu 1 HS đọc đề bài .
- GVgợi ý HS viết một đoạn mở bài theo một trong hai cách dựa theo bài tập 3.
- Yêu cầu HS trao đổi và viết đoạn văn mở bài,sau đó HS phát biểu.
- GV nhận xét.
3/ Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại đoạn mở bài(BT 4)và chuẩn bị bài sau:Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối.
- 2 HS đứng tại chỗ nêu.
- 2 HS đọc thành tiếng.
 - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi,và thực hiện viết theo 2 cách như yêu cầu.
- Lắng nghe .
- Tiếp nối trình bày.
+ Cách1trực tiếp:Nhà em trồng rất nhiều loại hoa nhưng em thích nhất là cây hồng nhung được trồng bên hiên nhà.
 + Cách 2 gián tiếp:Tôi rất yêu quý gia đình tôi,nơi đây có rất nhiều điều để nhớ có rất nhiều loại cây có ích cho con người.Nhưng loài cây thân thiết và gần gũi nhất, nó vừa đẹp vừa cho mùi thơm thật dễ chịu đó là cây hồng nhung được trồng trước sân nhà tôi.
+ Nhận xét cách mở bài của bạn.
 - 2 HS đọc thành tiếng.
 - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi,và thực hiện viết đoạn văn mở bài như yêu cầu.
 - Tiếp nối trình bày.
+ Nhà em có một mảnh đất nhỏ trước sân.ở đó không bao giờ thiếu màu sắc của những loài hoa.Mẹ em trồng mấy khóm hồng.Em thì trồng mấy cụm hoa mười giờ.Riêng ba em thì chỉ trồng mỗi một loài đó là hoa mai.Ba nói:ba thích hoa mai vì nó có màu trắng tinh khiết, hương thơm nhẹ,dáng vẻ thanh tao.
- Nhận xét bài bạn.
- 1HS đọc thành tiếng.
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên.
- Quan sát tranh.
 - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi trả lời các câu hỏi như yêu cầu.
- Em thích nhất là cây Mai bông vàng
- Cây mai vàng được trồng ở một góc sân phía trước nhà.Cây mai này được ba em trồng vào dịp gần tết.Mỗi khi ngắm cây mai em cảm thấy nó thật đẹp bởi cái dáng mảnh mai thanh nhã của nó.
- Lắng nghe.
- 1 số HS liên hệ.
- 1 HS đọc thành tiếng,lớp đọc thầm 
- Lắng nghe GV gợi ý.
- Trao đổi theo cặp và viết đoạn văn vào vở.Tiếp nối trình bày.
- Nhận xét cách mở bài của mỗi bạn.
 Thứ sáu ngày 5 tháng 3 năm 2010 
 TOáN 
 Tiết 125: PHéP CHIA PHÂN Số
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
 - Biết thực hiện phép chia phân số: Lấy phân số thứ nhất nhân với phân số
 thứ hai đảo ngược.
II.Đồ dùng dạy- học: 
 - Vẽ sẵn trên bảng phụ hình chữ nhật như SGK.
III.Hoạt động dạy - học:	
Hoạt động củaGV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 2 HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi :
 - Muốn tìm phân số của một số ta làm như thế nào? 
 - Nhận xét bài làm ghi điểm học sinh.
2.Bài mới: 
 a)Giới thiệu bài:
- Bài học hôm nay chúng ta sẽtìm hiểu về cách thực hiện phép chia phân số.
 b)Giới thiệu phép chia phân số 
+ Treo hình vẽ lên bảng :
 A ? m B
 m2 
 m 
 C D
+ GV nêu bài toán trong SGK.
+ Hỏi HS : 
- Khi biết diện tích và chiều rộng muốn tìm chiều dài hình chữ nhật ta làm như thế nào? 
- Vậy trong bài toán này muốn tính chiều dài ta làm như thế nào? 
+ GV hướng dẫn HS cách thực hiện phép chia hai phân số.
+ Ta lấy phân số thứ nhất là nhân với phân số thứ hai đảo ngược.
- Phân số thứ hai là phân số nào ?
- Phân số đảo ngược của phân số là phân số nào?
+ Yêu cầu HS nêu cách thực hiện nhân hai phân số và tính ra kết quả . 
- Vậy chiều dài hình chữ nhật là bao nhiêu mét ?
+ Muốn biết phép chia đúg hay sai ta làm như thế nào ? 
* Vậy muốn chia hai phân số ta làm như thế nào? 
- Gọi HS nhắc lại .
c) Luyện tập:
Bài 1 : Gọi 1 em nêu đề bài .
-Yêu cầu HS tự làm bài. 
-Yêu cầu em khác nhận xét bài bạn.
- Giáo viên nhận xét.
Bài 2 : Gọi 1 em nêu đề bài .
-Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. 
- Gọi 3 HS lên bảng giải bài
- Yêu cầu em khác nhận xét bài bạn.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh .
Bài 3 : Gọi 1 em nêu đề bài .
-Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. 
- Gọi 2 HS lên bảng giải bài.
-Yêu cầu em khác nhận xét bài bạn.
Bài 4 : Gọi 1 em nêu đề bài .
-Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. 
-Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra cho nhau.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh.
3) Củng cố - Dặn dò:
- Muốn chia hai phân số của một số ta làm như thế nào ?
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà học bài và làm bài,chuẩn bị bài sau:Luyện tập.
- 2 HS đứng tại chỗ trả lời. 
-Lắng nghe .
- HS đọc lại đề bài .
- Ta lấy diện tích chia cho chiều rộng
- Ta lấy: : 
- HS theo dõi.
+ Phân số thứ hai là phân số .
+ Phân số đảo ngược của phân số là phân số 
+ HS thực hiện tính ra kết quả :
 : = x = m
+ Chiều dài hình chữ nhật là m
- Ta thử lại : x = 
- Ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược .
- 2 HS đọc thành tiếng,lớp đọc thầm 
- 1 HS đọc đề bài.
- HS tự viết các phân số đảo ngược.
- 1HS lên viết trên bảng.
- HS khác nhận xét bài của bạn.
-1 HS đọc thành tiếng,lớp đọc thầm.
- HS tự làm bài vào vở.
- 3 HS lên làm bài trên bảng ( mỗi em một phép tính ).
- HS khác nhận xét bài bạn.
- 1 HS đọc thành tiếng,lớp đọc thầm .
- HS tự làm bài.
- 2 HS lên làm bài trên bảng ( mỗi em 3 phép tính ).
- HS khác nhận xét bài bạn.
- 1 HS nêu đề bài.
- HS tự làm bài vào vở.
- HS đổi vở kiểm tra cho nhau.
- 2HS nhắc lại. 
 Khoa học
Tiết 50 : NóNG,LạNH Và NHIệT Độ
I. Mục tiêu: Giúp HS :
 - Nêu được ví dụ về vật có nhiệt độ cao,thấp.
 - Biết được nhiệt độ bình thường của cơ thể.nhiệt độ của nước đang sôi,nhiệt độ
 của nước đá đang tan.
 - Hiểu : Nhiệt độ là đại lượng chỉ độ nóng lạnh của một vật.
 - Biết cách sử dụng nhiệt kế và đọc nhiệt kế.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Một số loại nhiệt kế,phích đựng nước sôi,nước đá đang tan,4 cái chậu nhỏ.
 - Chuẩn bị theo nhóm : nhiệt kế ,3 chiếc cốc.
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:
 - Chúng ta nên làm gì để bảo vệ đôi mắt? 
- GV nhận xét và cho điểm HS.
 1,Giới thiệu bài: 
2.Tìm hiểu bài:
 * Hoạt động 1:Tìm hiểu về sự truyền nhiệt:
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời.
- Em hãy kể tên những vật nóng,lạnh thường gặp hàng ngày?
- Gọi HS phát biểu.
 - Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ 1 và trả lời các câu hỏi :
- Cốc a nóng hơn cốc nào?và lạnh hơn cốc nào?Vì sao em biết?
+ GV : Một vật có thể là nóng so với vật này nhưng lại lạnh so với vật khác.Điều đó còn phụ thuộc vào nhiệt độ của mỗi vật.Vật nóng có nhiệt độ cao hơn vật lạnh.
- Vậy trong hình1 cốc nước nào có nhiết độ cao nhất và cốc nước nào có nhiệt độ lạnh nhất ?
* Hoạt động 2: Giới thiệu cách sử dụng nhiệt kế
 - Tổ chức cho HS làm thí nghiệm.
- GV vừa phổ biến cách làm vừa thực hiện :
-Tay em có cảm giác như thế nào? Hãy giải thích vì sao lại có hiện tượng đó ?
- GV đưa các loại nhiệt kế lên và giới thiệu cho HS về các loại khác nhau:
- Nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể,nhiệt kế đo nhiệt lượng không khí.
- GV mô tả cấu tạo của nhiệt kế và hướng dẫn HS đọc nhiệt kế.
- Yêu cầu HS đọc nhiệt độ ở nhiệt kế trên hình minh hoạ số 3.
+ Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là bao nhiêu độ ?
+ Nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu độ ?
- Gọi 1 HS lên bảng:Vẩy cho thuỷ ngân tụt xuống bầu,sau đó để nách và kẹp lại giữ nhiệt kế khoảng 5 phút.
- GV lấy nhiệt kế ra và yêu cầu HS đọc nhiệt độ trên nhiệt kế.
- GV:Nhiệt độ cơ thể nguời khi bình thường khoảng 37 c0.
* Hoạt động 2: Thực hành đo nhiệt độ. 
- Cho HS làm thí nghiệm theo nhóm thực hành đo nhiệt độ của 3 cốc nước 
- Nước rót ra từ trong phích.
- Nước đá.
- Nước nguội.
- Đo nhiệt độ của các thành viên trong nhóm. 
- Nhận xét tuyên dương.
3.Củng cố - dặn dò :
 -Hỏi+Nhiệt độ của hơi nước đang sôi nước đá đang tan là bao nhiêu độ?
 - Dặn HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học chuẩn bị cho bài sau học tiếp.
- HS trả lời.
- HS thảo luận theo cặp.
+ Tiếp nối các nhóm trình bày:
- Vật nóng như:nước sôi,bóng đèn,nồi đang nấu ăn, hơi nước,nền xi măng khi trời nắng...
- Vật lạnh như: nước đá,đồ trong tủ lạnh
+ Quan sát và trả lời.
- HS tiếp nối nhau phát biểu.
- 2 HS lên tham gia làm thí nghiệm cùng GV và trả lời câu hỏi.
- Nước ở chậu B lạnh hơn nước ở chậu C vì do tay ở chậu A có nước ấm nên chuyển sang chậu B có cảm giác lạnh còn tay ở chậu D có nước đá nên khi chuyển sang ở chậu C sẽ có cảm giác nóng hơn.
- Quan sát,lắng nghe.
- 2 HS đọc nhiệt độ trên hình minh hoạ : 
30 C0.
- Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 100 độ
- Nhiệt độ của nước đá đang tan là 
0 độ C 
- 1 HS lên bảng làm theo hướng dẫn.
- HS đọc. 
- Lắng nghe GV.
- Thực hiện chia nhóm 4 HS .
- Tiến hành đo nhiệt độ các vật và các thành viên trong nhóm .
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả đối chiếu nhóm bạn.
- 2 HS nêu.
 kĩ thuật
 Tiết 25:CHăM SóC CâY RAU, HOA (tiết 2 )
I. Mục tiêu:
 -HS biết mục đích ,tác dụng, cách tiến hành một số công việc chăm sóc cây rau, hoa.
 -Làm được một số công việc chăm sóc cây rau, hoa: tưới nước, làm cỏ, vun xới đất.
 - Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây rau, hoa.
II. Đồ dùng dạy- học:
 -Vật liệu và dụng cụ:
 +Vườn đã trồng rau hoa ở bài học trước (hoặc cây trồng trong chậu, bầu đất).
 +Dầm xới, hoặc cuốc. 
 +Bình tưới nước.
III.Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ của HS.
3.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Chăm sóc rau, hoa. 
 b)HS thực hành:
 * Hoạt động 2: HS thực hành chăm sóc rau, hoa.
 - GV yêu cầu HS nêu lại các công việc chăm sóc rau,hoa ở tiết trước.
 - GV tổ chức cho HS làm 1,2 công việc chăm sóc cây ở hoạt động 1.
 - GV phân công,giao nhịêm vụ thực hành cho từng nhóm.
 - GV quan sát,uốn nắn,chỉ dẫn thêm cho HS và nhắc nhở đảm bảo an toàn lao động.
 * Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
 - GV gợi ý cho HS đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chuẩn sau:
 + Chuẩn bị dụng cụ thực hành đầy đủ.
 + Thực hiện đúng thao tác kỹ thuật. 
 + Chấp hành đúng về an toàn lao động và có ý thức hoàn thành công việc được giao,đảm bảo thời gian qui định. 
 - GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS. 
 3.Nhận xét- dặn dò:
 - Nhận xét sự chuẩn bị,tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS.
 - Chuẩn bị bài sau:Các chi tiết và dụng cụ của bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
- Chuẩn bị dụng cụ học tập.
- HS nhắc lại tên các công việc chăm sóc cây.
- HS nhận nhiệm vụ.
- HS thực hành chăm sóc cây rau, hoa.
-HS tự đánh giá theo các tiêu chuẩn trên.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4(7).doc