Chính tả: (nghe-viết)
Thợ rèn
I.Mục tiêu:
- Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ.
- Làm đúng các bài tập chính tả 2a.
- Gd học sinh cẩn thận, có ý thức luyện viết.
II.Đồ dùng dạy-học:
- Phiếu khổ to viết nội dung bài tập 2a.
III.Hoạt động dạy-học:
1.Bài cũ:
- 2 H viết bảng, lớp viết nháp: những từ ngữ bắt đầu bằng r/d/gi.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b.Hướng dẫn H nghe viết:
- Gv đọc toàn bài viết: Thợ rèn, H theo dõi sgk.
- H đọc thầm bài thơ, chú ý những từ dễ viết sai.
? Bài thơ cho em biết những gì về nghề thợ rèn ?
Tuần 9 Thứ Hai Ngày soạn: 22 / 10 / 2009 Ngày dạy : 26 / 10 / 2099 Chính tả: (nghe-viết) Thợ rèn I.Mục tiêu: - Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ. - Làm đúng các bài tập chính tả 2a. - Gd học sinh cẩn thận, có ý thức luyện viết. II.Đồ dùng dạy-học: - Phiếu khổ to viết nội dung bài tập 2a. III.Hoạt động dạy-học: 1.Bài cũ: - 2 H viết bảng, lớp viết nháp: những từ ngữ bắt đầu bằng r/d/gi. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn H nghe viết: - Gv đọc toàn bài viết: Thợ rèn, H theo dõi sgk. - H đọc thầm bài thơ, chú ý những từ dễ viết sai. ? Bài thơ cho em biết những gì về nghề thợ rèn ? (Sự vất vả và niềm vui của người thợ rèn.) - Gv nhắc nhở cách viết - H gấp sgk. - Gv đọc – Hviết. - Gv đọc – H dò bài. - Gv chấm bài nhận xét . b. Hướng dẫn H làm bài tập chính tả. Bài 2a: 1 H nêu yêu cầu – Lớp làm vở, 1 H làm vào phiếu, trình bày kết quả . (nằm, nhà, le te, lập lòe, lưng, làn, lóng lánh, loe.) 3.Củng cố, dặn dò: - Nhận xét bài làm của H. - Tuyên dương những H tiến bộ - Nhận xét giờ học. ______________________________________ Tập đọc: Thưa chuyện với mẹ I.Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại. - Hiểu nội dung: Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý. - Giáo dục H biết quý trọng mọi nghề nghiệp chính đáng. II.Đồ dùng dạy-học: -Tranh minh họa sgk. III.Hoạt động dạy-học: 1.Bài cũ:2 H : - Đọc nối tiếp 2 đoạn của bài: “Đôi giày ba ta màu xanh” ? Nêu nội dung bài ? Em học tập được điều gì qua bài đọc ? 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: - 1 H đọc bài. - H đọc đoạn nối tiếp (2 đoạn, 2 lượt) Đoạn 1: từ đầu đến “... để kiếm sống.” Đoạn 2: còn lại. - Hướng dẫn đọc từ khó: kiếm sống, dòng dõi, quan sang. Chú ý chỗ(...) - Gv kết hợp giải nghĩa từ khó. - 1 H đọc toàn bài - Gv đọc bài lần 1. * Tìm hiểu bài: Đoạn 1: 1 H đọc to. ? Cương xin mẹ học nghề gì ? Học nghề đó để làm gì ? Đoạn 2: Lớp đọc thầm. ? Mẹ nêu lí do phản đối như thế nào ? (Cương bị ai xui, dòng dõi quan sang, ... bố không chịu, sẽ mất thể diện gia đình) ? Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào ? - H đọc thầm toàn bài. ? Nêu nhận xét cách trò chuyện giữa hai mẹ con Cương ? (+ Cách xưng hô: đúng thứ bậc trên dưới trong gia đình. Cương xưng hô với mẹ lễ phép, kính trọng; mẹ xưng hô với Cương: xưng mẹ, gọi con rất dịu dàng, âu yếm thể hiện tình cảm mẹ con trong gia đình rất thân ái. + Cử chỉ trong lúc trò chuyện: thân mật, tình cảm Cử chỉ của mẹ: xoa đầu Cương khi thấy Cương thương mẹ. Cử chỉ của Cương: nắm lấy tay mẹ, nói tha thiết) ? Nêu nội dung của bài ? (Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.) * Hướng dẫn đọc diễn cảm: - 3 H đọc toàn bài theo cách phân vai - Lớp nhận xét - Gv hướng dẫn đọc: toàn bài giọng trò chuyện, trao đổi. - Thi đọc diễn cảm đoạn: “Cương thấy nghẹn ngào à hết.” - Gv đọc mẫu: H đọc nhóm 3, thi đọc theo nhóm. 3.Củng cố, dặn dò: ? Nêu nội dung của bài ? ? Em thường trò chuyện với bố mẹ như thế nào ? - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. Toán: Hai đường thẳng song song I.Mục tiêu: - Giúp H có biểu tượng về hai đường thẳng song song . - Nhận biết được hai đường thẳng song song. II.Đồ dùng dạy-học: -Thước, ê ke. III.Hoạt động dạy-học: 1.Bài cũ: 2 H: - 1 H vẽ hai đường thẳng vuông góc. - 1 H chữa bt 4. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Giới thiệu hai hai đường thẳng song song: - Gv vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD A B D C C - Kéo dài về hai phía cạnh AB và CD. Tô màu hai đường thẳng AB, CD: “Hai đường thẳng AB và CD song song với nhau” - Tương tự Kéo dài AD và BC về hai phía ta cũng có AD và BC song song với nhau. ? Hai đường thẳng song song nó như thế nào với nhau ? (Không bao giờ cắt nhau.) ? Trong thực tế có những hình ảnh nào về hai đường thẳng song song ? - Gv vẽ hai đường thẳng AB song song CD. A B C D c.Thực hành: Bài 1(51): 1 H nêu yêu cầu. - H vẽ hình vào vở nháp. - H làm, chữa bài, nhận xét. Bài 2: H làm vào vở. - H nêu yêu cầu - H nêu kết quả - Lớp nhận xét Bài 3: 1 H nêu yêu cầu. - Lớp làm vào vở, thi đua theo dãy. ? Dựa vào đâu để em biết được các cặp cạnh vuông góc, song song với nhau ? 3.Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau. Thứ Ba Ngày soạn: 23 / 10 / 2009 Ngày dạy : 27 / 10 / 2009 Toán: Vẽ hai đường thẳng vuông góc I.Mục tiêu: - Vẽ được đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước. - Vẽ được đường cao của một hình tam giác. II.Đồ dùng dạy-học: - Thước kẻ và ê ke. III.Hoạt động dạy-học: 1.Bài cũ: ? Hai đường thẳng như thế nào thì vuông góc với nhau ? - Dùng êke vẽ hai đường thẳng vuông góc. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB cho trước. *Trường hợp điểm E nằm trên đường thẳng AB C A E B * Trường hợp điểm E ở ngoài đường thẳng AB: C . E A B D - Gv hướng dẫn, làm mẫu. c.Giới thiệu đường cao của hình tam giác: - Gv vẽ tam giác ABC, nêu bài toán (sgk) - Gv tô màu đoạn AH. A C H B T: - Đoạn thẳng AH là đường cao của tam giác ABC - Độ dài đoạn thẳng AH là đường cao của tam giác ABC c.Thực hành: Bài 1(52): 1H nêu yêu cầu: hãy vẽ đường thẳng AB đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng CD... - Lớp dùng bút chì để vẽ vào sgk. - 3 H 3 dãy lên vẽ theo 3 trường hợp như sgk. - Lớp quan sát thống nhất. Bài 2: H nêu yêu cầu: Hãy vễ đường cao AH của hình tam giác ABC trong mỗi trường hợp sau: - H vẽ hình vào vở – Vẽ đường cao. - Gv chấm vở 1 tổ – Nhận xét. - 3 H lên bảng chữa bài – Lớp thống nhất. Bài 3 (Dành cho H khá, giỏi): 1H nêu yêu cầu: - H làm vào vở - Gv chấm bài - Nhận xét. 3.Củng cố, dặn dò: ? Nêu cách vẽ hai đường thẳng vuông góc khi cho 1 điểm và một đường thẳng cho trước ? - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. _________________________________________ Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Ước mơ I.Mục tiêu: - Biết thêm một số từ ngữ thuộc chủ điểm: “Trên đôi cánh ước mơ”; bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ (BT1,BT2); ghép được các từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của các từ ngữ đó (BT3) nêu được ví dụ mình hoạ về một loại ước mơ (BT4); hiểu được ý nghĩa 2 thành ngữ thuộc chủ điểm (BT5a,c). - Gd học sinh có những ước mơ đẹp và biết nuôi dưỡng ước mơ. II.Đồ dùng dạy-học: - Phiếu học tập, từ điển TV. III.Hoạt động dạy-học: 1.Bài cũ: 2 H: ? Lấy ví dụ về trường hợp sử dụng dấu ngoặc kép kết hợp với dấu hai chấm? ? Nêu nội dung cần ghi nhớ trong bài: Dấu ngoặc kép ? 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn H làm bài tập: Bài 1(87): 1 H nêu yêu cầu : Tìm những từ trong bài tập đọc “Trung thu độc lập” cùng nghĩa với từ ước mơ. - 1 H đọc lại bài tập đọc “Trung thu độc lập” (trang 66) – Lớp theo dõi. - H làm bài tập – H nêu, lớp nhận xét. ? Em hiểu “mơ tưởng” là gì ? ? Thế nào là “mong ước” ? T. chốt: (+ mơ tưởng: mong mỏi và tưởng tượng điều mình mong mỏi sẽ đạt được trong tương lai. + mong ước: mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai.) Bài 2: 1 H nêu yêu cầu và mẫu : (Bg) Tìm từ đồng nghĩa với từ “ước mơ” ? - Gv phát phiếu và từ điển TV cho H – H thảo luận theo nhóm 6. - 2 dãy đại diện dán phiếu lên bảng – Trình bày – Lớp nhận xét, Gv chốt: (+ ước mơ, ước muốn, ước ao, ước mong, ước vọng... + mơ ước, mơ tưởng, mơ mộng) T. Lưu ý: Nếu học sinh tìm những từ: ước hẹn, ước nguyện, ước đoán, mơ màng không phải là những từ đồng nghĩa với từ ước mơ ? Em hiểu thế nào là “ước muốn” ? “ước ao” ? “ước vọng” ? ? “Mơ mộng ” là gì ? Bài 3: 1 H nêu yêu cầu - H trao đổi theo nhóm đôi – sau đó làm vào vở - Thi đua làm đúng, nhanh - Gv chấm vởi 6 em – nhận xét. - 3 nhóm làm bài vào phiếu : mỗi nhóm tìm ghép một loại – dán bảng – Trình bày – Lớp nhận xét. - Gv chốt: + Đánh giá cao: Đó là những ước mơ muốn vươn lên làm những việc có ích cho mọi người: ước mơ đẹp đẽ, ước mơ cao cả, ước mơ lớn, ước mơ chính đáng. + Đánh giá không cao : Đó chính là những ước mơ giản dị, thiết thực, có thể thực hiện được mà không cần sự nổ lực lớn: ước mơ nho nhỏ. + Đánh giá thấp: Đó là những ước mơ phi lí, không thể thực hiện được; hoặc là những ước mơ ích kỉ, có lợi cho bản thân nhưng có hại cho người khác: ước mơ viển vông, ước mơ kì quặc, ước mơ dại dột) - H hoàn thành vào vở. Bài 4: 1 H nêu yêu cầu: Nêu ví dụ minh họa về một loại ước mơ nói trên. ? Em hiểu ước mơ được đánh giá cao là những ước mơ như thế nào? ? Như thế nào là ước mơ không cao ? ? Ước mơ bị đánh giá thấp là những ước mơ như thế nào ? T. Em nêu ví dụ về ước mơ sau đó nêu ước mơ đó thuộc loại nào ? - H trao đổi theo cặp – Phát biểu - Lớp nhận xét - Gv chốt: T.+ Ước mơ được đánh giá cao: Đó là những ước mơ muốn vươn lên làm những việc có ích cho mọi người. VD: Ước mơ học giỏi để trở thành bác sĩ. - H nêu: kĩ sư/ phi công / bác học/ trở thành nhà phát minh, sáng chế, / những người có khả năng ngăn chặn lũ lụt / tìm ra các loại thuốc chữa bệnh Ước mơ về cuộc sống no đủ/, hạnh phúc/ không có chiến tranh / ước mơ được chinh phục vũ trụ + Ước mơ được đánh giá không cao: Đó chính là những ước mơ giản dị, thiết thực, có thể thực hiện được mà không cần sự nổ lực lớn, VD: ước muốn có truyện đọc. - H nêu: có xe đạp / có đồ chơi / có đôi giày / chiếc cặp mới + Ước mơ bị đánh giá thấp: Đó là những ước mơ phi lí, không thể thực hiện được; hoặc là những ước mơ ích kỉ, có lợi cho bản thân nhưng có hại cho người khác như: Ước mơ thể hiện lòng tham không đáy của vợ ông lão đánh cá. - H nêu: ước mơ được ăn dồi chó trong chuyện Ba điều ước; Ước mơ không bị cô giáo kiểm tra bài, ước mơ không học mà vẫn được điểm cao; ước được đi chơi cả ngày; ước mơ được xem ti vi suốt ngày chẳng làm gì cả Bài 5: 1 H nêu yêu cầu: Giải nghĩa thành ngữ: Gv đưa ra các câu giải nghĩa tương ứng. - H trao đổi theo 3 nhóm – 2 H 2 nhóm thi đua chọn và gắn đúng câu giải nghĩa tương ứng từng câu thành ngữ – 1 H trình bày phần kết quả - Lớp nhận xét, Gv chốt: + Cầ ... ng dạy-học: 1.Bài cũ: - 1 H chữa bài tập 4: + Gv đưa bảng phụ ghi đoạn: “Thần Đi-ô-ni-dốt mỉm cười ưng thuận...hơn thế nữa.” ? 1 H gạch chân những danh từ chung, danh từ riêng trong đoạn văn . (+ Danh từ chung: thần, vua, cành, sồi, vàng, quả, táo. + Danh từ riêng: Đi-ô-ni-dốt, Mi-đát.) ? “Ước mơ” được phân thành mấy loại ? Đó là những loại nào ? ? Em ước mơ điều gì ? Ước mơ đó thuộc loại nào ? - Gv nhận xét chung. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Phần Nhận xét: H lấy sgk trang 93 - 2 H nối tiếp đọc nội dung bài tập 1, 2 – Lớp đọc thầm đoạn văn ở bài tập 1. - Trao đổi theo cặp bài tập 2 – Lớp làm vở bài tập (58) - 2 H làm phiếu to dán bảng. - Lớp và Gv nhận xét, chốt: * Các từ chỉ hoạt động: + Của anh chiến sĩ: nhìn, nghĩ. + Của các em thiếu nhi: thấy. * Chỉ trạng thái của sự vật: + dòng thác : đổ (hoặc đổ xuống) + lá cờ : bay. ? Những từ trên chỉ cái gì ? (hoạt động của con người, trạng thái của người, sự vật) T. Các từ chỉ hoạt động, trạng thái của người, của vật đó là những động từ. ? Vậy động từ là gì ? c. Phần Ghi nhớ: (sgk) – 3 H đọc ghi nhớ. ? Lấy ví dụ về động từ chỉ hoạt động, động từ chỉ trạng thái ? d. Phần Luyện tập: Bài 1: 1H nêu yêu cầu của bài: Viết tên các hoạt động em thường làm hằng ngày... T. Gv hướng dẫn mẫu: Các hoạt động ở nhà Các hoạt động ở trường M: quét nhà H :Tìm thêm: rửa bát, lau nhà, giặt áo quần,nấu cơm, giữ em, xách nước, đánh răng, rửa mặt, tưới cây, tập thể dục, đun nước, làm bài tập, xem ti vi... M : làm bài H: Tìm thêm: viết bài, làm toán, đọc bài, học nhạc , nghe giảng, trực nhật lớp, chào cờ, tập nghi thức... - H tìm thêm – Gv ghi bảng – Lớp nhận xét. ? Trong những cụm từ trên, em hãy gạch chân động từ có trong các cụm từ đó ? Bài 2: H nêu yêu cầu : Gạch dưới động từ trong đoạn văn sau: - H làm vở bài tập theo nhóm: Nhóm 1 làm câu a, nhóm 2,3 làm câu b. - Gv phát phiếu cho 2 H của 2 nhóm – H trình bày phiếu. - Lớp đối chiếu kết quả, nhận xét – Gv chốt: a. Những động từ: cho, nhận (hoặc nhận lấy), xin, làm, dùi (dùi thủng), có thể, lặn. b. Những động từ: mỉm cười, ưng thuận, thử, bẻ, biến thành, ngắt, thành, tưởng, có. - Gv ghi điểm. Bài 3: (Tổ chức trò chơi : “Xem kịch câm”) – H đọc yêu cầu bài tập. T. Treo tranh minh họa phóng to. - H xem tranh minh họa “xem kịch câm”. ? Tranh vẽ gì ? - Gv chỉ tranh và giải thích yêu cầu của bài tập: Gv mời 2 H chơi mẫu (1 nam, 1 nữ) – H nhận xét : + H nam: bắt chước hoạt động của bạn trai trong tranh 1 – H nữ xướng to tên của hoạt động . Vd : cúi. + H nữ: bắt chước hoạt động của bạn gái trong tranh 2 – H nam nhìn bạn xướng to tên hoạt động. Ví dụ : ngũ. - Thi biễu diễn động tác kịch câm – xem kịch câm. - Gv chia lớp thành 5 nhóm : Thảo luận về các động tác, tên của hoạt động. - Gv nêu nguyên tắc chơi : 2 nhóm - 1 nhóm 5 em : Lần lượt từng bạn trong nhóm 1 làm động tác, các bạn trong nhóm 2 xướng nhanh tên hoạt động, sau đó đổi vai cho nhau. Nhóm nào đoán sai 1 từ trừ 1 điểm. Không được trùng động tác. Lưu ý : Rõ từng động tác, có đáp án. Sau khi bạn nêu đối chiếu kết quả có đúng không. Một số tên hoạt động có khác nhau nhưng vẫn chấp nhận được như: quét nhà - quét sân, ...chủ yếu nêu được từ chỉ động tác. T. Gợi ý các đề tài cho H tự chọn: + Động tác trong học tập; mượn sách (bút, vở...), đọc bài, kẻ vở, mở cặp, lật trang vở, cất dụng cụ ... + Động tác khi vệ sinh bản thân hoặc môi trường: đánh răng, rửa mặt, chải đầu, sắp bàn ghế, lau bảng... + Động tác vui chơi giải trí: nhảy dây, đá cầu, đánh bi, kéo co... - H chơi, lớp nhận xét. Nhóm thắng cuộc phải biễu diễn tự nhiên và đoán đúng nhiều từ hơn. - Viết vào vở 10 từ chỉ động tác em đã biết khi xem kịch câm. 3.Củng cố, dặn dò: ? Thế nào là động từ ? - Xem lại bài, lấy được ví dụ về động từ - Chuẩn bị bài sau. Thứ Sáu Ngày soạn: 25 / 10 / 2009 Ngày dạy : 30 / 10 / 2009 Toán: Thực hành vẽ hình vuông I.Mục tiêu: - Giúp H biết sử dụng thước kẻ và êke để vẽ được hình vuông biết độ dài một cạnh cho trước. - Rèn kĩ năng vẽ hình vuông một cách thành thạo. - H có tính kiên trì, sáng tạo. II.Đồ dùng dạy-học: - Thước kẻ và êke. III.Hoạt động dạy-học: 1.Bài cũ: - 2 H vẽ một hình chữ nhật có chiều dài 4cm, rộng 2cm. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Vẽ hình vuông có cạnh 3 cm: - Gv nêu bài toán . - Dựa trên cách vẽ hình chữ nhật, Gv hướng dẫn H vẽ hình vuông : + Vẽ đoạn thẳng CD = 3 dm. + Vẽ đường thẳng DA vuông góc với DC tại D và lấy DA = 3 dm. + Vẽ đường thẳng CB vuông góc với DC tại C và lấy CB = 3 dm. + Nối A với B ta được hình vuông ABCD. c.Thực hành: Bài 1(55): 1 H đọc yêu cầu: a) H vẽ hình như hướng dẫn. b) H tự làm vào vở . Bài 2: 1 H đọc yêu cầu: - H vẽ vào vở theo mẫu. - Gv theo dõi, hướng dẫn. Bài 3: H đọc yêu cầu: - H làm vào vở: Trước hết vẽ hình vuông ABCD cạnh 5 cm, sau đó dùng êke kiểm tra hai đường chéo vuông góc với nhau, dùng thước đo để biết độ dài hai đường chéo bằng nhau. 3.Củng cố, dặn dò: - Thi đua vẽ nhanh hình vuông trên bảng. - nhận xét giờ học – Chuẩn bị bài sau. ______________________________ Tập làm văn: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân I.Mục tiêu: - Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi. - Lập được dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi để đạt mục đích. - Bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp nhằm đạt được mục đích thuyết phục. II.Đồ dùng dạy-học: - Bảng phụ viết đề bài tập làm văn . III.Hoạt động dạy-học: 1.Bài cũ: - 2 H kể hoặc đọc lại bài văn đã được chuyển thể từ trích đoạn của vở kịch Yết Kiêu. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn H phân tích đề bài: - H đọc đề bài. - Gv gạch chân những từ ngữ quan trọng: nguyện vọng, môn năng khiếu, trao đổi, anh (chị), ủng hộ, cùng bạn đóng vai. c. Xác định mục đích trao đổi; hình dung những câu hỏi sẽ có: - 3 H đọc nối tiếp gợi ý 1, 2, 3. - Hướng dẫn H xác định trọng tâm đề bài: + Nội dung trao đổi ? + Đối tượng trao đổi ? + Mục đích trao đổi để làm gì ? + Hình thức thực hiện cuộc trao đổi ? (Em và bạn trao đổi, bạn đóng vai anh (chị )của em ?) d. H thực hành trao đổi theo cặp: - H chọn bạn đóng vai, thực hành thống nhất dàn ý đối đáp. - H thực hành trao đổi, lần lược đổi vai cho nhau. - Gv giúp đỡ. đ. Thi trình bày trước lớp: - Các cặp đóng vai trao đổi trước lớp. - Lớp và Gv nhận xét, bình chọn cặp trao đổi hay. 3.Củng cố, dặn dò: - 1 H nhắc lại ghi nhớ khi trao đổi ý kiến với người thân . (Nắm vững mục đích trao đổi, xác định đúng vai, nội dung trao đổi rõ ràng, lôi cuốn, thực hành thái độ chân thực, cử chỉ tự nhiên.) - Về nhà viết lại vào vở bài trao đổi ở lớp. - nhận xét giờ học – Chuẩn bị bài sau. Lịch sử: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân I.Mục tiêu: - Nắm được những nét chính về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân: + Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, các thế lực cát cứ địa phương nổi dậy chia cắt đất nước. + Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước. - Đôi nét về Đinh Bộ Lĩnh: Đinh Bộ lĩnh quê ở vùng Hoa Lư, Ninh Bình, là một người cương nghị, cao mưu và có chí lớn, ông có công dẹp loạn 12 sứ quân. II.Đồ dùng dạy-học: - Hình sgk- phiếu học tập của H. III.Hoạt động dạy-học: 1.Bài cũ: ? Nêu các sự kiện lịch sử tương ứng với các mốc thời gian khoảng 700 năm TCN, 179 TCN, 938 ? 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Giảng bài: ? Bối cảnh lịch sử của đất nước buổi đầu độc lập (sgk) *Hoạt động 1: ? Sau khi Ngô Quyền mất tình hình đất nước ta như thế nào ? (Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, các thế lực cát cứ địa phương nổi dậy chia cắt đất nước). *Hoạt động 2: ? Em biết gì về Đinh Bộ Lĩnh? (...sinh ra và lớn lên ở Hoa Lư , Gia Viễn, Ninh Bình, là một người cương nghị, cao mưu và có chí lớn, ông có công dẹp loạn 12 sứ quân). ? Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì ? ( ...xây dựng lực lượng, đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân. Năm 968, ông đã thống nhất non sông). ? Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì ? - H thảo luận nhóm 2. - H trình bày – Lớp nhận xét – Gv chốt: Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu Thái Bình. T. Giảng: Hoàng là hoàng đế – ngầm coi vua ngang hàng với hoàng đế Trung Hoa. Đại Cồ Việt: nước Việt lớn; Thái Bình: yên ổn, không có loạn lạc, chiến tranh. *Hoạt động 3: Thảo luận nhóm: Lập bảng so sánh tình hình đất nước trước và sau khi thống nhất: Th/gian Các mặt Trước khi thống nhất Sau khi thống nhất - Đất nước - Triều đình - Đời sống của nhân dân. - Bị chia thành 12 vùng - Lục đục - Làng mạc, đồng ruộng bị tàn phá, dân nghèo khổ, đổ máu vô ích. - Quy về một mối - Được tổ chức lại quy cũ. - Đồng ruộng xanh tươi, ngược xuôi buôn bán, khắp nơi chùa tháp được xây dựng. - Đại diện nhóm trình bày – H nêu nội dung của bài (sgk) (bỏ phần tình hình nước ta...). 3. Củng cố, dặn dò: ? Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì ? Nhận xét giờ học – Chuẩn bị bài sau. _______________________________________________________ Hoạt động ngoài giờ lên lớp: Phát động thi đua chào mừng 20/11 I.Mục tiêu: - H nắm được những ưu khuyết điểm của tuần qua của tuần qua. - H nắm được kế hoạch tuần tới; phát động thi đua chào mừng 20 / 11. - Giáo dục H ý thức vươn lên. II.Hoạt động dạy- học: 1.Hoạt động 1: Sinh hoạt lớp - Lớp trưởng nhận xét hoạt động tuần qua. - GV bổ sung: 2.Hoạt động 2: Phát động thi đua chào mừng ngày 20/11: + Tích cực trong học tập, tiếp tục thi đua dành nhiều điểm tốt chào mừng ngày Nhà Giáo VN 20 / 11. + Đi học đúng giờ, chuyên cần. + Tăng cường luyện viết các kiểu chữ, luyện đọc . + Thuộc và vận dụng nhanh bảng cửu chương đối với các bạn Hùng. + Đi học phải đầy đủ đồ dùng, sách vở. + Hăng say xây dựng bài, chuẩn bị bài mới chu đáo. + Thu nộp đầy đủ, tham gia đủ, đúng thời gian các loại hình bảo hiểm. + Tham gia giao thông an toàn. Luôn đi về bên phải. + Không ăn quà vặt. + VS QC sạch, đúng giờ. + Tập luyện văn nghệ chào mừng 20/11. 3.Sinh hoạt văn nghệ: + Ôn một số bài hát viết về thầy cô giáo. _________________________________________________________________
Tài liệu đính kèm: