Giáo án Lớp 4 Tuần 7 - Hoàng Thị An

Giáo án Lớp 4 Tuần 7 - Hoàng Thị An

Toán :

Luyện tập

I.Mục tiêu:

 - Có kĩ năng thực hiện phép cộng, trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ.

 - Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ.

 - Giáo dục H tính chịu khó, chính xác.

II.Hoạt động dạy - học:

 1.Bài cũ: 2H :

 205 617 + 13 998 = 219 615 205 617 - 13 998 = 191 619

 2.Bài mới:

 a.Giới thiệu bài:

 b.Luyện tập:

Bài 1(40): Gv nêu yêu cầu :

 a. Mẫu: - H đặt tính và tính:

- Hướng dẫn H thử lại.

 

doc 21 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 889Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 7 - Hoàng Thị An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 7
Thứ Hai
 Ngày dạy : 11 / 10 / 2010
The duc
GV bụ̣ mụn dạy
***************************************
Toán :
Luyện tập
I.Mục tiêu:	 
 - Có kĩ năng thực hiện phép cộng, trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ.
 - Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ.
 - Giáo dục H tính chịu khó, chính xác.
II.Hoạt động dạy - học:
 1.Bài cũ: 2H :
 205 617 + 13 998 = 219 615 205 617 - 13 998 = 191 619
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Luyện tập:
Bài 1(40): Gv nêu yêu cầu :
 a. Mẫu: - H đặt tính và tính:	
- Hướng dẫn H thử lại.	
 ? Nêu cách thử ?	
 b. H tự làm và thử lại: ( vở nháp) 
 - 3 H chữa bài - Lớp nhận xét, đối chiếu kết quả.
62 981 71 182 299 270
Bài 2: Thực hiện tương tự:
 3 712 5 263	 7 423
Bài 3: H nêu yêu cầu:
 - H nhắc lại cách tìm một thành phần chưa biết trong phép tính.
 - H tự làm vào vở – Gv chấm bài 5 em – 1 H chữa bài - Nêu cách làm.
 a. x = 4 586 b. x = 4 242
Bài 4: H đọc đề - Tự làm vở - Chữa bài - Nhận xét .
 Giải: Ta có : 3 143 > 2 428. Vậy núi Phan-xi- păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh: 3 143 - 2 428 = 715 (m)
Bài 5: Tính nhẩm: 89 999
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học - Hoàn thành bài.
 - Xem trước bài sau.
Su
Đ/C Võn dạy
***********************************
Tập đọc:
Trung thu độc lập
I.Mục tiêu:
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.
 - Hiểu nội dung: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.
 - Giáo dục H về lòng tự hào đất nước, tình yêu quê hương.
II.Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh họa sgk, tranh ảnh về thành tựu của đất nước hiện nay.
III.Hoạt động dạy học:
 1.Bài cũ: 2 H đọc bài Chị em tôi:
 ? Người em đã làm gì để giúp người chị tỉnh ngộ ?
 ? Nêu ý nghĩa của bài ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
*Luyện đọc :
 -1 H đọc toàn bài.
 - H chia đoạn ? (3 đoạn):
 Đ1: 5 dg ; Đ2: tiếp ....to lớn, tươi vui; Đ3 : còn lại.
 - H đọc theo đoạn nối tiếp ( 2lượt)
 + Hướng dẫn đọc từ khó: man mác, soi sáng, độc lập, vằng vặc.
 + Hướng dẫn giải nghĩa từ :
 Đ1: ? Trung thu độc lập em hiểu là gì ? 
 ? "Trại" là như thế nào ? 
 ? Em hiểu như thế nào gọi là "trăng ngàn" ? 
 ? Đặt câu với từ "vằng vặc" ?
 Đ2: ? Em biết về những "nông trường" nào?
 + Hướng dẫn nghỉ hơi: 
 Đêm nay /...trại /Trăng...bao la /... trung thu /...các em.
 Anh mừng ...đầu tiên /...mai đây,...hơn nữa /...
 - H đọc cả bài - Gv đọc bài.
*Tìm hiểu bài:
Đoạn 1: H đọc thầm:
 ? Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em trong thời điểm nào ?
 ? Trăng trung thu độc lập có gì đẹp ? (Trăng đẹp vẻ đẹp của núi sông tự do, độc lập: Trăng ngàn và làng mạc, núi rừng)
T. Cảnh đẹp trong đêm trung thu đầu tiên.
Đoạn 2: H đọc to:
 ? Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong đêm trăng tương lai ra sao ? Vẽ đẹp đó có gì khác so với đêm trăng trung thu độc lập ? (...hiện đại, giàu có hơn nhiều...) 
T. Từ ngày độc lập 8 - 1945 ta đã chiến thắng 2 đế quốc lớn là Pháp và Mĩ... đã hơn 50 năm.
 ? Cuộc sống hiện nay, theo em có gì giống với ước mơ của anh chiến sĩ năm xưa ?
 - H xem tranh ảnh về thành tựu kinh tế hiện nay của đất nước ta: Những ước mơ đó đã thành hiện thực và nhiều điều còn vượt xa mơ ước của anh chiến sĩ : Giàn khoan dầu khí, xa lộ lớn, khu phố hiện đại, thành tựu khoa học: vô tuyến truyền hình, máy vi tính, cầu truyền hình...
T.Ước mơ của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước.
Đoạn 3: Đọc thầm:
 ? Đoạn 3 nói lên điều gì ? (Lời chúc của anh chiến sĩ với thiếu nhi)
 ? Em mơ ước đất nước ta sau này như thế nào ?
 ? Bài văn có ý nghĩa gì ?
*Hướng dẫn đọc diễn cảm:
 - 3 H đọc 3 đoạn, H chọn bạn đọc đúng, hay.
T.Toàn bài đọc giọng nhẹ nhàng, thể hiện niềm tự hào, mơ ước của anh chiến sĩ về tương lai của đất nước, của thiếu nhi.
 + Đoạn 1, 2: Giọng đọc ngân dài, chậm rãi.
 + Đoạn 3: Nhanh, vui hơn.
 - Luyện đọc đoạn 2: Những từ cần nhấn giọng: ngày mai, mơ tưởng, phấp phới, soi sáng, chi chít, cao thẳm, bát ngát, to lớn, tươi vui.
 - Gv đọc mẫu - H luyện đọc theo nhóm - Thi đọc 2 nhóm - Nhận xét .
 - Chọn nhóm đọc hay.
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Em cần phải làm gì để xứng đáng với anh bộ đội ? Với đất nước ?
 - Đọc lại bài, chuẩn bị bài sau.
**************************************
Thứ Ba
 Ngày dạy : 12/ 10 / 2010
Nhac
GV bụ̣ mụn dạy
**************************************
Toán :
Biểu thức có chứa hai chữ
I.Mục tiêu: 
 Giúp H:
 - Nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ.
 - Biết tính giá trị của một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ.
 - Giáo dục H tính chính xác.
II.Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ
III.Hoạt động dạy học:
 1.Bài cũ: 2 H: 
 - Tính giá trị của biểu thức sau:
 Tính: m + 120 = với m = 25
 k - 19 = với k = 40
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ :
T.Vd (Bg’ phụ) - chỗ “...” chỉ số cá do anh (hoặc em, hoặc cả hai anh em” câu được.
 - H nêu lại ví dụ và nêu nhiệm vụ cần giải quyết.
T. Nếu anh câu được 3 con cá (ghi 3) em câu được 2 con cá ( ghi 2).
 ? Cả hai anh em câu được bao nhiêu con cá ? (3 + 2)
 Tương tự H nêu.
 ? Nếu anh câu được a con cá, em câu được b con cá thì hai anh em câu được bao nhiêu con cá ?( a + b con cá .)
 ? a + b gọi là gì ? ( là biểu thức có chứa hai chữ ) - H nhắc lại.
 c.Giới thiệu giá trị của biểu thức có chứa 2 chữ :
 ? Có biểu thức a + b, nếu a = 3 và b = 2 thì a + b = ?
 ( a + b = 3 + 2 = 5)
 ? 5 gọi là gì của biểu thức a + b ? ( giá trị của biểu thức a + b)
 Tương tự với a = 4, b = 0 ; a = 0, b = 1.
 ? Mỗi lần thay chữ bằng số ta thấy giá trị của biểu thức như thế nào? ( ...tính được 1 giá trị của biểu thức ) - H nhắc lại.
 ? Muốn tính giá trị của biểu thức có chứa hai chữ ta làm thế nào ?
 d.Thực hành:
Bài 1: 
1 H nêu yêu cầu:
 ? Muốn tính giá trị của biểu thức c + d ta làm như thế nào ?
 - H làm vở nháp - Chữa bài - Kết quả : 35; 60 cm.
Bài 2(a,b) : 
1 H nêu yêu cầu:
 - Lớp làm vào vở – Gv chấm bài 5 em – Nhận xét.
 a. 12 ; b. 9 ; c. 8 cm.
Bài 3(2 cột): 
1 H nêu yêu cầu:
 - Gv kẻ bảng, H tự làm bài theo mẫu - H chữa bài – Lớp nhận xét.
Bài 4: 
Thực hiện tương tự bài 3.
 ? Khi thay đổi các số hạng trong 1 tổng thì tổng đó như thế nào ?
 - Gv chấm vở.
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Muốn tính giá trị của biểu thức chứa 2 chữ ta làm như thế nào ?
- Nhận xét giờ học - chuẩn bị bài sau.
Chính tả: (Nhớ viết)
Gà Trống và Cáo
I.Mục tiêu: 
 - Nhớ - viết đúng bài chính tả; Trình bày đúng các bài thơ lục bát.
 - Làm đúng BT2a, viết đúng những tiếng bắt đầu bằng tr/ ch để điền vào chỗ trống hợp với nghĩa đã cho.
 - H cẩn thận, chịu khó, thẩm mĩ.
II.Hoạt động dạy-học: 
 1.Bài cũ: 2H làm bài tập 3 - mỗi em viết lên bảng 2 từ láy có chứa âm s, x ?
 - Lớp làm vở nháp.
 2.Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
 b. Hướng dẫn H nhớ viết:
 - Gv nêu yêu cầu.
 - 1 H đọc thuộc lòng bài thơ - Gv đọc 1 lần.
 - H đọc thầm đoạn thơ.
 - Gv hướng dẫn cách ghi - H gấp sgk - nhớ viết; nhớ soát lại bài.
 - Gv chấm chữa bài 1 tổ - Nhận xét chung.
 c. Hướng dẫn H làm bài tập chính tả:
Bài 2a: Gv nêu yêu cầu :
 - H làm vào vở - Nêu miệng kết quả: Thứ tự những từ cần điền: trí, chất, trong, chế, chinh, trụ, chủ.
 ? Nêu nội dung của đoạn ? ( ca ngợi con người là tin hoa của đất.)
 3.Củng cố, dặn dò: 
 - Nhận xét giờ học - Xem lại bài - Chuẩn bị bài sau.
*************************************
Luyện từ và câu:
Cách viết tên người, tên địa lí 
Việt Nam
I.Mục tiêu:
 - Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam; biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam (BT1, BT2, mục III), tìm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam (BT3).
 - H cẩn thận, chính xác.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Bảng phụ ghi sơ đồ họ, tên riêng, tên đệm của người.
 - Phiếu học tập, bản đồ địa lí tự nhiên VN.
III.Các hoạt động dạy - học:
 1.Bài cũ:
 ? Thế nào là “tự trọng”, “ tự kiêu” ?
 ? Đặt câu với từ “tự tin, tự hào” ?
 2.Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: 
 b. Giảng bài
 *Nhận xét : 
 1 H nêu yêu cầu của bài :
 ? Mỗi tên riêng đã cho gồm mấy tiếng ? (2,3 hoặc 4 tiếng)
 ? Chữ cái đầu mỗi tiếng ấy viết như thế nào ?
T. Khi viết tên người, tên địa lí VN cần viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng tạo thành tên đó.
 *Ghi nhớ:
 - 3 H đọc ghi nhớ sgk - Lớp đọc thầm.
T. Tên người VN thường có họ, tên và tên riêng.
 - Bảng phụ: Chỉ rõ họ, tên đệm, tên riêng ?
Họ
Tên đệm
Tên riêng
Nguyễn
Hoàng
Võ
Nguyễn
Quách
Văn
Thị
Thị
Huệ
Thụ
Sáu
Minh Khai
Tuấn Lương
 - Lớp nhận xét . 
 *Luyện tập:
Bài 1: 
GV nêu yêu cầu - H làm vào vở bài tập - 2 H chữa bài.
 - Lớp nhận xét, bổ sung.
Bài 2: 
Thực hiện tương tự bài 1.
 VD: 
 xã Gio Sơn, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
Bài 3:
 H nêu yêu cầu: (H khá, giỏi làm đầy đủ)
 - Gv treo bản đồ VN.
 - Chia nhóm : 4 nhóm
 - Gv phát phiếu cho 2 nhóm - Dán lên bảng - Trình bày bài - Lớp nhận xét, thống nhất:
 + Huyện Gio Linh, Vĩnh Linh, Cam Lộ, Gio Phong, Hải Lăng, Đakrông, Hướng Hóa, thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị, huyện đảo Cồn Cỏ.
 + cầu Hiền Lương, địa đạo Vịnh Mốc, thành cổ Quảng Trị, biển Cửa Tùng, ...
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Khi viết tên người và tên địa lí VN ta cần phải viết như thế nào ?
 - Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
Địa lí:
Một số dân tộc ở Tây Nguyên
I.Mục tiêu: 
 - Biết Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống (Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Kinh,...) nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta.
 - Sử dụng được tranh ảnh để mô tả trang phục của một số dân tộc ở Tây Nguyên: Trang phục truyền thống: Nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy.
 - Biết yêu quý những người dân tộc ở Tây Nguyên và có ý thức tôn trọng truyền thống văn hóa các dân tộc.
II. Đồ dùng dạy-học: 
 - Tranh, ảnh, trang phục lễ hội của các dân tộc ở Tây nguyên, bản đồ địa lí VN.
III. Hoạt động dạy-học: 
 1.Bài cũ: 
 ? Chỉ lên bản đồ khu vực Tây Nguyên ?
 ? Xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao ?
 ? Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa ? Đó là những mùa nào và vào thời gian nào ?
 2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Giảng bài:
 1,Tây Nguyên - nơi có nhiều dân tộc đang sinh sống:
*Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm 3:
 - H đọc mục 1 sgk.
 ? Kể tên 1 số dân tộc sống ở Tây Nguyên ?
 ? Trong các dân tộc kể trên, những dân tộc nào sống lâu đờ ... ưởng nhận xét các hoạt động trong tuần:
2.GV nhận xét chung:
- Duy trì lớp học bồi và phụ, học có hiệu quả.
-Có ý thức thi đua học tập 
- Một số em có tiến bộ rõ rệt: Bảo, Trang, Giang. 
- Hầu hết các em ngoan, có ý thức học tập tốt, các em đã học bài và làm bài 
trước khi lên lớp. 
 - Còn một số em đọc, viết còn quá yếu: em Hiờ̀n, Thành 
 - Các hoạt động khác:
 Vệ sinh: Đã tự giác làm phần vệ sinh khu vực của lớp (vệ sinh khu vực tiểu tiện).
 Vệ sinh cá nhân, trang phục tương đối gọn và sạch. 
 3.Kế hoạch tuần tới:
- Tiếp tục học chương trình tuần 8. Học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Đăng ký tuần học tốt, thi đua học tốt T2 đón các thầy cô về dự giờ, thăm lớp. 
 - T2 rèn chữ, cách trình bày
- LĐ vệ sinh trường lớp.
Toán:
Tính chất giao hoán của phép cộng
I.Mục tiêu:
 - Biết tính chất giao hoán của phép cộng.
 - Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính.
 - Giáo dục H tính khoa học, linh hoạt.
II.Hoạt động dạy-học:
1.Bài cũ: 
 2 H tính kết quả (làm vào bảng kẻ sẵn)
 Tính giá trị biểu thức a + b và b + a
 - 1 H với a = 20; b = 30.
 - 1 H với a = 350; b = 250.
 - Lớp làm vở nháp - Nhận xét giờ học.
2.Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: 
 b. Giảng bài: H hoàn thành bảng:
*Nhận biết t/c giao hoán của phép cộng: So sánh giá trị của biểu thức a + b và b + a
a
20
350
1208
b
30
250
2764
a + b
20 + 30 = 50
350 + 250 = 600
1208 + 2764 = 3972
b + a
30 + 20 = 50
250 + 350 = 600
2764 + 1208 = 3972
 ? So sánh kết quả của biểu thức a + b và b +a ?
 ? Giá trị của biểu thức a + b và b + a như thế nào với nhau ? ( luôn bằng nhau)
 a + b = b + a
 ? Nhận xét vị trí của a và b trong biểu thức trên ?
 ? Khi đổi chỗ các số hạng trong 1 tổng thì tổng đó như thế nào ?
 - H nhắc lại.
T. Đây chính là t/c giao hoán của phép cộng.
 c.Thực hành:
Bài 1: (42) H nêu yêu cầu :
 - H nêu miệng kết quả - Lớp nhận xét .
 ? Phép tính thứ 2 em cần đặt tính không ? Vì sao ?
Bài 2: H nêu yêu cầu :
 - H làm vào vở – Gv chấm bài 1 tổ – Nhận xét.
 - 2 H chữa bài, nhận xét .
Bài 3 (H khá, giỏi) : Thi đua làm đúng, nhanh.
- 1H chữa bài - Chấm 1 số vở - Gv nhận xét .
3.Củng cố, dặn dò:
 Thi đua giữa 2 nhóm:
 Tìm a: a. a + 24 659 = 24 659 + 1 717
 b. (a + 24) + 8 986 = 8 986 + 44
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau.
_____________________________________
Kể chuyện:
Lời ước dưới trăng
I.Mục tiêu:
 - Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ ()sgk; kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện: “Lời ước dưới trăng”. 
 - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện :Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người.
 - Giáo dục H có những ước mơ cao đẹp, thánh thiện.
II.Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh họa sgk.
III.Hoạt động dạy học:
 1.Bài cũ:
 - H kể lại 1 câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được đọc, được nghe.
 - Lớp nhận xét .
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: H quan sát tranh, đọc thầm yêu cầu.
 b.Gv kể chuyện: 2 lần
 Giọng kể: Chậm, nhẹ nhàng. Lời cô bé : tò mò, hồn nhiên.
 Lời chị Ngàn: hiền hậu, dịu dàng.
 c. Hướng dẫn H kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuỵên:
 - H nối tiếp nhau đọc các yêu cầu của bài tập.
 - H kể chuyện theo nhóm ( nhóm 4), mỗi em 1 tranh, kể toàn truyện, trao đổi nội dung câu chuyện.
 - Thi kể trước lớp:
 + 2 nhóm nối tiếp nhau kể từng đoạn của câu chuyện - TLCH a, b, c của yêu cầu 3.
 + 2 H thi kể toàn chuyện - Trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
 - Lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất, hiểu truyện nhất và có dự đoán về kết cục vui của câu chuyện hợp lí, thú vị nhất.
 ? Trong đêm trăng rằm ấy mọi người làm gì ? Chị Ngàn đã làm gì ?
 ? Em thấy chị Ngàn là người như thế nào ? Em học tập điều gì ở chị ?
 ? Em hãy viết đoạn kết cho câu chuyện ? ( khi đúng tròn 15 tuổi thì cô bé đi cùng chị Ngàn năm ấy đã chọn một điều ước linh thiêng mà chỉ được ước một lần trong đời dành cho chị Ngàn đó là ước cho chị có đôi mắt sáng như mọi người và đúng thật điều ước ấy thật thiêng là đôi mắt của chị đã sáng lại sau cuộc phẫu thuật.)
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Qua câu chuyện em hiểu điều gì ?( những ước mơ cao đẹp mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người nói điều ước, cho tất cả mọi người.)
 - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
 - Chuẩn bị chuyện kể về : Những ước mơ cao đẹp hoặc những ước mơ hão huyền.
_______________________________________
Tập đọc:
ở Vương quốc Tương Lai
I.Mục tiêu:
 - Đọc rành mạch một đoạn kịch; bước đầu biết đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên.
 2.Hiểu nội dung: Ước mơ của các bạn nhỏ về 1 cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em.
 3.Giáo dục H ý thức vươn lên, có những ước mơ đẹp.
II.Đồ dùng dạy-học: 
 Tranh minh họa sgk
III.Hoạt động dạy-học: 
 1. Bài cũ: 
 - Đọc nối tiếp bài : “Trung thu độc lập”.
 ? Nêu nội dung của bài ?
 2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
 b.Luyện đọc và tìm hiểu màn 1: “Trong công viên xanh”
 - Gv đọc mẫu: H quan sát tranh minh họa màn 1:
 ? Đâu là Tin - tin ? (trai)
 ? Đâu là Mi - tin ? (gái)
 - H chia đoạn: 3 đoạn:
 Đ1: 5 dòng đầu; Đ2: 8 dòng tiếp theo ; Đ3: còn lại.
 - Hướng dẫn đọc từ khó: sáng chế, Tin- tin 
 - Giải nghĩa : ? Thế nào là “thuốc trường sinh” ?
 - 2 H đọc cả màn kịch – Gv đọc bài.
 *Tìm hiểu nội dung màn kịch:
 ? Tin- tin và Mi- tin đến đâu, gặp ai ?
 ? Vì sao nơi đó có tên “Vương quốc Tương Lai”?(...những người đó hiện nay chưa ra đời.)
 ? Các bạn nhỏ ở công xưởng xanh sánh chế ra những gì ?
 ? Các phát minh ấy thể hiện những ước mơ gì của con người ? (...sống hạnh phúc, sống lâu, sống trong môi trường tràn đầy hạnh phúc, ánh sáng, chinh phục được vũ trụ...)
*Hướng dẫn H đọc diễn cảm theo cách phân vai: 8 em
 - Gv đọc mẫu - H luyện đọc theo nhóm 8.
 - Thi đọc diễn cảm: 2 tốp
 c.Luyện đọc và tìm hiểu màn 2: “Trong khu vườn kì diệu”.
 - Gv đọc mẫu.
 - H quan sát tranh để nhận ra các nhân vật, các loại hoa quả.
 - H đọc đoạn nối tiếp: 2 lượt
 Đ1: 6 dòng ; Đ2: 6 dòng tiếp; Đ3 : còn lại.
 - H đọc đúng các loại câu.
*Tìm hiểu nội dung màn kịch:
 - H đọc thầm, quan sát tranh:
 ? Những trái cây mà Tin-tin và Mi-tin thấy trong khu vườn kì diệu có gì khác thường ?
 ? Em thích những gì ở Vương quốc Tương Lai ?
 ? Ngày nay con người đã chinh phục vũ trụ, tạo nên những điều kì diệu, tạo nên những hoa quả to hơn xưa.
*H luyện đọc diễn cảm: Như đoạn 1.
 ? Câu chuyện có ý nghĩa gì ?
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Vở kịch nói lên điều gì ?
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau.
__________________________________________
Lịch sử:
Chiến thắng Bạch Đằng 
do Ngô Quyền lãnh đạo
( Năm 938 )
I.Mục tiêu:
 - Kể ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 938:
 + Đôi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng: Ngô Quyền quê ở xã Đường Lâm, con rễ của Dương Đình Nghệ.
 + Nguyên nhân trận Bạch Đằng: Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán.
 + ý nghĩa trận Bạch Đằng: Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
 - Khơi dậy niềm tự hào dân tộc.
II.Đồ dùng dạy-học: 
 - Hình sgk, phiếu học tập của H.
III.Hoạt động dạy học:
 1.Bài cũ:
 ? Vì sao Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ?
 ? Nêu diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Vài nét về Ngô Quyền:
T. Nêu yêu cầu: Điền dấu x vào ô trống những thông tin đúng về Ngô Quyền: 
 + Ngô Quyền là người làng Đường Lâm (Hà Tây). 
 + Ngô Quyền là con rể Dương Đình Nghệ.
 + Ngô Quyền chỉ huy quân dân ta đánh quân Nam Hán.
 + Trước trận Bạch Đằng, Ngô Quyền lên ngôi vua.
 - H trình bày kết quả - H dựa vào kết quả để giới thiệu tiểu sử Ngô Quyền.
 c.Nguyên nhân có trận Bạch Đằng:
 ? Vì sao có trận Bạch Đằng ? (Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền đem quân ...chuẩn bị đánh quân Nam Hán)
 d.Diễn biến, kết quả:
T. Nêu yêu cầu: H đọc sgk “Sang đánh nước ta...hoàn toàn thất bại”:
 ? Cửa sông Bạch Đằng nằm ở địa phương nào? (Quảng Ninh)
 ? Quân Ngô Quyền đã dựa vào thủy triều để làm gì ?
 ? Trận đánh diễn ra như thế nào ?(..quân Nam Hán đến cửa sông lúc thủy triều lên, nước che lấp các cọc nhọn. Ngô Quyền cho quân khiêu chiến, vừa đánh vừa rút lui, nhữ giặc vào bãi cọc. Thủy triều xuống quân ta đổ ra đánh quyết liệt. Giặc bỏ chạy vào cọc, thuyền thủng...)
 ? Kết quả trận đánh ra sao ? (quân Nam Hán hoàn toàn thất bại )
 ? Dựa vào tranh thuật lại diễn biến trận đánh ?
 e.ý nghĩa :
 ? Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền đã làm gì ? Điều đó có ý nghĩa gì ?( Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa. Đất nước được độc lập sau hơn 1000 năm bị bọn phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.)
 3.Củng cố, dặn dò:
 - 2 H đọc tóm tắt sgk.
 ? Kể lại trận đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng ?
 ? Chiến thắng trên sông Bạch Đằng có ý nghĩa gì ?
Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
___________________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Thực hành làm sạch đẹp trường lớp
I.Mục tiêu: 
 - H nắm được những hoạt động của tuần qua- H nắm được kế hoạch tuần tới.
 - Thực hành làm vẹ sinh sạch đẹp trường lớp.
 - Gd H ý thức vươn lên.
II.Hoạt động dạy- học: 
 1.Hoạt động 1: Sinh hoạt lớp
 - Lớp trưởng nhận xét hoạt động tuần qua.
 - Gv bổ sung:
 + Lớp đã có nhiều cố gắng trong việc chuẩn bị bài cũ, bài mới. Đã có ý thức hơn trong mọi hoạt động. 
 + Nhắc nhở: Khắc phục tình trạng quên vở, quên đồ dùng, không học thuộc bài: Phương Anh, Hùng, Huyền ...
 Một số bạn còn chưa học thuộc bảng cửu chương, cần khắc phục. 
 - Lớp bình chọn bạn xuất sắc nhất trong tuần.
 2.Hoạt động 2: 
 - Gv nêu kế hoạch tuần tới:
 + Tích cực trong học tập, đi học đúng giờ, chuyên cần.
 + Tăng cường luyện viết các kiểu chữ, luyện đọc đúng, nhanh.
 + Thuộc và vận dụng nhanh bảng cửu chương.
 + Đi học phải đầy đủ đồ dùng, sách vở, không được quên.
 + Hăng say xây dựng bài, chuẩn bị bài mới chu đáo.
 + Tham gia giao thông an toàn. Luôn đi về bên phải.
 + Không ăn quà vặt.
 + VS QC sạch, đúng giờ.
 3.Thực hành làm vệ sinh trường lớp:
 - Gv phân công nhiệm vụ cho từng tổ – Các tổ tiến hành làm vệ sinh lớp học cho sạch sẽ.
 - Tuyên dương tổ làm sạch, nhanh, tự giác.
______________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7.doc