Giáo án Lớp 4 Tuần 35 - Trường Tiểu học Đồng Du

Giáo án Lớp 4 Tuần 35 - Trường Tiểu học Đồng Du

Đạo đức

Thực hành kỹ năng cuối học kỳ hai và cuối năm

I. Mục tiêu: Củng cố kỹ năng đạo đức đã học trong chương trình, trung thực vượt khó trong học tập, tiết kiệm tiền của thời giờ, hiếu thảo vời ông bà cha mẹ

- Giáo dục HS có hành vi đạo đức đúng

II. Hoạt động dạy học

- Tiết này do HS tự liên hệ

- Y/C: HS thảo luận câu hỏi kia

? Hãy nêu một số khó khăn mà em có thể gặp phải trong học tập và những biện pháp khắc phục khó khăn đó?

? Em dự định sẽ tích kiệm sách vở, đồ dùng đồ chơi như thế nào? Hãy trao đổi về dự định của em với các bạn trong nhóm.

 

doc 21 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 763Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 35 - Trường Tiểu học Đồng Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tiểu học Đồng Du Giáo án lớp 4
Tuần 35
Soạn ngày 13 / 5 / 2011
 Dạy từ ngày 16/ 5 đến ngày 20 tháng 5 năm 2011
Đạo đức
Thực hành kỹ năng cuối học kỳ hai và cuối năm
I. Mục tiêu: Củng cố kỹ năng đạo đức đã học trong chương trình, trung thực vượt khó trong học tập, tiết kiệm tiền của thời giờ, hiếu thảo vời ông bà cha mẹ
- Giáo dục HS có hành vi đạo đức đúng
II. Hoạt động dạy học
- Tiết này do HS tự liên hệ 
- Y/C: HS thảo luận câu hỏi kia
? Hãy nêu một số khó khăn mà em có thể gặp phải trong học tập và những biện pháp khắc phục khó khăn đó?
? Em dự định sẽ tích kiệm sách vở, đồ dùng đồ chơi như thế nào? Hãy trao đổi về dự định của em với các bạn trong nhóm.
? Hãy kể hoặc viết về chủ đề hiếu thảo với ông bà cha mẹ?
? Thực hiện các việc làm để tỏ lòng kính trọng, biết ơn cô giáo.
? Làm tốt việc tự phục vụ bản thân, tích cực tham gia vào công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội
=============================================
Giáo viên : Phạm Thị Hương
Trường tiểu học Đồng Du Giáo án lớp 4
Tập đọc
Tiết 69: Ôn tập cuối học kì 2 (tiết 1)
I- Mục tiêu:
	1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu (HS trả lời 1 - 2 câu hỏi về nội dung bài đọc). Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì hai của lớp 4 (phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ / phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật)
	2. Hệ thống hoá một số điều cần ghi nhớ về tác giả, thể loại, nội dung chính của các bài tập đọc thuộc hai chủ điểm Khám phá thế giới và Tình yêu cuộc sống.
II- Đồ dùng dạy học: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc , học thuộc lòng trong 15 tuần học sách TV 4, tập hai (gồm cả văn bản phổ biến khoa học, báo chí) như SGV trang 287
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ
3. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài: SGV trang 287
b. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (1/6 HS trong lớp- 5 HS)
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc, để HS trả lời
- GV cho điểm theo hướng dẫn của vụ giáo dục tiểu học. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau
c. Bài tập 2: (Ghi lại những điều cần nhớ về các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm “Khám phá thế giới ” hoặc “Tình yêu cuộc sống”)
- GV nhắc các em lưu ý chỉ ghi lại những điều cần nhớ về các bài tập đọc thuộc 1 trong 2 chủ điểm. Giao cho 1/ 2 số HS trong lớp tổng kết nội dung chủ điểm Khám phá thế giới, số còn lại chủ điểm Tình yêu cuộc sống.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn những em chưa có điểm về nhà tiếp tục luyện đọc
- Hát 
- HS mở sách, nghe GV giới thiệu bài
- Từng HS lên bốc thăm, chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1- 2 phút).
- HS lần lượt lên đọc bài theo yêu cầu trong phiếu và trả lời câu hỏi của GV
- HS đọc yêu cầu bài tập 
- HS làm việc theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- Lớp nhận xét, bổ sung, chốt câu trả lời đúng
Toán
Tiết 171: Ôn tập về tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu
và tỷ số của hai số đó
A. Mục tiêu :
- Giúp HS ôn tập củng cố dạng toán tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỷ số của hai số đó
- Rèn kĩ năng giải hai loại toán này
- HS yêu thích học toán
B. Đồ dùng dạy học:
- SGK trang 176
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức
2. Kiểm tra : kết hợp với bài học
3. Dạy bài mới
Bài 1: 
- GV cho HS làm tính ở giấy nháp, sau đó kẻ bảng (như SGK) rồi viết đáp số vào ô trống
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng
Bài 2:
HD HS làm tương tự bài 1
Bài 3: Củng cố giải toán tìm hai số khi biết tổng và tỷ số của hai số đó
HD HS các bước giải:
+ vẽ sơ đồ
+ Tìm tổng số phần bằng nhau
+ Tìm số thóc ở mỗi kho
Bài 4: củng cố về giải toán tổng tỷ
GV HD HS làm bài tương tự bài 3
Bài 5: HD các bước giải:
+ Tìm hiệu tuổi mẹ và tuổi con sau 3 năm
+ vẽ sơ đồ
+ Tìm hiệu số phần bằng nhau
+ Tính tuổi con sau 3 năm
+ Tính tuổi con hiện nay
+Tính tuổi mẹ hiện nay
- GV chấm một số bài, nhận xét sửa sai
- Hát
- Học sinh mở sách giáo khoa trang 176
- HS đọc yêu cầu bài tập1
- HS làm bài cá nhân ra nháp
- 1 HS lên bảng chữa bài
- Cả lớp nhận xét chốt kết quả đúng
- Đổi vở cho nhau kiểm tra, sửa sai cho bạn
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS tự làm bài rồi chữa
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS tự làm bài cá nhân rồi chữa
- HS tự làm bài rồi chữa
- HS tự đọc bài, làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng chữa bài
- Lớp nhận xét chốt câu trả lời đúng
- Lớp sửa bài đúng vào vở
Thứ ba
Toán
Tiết 172: Luyện tập chung
A. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Ôn tập về sắp xếp các số đo diện tích theo thứ tự từ bé đến lớn
- Tính giá trị của biểu thức có chứa phân số. Tìm một thành phần chưa biết của phép tính
- Giải bài toán liên quan đến tìm hai số biết tổng và hiệu hoặc biết hiệu và tỷ số của hai số đó.
- HS yêu thích, say mê học toán
B. Đồ dùng dạy học:
- SGK trang 176, 177
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức
2. Kiểm tra: 
3. Dạy bài mới
Bài 1: 
GV hỏi thêm: Tỉnh nào có diện tích lớn nhất? (bé nhất?)
- GV nhận xét, kết luận
Bài 2: 
- GV hỏi về thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng
Bài 3: 
GV hỏi cách tìm số bị trừ (số bị chia) chưa biết
Bài 4: Củng cố về giải toán
- GV giúp HS phân tích đề: bài toán cho gì? bài toán hỏi gì?
- GV gợi ý: 
+ Trước hết tính ba lần số thứ nhất
+ Tính số thứ nhất, số thứ hai, số thứ ba
- GV chốt lời giải đúng
Bài 5: Củng cố dạng bài tìm hai số khi biết hiệu và tỷ số của hai số đó
- GV chấm một số bài, nhận xét, chốt lời giải đúng
- Hát
Kết hợp
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 
- HS tự làm bài
- 1 HS nêu kết quả
- Lớp nhận xét chốt lời giải đúng
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS tự làm bài ra nháp
- 1 HS làm bài trên bảng 
- Lớp nhận xét
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Cả lớp làm bài 
-1HS chữa bài trên bảng, chốt lời giải đúng
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Phân tích đề 
- HS suy nghĩ, làm bài, chữa bài
- HS đọc đề, làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng chữa bài
- Lớp nhận xét. Chốt lời giải đúng
Tiếng Việt
Tiết 70: Ôn tập cuối học kì 2 (Tiết 2)
I- Mục tiêu: 
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc, học thuộc lòng (yêu cầu như tiết 1)
2. Hệ thống hoá, củng cố vốn từ và kĩ năng dùng từ thuộc hai chủ điểm Khám phá thế giới và Tình yêu cuộc sống
- HS có ý thức tự giác trong ôn tập kiến thức.
II- Đồ dùng dạy- học: 
Phiếu viết tên từng bài tập đọc, HTL như tiết 1
Bảng phụ để làm bài tập 2
III- Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ
3. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của tiết học
b. Kiểm tra tập đọc, HTL (1/6 HS trong lớp như tiết 1)
c. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 2 (lập bảng thống kê các từ đã học)
- GV giao cho 1/ 2 số HS trong lớp thống kê các từ ngữ đã học trong 2 tiết MRVT thuộc chủ điểm Khám phá thế giới tuần 29, 30. Số còn lại làm 2 tiết thuộc chủ điểm Tình yêu cuộc sống tuần 33, 34
- GV chốt lại lời giải đúng như SGV trang 290
Bài tập 3: (giải nghĩa và đặt câu với các từ ngữ vừa thống kê được)
- GV giúp HS nắm yêu cầu
- GV nhận xét, khen ngợi những HS làm tốt
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS quan sát ngoại hình và hoạt động của con vật em yêu thích chuẩn bị cho bài sau
- Hát
- kết hợp
- HS đọc yêu cầu bài 
- 1 HS nhắc lại yêu cầu của bài: Ghi lại những từ đã học trong các tiết MRVT ở 1 trong 2 chủ điểm Khám phá thế giới và Tình yêu cuộc sống
- HS các nhóm thi làm bài trên bảng phụ của nhóm
- Đại diện các nhóm dán nhanh kết quả trên bảng lớp, trình bày. Cả lớp nhận xét chốt lại lời giải
- HS đọc yêu cầu bài tập
- 1 HS làm mẫu trước lớp: Giải nghĩa một từ đã thống kê được, đặt câu với từ đó
- HS cả lớp làm bài vào vở
- Đổi chéo vở sửa sai cho nhau
- vài HS đọc các câu mình đặt
Khoa học
Tiết 69: Ôn tập học kỳ II
A. Mục tiêu:Học sinh được củng cố và mở rộng hiểu biết về:
- Mối quan hệ giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh.Vai trò của thực vật đối với sự sống trên trái đất .
- Kỹ năng phán đoán, giải thích qua1số bài tập về nước, không khí, ánh sáng, nhiệt.
- Khắc sâu hiểu biết về thành phần các chất dinh dưỡngcó trong thức ăn và vai trò của không lhí, nước trong đời sống .
B. Đồ dùng dạy học:Hình 136,137 SGK. Giấy A0, bút vẽ đủ dùng cho các nhóm.
C. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức
II- Kiểm tra: Kết hợp bài mới.
III- Dạy bài mới
+ HĐ1: Trò chơi ai nhanh ai đúng.
B1: Làm việc theo nhóm.
- Chia nhóm.
- Yêu cầu :Mỗi nhóm cùng thảo luận 3 câu trong mục trò chơi SGK-136. Cử đại diện lên trình bày.
- Ban giám khảo là cô giáo và các bạn học sinh
- Tiêu trí đánh giá:+ Nội dung: Đủ , đúng.
+Lờinói:to,rõràng,thuyếtphục,thể hiện sự hiểu biết.
B2: Hoạt động cả lớp:- gọi các nhóm lên trình bày.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi:
* Cách tiến hành:
B1: GV phát phiếu ghi nội dung câu hỏi( Câu hỏi SGK 136-137).
HD học sinh cách làm bài: đánh dấu trước ý đúng mỗi câu hỏi.
B2: HS làm bài.
B3: Chữa bài:- Gọi học sinh đọc bài. Nhận xét.
- HD HS đánh giá bài.
Hoạt đông 3: Thực hành:
* Mục tiêu:Củng cố kỹ năng phán đoán, giải thích, thích nghiệm qua bài tập về sự truyền nhiệt. Khắc sâu hiểu biết về thành phần các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
* Cách tiến hành:
B1: chia nhóm.
- Yêu cầu: Thực hiên theo yêu cầu 1,2 ( 137)
B2: Thực hành theo nhóm
B3: Báo caó kết quả.
* Củng cố- Dặn dò: Nhận xét giờ học
- Hát
- Cử nhóm trưởng.
- Nhóm thảo luận.
- Cử đại diện lên trình bày.
- Đại diện các nhom slên trình bày bài của nhóm mình
- Nghe, nhận xét
- Đánh giá, bổ xung.
- Nhận bài .
- Nghe cô giáo hướng dẫn.
- Hs làm bài.
 Câu 1: Đáp án đúng: a
Câu 2: Đáp án đúng:b
- Cử nhóm trưởng , thư ký.
- Thực hành:
1)Làm thế nào để cốc nước nóng nhanh nguội đi.( Nêu các ý tưởng, nêu phương án để kiểm tra phương pháp làm nguội nhanh nhất)
2) Ghép các phiếu thức ăn với các phiếu chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
Lịch sử
Tiết 35: Kiểm tra định kỳ lịch sử (Cuối học kỳ II)
A/ Mục đích yêu cầu: 
- Kiểm tra về kiến thức, kỹ năng của học sinh về môn lịch sử học kỳ II
- Giáo dục học sinh biết tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ...  lớp
Bài 5: 
- GV cho HS đọc yêu cầu của bài
- Chia lớp thành các nhóm
- GV kết luận
- Hát
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS tự viết số rồi đọc lại số mới viết
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS tự làm bài rồi chữa
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- 1 HS nêu cách làm
- HS tự làm bài rồi chữa
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm bài cá nhân
- 1 HS chữa bài
- Lớp nhận xét, chốt lời giải đúng
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài
- Cả lớp thảo luận nhóm
- Các nhóm phát biểu ý kiến
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
Luyện từ và câu
Tiết 70: Ôn tập cuối học kì 2 (Tiết 6)
I- Mục tiêu:
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc, học thuộc lòng (yêu cầu như tiết 1).
2. Ôn luyện viết đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật (chim bồ câu).
II- Đồ dùng dạy học: 
	 - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng (như tiết 1)
	- Tranh minh hoạ hoạt động của chim bồ câu trong SGK trang 167
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ
3. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của tiết học
b. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (số HS còn lại) thực hiện như tiết 1
c. Viết đoạn văn miêu tả hoạt động của chim bồ câu
- GV giúp HS hiểu đúng yêu cầu của bài:
+ Dựa theo những chi tiết mà đoạn văn trong SGK cung cấp và những quan sát của riêng mình, mỗi em viết một đoạn văn khác miêu tả hoạt động của chim bồ câu.
+ Đoạn văn đã cho trích từ sách phổ biến khoa học, tả tỉ mỉ về hoạt động, đi lại của bồ câu, giải thích vì sao bồ câu lắc lư đầu liên tục, các em cần đọc tham khảo, kết hợp với quan sát của riêng mình để viết được một đoạn văn tả hoạt động của các con bồ câu các em đã thấy.
+ Chú ý miêu tả những đặc điểm nổi bật của bồ câu, đưa ý nghĩ, cảm xúc của mình vào đoạn văn miêu tả
- GV nhận xét, chấm điểm 
4. Củng cố, dặn dò
- GV yêu cầu những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà hoàn chỉnh, viết lại vào vở.
- Yêu cầu HS làm thử tiết luyện tập tiết 7, 8
- Hát 
- HS mở sách
 Nghe GV giới thiệu bài
- HS đọc nội dung bài tập, quan sát tranh minh hoạ bồ câu trong SGK
- HS đọc thầm đoạn văn miêu tả hoạt động của chim bồ câu trong SGK
- HS viết đoạn văn
- Một số HS đọc đoạn văn
Tiếng Việt
Tiết 69: Kiểm tra đọc (Tiết 7)
I- Mục tiêu:
- Học sinh đọc thành tiếng, đọc hiểu, luyện từ và câu, văn bản trong SGK Tiếng Việt 
- Trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong SGK (4 câu kiểm tra sự hiểu bài, 4 câu kiểm tra về từ và câu gắn với những kiến thức đã học).
- Thời gian làm bài: 30 phút.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Đề kiểm tra (cho từng học sinh)
- Đáp án chấm (cho GV)
III- Các hoạt động dạy- học:
Hoat động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định
2. Kiểm tra
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài: nêu MĐ- YC
b. Tiến hành kiểm tra 
- GV phát đề cho từng học sinh 
- Hướng dẫn cách thực hiện 
- Quan sát nhắc nhở học sinh làm bài
- Thu bài, chấm 
c. Đề bài
Phần đọc thầm: 
- Cho học sinh đọc bài : Gu-li-vơ ở xứ sở tí hon (SGK trang 167, 168)
- Phần trả lời câu hỏi: SGK trang 169, 170.
d. Đáp án phần trả lời câu hỏi
Câu 1 : ý b (Gu-li-vơ)
Câu 2 : ý c (Li-li- pút, Bli- phút)
Câu 3 : ý b (Bli- phút).
Câu 4 : ý b (Vì trông thấy Gu-li-vơ quá to lớn).
Câu 5 : ý a (Vì Gu-li-vơ ghét chiến tranh xâm lược, yêu hoà bình)
Câu 6 : ý c (Hoà bình).
Câu 7 : ý a (câu kể).
Câu 8 : ý b (quân trên tàu).
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét ý thức làm bài
- Dặn tiếp tục ôn bài, chuẩn bị KT viết.
- Hát
- Nghe
- Nhận đề
- Học sinh lắng nghe
- Đọc thầm 
- Trả lời câu hỏi
- Học sinh tực hành làm bài 
- Nộp bài
- Nghe nhận xét
- Thực hiện
Kỹ thuật
Lắp ghép mô hình tự chọn (tiết 3)
A. Mục tiêu:
- Học sinh biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp mô hình tự chọn
- Lắp được từng bộ phận và lắp ráp ô tô tải đúng kỹ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện các thao tác lắp, tháo các chi tiết 
B. Đồ dùng dạy học
- Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I_ Tổ chức
II- Kiểm tra : sự chuẩn bị của học sinh
III- Dạy bài mới
+ HĐ3: Thực hành lắp ô tô tải
a) Học sinh chọn chi tiết
- Cho học sinh chọn chi tiết
- Giáo viên kiểm tra và giúp đỡ
b) Lắp từng bộ phận
- Gọi một em đọc phần ghi nhớ
- Cho các em quan sát kỹ hình trong sách giáo khoa và nội dung của từng bước lắp
- Cho học sinh thực hành
- Giáo viên theo giõi và uốn nắn những nhóm còn yếu kém
c) Lắp ráp xe ô tô tải
- Cho học sinh lắp ráp theo các bước trong sách giáo khoa
- Nhắc nhở học sinh lưu ý :
* Chú ý vị trí trong ngoài của các bộ phận với nhau
* Các mối ghép phải vặn chặt để xe không bị xộc xệch
+ HĐ4: Đánh giá kết quả học tập
- Tổ chức cho học sinh trưng bày
- Nêu tiêu chuẩn đánh giá
- Lắp đúng mẫu và theo đúng quy trình
- lắp chắc chắn không xộc xệch chuyển động được
- Cho học sinh tự đánh giá
- Giáo viên nhắc học sinh tháo các chi tiết và xếp gọn
- Hát
- Học sinh tự kiểm tra chéo
- Nhận xét và báo cáo
- Học sinh thực hành chọn chi tiết
- Học sinh đọc ghi nhớ
- Học sinh quan sát các hình vẽ và thực hành lắp ghép ô tô tải
- Học sinh thực hành
- Học sinh trưng bày sản phẩm
- Học sinh tự đánh giá
Địa lý
Kiểm tra định kỳ cuối kỳ II
I. Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức địa lý đã học trong chương trình lớp 4(Đặc điểm tự nhiên cư dân, hoạt động sản xuất của ngừi dân ở vùng đồng bằng bắc bộ, trung du, nam bộ)
II. Đề bài: 
Phần I: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất?
1. (1 điểm)Dãy Hoàng Liên Sơn có những đặc điểm gì?
A. Cao nhất nước ta
B. Sườn núi rất rốc
C. Khí hậu lạnh quanh năm ở những nơi cao
D. Tất cả ý trên
2. (1 điểm) đồng bằng nam bộ là nơi có dân cư: 
A.Tập chung khá đông đúc
B. Tập chung đông đúc
C. Đông đúc nhất trong cả nước
3. (2 điểm)
a. Đồng bằng nam bộ do sông nào bồi đắp
 A. Do sông tiền và sông hậu
	B. Sông mê công và sông sài gòn
	C. Sông đồng nai và sông sài gòn
	D. Sông mê công và sông đồng nai
b. Loại đất nào có nhiều nhất ở đồng bằng nam bộ
	A. Đất phù sa và đất mặn
	B. Đất mặn và đất phèn
	C. Đất phù sa và đất phèn
	D. Đất phù sa, đất mặn và đất phèn
Phần II: Trả lời câu hỏi sau?
Câu 1: (3 điểm) Làng Việt cổ có đặc điểm gì?
Câu 2: (3điểm) Hãy nêu những khó khăn do thiên tai gây ra làm ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của người dân ở đồng bằng duyên hải miền trung?
Thứ sáu
Tập làm văn
Tiết 70: Kiểm tra viết (Tiết 8)
I- Mục tiêu:
1.Kiểm tra viết chính tả: Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng đẹp bài: Trăng lên. Viết trong thời gian 10-12 phút. 
2.Tập làm văn: Thời gian 30 phút
Viết một đoạn văn miêu tả ngoại hình của một con vật mà em yêu thích.
II- Đồ dùng dạy- học:
- GV chuẩn bị đề bài, đáp án.
- HS chuẩn bị giấy kiểm tra
III- Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định
2. Kiểm tra
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài: nêu MĐ- YC
b. Kiểm tra
c. Dạy bài mới: Tiến hành KT
- GV đọc đề bài
- Chép đề bài lên bảng
A) Chính tả
- GV đọc cho HS viết bài trong 10- 12 phút
B) Tập làm văn
- GV hướng dẫn, sau đó thu bài
d. Đề bài SGK trang 170
e. Cách đánh giá:
- Chính tả : 4 điểm 
- Tập làm văn : 5 điểm
- Chữ viết và trình bày 1 điểm 
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, ý thức làm bài.
- Hát
- Việc chuẩn bị của học sinh 
- Học sinh lắng nghe
- 1 HS đọc đề bài
- HS viết bài vào giấy kiểm tra
- HS đọc thầm đề bài, suy nghĩ
- HS làm bài vào giấy kiểm tra
- nộp bài
Toán
Tiết 175: Kiểm tra đinh kì cuối kì 2
A. Mục tiêu: Kiểm tra kết quả học tập của HS về:
- Xác định giá trị của chữ số theo vị trí của chữ số đó trong một số
- Khái niệm ban đầu về phân số, phân số bằng nhau, so sánh phân số, các phép tính về phân số. 
- Ước lượng độ dài. 
- Giải bài toán liên quan đến tìm phân số cảu một số, tính diện tích HCN
- HS có thái độ tích cực, tự giác trong làm bài
B. Đồ dùng dạy học: 
- Đề kiểm tra như SGV trang 322, 323 cho từng HS
- HS chuẩn bị giấy
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức
2. Kiểm tra : chuẩn bị cho giờ kiểm tra
3. Dạy bài mới
- GV giao đề cho từng HS
- Tính giờ làm bài: 45 phút ghi lên bảng để HS tiện quan sát
- GV quan sát nhắc nhở HS tích cực và nghiêm túc làm bài
- GV kiểm tra đủ bài làm
* cách đánh giá:SGV trang 324
- Hát
- HS nhận đề
- HS làm bài
- HS nộp bài
D. Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét và đánh giá giờ kiểm tra
- Nhắc HS về nhà xem và làm lại những bài cảm thấy chưa chính xác
Khoa học.
Tiết 70: Kiểm tra học kỳ II.
A- Mục tiêu:
	 - Kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh về môn Khoa học lớp 4.
	- Rèn kỹ năng làm bài, trình bày bài 
	- Giáo dục học sinh ý thức làm bài.
B- Chuẩn bị:
	- Ôn tập.
	- Giấy kiểm tra.
C - Hoạt động dạy và học:
Đề bài: 
Phần I: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1: (4 điểm) 
a. Trong các động vật dưới đây, lúa là thức ăn của động vật nào?
A. Đại bàng B. Rắn hổ mang C. gà
b. Trong các động vật dưới đây, lúa là thức ăn của động vật nào?
A. Chuột đồng B. Đại bàng C. Rắn hổ mang
c. Gà là thức ăn của động vật nào?
A. Chuột đồng B. Cú mèo C. Rắn hổ mang
d. Trong tự nhiên, các chuỗi thức ăn thường bắt nguồn từ sinh vật nào?
A. Thực vật B. Động vật
Câu 2; (2 điểm) Động vật cần gì để sống?
A. ánh sáng B. không khí C. nước 
D. thức ăn E. Tất cả ý trên
Câu 3: (2 điểm) 
A. Thực vật lấy các – bô - níc và thải ra ô - xi trong quá trình quang hợp.
B. Thực vật cần ô - xi trong quá trình hô hấp
C. Hô hấp ở thực vật chỉ sẩy ra ở ban ngày
Phần II: (2 điểm) 
Viết ba việc em nên làmđể tránh tác hại do ánh sáng gây ra đối với mắt khi xem ti vi hay đọc sách?
(- Xem ti vi cần ngồi xa màn hình 
 - Đọc sách chỗ có ánh sáng vừa phải hoặc có đèn chụp
 - Không đọc sách nơi có ánh sáng yếu)
Thể Dục
Tổng kết môn học
I. Mục tiêu
- Hệ thống kiến thức kỹ năng cơ bản đã học. Đánh giá sự tiến bộ của HS
II. Địa điểm, phương tiện
- lớp học
- Dây, bóng
III. Hoạt động dạy học
1. Phần mở đầu
- Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học
- Xoay các khớp cổ tay, chân
- Ôn nhẩy dây
- Chạy Theo một hàng dọc
2. Phần cơ bản
- GV hệ thống những nội dung đã học
- HS thực hiện các động tác
- GV công bố kết quả học tập vàb tinh thần thái độ của HS
- Nhắc nhở HS những hạn chế cần khắc phục
- Tuyên dương những em làm tốt
3. Phần kết thúc
- Thả lỏng
- Hệ thống bài
- Giao bài về nhà

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 4 tuam 35.doc