Tiết 1 - Tập đọc
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
(Truyện dân gian Khmer)
I. Mục đích yêu cầu
- Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện.
- Hiểu ND: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật. (trả lời dược các câu hỏi 1,2,3)
II. Kỹ năng sống:
- Kĩ Năng tự nhận thức
- Kĩ Năng kiên định
- Kĩ Năng đảm nhận trách nhiệm
III. Đồ dùng D-H
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
TUẦN 5 Thứ hai ngày 26 tháng 9 năm 2011 Tiết 1 - Tập đọc NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG (Truyện dân gian Khmer) I. Mục đích yêu cầu - Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện. - Hiểu ND: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật. (trả lời dược các câu hỏi 1,2,3) II. Kỹ năng sống: - Kĩ Năng tự nhận thức Kĩ Năng kiên định - Kĩ Năng đảm nhận trách nhiệm III. Đồ dùng D-H Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK IV. Các hoạt động D - H A. Bài cũ: - 3 HS đọc thuộc lòng bài Tre Việt Nam và trả lời câu hỏi: + Em thích những hình ảnh nào về cây tre và búp măng non? + Bài thơ ca ngợi những phẩm chất gì, của ai? - GV: nhận xét, đánh giá B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc - GV: chia đoạn bài văn. + Đoạn 1: Ngày xưabị trừng phạt. + Đoạn 2: Có chú bé nảy mầm được. + Đoạn 3: Mọi người của ta. + Đoạn 4: Đoạn còn lại. - HS: nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của truyện (4 lượt) + Lượt 1: GV kết hợp nhắc nhở nếu HS phát âm sai, + Lượt 2: GV kết hợp hướng dẫn, ngắt nghỉ hơi đúng, tìm giọng đọc phù hợp. + Lượt 3: GV kết hợp nhắc HS ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng những câu hỏi, câu cảm, nghỉ hơi đúng tự nhiên trong câu văn: “Vua ra lệnh sẽ bị trừng phạt”. + Lượt 4: GV yêu cầu HS đọc mục chú giải tìm hiểu nghĩa các từ khó. - HS: luyện đọc theo cặp. - 2 HS đọc cả bài. - GV: đọc diễn cảm toàn bài. b. Tìm hiểu bài Bước 1: Làm việc theo nhóm. GV: yêu cầu HS thành lập nhóm 4 và thực hiện nhiệm vụ sau: Đọc thầm từng đoạn, cả bài, trao đổi thảo luận trả lời các câu hỏi SGK. (Các nhóm có thể đưa thêm câu hỏi để tìm hiểu bài). Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát chỉ dẫn thêm. Bước 2: Làm việc cả lớp GV: tổ chức HS trình bày kết quả. Đoạn 1: HS: lần lượt nêu câu hỏi 1, 2 SGK. Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. GV: nhận xét và hỏi thêm: Theo em thóc đã luộc chính còn nãy mầm được không? HS: nêu ý kiến. GV giảng bài và chuyển ý. Đoạn 2: GV nêu câu hỏi + Theo lệnh vua, chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao? + Đến kì nộp thóc cho vua, chuyện gì đã xảy ra? HS: trả lời các câu hỏi GV: nhận xét. HS: đọc câu hỏi 3 SGK. Đại diện các nhóm trả lời. GV: giảng bài và chuyển ý. Đoạn 3: GV nêu câu hỏi + Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe Chôm nói? HS: trả lời. GV: giảng bài và chuyển ý. Đoạn 4: GV nêu câu hỏi + Nhà vua đã nói như thế nào? + Vua khen cậu bé chôm những gì? + Cậu bé Chôm đã được hưởng những gì do tính thật thà, dũng cảm của mình? - HS: trả lời. GV giảng bài và yêu cầu HS đọc câu hỏi 4 SGK. - Đại diện các nhóm trả lời. c. Luyện đọc diễn cảm - 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài. Lớp theo dõi phát hiện giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn. - GV: hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn đối thoại sau theo cách phân vai: “Chôm lo lắng thóc giống của ta” + HS: Tìm hiểu và thống nhất cách đọc phù hợp đoạn văn, nhắc lại giọng đọc các nhân vật. + GV: đọc mẫu. + HS: luyện đọc theo nhóm 3- tự phân vai. + Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp. - Cả lớp và GV nhận xét tuyên dương nhóm đọc hay . 3. Củng cố dặn dò + Bài tập đọc ca ngợi ai, ca ngợi điều gì? (Ca ngợi chú bé Chôm trung thực,dũng cảm, dám nói lên sự thật) + Câu chuyện này muốn nói với em điều gì? - HS: trả lời. GV nhắc HS luôn trung thực trong cuộc sống. - GV: nhận xét giờ học, dặn chuẩn bị bài sau. Tiết 2 - Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và năm không nhuận. - Chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây. - Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào. II. Các hoạt động D-H A. Bài cũ - GV: dán phiếu học tập lên bảng, gọi 2 HS lên bảng làm. + Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 1 ngày = giờ; 1 tháng = ngày (hoặc ngày) 1 năm = tháng; 1 thế kỉ = năm B. Luyện tập *Bài 1: a ) GV nhắc lại cho HS cách nhớ số ngày trong mỗi tháng trên mu bàn tay: - Nắm hai bàn tay trái và phải thành nắm đấm để trước mặt rồi tính từ phải qua trái: Chỗ lồi của đốt xương ngón tay út chỉ tháng 1 có 31 ngày(chỗ lồi của đốt xương các ngón tay tiếp theo chỉ các tháng 3,5,7,8,10,12 có 31 ngày)chỗ lõm giữa hai chỗ lồi đó chỉ tháng hai có 28 hoặc 29 ngày hoặc 30 ngày( tháng 4,6,9,11) b ) GV hỏi HS năm nhuận tháng hai có bao nhiêu ngày và năm thường tháng hai có bao nhiêu ngày (Nếu HS trả lời không được GV giới thiệu). * Bài 2: HS làm bài vào bảng con: Điền số thích hợp vào ô trống - GV: Kiểm tra và hỏi HS về cách tính VD: 4 ngày = ...giờ Vì 1 ngày có 24 giờ nên nên 4 ngày = 24 giờ x 4 = 96 giờ. Vật ta viết 96 vào chỗ chấm phút = ... giây. Vì 1 phút = 60 giây nên phút = 60giây x 1: 2 = 30 giây Vậy ta viết 30 giây vào chỗ chấm. * Bài 3: HS làm miệng - HS tự suy nghĩ và nêu câu trả lời - GV: Nhấn mạnh lại cách tính mốc thế kỉ * Bài 4: HS đọc bài toán - GV: Hướng dẫn cách làm bài: Để biết ai chạy nhanh hơn và nhanh hơn bao nhiêu, cần xác định thời gian chạy của mỗi người - HS: Làm bài vào vở - GV: Tổ chức chữa bài, chốt kết quả đúng Bài giải phút = 15 giây phút = 12 giây Ta có 12 giây < 15 giây. Vậy Bình chạy nhanh hơn và nhanh hơn là: 15 – 12 = 3 (giây) Đáp số: 3 giây C. Củng cố dặn dò: + Tháng hai có bao nhiêu ngày? + Tháng 7 có bao nhiêu ngày? + Tháng 12 có bao nhiêu ngày? + Năm thường có bao nhiêu ngày, năm nhuận có bao nhiêu ngày? - GV: nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau ----------------------------------a&b------------------------------ Tiết 3 – Lịch sử NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC I. Mục tiêu - Biết được thời gian đô hộ của phong kiến phương Bắc đối với nước ta: từ năm 179 TCN đến năm 983. - Nêu đôi nét về đời sống cực nhục của nhân dân ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc (một vài điểm chính, sơ giản về việc nhân dân ta phải cống nạp những sản vật quý, đi lao dịch, bị cưỡng bức theo phong tục của người Hán). + Nhân dân ta phải cống nạp sản vật quý. + Bọn đô hộ dưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt nhân dân ta phải học chữ Hán, sống theo phong tục của người Hán. II. Đồ dùng D- H - Phiếu học tập của HS. III. Các hoạt động D-H A. Bài cũ - 2H: lên bảng trả lời câu hỏi: + Vì sao cuộc xâm lược của Triệu Đà lại thất bại? + Vì sao năm 179 TCN nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc? - GV: nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hoạt động 1: làm việc cá nhân - GV: đưa bảng so sánh tình hình nước ta trước và sau khi bị các triều đai phong kiến phương Bắc đô hộ: - GV: giải thích các khái niệm chủ quyền, văn hóa. - HS: điền nội dung vào các ô trống. - HS: báo cáo kết quả. - GV: nhận xét, kết luận. Thời gian Các mặt Trước năm 179 TCN Từ năm 179 TCN đến năm 938 Chủ quyền Là một nước độc lập Trở thành quận, huyện của phong kiến phương Bắc Kinh tế Độc lập và tự chủ Bị phụ thuộc Văn hóa Có phong tục tập quán riêng. Phải theo phong tục người Hán, học chữ Hán, nhưng nhân dân ta vẫn gữ gìn bản sắc dân tộc. 3. Hoạt động 1: làm việc theo cặp - GV: đưa ra bảng thống kê có ghi thời gian diễn ra các cuộc khởi nghĩa. Yêu cầu HS điền tên các cuộc khởi nghĩa. - HS: thảo luận làm bài. - Đại diện nhóm báo các kết quả. Các nhóm khác theo dõi nhận xét. - GV: nhận xét kết luận. Thời gian Các cuộc khởi nghĩa Năm 40 Năm 248 Năm 542 Năm 550 Năm 722 Năm 766 Năm 905 Năm 931 Năm 938 Khởi nghĩa Hai Bà Trưng Khởi nghĩa Bà Triệu Khởi nghĩa Lý Bí Khởi nghĩa Triệu Quang Phục Khởi nghĩa Mai Thúc Loan Khởi nghĩa Phùng Hưng Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ Chiến thắng Bạch Đằng 4.Củng cố, dặn dò - HS: đọc nội dung ghi nhớ SGK. - GV: nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. ----------------------------------a&b------------------------------ Tiết 4 - Đạo đức BÀY TỎ Ý KIẾN (Tiết 1) I. Mục tiêu - Biết được: trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. -Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. II. Kỹ năng sống: - Kĩ Năng lắng nghe tích cực Kĩ Năng kiên định - Kĩ Năng đảm nhận trách nhiệm III. Đồ dùng D-H - Thẻ màu của HS IV. Các hoạt động D-H Khởi động: Trò chơi: Diễn tả GV: nêu cách chơi. HS: tham gia chơi và thảo luận: Ý kiến của cả nhóm về đồ vật có giống nhau không? GV: nêu kết luận: Mỗi người có thể có ý kiến, nhận xét khác nhau về cùng một sự vật GV: giới thiệu đề và ghi bảng. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (Kĩ thuật “Khăn trải bàn”) GV: chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống ở mục tình huống SGK HS: thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. GV nêu câu hỏi: Điều giảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em lớp em? HS: nêu ý kiến.GV kết luận. 2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi: Bài tập 1 SGK - HS: đọc nội dung bài tập 1 SGK. - HS: thảo luận nhóm đôi. - Một vài nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV: nêu két luận về việc làm của mỗi bạn: Việc làm của bạn Dung là đúng vì bạn đã biết bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của mình. Còn việc làm của các bạn Hồng và Khánh là không đúng. 3. Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến – BT2, SGK - GV: phổ biến cho HS cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu: - GV: Đính chính - ý a: Trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến về các vấn đề liên quan đến trẻ em. - ý b. Bỏ cụm từ: Cách chia sẻ. + Màu đỏ: tán thành + Màu trắng: phân vân, lưỡng lự + Màu xanh: Phản đối - GV: lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2. HS bày tỏ thái độ theo cách đã quy ước. - GV: yêu cầu HS giải thích lí do. Thảo kuận chung cả lớp. - GV: kết luận về các ý kiến. - 2 HS đọc kết luận SGK. 4.Hoạt động tiếp nối - Thực hiện yêu cầu bài tập 4 SGK. Một số HS tập tiểu phẩm: Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa. - GV: nhận xét chung giờ học. ----------------------------------a&b------------------------------ Thứ ba ngày 27 tháng 9 năm 2011 Tiết 1 - Chính tả Nghe viết: NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG I. Mục đích yêu cầu - Nghe viết đúng và trình bày chính tả sạch sẽ; biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật . - Làm đúng bài tập 2/b. II. Kỹ năng sống: - Kĩ Năng quản lí thời gian Kĩ Năng xác định giá trị Kĩ Năng kiê ... ng vệ sinh: - Tham gia đầy đủ các buổi lao động tập thể cũng như vệ sinh sân trường, lớp học sạch sẽ. - Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng. II. Kế hoạch tuần 6: a.Nề nếp: Tiếp tục duy trì và tăng cường hơn nề nếp lớp, đặc biệt là nề nếp ra vào lớp, nề nếp vệ sinh. - Chấm dứt tình trạng ăn quà vặt. b. Học tập: Tiếp tục và tăng cường hơn nề nếp học tập - Tăng cường kiểm tra bài, báo cáo kịp thời với cô giáo về tình hình học bài ở nhà của các bạn. - Kiểm tra bài tập, chữa bài tập khó trong 15 phút đầu giờ. c. Các hoạt động khác: - Tiến hành nộp các khoản tiền theo qui định của nhà trường ----------------------------------a&b------------------------------ Kí duyệt: BUỔI CHIỀU TUẦN 5 Thứ hai ngày 26 tháng 9 năm 2011 Tiết 1 – Luyện viết Nghe -viết: NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG I. Mục đích yêu cầu - Nghe viết đúng và trình bày chính tả sạch sẽ; biết trình bày đoạn văn. II. Đồ dùng D-H Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2b III. Các hoạt động D-H B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS nghe - viết - HS: đọc đoạn văn, lớp theo dõi SGK GV: hỏi + Nhà vua đã nói như thế nào? + Vua khen cậu bé chôm những gì? + Cậu bé Chôm đã được hưởng những gì do tính thật thà, dũng cảm của mình? - HS: trả lời, GV nhận xét. - Cả lớp đọc thầm đoạn văn, chú ý những tiếng mình dễ viết sai chính tả, luyện viết vào vở nháp. - GV: nhắc HS một số diểm về cách trình bày và cách ghi lời nói của nhân vật. - GV đọc cho HS viết. - GV đọc từng câu cho HS soát bài. - GV: chấm một số bài và nhận xét. Từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau. - GV nhận xét chung. - HS: đọc các câu thơ, viết nhanh ra nháp lời giải đố. Ai viết xong trước chạy nhanh lên bảng đọc lời giải đố - GV và lớp chốt lại lời giải đúng. 4. Củng cố dặn dò + Qua bài chính tả em cần ghi nhớ điều gì? - GV: nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ để không viết sai từ vừa học. HTL 2 câu đố để đố người thân. ----------------------------------a&b------------------------------ Tiết 2 - Luyện nói KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. Mục đích yêu cầu - HS chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc. - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện. II. Đồ dùng D- H - Bảng lớp viết đề bài. III. Các hoạt động D-H 1. Giới thiệu bài - GV: giới thiệu về mục đích, yêu cầu của bài học 2. Hướng dẫn HS kể chuyện. - GV: kiểm tra việc chuẩn bị truyện của HS. a. Tìm hiểu đề bài - 1 HS đọc đề bài. - GV: Gạch chân dưới các từ ngữ quan trọng trong đề bài * Đề bài: Kể lại một câu chuyện em đã được nghe, được đọc mà em thích nhất. + Đề bài yêu cầu kể lại câu chuyện như thế nào? HS: trả lời GV gạch chân dưới những từ nghe được, đọc được, em thích nhất - Một số HS nối tiếp nhau nói tên câu chuyện của mình. - GV: dán lên bảng dàn ý bài kể chuyện. Mời một số HS đọc. cả lớp đọc thầm - GV: dán tiêu chí đánh giá bài kể chuyện. + Nội dung câu chuyện có hay không, có mới không? + Cách kể. + Khả năng hiểu chuỵên của người kể. - GV: nhắc nhở HS trước khi kể. b. Thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Nhóm 2 bạn kể cho nhau nghe. - GV theo dõi nhắc nhở HS kể đúng dàn ý bài kể chuyện * HS thi kể chuyện trước lớp: + HS xung phong kể chuyện trước lớp. trao đổi cùng bạn về ý nghĩa câu chuyện mà mình kể. + Lớp dựa vào tiêu chuẩn nhận xét, đánh giá các bạn.Bình chọn bạn kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn, lựa chọn chuyện hay nhất. 3. Củng cố dặn dò. - GV: nhận xét tiết học. Biểu dương những HS chăm chú nghe kể nên có lời nhận xét chính xác. Biết đặt câu hỏi thú vị. Nhắc nhở HS kể chuyện chưa đạt tiếp tục luyện tập. * Dặn: Kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Tìm một câu chuyện em dã được nghe, được đọc về lòng tự trọng. ----------------------------------a&b------------------------------ Tiết 3 – Luyện Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và năm không nhuận. - Chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây. - Xác định được một năm cho trước thuộc thế kĩ nào. II. Các hoạt động D-H 1.HS làm bài ở VBT *Bài 1: a ) HS nhắc lại cách nhớ số ngày trong mỗi tháng trên mu bàn tay: - Nắm hai bàn tay trái và phải thành nắm đấm để trước mặt rồi tính từ phải qua trái: Chỗ lồi của đốt xương ngón tay út chỉ tháng 1 có 31 ngày(chỗ lồi của đốt xương các ngón tay tiếp theo chỉ các tháng 3,5,7,8,10,12 có 31 ngày)chỗ lõm giữa hai chỗ lồi đó chỉ tháng hai có 28 hoặc 29 ngày hoặc 30 ngày( tháng 4,6,9,11) b ) GV hỏi HS năm nhuận tháng hai có bao nhiêu ngày và năm thường tháng hai có bao nhiêu ngày. * Bài 2: - HS làm miệng - HS: tự suy nghĩ và nêu câu trả lời - GV: Nhấn mạnh lại cách tính mốc thế kỉ. + Vua Quang Trung qua đời năm 1792. Năm đó thuộc thế kĩ 18. + Tính từ năm đó đến nay đã được 217 năm. * Bài 3: - HS: đọc yêu cầu. - GV: lưu ý HS đổi về cùng một đơn vị để so sánh. - HS: Làm bài vào vở - GV: Tổ chức chữa bài, chốt kết quả đúng: 2 ngày > 40 giờ 2 giờ 5 phút 25 phút 5 phút < giờ 1 phút 10 giây < 100 giây 1 phút = 30 giây 1 phút rưỡi = 90 giây 2 2. Bài dành cho HS yếu * Bài 1: Sắp xếp các đơn vị đo thời gian theo thứ tự từ bé đến lớn: năm, tháng, thế kỉ, giờ, phút, ngày, giây, tuần lễ - HS: làm bài cá nhân, GV chấm bài một số em, nhận xét, chữa bài 3. Bài dành cho HS khá, giỏi * Bài 1: Viết vào ô trống (theo mẫu) Năm 492 1010 43 1930 1945 1890 2010 Thuộc thế kỉ V - HS: làm bài cá nhân. - 2 HS lên bảng chữa bài. - GV: nhận xét. C. Củng cố dặn dò: +Những tháng nào có 30 ngày? Tháng nào có 31 ngày? - GV: nhận xét giờ học, ----------------------------------a&b------------------------------ Thứ tư ngày 25 tháng 9 năm 2011 Tiết 1 - Luyện Toán TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG I.Mục tiêu: - Biết cách tìm số trung bình cộng cuả 2, 3, 4 số. II. Đồ dùng D-H Sử dụng hình vẽ ở SGK III. Các hoạt động D-H GV nêu câu hỏi: + Muốn tìm số trung bình cộng của hai số ta làm như thế nào? + Muốn tìm trung bình cộng của ba số ta làm như thế nào? + Muốn tìm trung bình cộng của bốn số ta làm như thế nào? + Muốn tìm trung bình cộng của nhiều số ta làm như thế nào GV cho hs trả lời, nhận xét, bổ sung. IV. Luyện tập * Bài 1: - GV: Cùng HS làm câu 1d: Tìm số trung bình cộng của các số: 20;35;37;65 và 73 Ta có: (20 + 35 + 37 + 65 + 73):5 = 46 - HS: Tự làm phần còn lại vào vở, một số em chữa bài bảng lớp * Bài 2:HS đọc bài toán - HS: Tự giải vào vở, 1 em làm bảng lớp, lớp cùng GV nhận xét, chốt kết quả đúng Bài giải Trung bình mỗi em cân nặng là: 36 + 38 + 40 + 34 = 37 (kg) Đáp số: 37 kg 1. Dành cho HS yếu: * Bài 1: Tìm số trung bình cộng của các số sau: a) 4 và 8 b)2 và 4 c) 2,3 và 4 - HS: làm bài cá nhân, GV chấm bài một số em, nhận xét, chữa bài 3. Bài dành cho HS khá, giỏi * Bài 1: Tìm hai số tự nhiên khác nhau biết số trung bình cộng của ba số đó là 3. - HS: làm bài cá nhân. - 2 HS lên bảng chữa bài. Bài giải Tổng của hai số đó là: 3 x 2 = 6 Vậy số đó là : 0,6 ;1,5; 2,4; 3,3. - 2 HS lên bảng chữa bài. - GV: nhận xét V. Củng cố dặn dò: - Muốn tìm trung bình cộng của nhiều số ta làm thế nào? - GV: Nhận xét giờ học. ----------------------------------a&b------------------------------ Tiết 2 - Luyện Toán LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: - Tính được trung bình cộng của nhiều số. - Biết giải toán về số trung bình cộng. II. Đồ dùng D-H Bảng phụ viết đề toán. III. Các hoạt động D-H 1.HS làm bài ở VBT * Bài 1: - HS: đọc đề toán. - GV: hướng dẫn HS phân tích đề toán a ) Số trung bình cộng của 35 và 45 là: (35 + 45) : 2 = 40 - HS: làm bài cá nhân. - GV và HS chữa bài. * Bài 2: - Làm bài cá nhân. 1 HS lên bảng chữa bài. - GV: nhận xét chốt lại lời giải đúng. + Số trung bình cộng của hai số là 12. Tổng của hai số đó là: 24 + Số trung bình cộng của ba số là 30. Tổng của ba số đó là: 90 + Số trung bình cộng của bốn số là 20. Tổng của hai số đó là: 80 * Bài 3: - HS: thảo luận nhóm, - Đại diện nhóm trình bày. GV nhận xét chữa bài. Bài giải Tổng của hai số đó là: 36 x 2 = 72 Số còn lại là: 72 - 50 = 22 Đáp số: 22 2. Bài dành cho HS yếu * Bài 1: Tìm số trung bình cộng của các số sau: a) 3 và 7 b)25 và 35 c) 5,7 và 9 - HS: làm bài cá nhân, GV chấm bài một số em, nhận xét, chữa bài 3. Bài dành cho HS khá, giỏi * Bài 1: Tìm ba số tự nhiên khác nhau biết số trung bình cộng của ba số đó là 2. - HS: làm bài cá nhân. - 2 HS lên bảng chữa bài. Bài giải Tổng của ba số đó là: 2 x 3 = 6 Ba số tự nhiên khác nhau có tổng là 6 chỉ có thể là: 1,2,3. Vậy ba số đó là 1,2,3; (0,3,3) - GV: nhận xét Củng cố dặn dò GV: nhận xét tiết học. tuyên dương HS làm bài tốt. ----------------------------------a&b------------------------------ Tiết 3 - Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: TRUNG THỰC - TỰ TRỌNG I. Mục đích yêu cầu - Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Trung thực – Tự trọng. Tìm được 1, 2 từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với một từ tìm được ; nắm được nghĩa từ “tự trọng” II. Đồ dùng D-H Phiếu học tập Từ điển tiếng Việt III. Các hoạt động D-H 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS làm bài tập * Bài tập 1: Xếp các từ sau vào nhóm phù hợp : thẳng thắn, dố trá, lừa dối, thật thà, thành thực, gian ngoan, gian xảo, thật tâm, gian lận, bộc trực + Từ cùng nghĩa với trung thực + Từ Trái nghĩa với trung thực - Một HS đọc yêu cầu của bài. - GV: phát phiếu cho từng cặp HS trao đổi làm bài. - Các nhóm trình bày. Lớp và GV nhận xét chốt lại kết quả đúng. - HS làm bài vào vở theo kết quả đúng. * Bài tập 2: - Một HS đọc yêu cầu của bài. - HS: suy nghĩ mỗi em đặt một câu với một từ cùng nghĩa với từ trung thực, một câu với một từ trái nghĩa với từ trung thực. - HS: nối tiếp nhau đọc những câu mình đã đặt. - GV: nhận xét, chữa những câu chưa phù hợp. * Bài tập 3: - GV: kể tên các câu tục ngữ nói về tính trung thực và lòng tụ trọng mà em biết: - HS: đọc yêu cầu của bài. - HS: nêu các câu tục ngữ - GV: nhận xét giải nghĩa một số câu tục ngữ đúng: - HS: viết các câu tục ngữ vào vở. 3. Củng cố dặn dò: GV: nhận xét giờ học, tuyên dương những HS làm bài tốt. Dặn : HS về nhà học thuộc các từ vừa tìm được, tục ngữ, thành ngữ trong bài. Chuẩn bị bài sau. ----------------------------------a&b------------------------------ Kí duyệt:
Tài liệu đính kèm: